1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VIỆT NAM

24 832 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 285 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây khi Việt Nam mở cửa thị trường, gia nhập thị trường thế giới, khi mà nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế tập trung chuyển sang sản xuất theo cơ chế thị trường, sản xuất của Việt Nam nói chung và sản xuất nông sản nói riêng tăng trưởng thấy rõ.

Trang 1

và cả doanh nghiệp kinh doanh nông sản vẫn chưa có được thu nhập cao và ổn định.

Bên cạnh đó ở Việt Nam có rất nhiều nông sản nổi tiếng, có nhiều cở hội tạodựng được danh tiếng lớn trên thị trường, trong đó phải kể đến tiềm năng xây dựng chỉdẫn địa lý cho nông sản Bởi ở Việt Nam hiện nay có hàng trăm mặt hàng nông sản cóthể có được chỉ dẫn địa lý mạnh như: bưởi Ðoan Hùng (Phú Thọ), Phúc Trạch (HàTĩnh), Năm Roi (Vĩnh Long); cam Vinh (Nghệ An); vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang);nhãn lồng Hưng Yên…là một trong các cách nhanh chóng tạo ra thương hiệu vàthương hiệu nổi tiếng cho nông sản Đây là một vấn đề rất đáng được quan tâm khi màViệt Nam chuẩn bị gia nhập WTO Tuy nhiên ở Việt Nam thuật ngữ xây dựng thươnghiệu, xây dựng chỉ dẫn địa lý vẫn còn mới mẻ, xa lạ với mọi người, từ nông dân, doanhnghiệp và cả nhà nước Bởi vậy em mong muốn nghiên cứu đề tài này đề tài này đểlàm rõ hơn khái niệm thương hiệu, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nêu nên một

số vấn đề về xây dựng thương hiệu và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho nông sản ở ViệtNam hiện nay Trình bày một số giải pháp mà Việt Nam đang làm để thúc đẩy quátrình này Nhanh chóng tăng sức mạnh của nông sản Việt Nam ở thị trường trong nướccũng như ở thị trường quốc tế

Trang 2

I XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

1 Khái niệm về thương hiệu.

1.1 Khái niệm.

Thương hiệu là một thuật ngữ quen thuộc của giới kinh doanh quốc tế, nhưng ởViệt Nam thuật ngữ này mới chỉ được nhắc nhiều trong thời gian gần đây Bởi vậy màngay cả trong các văn bản hiện hành của nước ta chưa có văn bản nào định nghĩa vềthương hiệu Trong các nghị định 45/CP, nghị định 54/2000/NĐ-CP, nghị định 63/CP

có quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cũng chỉ

có các khái niệm về nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ Trong thực tế cũng có nhiềucách hiểu khác nhau về thương hiệu, nhưng phần lớn các khái niệm này được dùng đểchỉ nhãn hiệu hàng hoá

Ngày nay thương hiệu được dùng như tên của người sản xuất, nhãn hiệu thươngmại hay một kí hiệu trên hàng hoá, và thường được đăng kí bảo hộ Ở đây trình bàymột quan niệm phổ biến hiện nay về thương hiệu:

“Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽhay tổng hợp tất cả các yếu tố trên, nhằm xác định các sản phẩm hay dịch vụ của một(hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủcạnh trạnh”

Thương hiệu được dùng nhằm mục đích để người sử dụng có thể dễ dàng phânbiệt sản phẩm hay chất lượng sản phẩm của các hàng hoá khác nhau

Hiện nay trên báo chí và các phương tiện truyền thông thường sử dụng thuậtngữ “thương hiệu” và “nhãn hiệu” (hay còn gọi là nhãn hiệu hàng hoá) khi cùng đề cậpcác vấn đề liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Trong marketing, thuật ngữ “Thương hiệu” rất quen thuộc Người ta hay nhắcđến những thuật ngữ liên quan như “xây dựng thương hiệu”, “quản trị thương hiệu”,

