Nhận thức về dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng là dạy theo một tiêu chí qui định phù hợp với phương pháp dạy học trong một giai đoạn nhất định góp
Trang 1TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Tổ: Toán - Lí - Tin - KTCN
Bộ môn: Vật lí
Người báo cáo: Ngô Hoàng Giang
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1: DẠY HỌC THEO CHUẨN KIỂN THỨC, KỸ NĂNG VÀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG ĐỀ
KIỂM TRA
Phần 1 Nhận thức về dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng
Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng là dạy theo một tiêu chí qui định phù hợp với phương pháp dạy học trong một giai đoạn nhất định góp phần nâng cao chất lượng
học tập cho học sinh theo tiêu chuẩn tối thiểu qui định, góp phần chống quá tải cho
học sinh
Dạy học theo chuẩn kiến thức hạn chế việc học thêm, dạy thêm, giúp cho học sinh có niềm tin trong học tập, tránh gây áp lực trong học tập và kiểm tra, thi cử, phát
huy được tính tích cực của học sinh khá giỏi đảm bảo được chất lượng cho học sinh
yếu
* Phân loại mức độ cần đạt được về kiến thức kĩ năng
-Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập hình mẫu mới
- Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: Bình xét, nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức…
- Phân tích: Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt được các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống
- Vận dụng: Là khả năng sử dụng thông tin từ một sự việc này sang một sự việc khác (Sử dụng những hiểu biết trong hoàn cảnh mới)
- Thông hiểu: là khả năng diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn (dự đoán được kết quả và ảnh hưởng)
- Nhận biết: Là khả năng ghi nhớ, nhận diện thông tin Việc biên soạn đề kiểm tra theo ma trận giúp cho giáo viên định lượng được đơn vị
thời gian, đơn vị kiến thức cơ bản, trọng tâm, cấp độ tư duy phát huy được tính tích
cực cho HS
* Một số điểm cần lưu ý trong việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng
Dạy học theo chuẩn kiến thức trên cơ sở của dạy học tích cực có ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại kích thích óc sáng tạo cho học sinh là sự kết tinh sản
phẩm từ sự lao động cần mẫn sáng tạo của người thầy và sự rèn luyện kĩ năng của trò
Dạy học bám sát chuẩn tối thiểu không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong chương trình Giữa các đối tượng học sinh khác nhau chỉ áp dụng nội dung dạy
học khác nhau về mức độ không có nghĩa là hoàn toàn dạy theo SGK mà đòi hỏi người
thầy phải gia công nghiên cứu kĩ lưỡng những tiêu chí cụ thể về KTKN của từng tiết
học mà lựa chọn những KT và bài tập hợp lí phù hợp với chuẩn tối thiểu đồng thời
khai thác được chiều sâu, rộng của SGK một cách tự nhiên sao cho phù hợp với các
đối tượng HS từ đó từng bước rèn luyện kĩ năng cho HS theo các cấp độ tư duy
Xác định các đơn vị kiến thức cơ bản và kiến thức trọng tâm trong từng tiết dạy từng chương Lựa chọn những bài tập trong sách giáo khoa phân loại theo các cấp độ
của tư duy Chú ý các bài tập đạt chuẩn ở từng bài trong sách giáo khoa ở phần bài tập
và phần luyện tập Tập dượt soạn đề kiểm tra 45 phút theo ma trận phù hợp với các cấp
độ của tư duy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Nhóm, tổ dự giờ của GV chỉ ra được
những hoạt động của GV và HS theo các tiêu chí của chuẩn Tập dượt khai thác kiến
