1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận về tâm lý và phong cách lãnh đạo, thực trạng lãnh đạo quản lý ở Việt Nam

21 560 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 217 KB

Nội dung

Khái niệm về lãnh dạo Lãnh đạo là sự tác động như một nghệ thuật hay một quá trình đến conngười sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được mục tiêu của tổ chức, mọi người cầ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ VÀ PHONG CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO 3

1 Khái niệm về lãnh đạo và các yếu tố cấu thành của lãnh đạo 3

1.1 Khái niệm về lãnh dạo 3

1.2 Các yếu tố cấu thành của lãnh đạo 3

2 Đặc điểm tâm lý và những điều cần tránh của người lãnh đạo 5

2.1 Đặc tính tâm lý của người lãnh đạo 5

2.3 Những điều cần tránh trong phong cách người lãnh đạo 6

3 Một số vấn đề tâm lý liên quan đến lãnh đạo 6

3.1 Tâm lý học quản lý 6

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý công chức 6

3.3 Cần khắc phục những hiện tượng tâm lý tiêu cực trong quản lý 7

4 Phong cách lãnh đạo 8

4.1 Phong cách lãnh đạo cơ bản 9

4.1.1 Sự lãnh đạo chuyên quyền 9

4.1.2 Sự lãnh đạo dân chủ 9

4.1.3 Sự lãnh đạo tự do 10

4.2 Phong cách cách mạng và khoa học 10

4.3 Những yếu tố hình thành và con đường rèn luyện, xây dựng phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo 12

4.3.1 Những yếu tố hình thành phong cách làm việc khoa học 12

4.3.2 Con đường rèn luyện phong cách làm việc của người lãnh đạo12 II CƠ SỞ THỰC TIỄN LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM 12

1 Nội dung phong cách người cán bộ lãnh đạo: 13

1.1 Sự thống nhất giữa tính Đảng, tính nguyên tắc cao với sự năng động sáng tạo, nhạy cảm với cái mới 13

1.2 Sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng với tính trung thực, khách quan, khoa học 14

1.3 Sự thống nhất giữa cách làm việc dân chủ tập thể với tính quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cá nhân cao 14

1.4 Sự thống nhất giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm 14

1.5 Sâu sát cơ sở, thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân 15

2 Đổi mới phong cách làm việc của người lãnh đạo: 17

2.1 Nâng cao quan điểm lập trường và bản lĩnh chính trị: 17

2.2 Nâng cao trình độ kiến thức: 17

Trang 2

Ngày nay trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thì việc duy trì vàkhẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đang ngày càng trở nên cấp thiết hơnbao giờ hết Việc củng cố, nâng cao uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản

lý ở nước là một tất yếu Điều đó đã được Đảng xác định thông qua Nghịquyết Trung ương 4 khóa XI Điều quan trọng nhất đối với nhà quản lý làphải biết vận dụng một cách linh hoạt phong cách lãnh đạo của mình Giốngnhư một đoàn tàu ra khơi, bao giờ chúng ta cũng kỳ vọng ở thuyền trưởng -người chèo lái con tàu đất nước Muốn vậy người lãnh đạo, nhà quản lý trongtương lai phải hiểu rõ truyền thống lịch sử, văn hoá và nhìn vào bốn ngàn nămlịch sử để nhìn rõ con đường đi lên của đất nước

Những yêu cầu trên đã đặt ra cho chúng ta cần phải nghiên cứu về tâm

lý của người lãnh đạo và các tổ chức Bởi vì, mỗi con người, mỗi tổ chức xãhội là một thế giới tâm lý rất phức tạp và phong phú Thế giới tâm lý này làđộng lực nội tâm chi phối từ nhận thức đến hành vi của các chủ thể

Xuất phát từ yêu cầu đó em đã quyết định chọn đề tài: “Lý luận về tâm

lý và phong cách lãnh đạo, thực trạng lãnh đạo quản lý ở Việt Nam” Do

thời gian, điều kiện nghiên cứu chưa đầy đủ nên bài tiểu luận chưa đáp ứngđầy đủ các yêu cầu cũng như chưa đánh giá hết các khía cạnh về tâm lý vàphong cách lãnh đạo, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và nhữngngười quan tâm

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ VÀ PHONG CÁCH NGƯỜILÃNH ĐẠO