“nhận diện thương hiệu”, “định vị thương hiệu”,…vv Trong tiếng Anh, có sự khácnhau giữa 2 thuật ngữ “Trademark” và “Brand” (hay còn gọi là “Brand name”).Trademark (Nhãn hiệu hàng hoá), là một thuật ngữ chỉ một loại đối tượng của quyền

sở hữu công nghiệp được bảo hộ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, có nghĩa là tất cảnhững dấu hiệu dưới dạng hình, chữ miễn là có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụcủa các cơ sở khác nhau Như vậy, khái niệm Trademark có ý nghĩa tương đương nhưkhái niệm Nhãn hiệu hàng hoá quy định tại điều 785 Bộ luật dân sự đã nêu trên

Trang 3

“Brand” (Thương hiệu) là sự biểu hiện tổng hợp tất cả các thông tin liên quanđến một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó Một Thương hiệu (Brand) được biểu hiệnđặc thù thông qua một cái tên (cà phê Trung Nguyên), một mẫu logo (hình cánh chimcủa Honda), hay các yếu tố khác có thể nhìn thấy bằng mắt thường Nhưng đặc thùhơn cả ở chỗ nó có thể biểu đạt tất cả niềm mong đợi trong trí nhớ người tiêu dùng gắnliền với một loại sản phẩm hoặc dịch vụ chẳng hạn sự trung thành, sự thích thú củangười tiêu dùng đối với một nhãn hiệu nào đó; hoặc niềm tin của người này đối vớichất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu,…vv Như vậy, khái niệm Thương hiệu(Brand) rộng hơn khái niệm Nhãn hiệu hàng hoá (Trademark) Nói cách khác, kháiniệm Thương hiệu (Brand) bao trùm khái niệm Nhãn hiệu hàng hoá (Trademark), cónghĩa Thương hiệu cũng được coi là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, và

nó cũng cần thiết phải được bảo hộ Tuy nhiên, do yếu tố lịch sử, trong ngữ cảnh pháp

lý, người ta thường sử dụng thuật ngữ Nhãn hiệu hàng hoá (Trademark) hơn là sửdụng thuật ngữ Thương hiệu (Brand)

Một số ý kiến cho rằng nhận thức về thương hiệu có 2 dạng Một là nhận thứcthương hiệu do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, và hai là nhận thức thương hiệu do ảnhhưởng của yếu tố kinh nghiệm Yếu tố kinh nghiệm bao gồm tổng cộng các điểm tiếp

xúc với Thương hiệu và được gọi là kinh nghiệm thương hiệu (brand experience) Yếu

tố tâm lý đôi khi gọi là hình ảnh thương hiệu (brand image) là một biểu tượng xây

dựng trong đầu người tiêu dùng, bao mọi thông tin và sự mong đợi của họ gắn liền vớimột loại sản phẩm hoặc dịch vụ

Có các loại đối tượng sở hữu công nghiệp sau được gọi là thương hiệu, gồm:nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, tên thương mại và chỉdẫn địa lý

Vậy thương hiệu có thể là biểu tượng, biểu trưng, âm thanh, kiểu dáng, haythậm chí là các quy cách phi chức năng riêng biệt của sản phẩm Nhưng thông thườngmột thương hiệu phải thoả mãn đồng thời các yêu cầu sau: Tính riêng biệt, tính tổngquát, tính biểu tưọng, tính gợi mở, tính tuỳ ý, tính kì lạ và tính miêu tả

1.2 Các thành tố của thương hiệu.

- Tên nhãn hiệu: Là sự kết hợp của từ ngữ hoặc chữ cái có khả năng phân biệt sảnphẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ và khôngthuộc các dấu hiệu loại trừ Tên nhãn hiệu là thành tố cơ bản của thương hiệu vì nóthường là thành tố chính hoặc là liên hệ chính của sản phẩm, thể hiện khả năng phân

Trang 4

biệt của người tiêu dùng khi nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu và cũng là yếu tố cơ bảngợi nhớ sản phẩm khi mua hàng.

