chuyên đề mô HÌNH TRƯỜNG học mới VNEN

5 1.3K 14
chuyên đề mô HÌNH TRƯỜNG học mới VNEN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyên đề MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN Chuyên đề 1 TỔ CHỨC LỚP HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN Mô hình VNEN hướng tới chuyển các HDGD trong nhà trường thành các hoạt động tự GD cho HS. Mọi HDGD trong nhà trường đều vì lợi ích của HS và do HS thực hiện. Đặc trưng của mô hình tường học mới là “ TỰ “ + Học sinh: Tự giác, tự quản, tự học. tự tin, tự trọng, tự đánh giá hợp tác + Giaó viên: Tự chủ, tự bồi dưỡng, linh hoạt, sáng tạo + Nhà trường: Tự nguyện TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN Phần 1: HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH I . MỤC ĐÍCH CỦA HĐTQHS: - Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh. - Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường. - Tạo Cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh. - Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. - Hội đồng tự quản HS: Thành lập vì HS, cho HS, bởi HS; HS tự bầu, tự tổ chức, tự quản. Tự xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động. Tự điều hành hoạt động. BẦU HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH + Ứng cử. + Đề cử Công bố danh sách ứng cử và đề cử Những người có tên trong danh sách tranh cử bằng cách giới thiệu về mình nói rõ chương trình hành động. + Bầu ban kiểm phiếu. Công bố kết quả. Người có số phiếu cao nhất là CTHĐTQ; số phiếu thứ tự sẽ là các phó CTHĐTQ. +Thành lập các ban chuyên trách. Học tập, - Quyền lợi, Văn nghệ - TDTT. - Lao động, Đối nội - Đối ngoại, - Thư viện. +Các ban họp bầu trưởng ban và xây dựng nội quy hoạt động SƠ ĐỒ : HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HS. 1. CHỦ TỊCH HĐTQ 2. PHÓ CT HĐTQ 3. PHÓ CT HĐTQ … 4. CÁC BAN - BAN HỌC TÂP - BAN ĐỐI NGOẠI - BAN SỨC KHỎE - BAN VỆ SINH - BAN VĂN NGHỆ - BAN TDTT - BAN THƯ VIỆN - BAN QUYỀN LỢI HỌC SINH … A.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THÀNH LẬP HĐTQ B.TRIỂN KHAI THÀNH LẬP HĐTQ 1. Trước bầu cử : Giáo viên, phụ huynh chuẩn bị tư tưởng cho học sinh về mục đích, ý nghĩa, khả năng học sinh… Định ngày bầu cử HĐTQ; Các ban của HĐTQ. 2. Tiến hành bầu cử a. Bầu lãnh đạo HĐTQ ( Chủ tịch, Phó chủ tịch ) - Thảo luận đưa ra tiêu chí của lãnh đạo HĐTQ - Tổ chức cho học sinh ứng cử, đề cử. b.Cho các ứng viên chuẩn bị chương trình để thuyết trình tranh cử - Bầu ban kiểm phiếu; Ban kiểm phiếu làm việc. - Ban lãnh đạo HĐTQ ra mắt. c. Bầu các Ban tự quản: Lãnh đạo HĐTQ họp bàn về xây dựng thể lệ, thống nhất số lượng ban (Dưới sự hướng dẫn của GV) . - Giới thiệu về các ban : Mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ … - Học sinh đăng kí vào các ban. - Bầu trưởng ban. - Các trưởng ban ra mắt . I. Thành lập hội đồng tự quản như thế nào ? Các công cụ để tổ chức Hội đồng tự quản HS Phần 1: HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH Bảng theo dõi sĩ số Nội quy lớp học Hộp thư vui * Hòm thư điều em muốn nói *Hòm cam kết Sổ tay học tập Cuốn sổ nhật kí Câu lạc bộ Nhóm tình bạn, vv… Phần 2: GÓC HỌC TẬP THẾ NÀO LÀ GÓC HỌC TẬP? - Góc học tập theo mỗi môn học : đó là nơi để tài liệu, đồ dùng học tập, sản phẩm, kết quả học tập của môn học đó và có góc cộng đồng để những sản vật đặc trưng của văn hoá, kinh tế cộng đồng. Góc môn Toán THƯ VIỆN LỚP HỌC VNEN Góc cộng đồng Chuyên đề 2 HƯỚNG DẪN SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN 1.Những việc mà cộng đồng cùng tham gia vào hoạt động giáo dục trong nhà trường: + Bầu HĐTQ. + Tu sửa mua sắm cơ sở vật chất. + Đánh giá học sinh. + Chăm sóc sức khoẻ; hỗ trợ thời gian. + Hỗ trợ tham gia giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập. + Giúp trẻ có thêm vốn sống qua thực tế. + Cung cấp thông tin của học sinh cho nhà trường. + Tham gia huy động trẻ đến trường. *Vì sao lại phải có sự tham gia của cộng đồng? - Cộng đồng chính là nơi trẻ sinh sống, nơi trẻ ứng dụng nhiều điều đã được học tập là nơi cung cấp nhiều nguồn thông