Trang 2thức cơ bản của SGK một cách hợp lí phù hợp với các tính chất của chuẩn Thống nhất cách ghi bảng cho từng GV một cách hợp lí như bỏ dần cách ghi (SGK); dùng các kí hiệu lạ không có trong quy định Thống kê hệ thống những sai sót, sai lầm của HS về cách viết, ký hiệu, kiến thức kĩ năng Từ đó sửa sai, khắc phục sai sót và rút kinh nghiệm cho học sinh trong khi làm bài tập đặc biệt là trình bày 1 bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Cảnh giác cho HS không sử dụng các thông tin chưa chuẩn kiến thức kĩ năng ở tài liệu tham khảo.Không dùng các kiến thức ngoài kiến thức tóm tắt sau chương theo quy định của chuẩn kiến thức kĩ năng Ra đề kiểm tra 15 phút phải nêu được chuẩn đánh giá về kiến thức kĩ năng, đề kiểm tra 45 phút trở lên phải thiết lập bảng ma trận, chú ý tới các cấp độ của tư duy theo tháp tư duy GV phảỉ nêu ra bài tập mẫu, trình bày lời giải mẫu, ra các bài tập tương tự cho HS tự làm theo mẫu Giáo viên phải từng bước chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến thức một chiều sang phương pháp dạy học mới, trong đó HS dưới sự tổ chức, hướng dẫn, gợi mở của GV phải tự mình chiếm lĩnh bài học, tự rút ra kết luận, những bài học cần thiết cho mình với sự chủ động tối đa Xác định rõ ràng, chính xác mục tiêu bài học, đảm bảo chuẩn KTKN Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác học tập, chú trọng rèn luyện kĩ năng vận dụng, thực hành của HS; gắn nội dung bài học vào thực tế cuộc sống Khai thác tối đa, sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học Phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học tích cực Thiết kế bài dạy: bám sát chuẩn KTKN, nắm chắc trọng tâm và hướng dẫn thực hiện để thiết kế bài giảng đảm bảo các yêu cầu cơ bản, tránh lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, khiến giờ dạy quá tải, nặng nề, không kịp thời gian Kiểm tra đánh giá HS đúng tinh thần đổi mới, đảm bảo tính khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống và vừa sức, động viên, khích lệ kịp thời Cần phân loại đối với từng đối tượng HS trong một lớp và giữa các lớp để từ đó lựa chọn phương pháp dạy phù hợp Cần nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các môn học nói chung, môn Vật lí nói riêng để từ đó có sự đầu tư thích đáng, lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với đặc thù môn học HS chăm chỉ học tập Học đến đâu ôn ngay đến đấy Đặc biệt là sau mỗi chương phải tự mình biết chốt lại các kiến thức đã học ở trong chương, xác định được kiến thức cơ bản và trọng tâm Hình thành được những sợi dây liên kết các kiến thức đã học từ lớp 6-7-8-9 Giáo viên hướng dẫn HS vừa học vừa ôn tập Sau mỗi chương, GV hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương để HS dễ học thuộc, dễ nhớ Sphải làm chủ được kiến thức, có cách nhìn tổng quát các dạng bài tập, ra bài tập từ dễ đến trung bình đến hơi khó giúp các em dần say sưa với bộ môn
xử lí nhanh các tình huống trên lớp giảng dạy phải nhiệt tình, tỉ mỉ, có phương pháp, kinh nghiệm, thường xuyên kiểm tra có hệ thống Khai thác triệt để các đơn vị kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm của SGK trên cơ sở đó khai thác sâu những kiến thức
có nhiều ứng dụng trong giải bài tập Thực hiện phương châm: Dạy chuẩn, chắc, sâu kiến thức SGK; Dạy 1 luyện 10; Ôn kiến thức kết hợp với luyện kĩ năng; Chú trọng cho HS ghi nhớ học thuộc các tóm tắt kiến thức sau chương; Coi trọng phương pháp giảng dạy luyện tập và thực hành trong luyện tập
Giáo viên bám sát được các tiêu chí của tiết dạy, khai thác sâu kiến thức SGK