-Logo: có thể là một hình vẽ, một cách trình bày chữ viết,hoặc kết hợp cả hình vẽ vàchữ viết tạo ra bản sắc riêng của thương hiệu Logo cung tạo ra khả năng phân biệt sảnphẩm

-Tính cách nhãn hiệu: thể hiện đặc điểm con người gắn với nhãn hiệu Tính cách nhãnhiệu thưòng mang đậm ý nghĩa văn hoá và giàu hình tượng nên đây là phương tiện hữuhiệu trong quá trình xây dựng nhận thức nhãn hiệu

-Khẩu hiệu

-Đoạn nhạc

-Bao bì

2 Sự cần thiết phải có thưong hiệu cho hàng nông sản Việt Nam.

2.1 Khái quát về hàng nông sản VN.

VN là một nước nông nghiệp có truyền thống, gần 80% người dân làm nôngnghiệp, lâm nghiệp, nên sản phẩm nông sản của VN rất lớn, nhiều chủng loại Từ sảnphẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, sản phẩm của các ngành công nghiệp chếbiến như chè, cà phê, rau, quả…

Trong những năm gần đây nông sản nước ta không ngừng gia tăng năng suất,tổng lượng nông sản xuất khẩu tăng 15% mỗi năm, có mặt trên 80 quốc gia và vùnglãnh thổ Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực đều tăng mạnh cả về sản lượng vàkim ngạch xuất khẩu.Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 4 tỷ USD Ngành chếbiến điều lần đầu tiên đạt tới con số 100.000 tấn nhân điều xuất khẩu/năm và kimngạch 400 triệu USD/năm, hiện hạt điều Việt Nam chiếm lĩnh 15% thị phần hạt điềutại Mỹ, tổng sản lượng xuất khẩu g ạo 3,9 triệu tấn m ỗi năm, riêng cà phê của đăc lăc

đã xuất khẩu đi 52 nước trên thế giới, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đô la, hồ tiêuViệt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia ở khắp thế giới, trong đó 72% sảnlượng xuất khẩu vào 10 nước Ấn Độ, Pakistan, Đức, Mỹ, Nga, Hà Lan, Singapore,Malaysia, Ai Cập và Ba Lan. Việt Nam đã vươn lên vị trí hàng đầu trong xuất khẩumột số mặt hàng nông sản quan trọng như đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu với

số lượng xuất khẩu hàng năm là 14 nghìn tấn, đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo, cà phê,chè, hạt điều

Nhiều loại cây trồng, vật nuôi đặc sản có điều kiện phục hồi, phát triển, đem lạithu nhập đáng kể cho nông dân Với riêng mặt hàng trái cây nước ta có hàng chục loại

Trang 5

trái cây ngon nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng, cam sành Hà Giang, xoài cát Hoà Lộc,sầu riêng bến tre….

Tuy đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất nông sản như vậy, nhưng nông sảnViệt Nam vẫn còn một số hạn chế như công tác dự báo còn kém dẫn đến tình trạng sảnxuất theo đuôi thị trường, vì vậy mà dù được mùa, sản phẩm bán ra giá rất thấp, thậmchí là càng được mùa thì giá càng hạ Bên cạnh đó chất lượng nông sản của chúng takhông cao và không ổn định qua các vụ, thất thoát sau thu hoạch rất cao, việc bảo quảnnông sản còn kém, tỷ lệ thất thoát từ 15-20% Mỗi năm doanh nghiệp Việt Nam mấtkhoảng 100 triệu đô la do hư hao sản phẩm Khi xuất khẩu lại chủ yếu xuất ở dạng thôhay qua trung gian

2.2 Vai trò của thương hiệu đối với nông sản.

2.2.1.Thương hiệu tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản.

Thực tế đã chứng minh rằng hàng hoá nói chung và nông sản nói riêng, khi bán

ra thị trường, sản phẩm có thương hiệu được bán với giá cao hơn hẳn, có khi cao hơnđến 40% giá trị của những sản phẩm không có thương hiệu Ở những nước phát triển,hay tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập cao, họ không chỉ sẵn sàng trả tiền cho giátrị sản phẩm mà còn sẵn sàng trả tiền cho sự hài lòng của mình khi mua được sảnphẩm có thương hiệu nổi tiếng

