1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các trường hợp hợp đồng mua bán hàng hoá vô hiệu

4 691 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 32 KB

Nội dung

Đề bài số 24: Phân tích các trường hợp hợp đồng mua bán hàng hoá hiệu. Bài Làm: Trong bộ Luật Thương Mại 2005 không đề cập đến hợp đồng mua bán hàng hóa hiệu nhưng bộ Luật Dân Sự 2005 lại có những quy định khá đầy đủ và chi tiết về vấn đề này ( từ điều 127 đến điều 138). Hợp đồng hiệu khác với hợp đồng mất hiệu lực vì việc mất hiệu lực có thể xẩy ra ở bất cứ thời điểm nào khi xuất hiện các điều kiện cần thiết và không mang tính hiệu lực hồi tố. Hợp đồng mua bán hàng hóa hiệu có nghĩa là nó không có hiệu lực trên thực tế, các bên không phải chịu ràng buộc về quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Hợp đồng hiệu có thể tồn tại dưới dạng hiệu tuyệt đối và hiệu tương đối. Hợp đồng mua bán hàng hóa hiệu tuyệt đối (còn gọi là hiệu mặc nhiên) là hợp đồng mặc nhiên bị coi là hiệu khi không thỏa mãn điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng hiệu tuyệt đối xảy ra trong hai trường hợp sau:  Mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.  Hợp đồng được xác lập giả tạo để che dấu cho một hợp đồng khác thì hợp đồng giả tạo sẽ bị hiệu tuyệt đối. Hợp đồng mua bán hàng hóa hiệu tương đối (còn gọi là hiệu theo yêu cầu) có nghĩa là nó chỉ bị coi là hiệu nếu có yêu cầu của một trong các bên hợp đồng và được tòa án thừa nhận. Điều đó cho thấy nếu các bên không có yêu cầu hoặc 1 yêu cầu của các bên không được tòa án thừa nhận thì hợp đồng vẫn được thực hiện trên thực tế và vẫn có giá trị ràng buộc các bên. Như vậy, trong trường hợp này, bản thân hợp đồng không hội tụ đủ các điều kiện có hiệu lực nhưng không bị coi là mặc nhiên hiệu mà chỉ coi là có thể bị hiệu. Tính hiệu lực của nó phụ thuộc vào ý chí của các bên. Chỉ khi nào các bên có yêu cầu và được tòa án thừa nhận thì hợp đồng mới bị coi là hiệu trên thực tế và mất đi tính ràng buộc đối với các bên. Hợp đồng hiệu tương đối tồn tại trong các trường hợp sau:  Hợp đồng được giao kết bởi người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự nếu pháp luật có yêu cầu hợp đồng này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.  Hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn;  Hợp đồng được giao kết do bị lừa dối, đe doạ;  Chủ thể giao kết hợp đồng không nhận thức được hành vi của mình;  Hợp đồng không tuân thủ một số quy định về hình thức trong một số trường hợp do pháp luật quy định. Về phạm vi thì hợp đồng hiệu có hai loại, đó là: hợp đồng hiệu từng phần khi một phần của hợp đồng đó hiệu nhưng không làm ảnh hưởng tới các phần còn lại của hợp đồnghợp đồng hiệu toàn bộ nếu toàn bộ nội dung của nó hiệu. Việc tuyên bố một hợp đồng hiệu thuộc thẩm quyền của tòa án ( Điều 136 BLDS). Các bên tham gia hợp đồng hoặc bên thứ ba có liên quan nếu có nhu cầu thì làm đơn yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng hiệu. Sau khi được tuyên bố hiệu, hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm kí kết, không làm phát sinh 2 quyền và nghĩa vụ đối với các bên. Nếu các bên chưa tiến hành thì không được phép thực hiện hợp đồng. Nếu đã thực hiện hợp đồng thì các bên phải khôi phục lại trạng thái ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì các bên hoàn trả cho nhau bằng tiền. Nếu không bên nào có lỗi trong việc làm cho hợp đồng hiệu thì chi phí cho việc hoàn trả nghĩa vụ cũng như các thiệt hại thực tế xẩy ra do các bên tự chịu, mỗi bên chịu thiệt hại chi phí của mình. Nếu hợp đồng hiệu do lỗi của một bên gây ra thì bên có lỗi gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường. Hoạt động mua bán hàng hóa là một nội dung không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Việc nắm vững, hiểu rõ về hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung cũng như các trường hợp hiệu của hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ giúp các chủ thể kinh doanh kí kết và thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh các tranh chấp và rủi ro đáng tiếc. 3 Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại, tập 2, Nxb.CAND, Hà Nội, 2006; 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009; 3. Bộ luật Dân sự 2005 ; 4

Ngày đăng: 07/04/2013, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w