BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄNMÔN: NGỮ VĂN LỚP 8BÀI: VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH================BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄNMÔN: NGỮ VĂN LỚP 8BÀI: VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
Trang 1BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
BÀI: VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
1 Tình huống cần giải quyết là:
Một đoàn khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hải Phòng để tham quan Những người khách ấy đến thành phố em để được giới thiệu về một số điểm tham quan của tỉnh nhà Em được cử làm người giới thiệu cho đoàn du khách ấy Và nhiệm vụ em sẽ viết thành một bài văn giới thiệu về quê hương mình.
2. Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
+ Nguồn gốc
+ Vị trí địa lí
+ Đặc điểm địa hình
+ Lịch sử đấu tranh
+ Hoạt động kinh tế
3 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hải Phòng
- Đặc điểm địa lý, địa hình của thành phố hải Phòng
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố
4 Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh;
- Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn
- Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế;
- Giáo dục công dân – bài học về lòng yêu nước
5 Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Trang 2* Tư liệu sử dụng: sách ngữ văn địa phương.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google
Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài làm văn thuyết minh:
Ví dụ:
Tôi được sinh ra và lớn lên từ Hải Phòng - mảnh đất hiền hòa đầy thân thương nhưng cũng thật anh dũng, kiên cường Nơi được mệnh danh là “ Thành phố hoa phượng đỏ” nổi tiếng gần xa Dù có đi đâu xa, mỗi lần nghe nhắc “Hải Phòng” là lòng tôi bùi ngùi nhớ về nơi ấy.
Nguồn gốc địa danh Hải Phòng có thể là từ:
* Tên gọi rút ngắn trong cụm từ Hải tần phòng thủ, của nữ tướng Lê Chân đầu
thế kỷ 1
* Tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương:Hải Dương thương chính quan phòng
* Tên Hải Phòng có thể bắt nguồn từ ty sở nha Hải Phòng sứ hoặc đồn Hải Phòng do Bùi Viện lập từ năm 1870 đời Tự Đức, với căn cứ như sau: "Bến cảng trên sông Cấm trước khi gọi là Hải Phòng đã được gọi là Ninh Hải, địa danh Ninh Hải được dùng chính thức trong giấy tờ, sử sách của ta từ trước khi có tên Hải Phòng cho đến khi bị tên Hải Phòng loại hẳn"
Năm 1887, người Pháp cho thành lập tỉnh Hải Phòng tách vùng lân cận cảng Ninh Hải ra từ tỉnh Hải Dương Đến năm 1888, chính xác là tháng 7/1888- có tên thành phố Hải Phòng, lại lập thành tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng từ tỉnh Hải
Phòng Đến năm 1962 thì tỉnh Kiến An được nhập về thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Đông giáp biển Đông Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không
Trang 3
( Lược đồ hành chính Hải Phòng)
Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là trên 152.300 ha,
chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước (số liệu thống kê năm 2001)
Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo) Dân số thành phố là trên 1.837.000 người, trong đó số dân thành thị là trên 847.000 người và số dân ở nông thôn là trên 990.000 người (theo số liệu điều tra dân
số năm 2009) Mật độ dân số 1.207 người/km2
Địa hình phía bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía nam ra biển Khu đồi núi này có liên hệ với hệ núi Quảng Ninh,
di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm các loại cát kết, đá phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được
Trang 4phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển gồm hai dãy chính Dãy chạy từ An Lão đến Đồ Sơn đứt quãng, kéo dài khoảng