2.2.2 Thương hiệu làm tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.

Thương hiệu được coi như là giấy chứng nhận đảm bảo cho chất lượng củanông sản, thương hiệu càng mạnh, càng nổi tiếng, thì sự đảm bảo này càng lớn, vàđồng nghĩa với nó là uy tín của doanh nghiệp cao Nông sản có thương hiệu dễ dàngtạo được lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng, giá cả của sản phẩm mà họ tiêudùng, khuyến khích tâm lý tiêu dùng sản phẩm có thương hiệu, đặc biệt ở tầng lớpngười tiêu dùng có thu nhập cao Vì vậy mà trên thị trường, dù có nhiều sản phẩmcùng loại, cùng công dụng, nhưng sản phẩm có thương hiệu vẫn dễ dàng được ngườitiêu dùng, được thị trường chấp nhận Từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của nôngsản, đáp ứng được nhu cầu, tâm lý tiêu dùng hàng có chất lượng, có danh tiếng, cóthương hiệu nổi tiếng

2.2.3.Với doanh nghiệp nông sản:

+Thương hiệu là tài sản vô hình, thậm chí vô giá, góp phần quan trọng tăng thulợi nhuận cho doanh nghiệp trong tương lai bằng những giá trị tăng thêm của hànghoá

Trang 6

+Thương hiệu nổi tiếng giúp doanh nghiệp tạo ra và củng cố lòng trung thànhcủa khách hàng truyền thống, giúp doanh nghiệp duy trì lượng khách hàng truyềnthống, đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới, các khách hàng tiềm năng, thậmchí là cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh Thực tế cho thấy ngưòi tiêu dùng thường

bị lôi kéo, chinh phục bởi những hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng, được ưa chuộng

và ổn định

+Thương hiệu còn giúp doanh nghiệp giảm các khoản chi phí cho hoạt động xúctiến thương mại, hoạt động maketing Thực chất Thương hiệu cũng chính là một công

cụ maketing, xúc tiến thương mại hữu hiệu của doanh nghiệp

+Giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, có điều kiện phòng thủ vàchống lại các đối thủ khác

Thương hiệu như là một sự cam kết ngầm của nhà sản xuất với người tiêu dùng

về chất lượng Thương hiệu càng nổi tiếng, uy tín của doanh nghiệp càng cao Đồngnghĩa với chất lượng sản phẩm cao và được bảo đảm.Trong môi trường cạnh tranhkhốc liệt như hiện nay không giữ được chữ tín với khách hàng là doanh nghiệp đã thấtbại, khó có khả năng tồn tại và phát triển trong tương lai Sản phẩm không có thươnghiệu sẽ không có khả năng phát triển, và sẽ dần bị mai một, lãng quên Nhất là đối vớisản phẩm nông sản, dù chất lượng sản phẩm là rất quan trọng, nhưng nếu không cóthương hiệu, thương hiệu không nổi tiếng, sản phẩm sẽ khó được người tiêu dùng chấpnhận Thực tế 90% nông sản Việt Nam Xuất khẩu phải thông qua trung gian hay dướinhãn hiệu của nước khác.Bởi nông sản Việt Nam một mặt là chưa có thương hiệu, mộtmặt là chưa có đầu tư xứng đáng cho xây dựng, củng cố thương hiệu, nên những sảnphẩm mang thương hiệu Việt Nam hầu như chưa được khách hàng ở những thị truờngtrọng điểm quốc tế công nhận Điều này đã gây cho Việt Nam và đặc biệt là nông dân,doanh nghệp nông sản những thiệt hại lớn Xuất khẩu một lưọng lớn nông sản hàngnăm, nhưng lợi nhuận thu về lại không đáng bao nhiêu

3 Những yếu tố ảnh hưởng tới thương hiệu hàng nông sản.

3.1 Nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu và xây dựng thương hiệu.

Ở các nước phát triển, thương hiệu là một khái niệm quen thuộc đối với mọidoanh nghiệp, với mọi người, từ giám đốc đến người công nhân, từ người sản xuất đếnngười tiêu dùng Nhưng ở Việt Nam thì hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa hiểu hết vềthương hiệu, chưa nhận thức được thương hiệu với những vai trò và tác dụng to lớncủa nó trong kinh doanh Đi đôi với sự thiếu hiểu biết về thương hiệu là doanh nghiệpchưa định vị được thị trường, khách hàng mục tiêu và thiếu niềm tin vào giá trị gia

Trang 7

tăng do thương hiệu tạo ra Điều này đã cản trở việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu.