mở rộng phát triển kiến thức phù hợp với các đối tượng HS, phát huy được tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của HS tạo niềm vui và thái độ tự tin trong học vật lí cho HS Rèn được các kĩ năng cơ bản, chuyên biệt, tổng hợp trong quá trình giải bài tập, luyện tập; các kĩ năng vẽ hình tính, đo đạc, dự đoán Trau dồi được các hoạt động vật lí đặc biệt là hoạt động ngôn ngữ: chuyển đổi ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ vật lí và ngược lại Rèn luyện được các thao tác tư duy theo tháp tư duy
Trang 3Bám sát các tiêu chí về KTKN; nghiên cứu kĩ lưỡng tư tưởng của SGK chuẩn bị
hệ thống câu hỏi bài tập khai thác kiến thức một cách phù hợp giúp cho bài giảng của
GV đạt hiệu quả cao
Ứng dụng hợp lí CNTT các phương tiện dạy học hiện đại như các phần mềm vào việc khai thác và đề xuất các mạch điện, hình vẽ quang học, cơ học làm cho hoạt
động thực hành, xử lí số liệu, giải bài tập được phong phú và sáng tạo gây hứng thú
học tập cho HS Dự báo những sai lầm và biện pháp khắc phục sai lầm thường xuyên
cho HS góp phần không nhỏ vào việc bám sát chuẩn KTKN
Xây dựng hình thành và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho HS một cách thường xuyên giúp cho các em vững vàng tự tin trong luyện tập và kiểm tra Ra đề kiểm tra
miệng đến 15 phút theo chuẩn KTKN đặc biệt các đề kiểm tra 1 tiết theo các cấp độ tư
duy (theo ma trận) giúp cho GV định hình được chất lượng học tập thực chất của HS
Việc kiểm tra và đánh giá theo các tiêu chí giúp cho GV và HS định hướng được quá
trình rèn luyện trong học tập đặc biệt là trong thi cử
Phần 2 Vận dụng
1 Xây dựng giáo án
2 Xây dựng đề kiểm tra
Tự nhận xét, đánh giá: điểm; loại:
(Thang điểm 10, loại trung bình từ 5 đến dưới 7, khà từ 7 đến dưới 9, giỏi từ 9 đến 10)
Tổ: Toán - Lí - Tin - KTCN
Bộ môn: Vật lí
Người báo cáo: Ngô Hoàng Giang
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC Ở BỘ MÔN VẬT LÍ
Phần 1: Nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) môn Vật lí
Trước những khó khăn của thực tiễn giáo dục, khi thực hiện đổi mới PPDH, chúng ta phải chấp nhận một giải pháp quá độ mang tính cải tiến, với phương châm là:
dạy học tạo điều kiện để học sinh “suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận
nhiều hơn”
Việc cải tiến PPDH cần được thực hiện ở tất cả các khâu: xác định mục tiêu bài học; tổ
chức hoạt động học tập; sử dụng thiết bị dạy học, đánh giá kết quả học tập của học
sinh; soạn giáo án (lập kế hoạch bài học) Ở đây bản thân chỉ đề cập vấn đề: lượng hóa
mục tiêu bài học và tổ chức hoạt động học tập theo mục tiêu được lượng hóa
1 Lượng hóa mục tiêu dạy học: Từ nhiều năm nay, giáo án của giáo viên hay
trong hướng dẫn giảng dạy, mục tiêu bài học (mục đích yêu cầu) thường viết chung
chung như: nắm được khái niệm năng suất tỏa nhiệt , đặc điểm của quá trình nóng
chảy… Nhiều khi mục tiêu còn được hiểu là những điều mà GV sẽ phải làm, trong quá
trình giảng dạy: “Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về…, củng cố khái niệm
trọng lượng, khối lượng, rèn luyện kĩ năng, ” Với cách trình bày mục tiêu bài học
như vậy ta không có cơ sở để biết khi nào HS đạt được mục tiêu đó
Với định hướng dạy học mới, mục tiêu của bài học được thể hiện bằng sự khẳng định về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học sẽ phải đạt được ở mức độ
nhất định sau tiết học (chứ không phải là hoạt động của GV trên lớp như trước đây)
Mục tiêu của bài học sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng học tập của học sinh và hiệu
quả thực hiện bài dạy của GV Do đó mục tiêu của bài học phải cụ thể sao cho có thể
Trang 4đo được hay quan sát được, tức là mục tiêu bài học phải được lượng hóa Người ta thường lượng hóa mục tiêu bằng các động từ hành động, một động từ có thể dùng ở các nhóm mục tiêu khác nhau:
* Nhóm mục tiêu thái độ, thường dùng các động từ sau: tuân thủ, tán thành, phản đối, hưởng ứng, chấp nhận, bảo vệ, hợp tác,
* Nhóm mục tiêu kiến thức ta lượng hóa theo 3 mức độ (trong 6) mức độ nhận thức của Bloom
Mức độ nhận biết, thường dùng các động từ: phát biểu, liệt kê, mô tả, trình bày, nhận dạng,…
Mức độ thông hiểu, thường dùng các động từ: phân tích, so sánh, phân biệt, tóm tắt, liên hệ, xác định,
* Nhóm mục tiêu kĩ năng
Ta tạm chia làm 2 mức độ: làm được và làm thành thạo một công việc Các động từ thường dùng là: nhận dạng, liệt kê, thu thập, đo đạc, vẽ, phân loại, tính toán, làm thí nghiệm, sử dụng,
2 Tổ chức cho học sinh hoạt động
a Lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức cho HS hoạt động, SGK và chuẩn kiến thức kỹ năng đã trình bày các đơn vị kiến thức theo định hướng hoạt động Trong từng đơn vị kiến thức, GV có thể tổ chức những hoạt động khác nhau để HS chiếm lĩnh kiến thức Căn cứ vào nội dung kiến thức trong SGK và chuẩn kiến thức kỹ năng, điều kiện thiết bị, thời gian học tập và khả năng học tập của HS, GV cân nhắc và lựa chọn nội dung để tổ chức cho HS hoạt động Trong khi lựa chọn kiến thức phải chú ý đến phần giảm tải
b Dự kiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn Hs hoạt động
Trong mỗi hoạt động, GV dự kiến hệ thống câu hỏi xen kẽ với những yêu cầu Hs hoạt động để hướng dẫn HS tiếp cận, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới Mỗi hoạt động đều nhằm mục tiêu chiếm lĩnh một kiến thức hay rèn luyện một kĩ năng cụ thể phục vụ cho việc đạt được mục tiêu chung của bài học Hệ thống câu hỏi của GV nhằm hướng dẫn HS tiếp cận, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức trong từng hoạt động giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học
Phần 2 Vận dụng
1 Lượng hóa mục tiêu dạy học:
Ví dụ: Khi nêu mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của bài học “Đòn bẩy” chương trình lớp 6, nếu ta viết: Học sinh phải nắm vững khái niệm đòn bẩy, tác dụng của đòn bảy,… thì mục tiêu bài học đó chưa được lượng hóa Để lượng hóa mục tiêu đó, ta sử dụng các động từ hành động như sau:
Nêu được tên các yếu tố cơ bản của một đòn bẩy (mức độ nhận biết)
Xác định được điểm tựa và các lực tác dụng lên một số dụng cụ thực tế có sử dụng nguyên tắc đòn bẩy (mức động thông hiểu)
Biết sử dụng một số loại đòn bẩy trong thực tế để có lợi về lực hoặc có lợi và đường đi hoặc biết vận dụng điều kiện cân bằng của đòn bẩy để giải quyết một số bài tập, có liên quan (mức độ vận dụng và mức độ kĩ năng làm được)
Với những yêu cầu mới của xã hội đối với GD, mục tiêu dạy học không chỉ là những yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện kiến thức, lặp lại đúng, thành thạo các kĩ năng như trước đây, mà còn đặc biệt chú ý đến năng lực nhận thức, năng lực tự học của HS Những nội dung mới về mục tiêu này chỉ có thể hình thành dần dần qua hệ thống nhiều bài học, nhiều môn học và chỉ có thể đánh giá được sau một giai đoạn học tập xác định (sau 1 học kì, 1 năm học, cấp học) nên thường ít được thể hiện trong mục tiêu của bài học cụ thể
Trang 52 Tổ chức cho học sinh hoạt động
* Tổ chức tình huống học tập (chủ yếu là xác định nhiệm vụ học tập)
- Đặt câu hỏi nghiên cứu
- Nêu dự đoán
- Đề ra giả thuyết
- Thu thập thông tin
- Quan sát các hiện tượng, thí nghiệm, sự kiện
- Tìm được những thông tin cần thiết từ sách, báo,
* Lập kế hoạch khám phá
- Tiến hành khám phá
Ví dụ: bố trí, lắp đặt dụng cụ thiết bị TN; thực hiện TN theo hướng dẫn; thay đổi phương án TN nếu kết quả không phù hợp với vấn đề đặt ra
- Ghi các kết quả khám phá
Ví dụ: đọc số chỉ của các dụng cụ TN ở mức độ cẩn thận và chính xác cần thiết lập; lập bảng kết quả; biểu diễn kết quả bằng đồ thị; sơ đồ
* Xử lí thông tin
- Lập bảng, biểu, vẽ đồ thị theo những cách khác nhau, từ đó phân tích dữ liệu
và nêu ý nghĩa của chúng
- Tìm quy luật từ biểu, bảng, đồ thị
- Phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu bản chất của những nhóm đối tượng đã quan sát
- So sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu và rút ra kết luận
* Thông báo kết quả làm việc
- Mô tả lại những TN đã làm
- Trình bày, giải thích những việc đã làm bằng: lời, hình vẽ, đồ thị
- Nêu kết luận đã tìm thấy được
- Vận dụng, ghi nhớ kiến thức bằng cách
* Giải bài tập (định tính, định lượng, thực nghiệm)
* Làm đồ chơi, dụng cụ học tập
* Học thuộc lòng
Trong từng hoạt động, GV có thể phát huy tính tích cực nhận thức của HS ở những mức độ khác nhau, kinh nghiệm cho thấy khi dạy học theo hướng tích cực hoạt động nhận thức của HS, trong một tiết học, GV thường dễ bị “cháy giáo án” Do đó,
GV cần xác định hoạt động trọng tâm (tùy thuộc mục tiêu đã được lượng hóa của bài học cũng như cơ sở thiết bị dạy học cho phép), phân bổ thời gian hợp lí để điều khiển hoạt động học tập của HS
* Một số kĩ năng đặt câu hỏi
Dưới đây là một số kĩ năng đặt câu hỏi theo các mức độ nhận thức tăng dần của Bloom
1 Câu hỏi nhận biết
Ứng với mức độ lĩnh hội 1 “nhận biết”
Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra trí nhớ của Hs về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm,
Việc trả lời các câu hỏi này giúp HS ôn lại được những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải qua Các từ để hỏi thường là: “CÁI GÌ…”, “BAO NHIÊU…”, “HÃY ĐỊNH NGHĨA…”, “CÁI NÀO…”, “EM BIẾT NHỮNG GÌ VỀ…”, “KHI NÀO ”, “BAO GIỜ…”, “HÃY MÔ TẢ ”…
Ví dụ: Hãy phát biểu định nghĩa chuyển động cơ học hoặc hãy liệt kê một số vật liệu thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn
Trang 62 Câu hỏi thông hiểu
Ứng với mức độ lĩnh hội 2 “thông hiểu”
Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách HS liên hệ, kết nối các dữ liệu, số liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa…
Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy HS có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu
ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học Các cụm từ để hỏi thường là: “TẠI SAO…”, “HÃY PHÂN TÍCH…”, “HÃY SO SÁNH…”, “HÃY LIÊN HỆ…”, “HÃY PHÂN TÍCH…”,…
Ví dụ: Hãy tính vận tốc của vật khi biết cụ thể độ dài quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó; hoặc hãy xác định giới hạn đo và chia nhỏ nhất của bình chia độ
3 Câu hỏi vận dụng
Ứng với mức độ lĩnh hội 3 “vận dụng”
Mục tiêu của loại câu hỏi là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các quy luật, các phương pháp… vào hoàn cảnh và điều kiện mới Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy HS có khả năng hiểu được các quy luật, các khái niệm…
có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết, vận dụng các phương án vào thực tiễn Khi đặt câu hỏi cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài học và sử dụng các cụm từ như: “LÀM THẾ NÀO…”, “HÃY TÍNH SỰ CHÊNH LỆCH GIỮA…”, “EM CÓ THỂ GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN VỀ… NHƯ THẾ NÀO”,…
Ví dụ: Hãy tính tốc độ trung bình của một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B biết độ dài quãng đường đó là 150 km, ô tô khởi hành lúc 8h15’ và đến vào lúc 12h30’ Hay làm thế nào để sử dụng thước dài đã bị gãy đầu có vạch số 0?