30 km có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi: Voi, Phù Liễn, Xuân Sơn, Xuân Áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu Dãy Kỳ Sơn - Tràng Kênh và An Sơn - Núi Đèo, gồm hai nhánh: nhánh An Sơn - Núi Đèo cấu tạo chính là đá cát kết có hướng tây bắc đông nam gồm các núi Phù Lưu, Thanh Lãng và Núi Đèo; và nhánh Kỳ Sơn - Trang Kênh có hướng tây tây bắc - đông đông nam gồm nhiều núi đá vôi
Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/1 km² Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam Đây là nơi tất cả hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục
vụ đời sống con người nơi đây
Hải Phòng có diện tích đất là 1507,57 km²,trong đó diện tích đất liền là 1208,49 km² Tổng diện tích đất sử dụng là 152,2 nghìn ha trong đó đất ở chiếm 8,61%; đất dùng cho nông nghiệp chiếm 33,64%; đất lâm nghiệp chiếm 14,45%; còn lại là đất chuyên dụng.[3]
Nằm ở ven biển nên chủ yếu là đất phèn, đất mặn, phù sa, đất đồi feralit màu nâu vàng
Tài nguyên rừng: Hải Phòng có khu rừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà, là nơi
dự trữ sinh quyển Thế giới Điều đặc biệt là khu rừng này nằm trên đá vôi, một trạng thái rừng rất độc đáo
Tài nguyên nước: Là nơi tất cả các nhánh của sông Thái Bình đổ ra biển nên Hải phòng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về nước Ngoài ra, tại Tiên Lãng còn có mạch suối khoáng ngầm duy nhất ở đồng bằng sông Hồng, tạo ra Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng được nhiều người biết đến
Tài nguyên biển: bờ biển Hải Phòng trải dài trên 125 km, mang lại nguồn lợi rất lớn về cảng, góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của cả miền
Trang 5 Bắc và cả nước Ngành du lịch ở đây cũng rất phong phú với những bãi tắm sạch đẹp như Cát Bà, Đồ Sơn cùng với phong cảnh hữu tình tạo nguồn lợi lớn cho du lịch, Cát Bà còn có các rặng san hô, hệ thống hang động, biển có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế
Tài nguyên khoáng sản: Hải Phòng có tài nguyên đá vôi nhiều, và có mỏ đá vôi ở Thuỷ Nguyên
Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa Xuân,
Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,5 °C, mùa đông là 20,3 °C và nhiệt độ trung bình năm là trên 23,9 °C Lượng mưa trung bình năm là khoảng 1600 – 1800 mm Độ ẩm trong không khí trung bình 85 - 86%
Tuy nhiên, Hải Phòng có một chút khác biệt so với Hà Nội về mặt nhiệt độ và thời tiết Do giáp biển, thành phố này ấm hơn 1 °C vào mùa đông và mát hơn 1 đến 2 độ vào mùa hè
Đối với người dân Hải Phòng, Bạch Đằng vừa là con sông quê hương, vừa là con sông lịch sử, dòng sông gợi lên biết bao tình cảm yêu mến, tự hào
Nằm ở phía Đông Bắc huyện Thuỷ Nguyên, sông Bạch Đằng không dài nhưng cảnh sắc thật hùng vĩ Lòng sông đã rộng lại sâu, nước chảy cuồn cuộn ra biển tạo thành muôn ngàn lớp sóng trắng phau như những dải mây trắng, vì vậy mới có tên gọi là sông Bạch Đằng
Sông Bạch đằng là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào sâu nội địa nước
ta Nhờ thiên nhiên tạo thành thế hiểm nên sông Bạch đằng đã ghi được những chiến công oanh liệt bậc nhất trong lịc sử chống giặc ngoại xâm của nước ta
Cách đây hơn một ngàn năm, khi nghe tin vua Nam Hán cho con là Hoằng Thao đem hàng trăm chiến thuyền đi theo đường biển vào sông Bạch Đằng, đánh chiếm nước ta, Ngô Quyền đã bày sẵn trận địa để diệt giặc Theo lệnh ông, quân lính cùng với nhân dân quanh vùng đẵn cọc, vót nhọn, bịt sắt, cắm xuống vùng cửa sông Khi nước triều
Trang 6lên, cọc nhọn ẩn dưới làn sóng trắng; nhưng khi triều rút, mũi cọc nhô mấp mé mép nước
Phía trong bãi cọc, chỗ sông cấm đổ vào sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lại bố trí một trận địa mai phục lớn Ông giấu quân và thuyền trong những rừng sú, vẹt và những sông nhánh