Đa số các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản hiện nay ở Việt Nam vẫn chỉquan tâm đến sản xuất và tìm cách tiêu thụ một cách thụ động Hầu hết các doanhnghiệp không quan tâm, tìm hiểu thị hiếu điều tra nghiên cứu thị trường, xây dựng mộtchiến lược kinh doanh, quảng bá thương hiệu một cách bài bản nhằm tìm một chỗđứng cho thương hiệu của mình Hay nói chính xác là các doanh nghiệp vẫn chưa cónhững đầu tư tương xứng cho việc xây dựng thương hiệu

Các doanh nghiệp lấy lý do thiếu vốn, thiếu nhân lực, hay cở sở pháp lý cho việcxây dựng, quản lý thương hiệu ở Việt Nam là chưa đủ, còn rườm rà, …v.v Xongnguyên nhân lớn nhất vẫn là do các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy hết những lợiích do thương hiệu mang lại, không nhận thấy những nguồn lợi to lớn mà thương hiệu

sẽ đem lại cho doanh nghiệp trong tuơng lai Bởi theo các chuyên gia của công ty luật

sở hữu trí tuệ Lê Lê (Hà Nội) khẳng định chi phí xây dựng thương hiệu cho sản phẩmnông sản trung bình chỉ ở mức phí trên dưới 2 triệu đồng Hay như nhãn hiệu coffeeG7 của công ty cà phê Trung Nguyên đăng kí bảo hộ tại 24 nước, mức phí phải bỏ racũng chỉ là 4.500 USD

Từ việc doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về thương hiệu dẫn đến thiếuchiến lược, thiếu sự đầu tư chuyên sâu, cũng như thiếu tính chuyên nghiệp, trong côngtác maketing nói chung và xây dựng thương hiệu nói riêng

3.2 Chính sách, vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng thương hiệu cho nông sản.

Kinh doanh hàng nông sản, ngoài các doanh nghiệp còn nhiều cơ sở của ngườinông dân đứng lên kinh doanh trên thị trường địa phương, thị trường trong nước Nênhạn chế trong nhận thức về thương hiệu càng lớn Hơn nũa với một nước nông nghiệpnghèo như nước ta thì vai trò của nhà nước là rất quan trọng Tuy không thể làm thaydoanh nghiệp, nhưng những chính sách của nhà nước ảnh hưởng lớn tới việc xây dựngthương hiệu cho nông sản Những chính sách đúng đắn sẽ khuyến khích, hỗ trợ cácdoanh nghiệp Ngược lại những quy định không rõ ràng, rườm rà, mang nặng tínhhành chính sẽ cản trở quá trình xây dựng, đăng kí thương hiệu, từ đó làm nản chí cácdoanh nghiệp

Nhà nước có vai trò to lớn trong việc làm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp

về thương hiệu, giúp doanh nghiệp ý thức được việc cạnh tranh bằng chất lượng sảnphẩm, giá cả là chưa đủ, cần phải có chiến lược hoàn chỉnh để xây dựng và tìm chỗđứng cho thương hiệu của mình Để xây dựng thành công một thương hiệu cần phải có

Trang 8

sự phối kết hợp của nông dân, doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học… Tuy nhiênNhà nước cần phải giữ vai trò chủ đạo để thống nhất hành động của mọi người, hướnghành động của mọi người theo đúng những chính sách, kế hoạch chiến lược của Nhànước

4 Quá trình xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam bắt đầu từ đâu?

Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình đầu tư lâu dài và khó khăn, nhất là đốivới nước ta, vì sự hiểu biết về thương hiệu còn quá hạn chế Không thể ngay một lúc

có thể thay đổi nhận thức của mọi người, đặc biệt là các doanh nghiệp, người nông dân

về thương hiệu Và không phải chỉ một sớm, một chiều là có thể có được thương hiệumạnh, thương hiệu nổi tiếng Để có một thương hiệu nổi tiếng sản phẩm cần phải đượckiểm chứng qua thực tế tiêu dùng, được chính người tiêu dùng công nhận Bởi vậy xâydựng thương hiệu cần phải có kế hoạch, chiến lược lâu dài, một sự nỗ lực hết sức củamọi người, từ nông dân, doanh nghiệp và Nhà nước