1 Khái niệm về lãnh đạo và các yếu tố cấu thành của lãnh đạo

Lãnh đạo là một chức năng quan trọng của quản lý, khả năng lãnh đạo

là tiêu chí đánh giá trình độ quản lý, hiệu quả lãnh đạo là chìa khoá để trởthành nhà lãnh đạo giỏi

1.1 Khái niệm về lãnh dạo

Lãnh đạo là sự tác động như một nghệ thuật hay một quá trình đến conngười sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được mục tiêu của

tổ chức, mọi người cần được động viên để tự nguyện làm việc với sự sốt sắng,tin tưởng, tận tuỵ tối đa khả năng của mình

1.2 Các yếu tố cấu thành của lãnh đạo

- Khả năng nhận thức được con người, những động lực thúc đẩy khácnhau ở những thời gian khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau

- Khả năng khích lệ: Hãy hiểu rõ những biện pháp khích lệ mà mọingười coi trọng bằng cách áp dụng kỹ năng xây dựng quan hệ và xác định kỳvọng Hãy nghiên cứu những biện pháp khích lệ cụ thể mà mọi người muốn

có và những gì mà môi trường đã mang lại cho họ Hãy sử dụng các biện pháp

khuyến khích “cứng” và “mềm” để khích lệ mọi người Các khuyến khích

cứng bao gồm: tiền lương, phúc lợi, thăng chức, an ninh nghề nghiệp và điềukiện làm việc Đây là những công cụ thúc đẩy mạnh Hãy chắc chắn là mọingười nhận được đầy đủ những ưu đãi này

- Khả năng hành động: Để tạo ra một bầu không khí hữu ích cho sự ảnhhưởng các quyết định của nhóm hay tập thể

Trang 4

* Muốn chi phối được môi trường, người lãnh đạo cần phải lưu ý 4 yếutố:

- Tầm nhìn: “Phần tinh quý thực sự của nhà lãnh đạo là có tầm nhìn”,

Rev TheodoreM Hesburgh, Hiệu trưởng Trường Đại học Notre Dame, Phápcho biết: Nhà lãnh đạo phải chỉ ra hướng đi cho những người dưới quyền Cácnhà lãnh đạo thường là những người có tầm nhìn xa, những người có khảnăng dự báo trước xu thế lớn, họ là những nhà chiến lược Người lãnh đạophải xác định được tương lai, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của một tổ chức

- Giao tiếp: Người lãnh đạo phải thành thạo giao tiếp bằng cả văn nói và

cả văn viết, phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôimắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục Nhà lãnh đạo tài năng thường sửdụng ngôn ngữ làm lay chuyển mọi người Họ nói năng rất rõ ràng, chính xác,

họ có cách sử dụng từ vựng vô cùng hoàn hảo, phù hợp với từng đối tượng

Người lãnh đạo giỏi phải biết bày tỏ cảm xúc của mình và tìm hiểu cảmxúc của người khác Hãy nói với các nhân viên rằng họ đang cảm thấy thế nào

về công việc và cường độ làm việc, công việc của họ tiến triển ra sao, có điều

gì đang cản trở thành công Sau đó, hãy tỏ ra chân thành và nói cho họ biếtbạn đánh giá như thế nào về họ, phong cách và hiệu quả làm việc của họ Khinhững giá trị chính là gì và điều này tạo ra một bầu không khí làm việc cởi

mở có hiệu quả cao

- Sự tin cậy: Một nghiên cứu của Hay đã khảo sát trên 75 yếu tố tạo nên

sự hài lòng của nhân viên Kết quả là:

+ Niềm tin và sự tin cậy, đây được coi là công cụ đo lường xác thựcnhất của nhân viên trong một tổ chức

+ Truyền thống hiệu quả là lãnh đạo trong ba lĩnh vực dưới đây chính

là yếu tố then chốt để đạt được niềm tin và sự tin cậy trong tổ chức:

 Giúp nhân viên hiểu rõ việc làm của tổ chức

 Giúp nhân viên hiểu được rằng: Họ cần đóng góp những gì để đạtđược các mục tiêu chung của tổ chức

 Chia sẻ thông tin với các nhân viên về 2 vấn đề: Tổ chức đang hoạtđộng thế nào và mỗi thành biên làm việc như thế nào trong mối tương quanvới các mục tiêu chiến lược của tổ chức

Trang 5

* Nhà lãnh đạo sẽ được người khác tôn trọng khi chứng minh được khảnăng, kiến thức chuyên môn của mình bằng một thứ ngôn ngữ thích hợp, đượcthể hiện một cách chuẩn xác và đúng thời điểm Khi nhà lãnh đạo trả lời các thắcmắc, quan tâm nhân viên một cách chính xác, thể hiện tài năng của mình mộtcách khiêm tốn và làm cho các nhân viên cảm thấy tin tưởng khi làm theo nhữngđường lối do mình vạch ra, anh ta sẽ có một ảnh hưởng lớn đối với họ.