Ông cho Nguyễn Tất Tố ( người làng Gia Viên)chỉ huy một đội quân tinh nhuệ gồm những chàng trai quen nghề sông nước, ra nghênh chiến Họ cưỡi trên những chiếc truyền nhẹ ra tận cửa biển, đánh chúng rồi giả thua nhử chúng đuổi theo vượt qua bãi cọc, lọt sâu vào trận địa mai phục của ta Lựa đúng lúc nước triều bắt đầu rút, quân ta phát lệnh phản công trong tiếng hò reo dậy đất, trong tiếng chiêng trống vang trời, quân ta từ cánh rừng ở bờ trái, bờ phải và cánh quân từ sông cấm ập vào, chặn đứng quân địch
Một trận mưa tên trút xuống quân giặc, làm cho chúng chết nhiều vo kể Thuyền địc rối loạn va vào nhau tan vỡ Nhiều chiếc quay đầu tháo chạy, nhưng lúc này nước triều đang rút mạnh, thuyền giặc xô vào cọc mà vỡ chìm xuống nước Tướng giặc Hoằng Thao cũng bị giết tại trận Quân ta bao vây bốn phía, diệt chúng gần hết, máu giặc loang đỏ mặt sông Lúc ấy đạo quân đi sau do chính vua Nam Hán là lưu Cung chỉ huy thấy thế hoảng sợ vội thu nhặt tàn quân rút về nước
Chỉ trong vòng 1 ngày, liên tiếp quân ta đã tiêu diệt cả một cánh quân lớn của giặc ngay cửa ngõ đất nước, làm cho chúng không kịp gây tội ác
Chiến thắng Bạch đằng năm 938 đã chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc ta
Dòng sông Bạch đằng lịch sử mang đậm dấu ấn lịch sử bởi nơi đây không chỉ diễn ra trận chiến của Ngô Quyền đánh tan quân nam Hán mà còn diễn ra trận chiến của Lê Hoàn 981, của Trần Hưng Đạo 1288
Dòng sông Bạch Đằng là niềm tự hào của người dân Hải Phòng nói riêng và người dân Việt Nam nói chung Dòng sông ấy đã đi vào huyền thoại, vào ca dao:
“ Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan”
Trang 7( Hình ảnh dòng sông Bạch Đằng- huyện Thuỷ Nguyên- thành phố Hải Phòng)
Hình ảnh gợi tả trận chiến Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Trang 8Đến trung tâm thành phố Hải Phòng ta không thể không dừng chân dưới tượng đài
nữ tướng Lê Chân.Tượng đài nữ tướng Lê Chân được đặt uy nghiêm trước trung tâm triển lãm thành phố là một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng từ nhiều năm nay Được khởi công xây dựng vào ngày 30 tháng 11 năm 1999, khánh thành ngày 31 tháng 12 năm 2000, tượng đúc bằng đồng, cao 7,5 met, nặng 19 tấn
Tượng đài được dựng lên để tôn vinh nữ tướng Lê Chân – người đã có công gây dựng trang
An Biên tức thành phố cảng Hải Phòng ngày nay Lê Chân vốn người làng An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương Nợ nước thù nhà với thái thú Tô Định, bà đã đem một số người nhà đến vùng biển An Dương lập trại, lấy tên quê cũ đặt cho vùng đất mới, chiêu mộ người tài gây dựng quân đội chống lại giặc đô hộ Khi Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghiã, Lê Chân đã cùng nghiã quân lập được nhiều chiến công vang dội Sau này Mã Viện đem thêm lực lượng tới tấn công, nghiã quân không thể bảo toàn được lực lượng, bà đã phải tuẫn tiết để bảo toàn danh dự
( Tượng đài nữ tướng Lê Chân)
Trang 9Tương truyền bà quê làng An Biên (tên cổ là làng Vẻn), huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) Theo thần tích đền Nghè, cha Lê Chân là Lê Đạo và mẹ là Trần Thị Châu[1] Bà là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú nên tiếng đồn đến tai thái thú nhà Hán là Tô Định Tô Định toan lấy bà làm thiếp nhưng bị cha mẹ bà cự tuyệt, theo truyền thuyết, chính vì thế họ đã bị sát hại Lê Chân phải bỏ quê theo đường sông xuôi xuống phía Nam, đến vùng An Dương, cửa sông Cấm, thấy địa hình, đất đai thuận lợi bà dừng lại lập trại khai phá Cùng với thân quyến và người làng mà bà cho đón ra, Lê Chân phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và đánh bắt thủy hải sản tạo nên một vùng đất trù phú Nhớ cội nguồn, bà đặt tên vùng này là An Biên trang Cùng với phát triển sản xuất, bà chiêu mộ trai tráng để luyện binh và được sự ủng hộ của nhân dân quanh vùng Binh sỹ của Lê Chân được huấn luyện chu đáo và