Trước hết cần phải thay đổi suy nghĩ của người nông dân - những người trựctiếp sản xuất nông nghiệp Giúp họ hiểu việc cần thiết phải có một thương hiệu khixuất khẩu hàng hoá ra thị trường, nhất là ra thị trường quốc tế Khẳng định điều nàyliên quan trực tiếp đến lợi ích của họ bằng việc nâng cao giá thành sản phẩm và mởrộng thị trường Người nông dân có thể hưởng lợi từ thương hiệu, không chỉ khi trựctiếp kinh doanh sản phẩm có thương hiệu mà cả khi cung cấp sản phẩm cho các doanhnghiệp đã có thương hiệu hay đang xây dựng thương hiệu Việc sản xuất các sản phẩm

đã có thương hiệu đòi hỏi sự điều phối chặt chẽ, nỗ lực cố gắng của cả nước trực tiếpsản xuất cũng như các công đoạn khác trong toàn bộ quy trình sản xuất để đảm bảochất lượng sản phẩm, giữ vững thương hiệu và đem lại lợi ích nhiều hơn cho tất cả cácbên tham gia Mặt khác, hộ nông dân cũng rất có thể bị loại ra quá trình hưởng lợi, nếunhư họ thiếu các kỹ năng cần thiết, thiếu nguồn lực nhất định và khả năng tiếp cận thịtrường, vì nó không đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm, cơ sở quan trọng nhất đểduy trì và phát triển thương hiệu Vậy thương hiệu là gì? Làm thế nào để duy trì, pháttriển thương hiệu và người nông dân có thể tham gia và được hưởng lợi từ chuỗi giá trịcủa nông sản có thương hiệu đem lại

Thứ hai, những doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh, mua, bán nông sản cũng phảinhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu trong thương mại hiên nay Chính họchứ không phải là những người nông dân sẽ xây dựng thương hiệu mạnh cho nông sảnViệt Nam

Trang 9

Thứ ba, cần có sự phối hợp giữa bộ ba: Các doanh nghiệp - nông dân - Nhànước để mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao chất lượng nông sản Chất lượngnông sản chính là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại, vững mạnh của thương hiệu.

Ví dụ như gạo, chúng ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo nhưng việc xây dựngthương hiệu cho gạo lại không hề đơn giản Đến nay hầu như các doanh nghiệp xuấtkhẩu gạo đều chưa có thương hiệu Một số doanh nghiệp cho biết, khách hàng đồng ý

về bao gói, quy cách của gạo Việt Nam, nhưng về chất lượng gạo Việt Nam còn thuaThái Lan Gạo thơm là loại gạo được ưa thích, nhưng do chất lương không đồng đều,

dễ bị lẫn tạp chất, giữ mùi thơm không lâu nên chưa xuất khẩu được với số lượng lớn

Do vậy, xây dựng thưong hiệu phải đi liền với việc nâng cao chất lượng sản phẩmnông sản, đây là hai yếu tố không thể tách rời

Thứ tư, cần tăng cường quảng cáo sản phẩm Việc quảng bá sản phẩm sẽ dựatrên những thương hiệu, những hình ảnh, những nông sản mang tinh thần văn hoá dântộc

Ngoài ra chúng ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh để phù hợp với

hệ thống pháp luật quốc tế giúp các doanh nghiệp thích ứng với thị trường lớn

II XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO NÔNG SẢN VIỆT NAM

Xây dựng chỉ dẫn địa lý là một trong các hình thức nhằm tạo ra thương hiệu chonông sản Ở Việt Nam có nhiều chỉ dẫn địa lý tiềm năng, đây là một sự thuận lợi dểthúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu nông sản Bởi đây là một cách tạo thươnghiệu cho sản phẩm nông sản dễ, đơn giản, chí phí không cao, đăng kí bảo hộ chỉ dẫnđịa lý đơn giản, nhưng lại có hiệu lực pháp lý cao hơn việc đăng kí nhãn hiệu hànghoá, tên gọi xuât xứ… phù hợp với một nước còn nghèo như nước ta

Vậy chỉ dân địa lý là gì ? Việc xây dựng chỉ dân địa lý cho nông sản ở Việt Nam hiệnnay đang diễn ra như thế nào ? chúng ta cùng xem xét một số vấn đề sau để rõ hơn vềvấn đề này

1 Khái niệm chỉ dẫn địa lý ( Geographical Indication - IG ).

Trang 10

Theo định nghĩa của tổ chức thương mại thế giới (WTO): “ Chỉ dẫn địa lý là một chỉ dẫn, được dùng để xác định một hàng hoá có nguồn gốc từ lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng một điạ phương của lãnh thổ đó, với điều kiện chất lượng, danh tiếng của sản phẩm hoặc các đặc điểm khác của sản phẩm mà chủ yếu gắn với nguồn gốc địa lý của sản phẩm này mang lại”.

Chỉ dẫn địa lý là những từ, tên gọi dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh được sử dụng

dể chỉ ra rằng sản phẩm có nguôn gốc từ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương màđặc trưng về chất lưọng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoánày có được chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên

Tính chất đặc thù về danh tiếng của hàng hoá được thể hiện bằng một hoặc một

số yếu tố như chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh

và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kĩ thuật khoa họchoặc chuyên gia theo phương pháp thử được xác định cụ thể

Danh tiếng, uy tín của hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý thể hiện thông qua sự biếtđến hàng hoá đó một cách rộng rãi trong giới tiêu dùng trong quá trình tồn tại và pháttriển của sản phẩm

Tính chất đặc thù về điêu kiện tự nhiên, được thể hiện thông qua các yếu tố độcđáo về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình và các điều kiện tự nhiên khác

Tính chất đặc thù về con người được thể hiện thông qua các yếu tố độc đáo về kĩ năng,

kĩ xảo của người sản xuất, bao gồm cả quy trình sản xuất, truyền thống của người dânđịa phương, nếu quy trình đó là nhân tố tạo ra và duy trì chất lượng, uy tín của sảnphẩm

Ví dụ một số tên chỉ dẫn địa lý như: Chè Thái Nguyên, Mộc Châu, Bảo Lộc,Tân Cương, cà phê Buôn Mê Thuật, hồ tiêu Phú Quốc, quế Trà Mi, Buởi PhúcTrạch…

Chỉ dẫn địa lý như một chứng chỉ hay một mác hiệu hàng hoá để đảm bảo chất lượngsản phẩm với một quy trình sản xuất truyền thống Là tài sản chung của các nhà sảnxuất, nhà kinh doanh có được do sự tự nguyện của các nhà sản xuất tuân thủ một cáchtrung thực các quy trình, các tiêu chí trong quy trình sản xuất đó Nó được công nhậnnhằm tôn vinh sản phẩm và khắc hoạ hình ảnh trong tâm trí khách hàng Vì vậy chỉdẫn địa lý cũng cần được bảo hộ như là một sở hữu trí tuệ đặc thù và độc lập

Chỉ dẫn địa lý khác với tên gọi xuất xứ là một khái niệm mang tính lịch sử lâu đời, chỉdẫn địa lý là một khái niệm mới hơn, rộng hơn Có thể coi tên gọi xuất xứ là một dạngđặc biệt của chỉ dẫn địa lý

Trang 11

1.2.Yêu cầu đối với đơn đăng kí chỉ dẫn địa lý

* Tài liệu, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng kí chỉdẫn địa lý bao gồm:

a) Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý

b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

c) Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉdẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượngđặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (gọi là Bản mô tả tính chất đặc thù);

d) Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý

* Bản mô tả tính chất đặc thù phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:

a) Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô (nếu có), và cácđặc tính lý học, hoá học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;

b) Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

c) Chứng cứ về loại sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý, theonghĩa tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 84 của Luật này;

d) Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổnđịnh;

đ) Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếngcủa sản phẩm với điều kiện tự nhiên theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 84 củaLuật này;

e) Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sảnphẩm

2 Tác dụng của chỉ dẫn địa lý đối với nông sản.

2.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản

Chỉ dẫn địa lý có tác dụng như một nhãn hiệu cho nông sản Nó là thông điệpcủa cộng đồng, một khu vực, lãnh thổ Cung cấp cho khách hàng tiềm năng thông tin

về sản phẩm được sản xuất ra trong điều kiện sản xuất đặc biệt, những đặc trưng riêng

có của khu vực đó, và khẳng định những đặc trưng đó của sản phẩm chỉ có thể có khi

sử dụng sản phẩm của khu vực đó, mà không có ở những khu vực khác Khi nói đếnchỉ dẫn địa lý đó là người ta liên tưởng ngay đến sản phẩm ấy Ví dụ khi nói đến gạotám Hải Hậu người ta dễ dàng liên tưởng đến một loại gạo thơm, ngon, mà đặc biệt