- Tự biết mình: Thành công trong nền kinh tế tri thức chỉ đến với nhữngngười biết rõ bản thân, những mặt mạnh, những giá trị và cách tốt nhất mà conngười có thể làm Các cơ quan trong thời đại ngày nay không quản lý công việcnhân viên, những công nhân tri thức phải biết trở thành nhà quản lý của chính mìnhmột cách hiệu quả Điều đó phụ thuộc vào bạn có tìm cho mình một vị trí, có biếtkhi nào thì nên thay đổi công việc, làm việc tận tâm và năng suất trong cuộc đờilàm việc Để làm tốt những việc trên, bạn cần có năng suất trong suốt cuộc đời làmviệc, bạn cần có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân, không chỉ sở trường và sở đoản

mà cả cách học tập, cách làm việc với những người khác, những giá trị của bạn vànơi mà bạn có thể đóng góp nhiều nhất Khi bạn có thể vận dụng những khả năngcủa mình, bạn mới có thể đạt được thành công xuất sắc thật sự

2 Đặc điểm tâm lý và những điều cần tránh của người lãnh đạo

2.1 Đặc tính tâm lý của người lãnh đạo

- Khả năng tác động về mặt tình cảm và ý chí như khả năng truyềncảm, nghị lực của mình cho người khác bằng phong thái cá nhân, tính nghiêmkhắc trong truyền đạt, tính phê phán, ngay thẳng, dũng cảm, đúng lúc

- Tính cởi mở cá nhân như sự khéo léo giao thiệp với người khác, tiếpxúc nhanh chóng và không gượng gạo với bất kỳ người nào, khéo léo tácđộng đến con người, biết phát biểu trước công chúng, đó là phẩm chất khôngthể tách rời của bất kỳ người lãnh đạo nào

- Tính chọn lọc tâm lý biểu hiện ở khả năng nhanh chóng, nắm bắt đượcnhững đặc điểm và trạng thái tâm lý của người khác và muốn chan hoà với họ

- Đặc tính phản ánh là một phẩm chất quan trọng của người lãnh đạo có

ý nghĩa tâm lý rộng rãi

2.2 Kỹ năng lãnh đạo

- Sử dụng đúng uy quyền của mình về pháp lý

Trang 6

- Uỷ quyền cho cấp dưới, khả năng quan trọng nhất mà người lãnh đạocần có là biết sử dụng người khác để đạt kết quả tốt.

- Phải biết tổ chức công việc của mình, vấn đề là ở chỗ phải chọn phươngpháp thực hiện công việc để công việc dồn mình hay tự mình dồn công việc

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa lãnh đạo và người cấp dưới, việc thựchiện quyền lực trong thực tế có liên quan đến yêu cầu và mong đợi của cả haibên từ phía tập thể đối với người lãnh đạo cũng như từ phía lãnh đạo đối vớingười dưới quyền

- Biết cách truyền đạt quyết định có hiệu quả

2.3 Những điều cần tránh trong phong cách người lãnh đạo

Để đạt được hiệu quả trong quản lý, người lãnh đạo cần tránh một sốđiều sau:

- Tính độc tôn

- Tính cố chấp, không tiếp thu ý kiến của người khác

- Tính đơn ý

- Tính cực đoan, duy ý chí

- Tính ôm đồn, bao biện, làm mọi việc không đúng thẩm quyền

- Tính a dua, không biết quyết định và không dám chịu trách nhiệm

- Tác dụng thực tiễn của tâm lý học là ở chỗ nó giúp người lãnh đạo nắmđược quy luật của tâm lý và làm chủ nó nhằm phát huy khả năng chủ quan củacon người, tạo ra một sức mạnh quần chúng đem lại hiệu quả tổng hợp cao

Trang 7

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý công chức

- Giá trị của tổ chức: Là những tiêu chuẩn nguyên tắc hướng dẫn hoạt

động của tổ chứ và cùng vào khuôn khổ cho các hoạt động đó Giá trị của tổchức bao gồm ba yếu tố là:

+ Mục tiêu của tổ chức hành chính là thi hành pháp luật bảo vệ an ninhtrật tự và thoả mãn nhu cầu công cộng

+ Tiêu chuẩn hiệu suất là tiêu chuẩn đo lường khả năng làm việc củacông chức

+ Nguyên tắc tôn trọng pháp luật: Nguyên tắc này có mục đích kiểmsoát và ngăn chặn lạm dụng công chức để bảo vệ quyền lợi của cơ quan nhất

là của nhân dân

- Tương quan nhân sự trong tổ chức:

+ Cách cư xử giữa các công chức trong tổ chức, các công chức liên hệvới nhau theo chính thức và phi chính thức

+ Tinh thần phục vụ tập thể

Áp lực của cấp trên và đồng nghiệp trong một số trường hợp cấp trên

và đồng nghiệp trở thành áp lực đối với công chức khiến cho con người này

có những thái độ hoạt động đặc biệt

- Chức vụ công chức: Ảnh hưởng đến hành động của cá nhân và ảnhhưởng đến hành động của người khác, chức vụ ảnh hưởng đến nhân cách củangười làm thay đổi tâm trạng và do đó biến đổi phong cách

Nhiệm vụ của công chức cũng ảnh hưởng đến tâm lý và phong cáchcủa công chức

Quyền lợi là động cơ mạnh thúc đẩy con người làm việc vì điều kiệntiên quyết là con người phải được thoả mãn

3.3 Cần khắc phục những hiện tượng tâm lý tiêu cực trong quản lý

- Tâm lý sản xuất nhỏ: Thích ổn định, ngại đổi mới, thích thoả mãn vớikết quả hiện tại, cầu an yên phận

- Tâm lý tiêu xài hoang phí: Đang là vật cản lớn cho việc thực hiện côngcuộc đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang 8

- Tâm lý xin cho: Công chức trong bộ máy hành chính thường có tâm

lý ban ơn trong quan hệ với các tổ chức và nhân dân

- Người lãnh đạo cần lưu ý đến tình khí cá nhân: Nó ảnh hưởng quantrọng đến kết quả hoạt động Vì vậy, lưu ý đến các đặc điểm của nó là điềukiện tất yếu để lãnh đạo có hiệu quả

4 Phong cách lãnh đạo

Những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cáinhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý Họ phải cómột phong cách quản lý mới, hợp lý Phong cách lãnh đạo hợp lý là phongcách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau củangười lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể lao độngtrong hoạt động sản xuất, kinh doanh Có thể khẳng định rằng, phong cạc lãmđapk sẽ là một yếu tố quan trọng trong những yếu tổ làm nên sự thành côngtrong làm ăn của một doanh nghiệp

Được coi là nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo, nó gắn liềnvới nhiều người lãnh đạo và nghệ thaụat lãnh đạo, quản lý con người

Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chứclãnh đạo, quản lý mà con người thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điềukhiển, tác động người khác của người lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động

và hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhâncách của họ

Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sựkiện, và được biểu hiện bằng công chức: Phong cách lãnh đạo bằng cá tínhnhân với môi trường

Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo đượchình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữayếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong

hệ thống quản lý

Phong cách lãnh đạo được coi như là một nhân tố quan trọng của quản lý,trong đó thể hiện không chỉ mặt khoa học và tổ chức quản lý mà còn thể hiện tàinăng và chí hướng của con người, nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo

Trang 9

Phong cách làm việc của người lãnh đạo là tổng hợp những phươngpháp, biện pháp, cách thức riêng có, tiêu biểu, ổn định mà người lãnh đạo sửdụng hàng ngày để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Phong cách làm việc là cái đời thường dung dị nhưng lại phản ảnh cácphẩm chất bên trong của con người, phẩm chất tuy là cái sâu kín bên trong củacon người song nó không phải là cái trừu tượng mà được biểu hiện trong hànhđộng, cử chỉ, hành vi, cử chỉ, hành vi, trong việc thực hiện nhiệm vụ, trong cáchđối nhân xử thế, giải quyết các mối quan hệ cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, vớiquần chúng, đó là phong cách làm việc của cán bộ hoặc nói một cách khác,phong cách làm việc là phẩm chất của con người, bản thân con người

