1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHỮNG THÀNH PHẦN CHỦ YẾU CỦA TÂM LÝ

4 203 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 15,37 KB

Nội dung

NHỮNG THÀNH PHẦN CHỦ YẾU CỦA TÂM LÝ Lê Vân Long Tâm lý học Hoạt động của não người là một trong những chức năng của tâm lý. Tâm lý bao gồm những thành phần chủ yếu như: tư duy, cảm xúc và động lực thúc đẩy. 1- Tư duy Là quá trình hoạt động của não phối hợp giữa ba yếu tố: trí nhớ, trí tưởng tượng và trí phán đoán. Trí nhớ lưu giữ thông tin, trí tưởng tượng đặt giả thiết, trí phán đoán có vai trò quan toà. Tư duy hoạt động dựa vào 2 dấu hiệu thông tin: cảm xúc (thuộc loại không xác định rõ được) và ngôn ngữ. Tư duy dựa vào cảm xúc có ưu điểm là nhanh (có khi gần như tức thời), không cần chú ý nhiều nên có thể suy tính được những trường hợp phức tạp, nhưng nhược điểm là không chính xác, dễ sai. Tư duy dựa vào ngôn ngữ có ưu điểm là chính xác, nhược điểm là chậm, tốn nhiều chú ý. Hai loại tư duy thông dụng là quy nạp, diễn dịch. Quy nạp là từ các trường hợp riêng biệt, khác nhau rút ra cái chung (giống nhau). Diễn dịch là từ cái chung vận dụng vào các trường hợp riêng. a) Trí nhớ có hai loại Trí nhớ thường xuyên: lưu giữ thông tin lâu dài. Yêu cầu của nó ở mức trung bình (vì có chữ viết) và chỉ được nhớ các thông tin có ích vì trí nhớ luôn có giới hạn. Trí nhớ tạm thời: chỉ lưu giữ thông tin tạm để giải quyết các vấn đề trong quá trình tư duy kết thúc tư duy thì hết. Nếu trí nhớ tạm thời lớn và ta có khả năng tập trung chú ý hoàn toàn (100%) vào một việc nên có thể suy tính được các việc khó. Ví dụ, người chơi cờ có thể tính trước nhiều nước đi hơn. Nếu trí nhớ tạm thời nhỏ và khả năng tập trung kém thì hay nhầm lẫn, không suy tính được việc nhỏ. Ví dụ, người chơi cờ chỉ tính trước được một vài nước đi. Yêu cầu trí nhớ này ở mức cao và khả năng tập trung chú ý cao (để dồn được hết trí nhớ tạm thời vào 1 việc làm tăng hiệu quả tư duy). Giải pháp ở trường hợp này là rèn luyện hơp lý để tăng khả năng tập trung chú ý (quan trọng). Tập thể dục về mặt tâm trí một cách hợplý làm cho cơ thể khoẻ mạnh, khiến trí nhớ tạm thời ngày một tăng thêm. b) Trí phán đoán: Là nhận xét (cái gì, định nghĩa, khái niệm, đúng sai, tốt xấu, cần, không cần…), ước lượng (nhiều, ít, cao thấp…), so sánh (bằng, không bằng ). Trí phán đoán cần phải chính xác, bao quát (tránh chỉ thấy cái trước mắt, ngắn hạn mà không tính tới cái liên quan, dài hạn ). Do đó cần: Tạo thói quen xác định chính xác các yếu tố của vấn đề, gọi chính xác tên các yếu tố đó (tránh để mức nhận biết lờ mờ). Không tự lừa đối mình vì bất cứ lý do gì để tránh gây ảo tưởng. Tạo thói quen liên hệ vấn đề thật rộng để tăng tầm tư duy bao quát. Ảo tưởng làm mất tính chính xác do đó cần loại bỏ mọi nguyên nhân gây ảo tưởng (như mê tín ). c) Trí tưởng tượng: Là lấy ra các hình ảnh, thông tin từ trí nhớ hay từ môi trường xung quanh và lắp ghép với nhau (liên tưởng), từ đó có thể thay đổi một phần để tạo ra các hình ảnh, thông tin mới. Trí phán đoán dễ đạt được một mức độ nhất định nhưng trí tưởng tượng khó lưu giữ, dễ bị suy giảm. Trong cuộc sống có nhiều hiểu biết đơn giản nhưng trí phán đoán lại được mọi người dễ dàng nhận ra khi nghe người khác nói tới, nhưng không tự tìm ra được vì kém trí tưởng tượng. Trí tưởng tượng cần phải phong nhú, đa dạng, nghĩa là có thể nhìn một vấn đề (hoặc đặt ra nhiều giả thiết) theo nhiều hướng khác nhau, đặc biệt là các hướng có tính đặc sắc, khác hẳn lệ thường và liên hệ được đầy đủ tới các yếu tố cần thiết có liên quan đến vấn đề. Sự phong phú, đa dạng của trí tưởng lượng tỷ lệ thuận với cảm xúc. Đồng thời caafn có khả năng liên tưởng tưởng tượng hình tượng cao. Như vậy cần phải tạo rạ khiếu hài hước. (có thể nhìn vấn đề theo hướng khác hẳn và liên tưởng). Không vì ý muốn trở thành đạo mạo mà tự ức chế trí tưởng tượng. Tạo thói quen tự chế giễu chính mình (nhất là các tật xấu) để giảm tính chủ quan, tăng khả năng dễ vượt qua được các tư duy cũ, tạo ra các trường tư duy mới khác hẳn. Tính chủ quan thường xuyên tổn tại và sinh ra các cảm xúc khó chịu khi hiểu biết bản thân bị phủ nhận. Môi trường tốt cho trí tưởng tượng là người ta tự tại một mình nơi yên tĩnh và không làm gì cả. Giữ môi trường sống sao cho luôn cảm thấy thoải mái để phát huy hết khả năng của trí tưởng tượng. Mọi sự sáng tạo luôn bắt đầu từ mơ mộng. Ví dụ các nhà khoa học được tư duy hoàn toàn tự do trong nghiên cứu (không ai bị giám sát) thường có nhiều phát minh, phát hiện mang tính đột phá như Newton, Edison, Einstein 2- Cảm xúc: Là loại cảm do não sinh ra, khác cảm giác do các giác quan sinh ra. Có hai loại cảm xúc: xác định rõ được (thường thuộc về tình cảm) và loại không xác định rõ được. Loại xác định rõ được như: sung sướng, khổ cực, giận dữ, ghen tị, xấu hổ, ngạc nhiên Loại không xác định rõ được dùng để phát hiện các đấu hiệu, các thông tin. Ví dụ có cảm xúc tương ứng với ý cho là đứng cho là sai, là thoáng, tù túng. Ví dụ: lời bài hát dễ thuộc vì được ký hiệu bằng các cảm xúc khá rõ ràng. Yêu cầu đối với cảm xúc là: Nhạy cảm để có trí tưởng tượng phong phú (nhưng không lấn át tư duy). Khả năng tập trung chú ý tăng tính tự chủ tăng, không lấn át tư duy. Tạo thói quen phân biệt, đánh giá chính xác. Các cảm xúc mạnh thường gây áp lực tới tư duy, nếu coi trọng cảm xúc sẽ dẫn đến chỗ điều khiển tư duy, lấn át tư duy. Tạo thói quen dễ dàng chấp nhận các cảm xúc mới lạ. Xoá bỏ 3 cảm xúc xấu: Xấu hổ, sợ hãi, tự ái. Xấu hổ về mặt nào là do thiếu tự tin mặt đó, nếu để xấu hổ mạnh lên sẽ ức chế tư duy, ngăn cản con người hành động. Khi gặp biến cố mà sợ hãi thì chỉ làm hoàn cảnh thêm tồi hơn. Để cảm xúc tự ái chi phối thì dễ có các hành động tiêu cực. Tư duy trực giác : Trong cuộc sống đôi khi ta vẫn nói: "Tôi cảm thấy người này làm đúng ", “cảm thấy làm việc này sẽ nguy hiểm…”, hoặc nói sai: "tôi có cảm giác là nó làm đúng " (cảm giác là loại cảm do giác quan sinh ra". Cảm thấy cảm nghĩ là tư duy trực giác. Tất nhiên trùng cảm xúc không đảm bảo ý nghĩ được gợi lại là đúng với vấn đề mới mà có thể sai. Ví dụ, khi gặp người có bộ mặt giống với tên giết người đã biết trước đấy thì có cảm xúc trùng với cảm xúc cũ, nhưng ý nghĩ gợi lại không đúng với người mới. Tình cảm: là có cảm xúc khá bền vững xuất hiện lặp đi lặp lại khi gặp một vật hoặc một việc nhất định. Ví dụ, có tình cảm với một người khi gặp hoặc nhờ đến người đó sẽ sinh ra một cảm xúc nhất định. Tình cảm dựa trên cơ sở cảm xúc sẽ có tình cảm: yêu (ứng với cảm xúc sung sướng), ghét (ứng với cảm xúc khó chịu)… Đối với người có tư duy quen để tình cảm (cảm xúc) chi phối, khi cái mới làm sinh ra các cảm xúc mới, thường bị tính chủ quan tạo ra các cảm xúc khó chịu kèm theo nên khó chấp nhận cái mới. Nếu có thêm đặc điểm là cảm xúc hay thay đổi thất thường sẽ thành loại người đồng bóng. 3- Động lực thúc đẩy Là cái kích thích con người hành động. Nó thể hiện qua 4 ham muốn bản năng (tinh thần, vật chất, sinh dục, bầy đàn). Động lực thúc đẩy ít sẽ làm cho con người ta trì trệ. Động lực thúc đẩy cần đúng hướng và ở mức cao (nhưng không lấn át tư duy). Khả năng tập trung chú ý tăng sẽ khiến tính tự chủ tăng. Vì vậy Kích thích hợp lý để động lực tăng, dĩ nhiên là vừa đủ để không vượt quá khả năng chịu đựng của con người. Ví dụ, nói "nếm mật, nằm gai" là người đó biết dùng kích thích để tăng động lực thúc đẩy. Lý tưởng là động lực mạnh nhất (là sản phẩm của ham muốn tinh thần). Khi ỷ lại tăng thì động lực giảm. Động lực luôn có một mức độ nhất định, nếu dồn nhiều vào ham muốn này thì có ít ở ham muốn khác. Động lực có thể chuyển từ ham muốn này sang ham muốn khác. . nạp, diễn dịch. Quy nạp là từ các trường hợp riêng biệt, khác nhau rút ra cái chung (giống nhau). Diễn dịch là từ cái chung vận dụng vào các trường hợp riêng. a) Trí nhớ có hai loại Trí nhớ thường. một mức độ nhất định, nếu dồn nhiều vào ham muốn này thì có ít ở ham muốn khác. Động lực có thể chuyển từ ham muốn này sang ham muốn khác.

Ngày đăng: 17/05/2015, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w