1. Dòng họ Civil Law có xu hướng coi trọng án lệ Civil Law là dòng họ coi trọng lý luận pháp luật, có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao với Bộ luật dân sự ra đời rất sớm và đồ sộ. Đại diện cho dòng họ này có thể kể đến Pháp, Đức, Ý… Tiền lệ pháp luật không được coi trọng. Ở Đức, án lệ trước đây không được coi là nguồn luật của hệ thống này; Tòa án không có quyền lập pháp mà chỉ có quyền áp dụng pháp luật vào những trường hợp cụ thể. Ngược lại, pháp luật thành văn có vị trí quan trọng. Trong xu hướng hội tụ, các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law sẽ ngày càng coi trọng phán quyết của tòa án. Điều này thể hiện ở hai vấn đề: 1, Từ thế kỷ XIX, cơ chế bảo hiến đã ra đời, dó đó đã tồn tại các tổ chức bảo hiến (ở Đức là Tòa án bảo hiến). Chính vì thế, phán quyết của tổ chức bảo hiến có tính chất ràng buộc đối với các tòa án cấp dưới. Tại Đức, Tòa án bảo hiến liên bang và Tòa án cấp liên bang khác có toàn quyền trong việc xây dựng án lệ. Tòa án cấp dưới có nghĩa vụ phải thực hiện án lệ của các tòa án này, nếu không bản án của họ có thể bị giám đốc thẩm. 2, Trong quá trình xét xử, để đảm bảo sự thống nhất trong việc xét xử, đảm bảo tính đúng đắn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như thể hiện sự tôn trọng phán quyết của tòa cấp trên, tòa cấp dưới luôn có xu hướng tham khảo những bản án đã được tuyên, căn cứ vào đó để đưa ra quyết định cho vụ án cụ thể của mình. Các phán quyết của Tòa án rất hay quy chiếu đến các phán quyết đã tuyên trước đó. Đây cũng có thể coi là những biểu hiện của việc sử dụng án lệ trong hệ thống pháp luậ của các nước thuộc dòng họ Civil Law. Ngày nay, án lệ tại Đức đã được công nhận; trong một số trường hợp, luật thành văn quy định không rõ ràng hay không có quy định thì tòa án có thể đưa ra nguyên tắc giải quyết, nếu đáp ứng được một số điều kiện nhất định thì nguyên tắc đó sẽ trở thành pháp luật. 2. Dòng họ Common Law có xu hướng coi trọng pháp luật thành văn Với dòng họ này, phần lớn các chế định và quy phạm pháp luật được hình thành bằng án lệ. Thẩm phán vừa là người xét xử vừa là người sáng tạo ra pháp luật một cách gián tiếp, vừa có quyền giải thích pháp luật. Tiêu biểu cho dòng họ Common Law là Anh, Mỹ, Canada, Úc… Án lệ có vị trí rất quan trọng, ví dụ như khi Nghị viện Anh giành được quyền lực tối cao, luật – tác phẩm của nghị viện có hiệu lực cao hơn cả các quy tắc Common Law và Equity, có thể sửa đổi các nguyên tắc đó; tuy nhiên do hai hệ thống này đã có một uy tín rất lớn cho nên các nhà làm luật chỉ sửa đổi, củng cố chúng mà thôi. Trên nguyên tắc, khi tham gia vào các Hiệp ước của khu vực, điều ước quốc tế thì những văn bản này có hiệu lực cao hơn; tuy nhiên, thực tế, các nhà làm luật có thể ban hành bất kỳ đạo luật nào để thay đổi những quy định đó trên cơ sở Common Law và Equity để áp dụng đối với nước mình. Trong xu hướng hội tụ, dòng họ Common Law sẽ ngày càng coi trọng, sử dụng nhiều luật thành văn, văn bản luật, có thể dưới hình thức các bộ pháp điển và hiến pháp thành văn. Ví dụ, ở Anh, từ thế kỷ XX nhiều xáo trộn, luật thành văn đã có xu hướng phát triển. Luật được soạn thảo theo một tư tưởng rất mới, khác nhiều so với nguyên tắc Common Law. Khi gia nhập cộng đồng chung châu Âu EEC, nay là EU, và cũng là thành viên của Liên hợp quốc, Nghị viện Anh đã tiếp nhận các điều ước quốc tế và các quy định pháp luật của Liên minh châu Âu (VD: Luật năm 1972, Công ước về nhân quyền) - theo truyền thống luật La mã - vào trong hệ thống pháp luật Anh, bằng hình thức áp dụng trực tiếp các văn bản đó hoặc nội luật hóa. Về nguyên tắc, trong trường hợp xung đột pháp luật thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế hoặc của Liên minh. Một nguyên nhân khác có thể kể đến của việc hệ thống pháp luật Anh càng ngày càng coi trọng pháp luật thành văn đó là Thượng Nghị viện càng ngày càng mong muốn khẳng định vai trò của mình – cơ quan quyền lực tối cao của vương quốc. Các quy tắc Common Law và Equity của Tòa án Anh ngày càng tỏ ra không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ quan hành chính. Xu hướng hội tụ càng thể hiện rõ nét hơn ở Mỹ. Nguồn gốc của người Mỹ là từ Anh di cư sang, bản thân họ vốn đã không thích theo mô hình pháp luật phức tạp của Anh. Ngay từ ngày đầu thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, người Mỹ đã cho ra đời bản Hiến pháp đầu tiên của thế giới – một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý tối cao đối với người Mỹ, trong khi ở Anh chỉ có hiến pháp không thành văn. Tại Mỹ, do bộ máy tư pháp được tổ chức theo mô hình ít tập trung ở cấp TW hơn ở Anh và do nhu cầu phải thường xuyên cải cách hệ thống pháp luật, Tòa án Mỹ sẵn sàng hạn chế phạm vi hiệu lực của một tiền lệ, thậm chí có thể đưa ra một quy tắc hoàn toàn ngược lại nếu thấy cần thiết. Hệ thống pháp luật thành văn của Mỹ rất phát triển. Mỹ, với rất nhiều nhà lập pháp có trình độ cao, đã cho ra đời rất nhiều bộ luật và đạo luật có giá trị thực tiễn và có tính ổn định cao. ở các bang, hệ thống pháp luật thành văn giữ một vị trí quan trọng vì các quy tắc Common Law không có hiệu lực lớn như ở Anh, Nghị viện các bang rất tích cực và các bang có thẩm quyền lập pháp rất rộng. Những bất cập do sự phân tán của hệ thống pháp luật thành văn cũng đã được hạn chế nhờ có các dự luật mẫu. Ví dụ: Dự thảo mẫu Bộ luật thương mại thống nhất (Uniform Commercial Code) đã được tất cả các bang thông qua, kể cả bang Louisiane với những điểm không khác nhau đáng kể về nội dung. Đối với phạm vi liên bang, cần thiết phải xây dựng một hệ thống pháp luật kinh tế thống nhất, hệ thống pháp luật lao động và cơ chế bảo đảm các quyền tự do của công dân có hiệu lực ở tất cả các bang. Hệ thống Common Law và Civil Law đang có khuynh hướng xích lại gần nhau do sự phát triển của hoạt động lập pháp và sự hạn chế dần vài trò của tiền lệ pháp ở các nước thuộc hệ thống Common Law, do quá trình hòa nhập kinh tế giữa các nước trong khuôn khổ EEC, nay là Liên minh Châu Âu EU 5 và toàn thế giới. Có thể nói, các hệ thống pháp luật của hai dòng họ càng ngày càng có nhiều điểm ảnh hưởng, học tập nhau, thể hiện rõ xu hướng hội tụ: Pháp luật của Scốt- len trước khi nhập vào Anh đã từng theo mô hình pháp luật La Mã; hiện nay, pháp luật của Scốt-len vẫn giữ nhiều nét đặc thù của hệ thống pháp luật này. Ngược lại, pháp luật bang Kê-bếch (Canada) và bang Louisiane (Mỹ) theo truyền thống pháp luật La Mã nhưng đã chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thống pháp luật Anh- Mỹ đang được sử dụng ở các bang còn lại ở nước này. Ngoài ra, một số nước Châu Phi và Châu Á như: Nam Phi, Nhật Bản… lại có xu hướng chịu ảnh hưởng đồng thời cả hai mô hình luật La Mã và luật Anh- Mỹ đối với một số quy phạm và một số chế định pháp luật nước mình. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy xu hướng hội tụ của hai dòng họ pháp luật Civil law và Common Law. Sự hội tụ này là một xu hướng tất yếu trong quá trình vận động, tiếp biến và học hỏi nhau. Mỗi dòng họ sẽ phát huy được những thế mạnh của mình đồng thời khắc phục được những hạn chế của mình. Đó là cơ sở cho một hệ thống pháp luật toàn thế giới phát triển./. . thống Common Law và Civil Law đang có khuynh hướng xích lại gần nhau do sự phát triển của hoạt động lập pháp và sự hạn chế dần vài trò của tiền lệ pháp ở các nước thuộc hệ thống Common Law, . luật nào để thay đổi những quy định đó trên cơ sở Common Law và Equity để áp dụng đối với nước mình. Trong xu hướng hội tụ, dòng họ Common Law sẽ ngày càng coi trọng, sử dụng nhiều luật thành. chúng ta có thể nhận thấy xu hướng hội tụ của hai dòng họ pháp luật Civil law và Common Law. Sự hội tụ này là một xu hướng tất yếu trong quá trình vận động, tiếp biến và học hỏi nhau. Mỗi dòng họ