tin nhất. - Gia đình- Nhà trường- Xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau( 1 học sinh yếu chưa ngoan không thể đổ lỗi hết cho nhà trường). - Phù hợp với cấu trúc dạy học theo mô hình VNEN * Làm như thế nào để cộng đồng cùng tham gia vào quá trình giáo dục. - Tuyên truyền thông qua các phương tiện…. - Bằng việc dạy học giáo dục có chất lượng của GV và nhà trường. - Làm tốt công tác phối kết hợp GĐ-NT. - Hiểu được cộng đồng biết gì? cần gì? Băn khoăn gì? * Những việc gia đình, cộng đồng cần làm để huy động tất cả trẻ em chưa đi học đến trường và trẻ em bỏ học trở lại trường: - Cùng với xã hội đảm bảo các điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất tối thiểu của một trường học để có trường học cho trẻ em đến trường học tập. - Đảm bảo cho trẻ đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở, đồ dùng học tập để đi học. - Quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên, giúp giáo viên yên tâm dạy học. - Hỗ trợ trẻ học tập ở nhà để trẻ học tập tốt, không mặc cảm và bỏ học. - Phát hiện học sinh có nguy cơ bỏ học để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. - Chủ động đề xuất, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ để đưa trẻ đến trường - Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các gia đình và cộng đồng về quyền được đi học của trẻ. * Các hoạt động mà cộng đồng địa phương có thể tham gia để xây dựng môi trường học tập thân thiện và an toàn - Tham dự các cuộc họp do trường và ban đại diện cha mẹ HS tổ chức. - Hỗ trợ bảo vệ nhà trường, đặc biệt trong những kì nghỉ hè, tết, học kì. - Góp công sức để tu tạo sân trường, hàng rào, trồng và bảo vệ cây xanh. - Đánh dấu những địa điểm không an toàn trên sơ đồ cộng đồng ở lớp học. - Nhắc nhở trẻ em không đến gần các địa điểm không an toàn. - Cung cấp các vật dụng cần thiết để nhà trường thực hiện hoạt động giáo dục. - Là khách mời đến nói chuyện về lịch sử, phong tục địa phương. - Cùng với học sinh chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương. - Hướng dẫn giáo viên và học sinh múa, hát, trò chơi ở địa phương. * Những việc gia đình và cộng đồng sẽ làm góp phần xây dựng, tu sửa, bảo quản và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất trong lớp học - Bản đồ cộng đồng - Các góc học tập kèm theo vật dụng địa phương phục vụ việc học tập - Nội quy lớp học - Danh sách hội đồng tự quản và các nhóm hỗ trợ - Trang trí lớp học… * Những việc mà phụ huynh có thể làm để giúp trẻ liên hệ bài học với thực tế cuộc sống - Hỏi về việc học tập của trẻ ở trường. - Lắng nghe trẻ chia sẻ những điều trẻ học được từ trường. - Yêu cầu trẻ trình bày vắn tắt phần ứng dụng của bài học mà trẻ cần phải hoàn thành. - Hướng dẫn trẻ hoàn thành phần ứng dụng của bài học để chuẩn bị cho buổi học ngày hôm sau. - Chia sẻ với trẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình có liên quan đến nội dung, chủ đề mà trẻ quan tâm, thích thú. - Động viên, khích lệ việc học tập của trẻ. - Sẵn lòng san bớt công việc để dành thời gian tham gia các cuộc họp và hoạt động ở trường lớp, nơi các con em mình học tập. - Liên hệ với giáo viên biết việc học tập của con em mình, nhân sự chỉ dẫn của giáo viên về cách giáo dục phù hợp. - Cung cấp kinh nghiệm, sản vật truyền thống ở địa phương để đưa vào nội dung học tập . Chuyên đề MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN Chuyên đề 1 TỔ CHỨC LỚP HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN Mô hình VNEN hướng tới chuyển các HDGD trong nhà trường thành các hoạt. dùng học tập, sản phẩm, kết quả học tập của môn học đó và có góc cộng đồng để những sản vật đặc trưng của văn hoá, kinh tế cộng đồng. Góc môn Toán THƯ VIỆN LỚP HỌC VNEN Góc cộng đồng Chuyên đề. Tự chủ, tự bồi dưỡng, linh hoạt, sáng tạo + Nhà trường: Tự nguyện TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN Phần 1: HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH I . MỤC ĐÍCH CỦA HĐTQHS: - Thúc đẩy sự

Ngày đăng: 16/05/2015, 13:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan