1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Đà Nẵng

26 882 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 233,79 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM THỊ BÁ LINH NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO MINH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: QUẢ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM THỊ BÁ LINH

NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO MINH ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số: 60.34.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2014

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học : PGS TS LÊ THẾ GIỚI

Phản biện 1: PGS.TS LÊ VĂN HUY

Phản biện 2: TS HUỲNH HUY HÒA

Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 4 tháng 9 năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, khách hàng là nhân tố quyết định sự tồn tại của công ty Công ty nào dành được mối quan tâm và sự trung thành của khách hàng, công ty đó sẽ có được sự phát triển bền vững Chiến lược kinh doanh hướng đến khách hàng đang trở thành chiến lược quan trọng hàng đầu của các công ty Vì vây, nghiên cứu sự hài lòng khách hàng đối với sản phẩm của công

ty là một công việc quan trọng cần thực hiện liên tục và thường xuyên để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng

2 Mục tiêu nghiên cứu

• Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Đà Nẵng

• Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ

• Đề xuất một số định hướng giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ

3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các hoạt động dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại công

ty Bảo Hiểm Bảo Minh Đà Nẵng

Đối tượng là các khách hàng mua bảo hiểm của Bảo Minh Tại

Đà Nẵng

4 Câu hỏi nghiên cứu

• Các tiêu chí thuộc về sản phẩm như chất lượng bảo hiểm có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng hay không? Khách hàng

Trang 4

hài lòng ở mức độ nào đối với mỗi yếu tố sản phẩm, giá cả, và hình thức truyền thông cổ động?

• Nên đẩy mạnh hơn nữa kênh kênh truyền thông nào?

• Khách hàng có trung thành với bảo hiểm và giới thiệu về sản phẩm hay không?

• Những yếu tố thay đổi của dịch vụ mà khách hàng kỳ vọng cao là gì? Có sự khác biệt giữa mức độ kỳ vọng của khách hàng đối với mỗi tiêu chí thay đổi của sản phẩm trong tương lai hay không?

• Đối với đối tượng chưa sử dụng sản phẩm, nguyên nhân là gì

và liệu họ có thay đổi quyết định hay không?

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng để xem xét

sự hài lòng của khách hàng Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo chất lượng dịch vụ, thang đo sự tín nhiệm và thang đo sự hài lòng Nghiên cứu định lượng để kiểm định

mô hình thang đo và mô hình lý thuyết về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng về chất lượng dịch vụ

6 Ý nghĩa thực tiễn

Lợi ích của nghiên cứu là nhận diện tiêu chuẩn (biến số) tác động đến sự thoả mãn của khách hàng cùng với những thông tin tương tự về đối thủ cạnh tranh của công ty Thực hiện nghiên cứu này hằng năm, công ty sẽ nhận diện được những nhân tố quan trọng nhất với sự thoả mãn của khách hàng và chính sự nhận biết này sẽ giúp các công ty điều tiết nguồn lực hợp lý nhất để thoả mãn “thượng

đế mục tiêu” của mình

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng

Trang 5

Từ những năm 1930 chất lượng trong lĩnh vực sản xuất đã được xác định như một yếu tố để cạnh tranh, nhưng yếu tố chất lượng thực sự trở nên quan trọng kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 Những tác giả tiên phong trong lĩnh vực này là W.Edwards Deming, Joseph M.Juran và Kaoru Ishikawa Còn lĩnh vực dịch vụ mới phát triển trong vài thập kỷ gần đây Vì thế để định nghĩa, đánh giá cũng như quản lý chất lượng trong lĩnh vực này đều xuất phát từ lĩnh vực sản xuất Nhưng sản phẩm dịch vụ có đặc điểm vô hình, không thể cân đo đong đếm và rất khó kiểm soát chất lượng; không đồng nhất thay đổi theo khách hàng, theo thời gian; không thể tách ly, nhất là những dịch vụ có hàm lượng lao động cao và không thể tồn kho Đánh gía chất lượng dịch vụ không dễ dàng, cho đến nay còn rất nhiều tranh cãi giữa các nhà lý thuyết cũng như các nhà nghiên cứu trong việc định nghĩa, đánh gía chất lượng dịch vụ Tuy nhiên, sau đây là định nghĩa và phương pháp đánh gía chất lượng được các nhà nghiên cứu hay đề cập trong các nghiên cứu của mình

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

1.1.1 Khái quát về dịch vụ, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ bảo hiểm nhân thọ

a Khái quát về dịch vụ

Dịch vụ đã có từ lâu và giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội Kinh tế ngày càng phát triển, dịch vụ ngày càng giữ vị trí quan trọng

 Khái niệm dịch vụ:

Dịch vụ là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố

Trang 6

không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu Sản phẩm của dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất [4,6]

Đặc điểm của dịch vụ: dịch vụ có 4 đặc điểm cơ bản [4,12] Dịch vụ là một hàng hóa đặc biệt, nó có những nét đặc trưng riêng mà hàng hóa hữu hình không có Dịch vụ có 4 đặc điểm nổi bậc của nó đó là:

• Dịch vụ có tính không hiện hữu

Trang 7

dự phòng tập trung nhằm mục đích khắc phục hậu quả của rủi ro,ổn định kinh doanh và đời sống

c.Dịch vụ bảo hiểm nhân thọ

Có nhiều khái niệm khác nhau về bảo hiểm nhân thọ Thực

tế bảo hiểm nhân thọ là sự cam kết giữa Công ty bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm (người được bảo hiểm) trong đó Công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả cho người tham gia bảo hiểm (người được bảo hiểm) một khoản tiền nhất định khi có những sự kiện định trước xảy ra (người được bảo hiểm bị chết, thương tật toàn bộ vĩnh viễn, hay còn sống đến một thời điểm chỉ rõ trong hợp đồng) Còn người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn

1.1.2 Chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ bảo hiểm

a Chất lượng dịch vụ

Chất lượng của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ lâu đã là mối quan tâm của nhiều người Chất lượng dịch vụ khó xác định và chưa có chiến lược quản lý hiệu quả Vấn đề nhận thức, kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong dịch vụ là vấn đề lớn đặt ra đối với các nhà nghiên cứu

Nhận thức chung về chất lượng dịch vụ

Theo Zeithaml (1987): Chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách hàng về tính siêu việt và sự tuyệt vời nói chung của một thực thể Nó là một dạng của thái độ và các hệ quả từ một sự so sánh giữa những gì được mong đợi và nhận thức về những thứ ta nhận được [11]

Những đặc điểm nổi bậc của dịch vụ chi phối đến chất lượng:

Dịch vụ có 4 đặc điểm cơ bản và 4 đặc điểm này chi phối đến chất lượng [4,122]

Trang 8

Mô hình chất lượng dịch vụ Parasuraman et al (1985,

dẫn theo Nguyễn Đình Thọ et al, 2003)

b Chất lượng dịch vụ bảo hiểm

Theo các nhà nghiên cứu lí thuyết bảo hiểm thì có rất nhiều

định nghĩa về bảo hiểm khác nhau tùy theo góc độ phân tích và quan

điểm của mỗi người, song một định nghĩa thích hợp của bảo hiểm

phải bao gồm một sự xây dựng một quỹ, sự hoán chuyển rủi ro, nó

còn phải bao gồm một sự kết hợp số nhiều các đối tượng để biến tổn

thất cá thể thành tổn thất của cộng đồng có thể dự toán được

- Về phương diện pháp lí bảo hiểm là một hợp đồng được kí

kết trong đó có một bên người bảo hiểm đồng ý nhận một số tiền đã

Dịch vụ kỳ vọng

Nhận thức về kỳ vọng của khách hàng

Chuyển đổi cảm nhận thành tiêu chí chất lượng Dịch vụ chuyển giao

Dịch vụ cảm nhận

Thông tin đến khách hàng Khoảng

cách 1

Khoảng cách 2 Khoảng cách 3 Khoảng cách 4

Khoảng cách 5

KHÁCH HÀNG

NHÀ TIẾP THỊ CUNG ỨNG DỊCH

VỤ

Hình 1.2 Mô hình ch ất lượng dịch vụ Parasuraman (1985)

Trang 9

Hình 1.3 Thang đo SERVQUAL (Parasuraman et al, 1985)

được tính toán (gọi là phí bảo hiểm) để bồi thường cho người khác (Người được bảo hiểm) về những tổn thất người ấy phải gánh chịu

do hậu quả của những sự cố đã xảy ra

- Đứng về phía Người được bảo hiểm, bảo hiểm có thể được định nghĩa là: “Phương tiện để Người được bảo hiểm chỉ gánh chịu một phần tổn thất nhỏ và nhất định thay vì phải gánh chịu một tổn thất lớn, nhưng chưa chắc chắn xảy ra, qua một sự sắp xếp để số người may mắn không bị tổn thất giúp đỡ, bù đắp cho một số ít người không may mắn bị tổn thất.”

1.2 GIỚI THIỆU THANG ĐO SERVQUAL VÀ BIẾN THỂ SERVPERF

Dịch vụ kỳ vọng

Dịch vụ cảm nhận

Chất lượng dịch vụ cảm nhận

- Phương tiện hữu hình

(Perceived Service Quality)

Hình 1.4 Mô hình SERVQUAL (Parasuraman, Zeithaml & Berry, 1988)

Trang 10

1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ SỰ HÀI LÒNG

1.3.1 Sự hài lòng của khách hàng

S ự hài lòng của khách hàng có nghĩa là phản ứng và đánh giá

c ủa khách hàng một cách hoàn chỉnh (Olive, 1997)

Kotler (1997) định nghĩa sự hài lòng của khách hàng như sau:

S ự hài lòng là cảm xúc vui thích của con người hoặc sự thất vọng

t ừ sự so sánh hiệu năng cảm nhận của sản phẩm với kỳ vọng của họ

Brown định nghĩa sự hài lòng khách hàng như:

Xác định nhu cầu, mong muốn và kỳ vọng của khách hàng

trong su ốt vòng đời sản phẩm hoặc dịch vụ, khách hàng thỏa mãn

k ết quả nhận được, trung thành và nói tốt về nó

Bitner và Zeithaml (2003) xác định sự hài lòng là:

S ự đánh giá của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ trong

su ốt khoảng thời gian sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu và

Mối quan hệ chất lượng dịch vụ và sự hài lòng đối với dịch

Trang 11

- Không phản ứng: người tiêu dùng không nói ra cảm nhận của mình

- Không tiếp tục mua

- Truyền miệng tiêu cực

1.4 MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG

Chất lượng dịch vụ cảm nhận

Hình ảnh

The Nordic Model (Gronroos, 1984)

Chất lượng dịch vụ

Môi trường dịch vụ Chuyển giao

dịch vụ

Sản phẩm dịch vụ

Trang 12

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này sử dụng mô hình năm thành phần của chất lượng dịch vụ do Parasuraman & ctg (1988) với 5 thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ là: phương tiện hữu hình (tangibles), độ tin cậy (reliability), đáp ứng (responsiveness), năng lực phục vụ (assurance), đồng cảm (empathy) được đề xuất để nghiên cứu sự ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng tại công ty bảo hiểm Bảo Minh

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Đà Nẵng

Phương tiện hữu

hình

(Tangibles)

Đồng cảm

(Empathy)

Năng lực phục vụ

(Assurance)

Đáp ứng

(Responsiveness)

Độ tin cậy

(Reliability)

Sự hài lòng (Satisfaction)

H1 H2

H3 H4

H5

Trang 13

2.2 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

Bút vấn (Khảo sát bảng câu hỏi)

Xử lý dữ liệu

N = 240

2.2.1 Nghiên cứu sơ bộ

Tuy thang đo SERVQUAL và biến thể của nó là SERVPERF được công nhận giá trị và được các nhà nghiên cứu thuộc nhiều quốc gia áp dụng nhiều trong các cuộc nghiên cứu thực nghiệm, nhưng độ tin cậy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vùng, miền, lĩnh vực hoạt động Do đó, trước khi đi vào nghiên cứu chính thức thì sẽ tiến hành một cuộc nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định các biến đo lường, bằng cách phỏng vấn trực tiếp nhóm người gồm 5 đáp viên là bạn bè và người thân để xác định các yếu tố đánh giá chất lượng dịch vụ Nội dung phỏng vấn sẽ được ghi nhận, tổng hợp, làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh thang đo

Tiếp theo, bảng câu hỏi được hiệu chỉnh, lấy ý kiến của thầy giáo hướng dẫn, phát hành thử, ghi nhận các phản hồi, hoàn chỉnh bảng câu hỏi lần cuối để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo là nghiên cứu chính thức

Trang 14

2.2.2 Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi Trong bảng câu hỏi, ngoài phần thông tin cá nhân và đặc điểm của khách hàng, bảng câu hỏi được thiết kế gồm 26 biến quan sát cho thang đo SERVPERF và

4 biến quan sát cho thang đo Sự hài lòng, được thể hiện trên thang điểm Li-kert từ điểm 1(hoàn toàn không đồng ý) đến điểm 5 (hoàn toàn đông ý) Với cách thiết kế bảng câu hỏi như vậy, khách hàng sẽ cho biết cảm nhận về chất lượng dịch vụ bảo hiểm Bảo Minh bằng cách khoanh tròn vào con số thích hợp Bằng cách này sẽ giúp lượng hóa được ý kiến của người được điều tra và sử dụng điểm số Li-kert

để kiểm định thống kê và phân tích số liệu đa biến

2.2.3 Thang đo

Thang đo chính thức

Thang đo SERVPERF được hiệu chỉnh:

1 Tan.1 Có nhiều điểm hỗ trợ khách

4 Tan.4 Nhà cung cấp dịch vụ có

máy móc thiết bị tân tiến

Phương tiện hữu

hình

(Tangibles)

5 Tan.5 Nhân viên có trang phục

lịch sự

Trang 15

6 Tan.6 Trang web hấp dẫn

7 Rel.1

Công ty bảo hiểm mà anh(chị) đang sử dụng thực hiện đúng tất cả các cam kết đối với khách hàng

8 Rel.2 Thông tin đến khách hàng

Tin cậy

(Reliability)

13 Rel.7 Cung cấp dịch vụ đúng thời

gian như đã hứa

14 Res.1 Thủ tục dễ dàng, đơn giản

15 Res.2 Cung cấp nhiều loại hình

Trang 16

các loại hình dịch vụ gia tăng

18 Res.5 Dễ dàng gọi vào tổng công

ty giải đáp

19 Res.6

Nhân viên chăm sóc khách hàng giải quyết khiếu nại, phản hồi đến khách hàng một cách nhanh chóng

20 Ass.1

Nhân viên chăm sóc khách hàng cho anh(chị) sự tin tưởng

21 Ass.2

Nhân viên chăm sóc khách hàng có kỹ năng giao tiếp tốt, kiến thức chuyên môn vững vàng

23 Emp.1

Nhân viên luôn tận tâm để giúp đỡ anh(chị) khi anh(chị) gặp sự cố

24 Emp.2

Nhà cung cấp dịch vụ bố trí thời gian tiếp xúc trực tiếp với khách hàng

Cảm thông

(Empathy)

25 Emp.3 Nhân viên chăm sóc khách

hàng quan tâm đến sở thích

Trang 17

của từng khách hàng

26 Emp.4

Nhân viên chăm sóc khách hàng luôn biết và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

2.2.4 Mẫu và thông tin mẫu:

Nhân thọ Sức khỏe

và tai nạn

An sinh giáo dục Cộng

Trả tiền 1 lần 54 77.1 54 71.1 53 74.6 161 74.2 Loại

Trang 18

Nhân thọ Sức khỏe

và tai nạn

An sinh giáo dục Cộng

Cuộc khảo sát được thực hiện tại khu vực Thành phố Đà Nẵng, sau khi phát hành 300 mẫu, kết quả thu đuợc 217 mẫu hợp lệ

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

đó hệ số Cronbach Alpha ≥0.6 và tương quan biến tổng >0.3

Trong phân tích nhân tố, phương pháp được dùng là Principal component do sự hài lòng là đơn hướng Thang đo được chấp nhận khi phương sai trích đạt từ 50% trở lên

a Độ tin cậy

Kết quả thống kê ở bảng trên ta thấy thang đo sự hài lòng với

Trang 19

4 biến có hệ số Cronbach Alpha là 0.799, các biến sự hài lòng không

có biến nào vượt 0.799 Do đó không có biến nào bị loại, thang đo sự hài lòng được chấp nhận

b Phân tích nhân tố

Kết quả phân tích cho thấy với 4 biến của sự hài lòng chỉ trích được 1 nhân tố ở Eigenvalue 2.562 thỏa mãn điều kiện Kaiser (>1), phương sai trích 64.048% (>50%) và các trọng số cách biệt nhau không nhiều Do đó thang đo sự hài lòng (Sat) được chấp nhận

3.1.2 Thang đo SERVPERF

Theo lý thuyết, thang đo SERVPERF là đa hướng với 5 thành phần như đã trình bày ở phần cơ sở lý thuyết Phần này ta sẽ kiểm định thang đo này tương tự như phần kiểm định thang đo Sự hài lòng

Ngày đăng: 16/05/2015, 13:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w