Trang 12

nhất là mùi thơm của Tám Hải Hậu không loại gạo nào khác có được dù là cùng giống

ấy nhưng được trồng ở những vùng khác

Một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về mặt pháp lý sẽ có tác dụng giúp cho nhà sảnxuất nông sản có được các quyền để khai thác chỉ dẫn địa lý này trong việc phát triểnthị trường, thậm chí cả ở những thị trường có nhiều hàng nông sản có tính năng tương

tự Người sản xuất cũng có thể sử dụng các chỉ dẫn địa lý này trong các cuộc đàm phán

để kí kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hoặc xuất khẩu nông sản Về khía cạnh này,chỉ dẫn địa lý thực sự là một tài sản sở hữu trí tuệ giúp củng cố sức cạnh tranh củanông sản

Khi chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về mặt pháp lý sẽ chứng tỏ một đẳng cấp về chấtlượng của sản phẩm Những sản phẩm nông nghiệp là những sản phẩm điển hình màchất lượng của chúng được hình thành trên cơ sở đặc tính địa lý lãnh thổ, chẳng hạnnhư điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước…Những điều kiện như vậy luônmang tính chất đặc trưng riêng có, nhiều khi là cá biệt không nơi nào có được

Chỉ dẫn địa lý giúp cho việc tiếp thị, thâm nhập thị trường mới thuận tiện hơn

2.2 Tạo ra giá trị tăng thêm cho nông sản

Cũng giống như thương hiệu, chỉ dẫn địa lý tạo ra cho nông sản những giá trị gia tăng rất lớn Ngoài việc tạo danh tiếng và nâng được giá của sản phẩm trên thương trường, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn giúp thu hút đầu tư và quảng bá du lịch cho vùng có sản phẩm đặc sản đó

3 Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chỉ dẫn địa lý nông sản.

3.1 Các chính sách của nhà nước

Một tình trạng đáng báo động hiện nay là tình trạng làm giả các sản phẩm có chỉdẫn địa lý ngày càng nhiều Sản phẩm càng nổi tiếng càng trở thành mục tiêu bị làmgiả Thực tế là nước măm Phú Quốc của Việt Nam ngày càng nổi tiếng, thì vẫn tồn tạiloại nước mắm Phú Quốc sản xuất tại Thái Lan, gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín

và sản xuất kinh doanh loại sản phẩm nổi tiếng này Theo các chuyên gia, tình trạngtình trạng làm giả các sản phẩm nổi tiếng đã được đăng kí bảo hộ là rất nguy hiểm Đểđược đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý phải tập hợp tư liệu, xây dựng hồ sơ mất khá nhiềuthời gian, sau khi được đăng kí lại yêu cầu rất cao về kiểm tra, quản lý sản phẩm Sảnphẩm được đăng kí là một công cụ quảng bá hữu hiệu Tuy nhiên, tất cả những cônglao tạo dựng đó sẽ bị giảm tác dụng vì hàng nhái, hàng giả và làm mất niềm tin củakhách hàng

Ngày đăng: 08/04/2013, 07:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bài báo: “ Đẩy mạnh đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý để nâng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam ” ở tạp chí thương mại số 25/2005. Tác giả Ngô Tuấn Nghĩa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý để nâng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam
3. Bài báo :“Chỉ dẫn địa lý đối với hàng nông sản ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ” tạp chí thương mại số 25/2005 . T/g Nguyễn Thị Mão Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ dẫn địa lý đối với hàng nông sản ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
4. Bài báo :“Nông sản Việt Nam và con đường xây dựng thương hiệu” tạp chí thương mại số 45/2005. T/g Hoàng Hải Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông sản Việt Nam và con đường xây dựng thương hiệu
5. Sách “chỉ dẫn địa lý và thương hiệu nông sản Việt Nam ” NXB Thế Giới - Hà Nội - 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: chỉ dẫn địa lý và thương hiệu nông sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Thế Giới - Hà Nội - 2004
1. Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. nxb Thống Kê Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w