có sở trường về thủy trận Năm 40, khi Hai Bà Trưng dấy binh, bà đem theo binh lính gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng Trong các trận đánh, bà thường được cử làm nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều chiến công Sau khi thu phục 65 thành, Tô Định phải lui về nước, bà được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa(聖
真公主), giữ chức chưởng quản binh quyền nội bộ, đứng ra tổ chức, luyện tập quân
sĩ, tăng gia sản xuất Năm 43, Mã Viện lại đưa quân sang xâm lược, quân Hai Bà Trưng chống cự không nổi, hai Bà trầm mình xuống Hát Giang tự vẫn Lê Chân cũng mất năm đó nhưng về cái chết của bà, theo truyền thuyết, có một số giả thiết sau:
Bà được tiếng là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú Thái thú Tô Định nghe danh, đòi lấy làm tỳ thiếp Bị khước từ, Tô Định căm giận, bức hại gia đình bà Thù nhà, nợ nước, Lê Chân ngầm đem một số người nhà, người làng đến vùng biển
An Dương lập trại phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và đánh bắt thủy hải sản tạo nên một vùng đất trù phú Để vơi đi nỗi nhớ cội nguồn, bà đặt tên vùng này là An Biên trang Cùng với phát triển sản xuất, bà chiêu mộ trai tráng để luyện binh và được sự ủng hộ của nhân dân quanh vùng Binh sỹ của Lê Chân được huấn luyện chu đáo và có sở trường về thủy trận
Trang 10Khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Lê Chân cùng nghĩa quân ở căn cứ An Biên
đã gia nhập khởi nghĩa và đã lập nên nhiều chiến công vang dội Khởi nghĩa thành
công, Lê Chân được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa, giữ chức
chưởng quản binh quyền nội bộ, đứng ra tổ chức, luyện tập quân sĩ, tăng gia sản xuất Năm 43, Mã Viện lại đưa quân sang phục thù, do tình thế bất lợi căn cứ bị vỡ, Hai Bà Trưng tử trận, Lê Chân đem quân về lập căn cứ địa ở Lạt Sơn, thuộc Hà Nam ngày nay nhằm khôi phục cơ đồ Một lần nữa, Mã Viện đem lực lượng lớn tới tấn công, nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng không bảo toàn được lực lượng Cuối cùng Nữ tướng Lê Chân trầm mình xuống sông để bảo toàn danh tiết
Sau khi bà tuẫn tiết, nhân dân An Biên (phường An Biên, quận Lê Chân ngày nay) dựng đền thờ ở xứ Đồng Mạ (khu vực đền Nghè bây giờ) Đến đời vua thời Trần Anh Tông, bà được phong là Thành hoàng xã An Biên huyện An Dương Hàng năm,
cứ đến ngày sinh mồng 8 tháng 2, ngày hóa 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân An Biên nô nức đến đền Nghè cùng dân lễ tưởng niệm vị nữ tướng
Hải Phòng có một quận nội thành mang tên Bà: Quận Lê Chân
Hải Phòng nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh Đã tới Hải Phòng, du khách không thể không đi thăm Đồ Sơn Bỏ qua Đồ Sơn là đã mất đi ít ra một nửa thú vui trong chuyến đi du lịch tới thành phố cảng
Từ trung tâm thành phố với nửa giờ xe chạy về phía Đông Nam, ôtô đưa chúng ta đến bãi biển Đồ Sơn Bán đảo Đồ Sơn nổi lên giữa một vùng phù sa miền duyên hải, gồm chín ngọn núi giáp vào nhau, vươn dài như một cánh tay khổng lồ vẫy chào biển cả.Đồ Sơn là khu du lịch nổi tiếng với bãi tắm và những thắng cảnh có một không hai trong cả nước; ở đây có rừng, biển, đảo, những con đường đẹp, các khách sạn tráng
lệ, những nhà hàng lộng gió với nhiều món ăn đặc sản của biển, được chế biến bởi các tay đầu bếp cừ khôi
Trang 11( Bãi biển Đồ Sơn)
Bãi tắm khu I hiện ra trước mắt cùng với biển trời bát ngát, những hàng dừa và phi lao, những chiếc ghế đá thơ mộng và một loạt khách sạn: Hoa Phượng, Công Đoàn, Hải Yến…
( K h á c h
sạn Đồ Sơn)