4.1 Phong cách lãnh đạo cơ bản

4.1.1 Sự lãnh đạo chuyên quyền

Nhà lãnh đạo đòi hỏi cấp dưới phải tuân phục mọi mệnh lệnh của mình

Họ thể hiện những phẩm chất mạnh mẽ của người lãnh đạo vì quyết tâm biết vềnhững mối quan tâm của nhân viên, duy trì sự thảo luận và thúc đẩy mọi người

về thảo luận nhiều hơn Họ thường lãnh trách nhiệm khởi đầu, điều hành và kếtthúc mọi việc Tuy nhiên, nếu thể hiện những đặc điểm của nhà lãnh đạochuyên quyền một cách thái quá thì nguy cơ cũng rất rõ ràng Khi biểu hiệnmột cách thái qúa, nhà lãnh đạo độc đoán lập kế hoạch trước một cách tỉ mỉ,bởi vì mục đích của họ là buộc nhân viên đạt được mục tiêu của họ đề ra, và họquyết tâm tác động đến hoàn cảnh để làm cho điều đó được khả thi

* Ưu điểm: Nó cho phép giải quyết một cách nhanh chóng kịp thời các

nhiệm vụ Song người lãnh đạo không quan tâm tới ý kiến của người dướiquyền và ra quyết định trên cơ sở những thông tin sẵn có

* Nhược điểm: Là chủ quan không tập trung và phát huy được sáng

tạo, kinh nghiệm của người dưới quyền

4.1.2 Sự lãnh đạo dân chủ

Nhà lãnh đạo thu thập ý kiến của nhân viên, tạo ra sự đồng lòng, nhấttrí tuyệt đối quá trình tham gia đóng góp ý kiến của nhiều người Khả năng tưduy và xúc cảm của nhà lãnh đạo đi kèm là tinh thần lãnh đạo đồng đội vàgiao tiếp trong công sở Nhà lãnh đạo dân chủ chấp nhận quan niệm lãnh đạo

là chức năng của cả nhóm chứ không phải của riêng một cá nhân nào Tập thểđược coi là một đơn vị, một cơ thể với nhiều chức năng Nhiệm vụ lãnh đạo

Trang 10

do nhiều người cùng chia sẻ tuỳ theo khả năng và năng khiếu riêng của họ.Nói một cách khác, cương vị lãnh đạo tập trung vào nhóm chứ không phải cánhân nhà lãnh đạo Điều đó không có nghĩa vai trò của người lãnh đạo làkhông cần thiết Ngược lại, để nhóm hoạt động hiệu quả, rất cần một người điđầu, giúp cả nhóm xác lập mục tiêu, tổ chức và xây dựng các quy định chunghiệu quả cho hoạt động của nhóm.

Ưu điểm là nó cho phép khai thác những kiến thức, kinh nghiệm củangười dưới quyền của tập thể Do đó, nó tạo ra sự thoả mãn lớn cho ngườidưới quyền vì họ cảm thấy được chấp nhận và được tham gia Người dướiquyền cảm thấy thoả mãn vì họ được thực hiện những công việc do chính họ

đề ra, thậm chí được tham gia đánh giá kết quả công việc

Nhược điểm của phong cách dân chủ là quá trình dân chủ tốn kém nhiềuthời gian Trong rất nhiều trường hợp, việc bàn bạc kéo dài mà không đi tới đượcquyết định trong khi thời gian giải quyết nhiệm vụ không cho phép kéo dài

ít nhất, tiếp đến là sự lãnh đạo dân chủ và phong cách tự do là nhiều nhất

Ưu điểm của sự lãnh đạo này là nó cho phép phát huy tối đa năng lựcsáng tạo của người dưới quyền Tuy nhiên, sự lãnh đạo này dễ dẫn đến tìnhtrạng hỗn loạn, vô chính phủ trong tổ chức do thiếu vắng chỉ dẫn của ngườilãnh đạo

Từ việc so sánh hiệu quả của 3 phong cách lãnh đạo trên, K Lewin kếtluận rằng sự lãnh đạo dân chủ là phong cách mang lại hiệu quả cao nhất vàcoi đây là phong cách của người lãnh đạo thành công

Ngày đăng: 13/01/2016, 00:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w