4 Câu hỏi phân tích
Ứng với mức độ lĩnh hội 4 “phân tích”
Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn
đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm
Việc trả lời câu hỏi này cho thấy HS có khả năng tìm ra được mối quan hệ mới,
tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận Việc đặt câu hỏi phân tích đòi hỏi HS phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế: “TẠI SAO…”, đi đến kết luận “EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ…”, “HÃY CHỨNG MINH…” Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải (thể hiện sáng tạo)
Ví dụ: Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớn của lực kéo với độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng; hoặc hãy chứng minh cái đinh vít là 1 dạng của mặt phẳng nghiêng
5 Câu hỏi tổng hợp
Ứng với mức độ lĩnh hội 5 “tổng hợp”
Mục tiêu của câu hỏi loại này là để kiểm tra xem HS có thể đưa ra những dự đoán, giải quyết vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo
Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của HS, các em phải tìm ra những nhân
tố và ý tưởng mới để có thể bổ sung, cho nội dung Để trả lời câu hỏi tổng hợp khiến
HS phải: dự đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra các câu trả lời sáng tạo Cần nói rõ cho
HS biết rõ rằng các em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, giải pháp mang tính sáng tạo, tưởng tượng của riêng mình GV cần lưu ý rằng câu hỏi loại này đòi hỏi một thời gian chuẩn bị khá dài, vì vậy hãy để cho HS có đủ thời gian tìm ra câu trả lời
Ví dụ: Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia đình sống bên cạnh đường giao thông lớn có nhiều loại xe cộ qua lại; hoặc hãy tìm cách xác định thể tích của vật thấm nước (những viên phấn) bằng bình chia độ
Trang 76 Câu hỏi đánh giá Ứng với mức độ lĩnh hội 6 “đánh giá”
Mục tiêu của loại câu hỏi này là kiểm tra xem HS có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng, giải pháp,… dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra
Ví dụ: Theo em trong 2 phương pháp đo thể tích bằng bình chia độ và bằng bình tràn thì phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn?
Kết luận: hiệu quả kích thích tư duy HS khi đặt câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp hay
cao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của HS Sẽ hoàn toàn vô tác dụng nếu GV đặt
câu hỏi khó để HV không có khả năng trả lời được Và mặt khác, thật không có nghĩa
nếu đặt câu hỏi quá dễ đối với khả năng của HS GV cần có nhận xét, động viên ngay
những câu hỏi, trả lời đúng cũng như câu hỏi trả lời chưa đúng Nếu tất cả HS đều trả
lời sai thì GV cần đặt câu hỏi đơn giản hơn để HS có thể trả lời được vì HS chỉ có
hứng thú học khi họ thành công trong học tập
Tự nhận xét, đánh giá: điểm; loại:
Tổ: Toán - Lí - Tin - KTCN
Bộ môn: Vật lí
Người báo cáo: Ngô Hoàng Giang
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 3: NÂNG CAO NĂNG LỰC LẬP
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
I Mô đun 13: Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học
A Đặt vấn đề
Quá trình dạy học là quá trình mà dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt
động của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học
Dạy học có hiệu quả luôn phải bắt đầu từ người học Nếu người học không có nhu cầu, hoặc không mong muốn học, quá trình học tập trong điều kiện tốt nhất sẽ bị
chậm.Và nếu bạn chỉ quan tâm đến khía cạnh nhận thức mà không chú ý đến điều mà
người học muốn biết thì cũng giống như việc bạn xếp hàng gạch thứ 5 lên bức tường
mà không biết liệu hàng gạch thứ 4 có đúng vị trí hay không
Vì thế bước đầu tiên trong bất kỳ một chương trình học nào cũng phải tìm hiểu
để biết được người học đến từ đâu, họ có nhu cầu gì, cũng như họ đã biết cái gì, họ có
sẵn sàng biết hay không Sau đó quá trình dạy học sẽ tiếp tục xem xét những hiểu biết
trước đây của người học và các nhu cầu,động lực học tập để xây dựng kế hoạch dạy
học phù hợp, đảm bảo hiệu quả học tập
Chuyên đề nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS được trình bày với hai nội dung:
1 Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS
2 Phương pháp và kỹ thuật xác định nhu cầu học tập của học sinh
B Nội dung
I Nhu cầu và động lực học tập của HS
1 Nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo
Trang 8trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau
* Đặc trưng của nhu cầu : - Không ổn định, biến đổi
- Năng động
- Biến đổi theo quy luật
- Không bao giờ thoả mãn cùng một lúc mọi nhu cầu
* Các loại nhu cầu : - Nhu cầu vật chất: Ăn uống, đi lại, nhà ở
- Nhu cầu cảm xúc: Yêu thương, tôn trọng
- Nhu cầu xã hội: Giáo dục, tôn giáo
* Mức độ : - Mức độ 1: Lòng mong muốn
- Mức độ 2 : Tham
- Mức độ 3: Đam mê
* Biểu hiện: - Hứng thú
- ớc mơ
- Lý tưởng
2 Động lực học tập của HS THCS
Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên
và học sinh Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi học sinh tỏ ra thiếu hứng thú học bài, thiếu sự hợp tác với thầy cô và cả các bạn Dẫn đến tình trạng giờ học căng thẳng, rời rạc, giáo viên mất hưng phấn giảng dạy; học sinh ức chế trong quá trình tiếp thu kiến thức Vì vậy, 8 nguyên tắc đơn giản sau đây giáo viên có thể áp dụng nhằm giúp học sinh lấy lại động cơ trong học tập:
Các nguyên tắc đơn giản giúp giáo viên tạo động lực cho học sinh
Nguyên tắc 1: Liên tục nhấn mạnh những khái niệm then chốt Hãy lặp lại
những khái niệm này trong các bài giảng và bài tập về nhà trong suốt khóa học Qua việc đưa ra các câu hỏi liên quan đến các chủ đề chính này trong mỗi kì thi, giáo viên
có thể khuyến khích học sinh học, nhắc lại và có thể ứng dụng những kiến thức đó vào các trường hợp cụ thể khác nhau
Nguyên tắc 2: Sử dụng các phương tiện nghe nhìn khi cần thiết để giúp học
sinh hiểu được các khái niệm khó và trừu tượng bởi vì một điều rất đáng chú ý là hiện nay học sinh có xu hướng nghe nhìn rất nhiều.Với những học sinh này thì một giản đồ hoặc sơ đồ sẽ có tác dụng hơn hàng ngàn chữ viết hoặc bài giảng bằng lời
Nguyên tắc 3: Sử dụng tư duy logic khi cần thiết Hãy chỉ rõ cho học sinh thấy
rằng thông tin nào là số liệu chính xác cần ghi nhớ máy móc, thông tin nào có thể được suy luận nhờ tư duy logic Hãy dạy học sinh cách suy luận và cách tiếp nhận kiến thức mới bằng phương pháp tư duy Một khi học sinh đã sử dụng tư duy trong học tập thì chúng có thể mở rộng kiến thức đến không ngờ
Nguyên tắc 4: Sử dụng các hoạt động trên lớp để củng cố kiến thức mới học.
Sau khi dạy học sinh những khái niệm cơ bản, giáo viên nên cho học sinh làm bài tập ngay dựa vào những kiến thức mới Những bài tập này có thể ngắn nhưng miễn là làm học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm mới Học sinh nên được làm việc theo nhóm, làm bài tập dựa vào bài, có thể hỏi giáo viên khi làm bài Cách này có tác dụng rất lớn giúp học sinh hiểu thấu đáo bài mới Ngoài ra nó sẽ giúp việc có mặt của học sinh có tác dụng tích cực và khuyến khích học sinh đi học đều đặn
Nguyên tắc 5: Giúp học sinh tạo đường dẫn giữa kiến thức mới với kiến thức
đã học Nếu học sinh có thể liên hệ những kiến thức cũ thì việc học kiến thức mới sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn
Trang 9Nguyờn tắc 6: Hóy tụn trọng học sinh Học sinh nờn được tụn trọng ngay từ khi
vào học Giỏo viờn cú thể kớch thớch tinh thần trỏch nhiệm của học sinh bằng cỏch trao cho họ một số chức vụ Đõy là cỏch khỏ hiệu quả khụng chỉ với học sinh THCS,THPT
mà với cả sinh viờn cỏc trường đại học, cao đẳng vỡ họ sẽ gắng hết sức để khẳng định mỡnh
Nguyờn tắc 7: Giữ cho học sinh luụn ở trỡnh độ cao Nếu học sinh khụng bị yờu
cầu học tập với mức tiờu chuẩn nhất định, thỡ chỉ cú những học sinh cú ý thức rất cao mới tự học hành chăm chỉ mà thụi Mặt khỏc, yờu cầu cao trong giảng dạy khụng chỉ tạo động lực cho học sinh mà nú cũn tạo ra được những tinh thần phấn khởi cho học sinh khi đạt được những yờu cầu đú Mỗi nguyờn tắc trờn đều cú những tỏc dụng rất khỏc nhau Tuy nhiờn nguyờn tắc 6 và 7 là quan trọng hơn cả Nếu học sinh khụng được tụn trọng và khụng được giữ ở trỡnh độ cao thỡ những nguyờn tắc trờn sẽ bị giảm tỏc dụng
II Phương phỏp, kĩ thuật xỏc định nhu cầu học tập của học sinh THCS
1 Phương phỏp quan sỏt
Với phương phỏp này, người quan sỏt phải là người cú hiểu biết, kinh nghiệm về dạy học, quy trỡnh và phương phỏp thực hiện dạy học Thụng qua việc quan sỏt, người quan sỏt sẽ thấy được những thiếu sút trong thực tế học tập của học sinh Giỏo viờn cú thể căn cứ những thụng tin này để xỏc định nhu cầu của học sinh
Việc quan sỏt này cú thể thực hiện dưới hai hỡnh thức:
* Quan sỏt chớnh thức: là việc người quan sỏt đến tại nơi ở, học tập của học sinh và ghi chộp đặc điểm của học sinh, về gia đình, kinh tế, tâm t tình cảm
- Ưu điểm: giáo viên và học sinh thực hiện cụng việc đều cú thể trao
đổi với nhau về về giải pháp khắc phục rào cản, và thực hiện yêu cầu của học sinh
- Nhược điểm: người bị quan sỏt cú thể cú những hành vi khụng đỳng với thực tế anh ta hay làm hoặc cảm giỏc bất an khi bị người khỏc quan sỏt
*Quan sỏt phi chớnh thức: là việc người quan sỏt sẽ kớn đỏo quan sỏt người học
2 Phương phỏp đàm thoại
- Ưu điểm: Đõy là một cỏch hữu hiệu để cú thể lấy được thụng tin cập nhật
và chớnh xỏc trong quỏ trỡnh xỏc định nhu cầu
- Nhược điểm: Khi xỏc định nhu cầu dạy học trờn quy mụ lớn, việc lựa chọn đỳng mẫu tiờu biểu khú và khụng thể nào đàm thoại được tất cả học sinh mà chỉ với một vài đối tượng Vỡ vậy, kết quả thu được khụng hoàn toàn chớnh xỏc, khỏch quan Đụi khi việc đàm thoại cú thể gõy giỏn đoạn quỏ trỡnh dạy học
3 Phơng pháp đánh giá so sánh kết quả học tập của học sinh
Dựa vào kết quả điểm học tập của học sinh, mà so sánh đánh giá về mức độ nhận thức, sự tiến bộ của các em học sinh một cách khoa học
Dựa vào kết quả học tập mà giáo viên có thể xác định xem học sinh có nhu cầu học tập ở mức độ nào Nhu cầu học tập đú đó trở thành động lực thỳc đẩy học sinh tiếp thu, tỡm tũi tri thức mới chưa
Túm lại : Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS phụ thuộc vào nhiều
yếu tố ( chủ quan, khỏch quan, điều kiện vựng miền, đối tượng học sinh, gia đỡnh )
Vỡ vậy trong kế hoạch dạy học của người giỏo viờn cần cú sự mềm dẻo, linh hoạt Cú thể vận dụng cỏc phương phỏp, kỹ thuật khỏc để xỏc định nhu cầu và động lực học tập của học sinh phự hợp với từng yếu tố đú Người dạy từ hiểu được nhu cầu học tập của cỏc em để từ đú giỳp cỏc em cú động lực học tập đỳng đắn, biết vượt qua khú khăn, biết ước mơ và vươn lờn trong cuộc sống
Trang 10II Mô đun 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
I Đặt vấn đề
Tích hợp là một khái niệm rộng, ở mỗi lĩnh vực khoa học khác nhau cũng được hiểu và ứng dụng khác nhau Trong dạy học, tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức một số môn học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề, những kiến thức nguồn
Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp đó là một trong những nội dung trọng tâm Bộ GD-ĐT yêu cầu trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục
trung học cơ sở năm học 2013-2014 Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những
quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học
Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục
và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại
Chuyên đề dạy học theo hướng tích hợp được trình bày với hai nội dung sau:
1 Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
2 Mục tiêu, nội dung, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
II Nội dung
1 Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp:
- Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội dung cần được tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cử chỉ, việc làm, hành
vi đúng đắn
- Phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học tập cũng như trong thực tiển cuộc sống
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học
- Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các khối lớp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau
- Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực
2 Mục tiêu, phương pháp, nội dung của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
a Mục tiêu
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa
(Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.)