Sách giáo viên hóa 9

211 1.2K 0
Sách giáo viên hóa 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sách giáo viên hóa 9 tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh tế...

Chương 1 Các loại hợp chất vô cơ Phần 1 : Mở đầu chương Thời lượng dành cho Chương 1 : "Các loại hợp chất vô cơ" là 19 tiết, trong đó có 13 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập, 2 tiết thực hành và 2 tiết kiểm tra viết. Nội dung của 2 bài kiểm tra do GV biên soạn. 13 tiết lí thuyết được biên soạn thành 10 bài học, trong số đó có 3 bài học được biên soạn là 2 tiết/ bài. A. Mục tiêu của chương – HS biết được hợp chất vô cơ được phân thành 4 loại chính là oxit, axit, bazơ và muối. – Đối với mỗi loại hợp chất vô cơ, HS biết được những tính chất hoá học chung của mỗi loại, viết được các PTHH tương ứng. – Đối với các hợp chất cụ thể, quan trọng của mỗi loại, HS biết chứng minh những tính chất hoá học tiêu biểu cho mỗi loại hợp chất. Ngoài ra còn biết được những tính chất hoá học đặc trưng của chất đó, cũng như những ứng dụng của chất và phương pháp điều chế chất. – Những thí nghiệm do HS thực hiện trong các bài học về tính chất chung của mỗi loại hợp chất vô cơ là những thí nghiệm mang tính chất nghiên cứu, khám phá. Những thí nghiệm do HS thực hiện trong bài học về các chất cụ thể, quan trọng thì mang tính chất chứng minh. Riêng những thí nghiệm về tính chất hoá học đặc trưng của chất vẫn mang tính chất nghiên cứu, khám phá. 3 B. Yêu cầu của chương 1. HS biết và nắm được những tính chất hoá học chung của mỗi loại hợp chất vô cơ, viết đúng những PTHH cho mỗi tính chất. 2. Đối với những hợp chất cụ thể, như : CaO, SO 2 , HCl, H 2 SO 4 , NaOH, Ca(OH) 2 , NaCl, KNO 3 , HS biết chứng minh rằng chúng có những tính chất hoá học chung của loại hợp chất vô cơ tương ứng. Ngoài ra, bằng những thí nghiệm nghiên cứu, khám phá ra những tính chất đặc trưng của mỗi chất cụ thể. Viết được các PTHH cho mỗi tính chất. Nghiên cứu những hợp chất cụ thể, HS cần biết những ứng dụng của chúng trong đời sống, sản xuất. Nói cách khác, người học phải biết được vai trò của các chất đó trong nền kinh tế quốc dân. HS cần biết các phương pháp điều chế những hợp chất cụ thể : phương pháp sản xuất chúng trong công nghiệp và phương pháp sản xuất chúng trong điều kiện phòng thí nghiệm. Đối với mỗi phương pháp, HS dẫn ra được các PTHH minh hoạ cho phản ứng hoá học xảy ra. 3. HS biết được mối quan hệ về sự biến đổi hoá học giữa các loại hợp chất vô cơ. Bằng phương pháp hoá học, người ta có thể chuyển đổi hợp chất vô cơ này thành hợp chất vô cơ khác và ngược lại. HS viết được các PTHH thể hiện cho sự chuyển đổi hoá học đã xảy ra. Để thể hiện được sự chuyển đổi qua lại giữa các loại hợp chất vô cơ, HS cần phải biết các điều kiện để xảy ra phản ứng hoá học. 4. Về kĩ năng, đó là : – HS biết tiến hành một số thí nghiệm hoá học đơn giản, an toàn và tiết kiệm hoá chất. – HS biết quan sát hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm, biết phân tích, giải thích, kết luận về đối tượng nghiên cứu. – HS biết tiến hành những thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất hoá học nào đó. – HS vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã biết, đã hiểu của mình để giải thích một hiện tượng nào đó, một việc làm nào đó trong đời sống, trong sản xuất ; Biết vận dụng những hiểu biết của mình để giải các bài tập lí thuyết định 4 tính, định lượng và để thực hành một số thí nghiệm hoá học đơn giản ở trong và ngoài nhà trường. Phần 2 : Dạy các bài cụ thể Bài 1 (1 tiết) Tính chất hoá học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit A. Mục tiêu của bài học 1. Kiến thức – HS biết được những tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất. – HS hiểu được cơ sở để phân loại oxit bazơ và oxit axit là dựa vào những tính chất hoá học của chúng. 2. Kĩ năng – Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit để giải các bài tập định tính và định lượng. B. Những thông tin bổ sung – Một số oxit lưỡng tính như : ZnO, Al 2 O 3 , Cr 2 O 3 HS sẽ được tìm hiểu ở cấp THPT. Những oxit này tác dụng được với axit và với kiềm tạo thành muối và nước. Thí dụ : ZnO + 2HCl → ZnCl 2 + H 2 O Al 2 O 3 + 6HCl → 2AlCl 3 + 3H 2 O 5 ZnO + 2NaOH + H 2 O → Na 2 [Zn(OH) 4 ] Natri zincat Al 2 O 3 + 2NaOH + 3H 2 O → 2Na[Al(OH) 4 ] Natri aluminat – Một số oxit như CO, NO trước đây được gọi là oxit không tạo muối, vì chúng không tác dụng với axit hoặc kiềm để sinh ra muối. Nay những oxit này được gọi là oxit trung tính, vì chúng không có tính chất của oxit axit, không có tính chất của oxit bazơ. – Những oxit ZnO, Al 2 O 3 được dẫn ra trong SGK với tính chất là những oxit bazơ. C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học Những dụng cụ, hoá chất cần thiết cho HS làm thí nghiệm nghiên cứu, khám phá những tính chất hoá học của oxit : – Các hoá chất : CuO, CaO, CO 2 , P 2 O 5 (đối với CO 2 và P 2 O 5 sẽ được điều chế ngay tại lớp), H 2 O, CaCO 3 , P đỏ, dung dịch HCl, dung dịch Ca(OH) 2 . – Các dụng cụ thí nghiệm : Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, thiết bị điều chế CO 2 (từ CaCO 3 và HCl), dụng cụ điều chế P 2 O 5 bằng cách đốt P đỏ trong bình thuỷ tinh. Số lượng hoá chất, dụng cụ thí nghiệm đủ dùng cho mỗi HS hoặc nhóm HS có trong lớp. D. Tổ chức dạy học I − Tính chất hoá học của oxit 1. Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào ? Để tìm kiếm được câu trả lời, GV hướng dẫn HS tiến hành lần lượt các thí nghiệm đã được trình bày trong SGK. 6 Đối với mỗi thí nghiệm, GV cần hướng dẫn HS : – Các thao tác thí nghiệm sao cho tiết kiệm, an toàn. – Quan sát các hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm, phán đoán, giải thích và viết các PTHH. Sau đó là nhận xét, kết luận về tính chất hoá học qua mỗi thí nghiệm. + Tính chất hoá học của một số oxit bazơ (CaO, Na 2 O, BaO, ) tác dụng với oxit axit (CO 2 , SO 2 , SO 3 , ) khó thể hiện bằng thí nghiệm hoá học, vì phản ứng xảy ra chậm, hiện tượng quan sát được là không rõ ràng. Do vậy, không yêu cầu làm thí nghiệm, HS tự tìm hiểu trong SGK. + Tính chất hoá học của một số oxit bazơ, thí dụ CaO tác dụng với nước (phản ứng tôi vôi), GV cần giải thích bổ sung như sau : Theo PTHH, nếu dùng 1 mol CaO (56 g) tác dụng với 1 mol H 2 O (18 g) sẽ thu được 1 mol bột Ca(OH) 2 (74 g) ở trạng thái rắn. Trong phản ứng tôi vôi, thực tế người ta đã dùng một khối lượng nước lớn hơn nhiều lần so với khối lượng nước tính theo PTHH. Vì vậy ta thu được một hỗn hợp Ca(OH) 2 và H 2 O dư ở trạng thái nhão, dẻo. + Cuối cùng, cần kết luận chung về tính chất hoá học của oxit bazơ. Công việc này có thể cho HS làm, GV bổ sung nếu HS phát biểu chưa đầy đủ. Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ, tác dụng với axit tạo thành muối và nước, tác dụng với oxit axit tạo thành muối. + Có một điều cần lưu ý ở đây là không phải tất cả các oxit bazơ đều tác dụng được với oxit axit hoặc với nước. GV yêu cầu HS chọn những oxit bazơ được dẫn trong SGK làm thí dụ để viết các PTHH. Không yêu cầu khái quát đó là những oxit bazơ ứng với loại bazơ nào. 2. Oxit axit có những tính chất hoá học nào ? GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung và phương pháp nhận thức tương tự như khi nghiên cứu về tính chất hoá học của oxit bazơ. – Thí nghiệm của oxit axit (CO 2 ) tác dụng với dung dịch bazơ (bazơ tan được trong nước) như Ca(OH) 2 , tạo thành chất không tan là CaCO 3 nên được tiến hành ở nhóm HS, vì đây là thí nghiệm phức tạp. + Có thể điều chế CO 2 từ CaCO 3 và dung dịch HCl trong ống nghiệm có nhánh hoặc ống nghiệm có nút cao su. Dẫn khí CO 2 sinh ra đi từ từ vào cốc 7 đựng dung dịch Ca(OH) 2 . Khi trong cốc xuất hiện kết tủa trắng CaCO 3 thì dừng thí nghiệm. + Có thể điều chế trước CO 2 , thu vào các bình thuỷ tinh (ứng với số nhóm HS làm thí nghiệm), nút kín bình bằng nút cao su. Trong tiết học, HS mở nút bình và rót khoảng 10 – 15 ml dung dịch Ca(OH) 2 (trong suốt). Đậy nhanh nút lọ và lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng (dung dịch Ca(OH) 2 vẩn đục, để lâu có kết tủa CaCO 3 lắng xuống đáy bình). – Thí nghiệm oxit axit (P 2 O 5 ) tác dụng với nước cũng được tiến hành ở nhóm HS. Tạo ra P 2 O 5 bằng cách đốt một ít P đỏ trong bình thuỷ tinh miệng rộng. Rót khoảng 10 ml nước (không đổi màu quỳ tím) vào lọ, lắc cho P 2 O 5 tan hết trong nước, được dung dịch không màu. Thử dung dịch này bằng quỳ tím. Kết luận rằng P 2 O 5 đã tác dụng với H 2 O tạo thành dung dịch axit H 3 PO 4 . – GV cho HS kết luận chung về tính chất hoá học của oxit axit : Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước, tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối. II − Khái quát về sự phân loại oxit Tính chất hoá học cơ bản nhất của oxit bazơ là tác dụng với axit tạo thành muối và nước, của oxit axit là tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. Dựa trên tính chất hoá học cơ bản này để phân loại oxit thành 4 loại. Những oxit quan trọng đối với cấp THCS là oxit bazơ và oxit axit. Những oxit lưỡng tính và oxit trung tính sẽ được đề cập ở các lớp sau. E. hướng dẫn Giải bài tập trong SGK 1. Hướng dẫn : Phân loại oxit : – Oxit bazơ : CaO, Fe 2 O 3 . – Oxit axit : SO 3 . Dựa vào tính chất hoá học của mỗi loại oxit để khẳng định những phản ứng hoá học có xảy ra. 2. Tương tự bài 1. 3. Hướng dẫn : 8 a) ZnO ; b) SO 3 ; c) SO 2 ; d) CaO ; e) CO 2 . 4.* Hướng dẫn : a) CO 2 , SO 2 . b) Na 2 O, CaO. c) Na 2 O, CaO, CuO. d) CO 2 , SO 2 . 5. Dẫn hỗn hợp khí CO 2 và O 2 đi qua bình đựng dung dịch kiềm dư (NaOH, Ca(OH) 2 ). Khí CO 2 bị giữ lại trong bình vì có phản ứng với kiềm : CO 2 + 2NaOH → Na 2 CO 3 + H 2 O hoặc CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 ↓ + H 2 O Chất khí đi ra khỏi lọ là oxi tinh khiết. 6.* a) PTHH : CuO + H 2 SO 4 → CuSO 4 + H 2 O b) Nồng độ phần trăm các chất : – Số mol các chất đã dùng : nCuO = 1,6 80 = 0,02 (mol) Khối lượng H 2 SO 4 trong dung dịch là 20 g, có số mol là : 2 4 H SO n = 20 98 ≈ 0,2 (mol) Như vậy, theo PTHH thì toàn lượng CuO tham gia phản ứng và H 2 SO 4 dư. – Khối lượng CuSO 4 sinh ra sau phản ứng : 4 CuSO n = CuO n = 0,02 mol, có khối lượng là : 4 CuSO m = 160 × 0,02 = 3,2 (g) – Khối lượng H 2 SO 4 còn dư sau phản ứng : 9 Số mol H 2 SO 4 tham gia phản ứng là 0,02 mol, có khối lượng : 2 4 H SO m = 98 × 0,02 = 1,96 (g) Khối lượng H 2 SO 4 dư sau phản ứng : 2 4 H SO d m = 20 – 1,96 = 18,04 (g) – Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng : Khối lượng dung dịch sau phản ứng : mdd = 100 + 1,6 = 101,6 (g) Nồng độ CuSO 4 trong dung dịch : 4 CuSO 3,2 100% C% 101,6 × = ≈ 3,15% Nồng độ H 2 SO 4 dư trong dung dịch : 2 4 H SO 18,04 100% C% 101,6 × = ≈ 17,76% Bài 2 (2 tiết) Một số oxit quan trọng A. Mục tiêu của bài học 1. Kiến thức – HS biết được những tính chất của canxi oxit CaO, của lưu huỳnh đioxit SO 2 và viết đúng các PTHH cho mỗi tính chất. – Biết được những ứng dụng của CaO và SO 2 trong đời sống và sản xuất, đồng thời cũng biết được tác hại của chúng đối với môi trường và sức khoẻ con người. – Biết các phương pháp điều chế CaO và SO 2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp và những phản ứng hoá học làm cơ sở cho phương pháp điều chế. 2. Kĩ năng 10 – Biết vận dụng những kiến thức về CaO và SO 2 để làm bài tập lí thuyết, bài thực hành hoá học. B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học – Các hoá chất : CaO, axit HCl, dung dịch H 2 SO 4 loãng, CaCO 3 , Na 2 SO 3 , S, dung dịch Ca(OH) 2 , nước cất. – Dụng cụ thí nghiệm : ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, dụng cụ điều chế SO 2 từ Na 2 SO 3 và dung dịch H 2 SO 4 loãng, đèn cồn Tranh ảnh, sơ đồ lò nung vôi công nghiệp và thủ công C. Tổ chức dạy học Sau khi HS đã có một số hiểu biết chung về tính chất của oxit bazơ và oxit axit, các em được tìm hiểu về một số oxit cụ thể quan trọng. Với oxit bazơ đó là canxi oxit, với oxit axit là lưu huỳnh đioxit. Nội dung tìm hiểu của những oxit này là : – Tính chất của CaO và SO 2 . – Những ứng dụng của CaO và SO 2 . – Phương pháp điều chế CaO và SO 2 . I − Tính chất hoá học của CaO và SO 2 Nên dẫn dắt quá trình hình thành nhận thức về những tính chất hoá học của oxit bazơ và oxit axit cho HS bằng những thí nghiệm có tính chất nghiên cứu, khám phá. Sau đó đi đến kết luận về những tính chất hoá học của mỗi loại oxit. ở bài này, những tính chất hoá học của CaO và SO 2 được hình thành cho HS bằng phương pháp chứng minh. GV có thể thông báo cho HS rằng : CaO có những tính chất hoá học của oxit bazơ, SO 2 có những tính chất hoá học của oxit axit. Để minh hoạ cho điều này, GV cho HS làm những thí nghiệm chứng minh. 11 II − ứng dụng của CaO và SO 2 Sau khi HS tự tìm hiểu về những ứng dụng của CaO và SO 2 , GV có thể cho HS liên hệ với việc sử dụng những chất hoá học này trong gia đình và trong sản xuất. Thí dụ, khử chua đối với đất trồng trọt bằng CaO như thế nào ? Tại sao người ta thường rắc vôi bột vào những nơi chôn xác động vật ? v.v III − Sản xuất CaO và điều chế SO 2 Vấn đề điều chế CaO trong phòng thí nghiệm không đặt ra trong bài học, mà chỉ tìm hiểu về phương pháp sản xuất CaO. Do vậy, bài học đề cập đến vấn đề nguyên liệu và những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình nung vôi. GV cho HS liên hệ với quá trình sản xuất vôi ở địa phương. (Nguyên liệu, chất đốt thường dùng, nơi khai thác nguyên liệu. Thời gian nung một mẻ vôi là bao lâu ? Khối lượng CaO ra lò là bao nhiêu tấn ? Giá thành 1 tấn CaO là bao nhiêu ? v.v ) Tìm hiểu cách điều chế : điều chế SO 2 trong phòng thí nghiệm (khi cần SO 2 thì điều chế, không lưu trữ sẵn SO 2 như lưu trữ CaO trong phòng thí nghiệm) và sản xuất SO 2 trong công nghiệp. Tại sao người ta không điều chế SO 2 trong phòng thí nghiệm bằng cách đốt S trong không khí ? Vì : – Không thu được SO 2 tinh khiết mà là hỗn hợp khí SO 2 , N 2 , O 2 , – Việc thu khí SO 2 bằng phương pháp này là phức tạp. Điều chế SO 2 trong công nghiệp có thể đi từ những nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. – Nhiều nước trên thế giới có những mỏ S tương đối tinh khiết. Phần lớn khối lượng S khai thác được dùng để sản xuất axit sunfuric. – SO 2 được điều chế bằng cách đốt quặng pirit như pirit sắt, pirit đồng trong những loại lò nung có cấu tạo đặc biệt : 4FeS 2 (r) + 11O 2 (k) → 2Fe 2 O 3 (r) + 8SO 2 (k) (GV không giới thiệu phản ứng hoá học này cho HS). 12 [...]... CuO = x 20 x ; n Fe2 O3 = 80 160 n HCl = 0,2 ì 3,5 = 0,7 (mol) Ta cú phng trỡnh i s : 2x 6(20 x) + = 0, 7 80 160 ỏp s : mCuO = 4 gam ; mFe2 O3 = 16 gam 4 ỏp s : b) C M ddBa(OH)2 = 0,5M c) m BaCO3 = 19, 7 gam Tit 2 1 Hng dn : (1) : S + O2 (2) : SO2 + CaO hoc SO2 + Ca(OH)2 (dd) (3) : SO2 + H2O (4) : H2SO3 + NaOH hoc H2SO3 + Na2O 13 (5) : Na2SO3 + H2SO4 loóng (nu dựng dd HCl cng thu c SO 2, nhng cú ln... lun l H 2SO 4 c cú tớnh hỏo nc v tớnh oxi hoỏ H2SO4 c cú th chuyn hoỏ bụng si, tinh bt, da tht thnh cacbon Do vy GV phi cú bin phỏp bo m an ton cho HS trong quỏ trỡnh thớ nghim 3 Sn xut axit sunfuric 19 Chng trỡnh Hoỏ hc cp THCS ch cp n quỏ trỡnh sn xut mt axit quan trng nht, l axit sunfuric, bng phng phỏp tip xỳc Yờu cu ca bi hc i vi HS l bit c 3 cụng on sn xut v phn ng hoỏ hc xy ra trong mi cụng... H2O (3) ZnO + H2SO4 ZnSO4 + H2O (4) S mol H2SO4 tham gia (3) : n H 2 SO4 = n CuO = 0,05 (mol) S mol H2SO4 tham gia (4) : n H 2 SO4 = n ZnO = 0,10 (mol) Khi lng H2SO4 tham gia (3) v (4) : m H SO = 98 ì (0,05 + 0,10) = 14,7 (g) 2 4 Khi lng dd H2SO4 20% cn dựng : m dd H SO = 2 4 100 ì 14, 7 = 73,5 (g) 20 Bi 5 (1 tit) Luyn tp : Tớnh cht hoỏ hc ca oxit v axit A Mc tiờu ca bi luyn tp 1 Kin thc Hc sinh... mu Nhúm I : Ba(OH)2, NaOH Nhúm II : NaCl, Na2SO4 + tng cht nhúm II + tng cht nhúm I Cú kt ta Khụng kt ta Khụng kt ta Ba(OH)2 Na2SO4 Cú kt ta NaOH NaCl 5 ỏp s : a) CM NaOH = 1M b) Vdd H2 SO4 107,5 ml 29 Bi 8 (2 tit) Mt s baz quan trng A Mc tiờu ca bi hc 1 Kin thc Hc sinh bit : Tớnh cht ca nhng baz quan trng l NaOH, Ca(OH)2 : chỳng cú y nhng tớnh cht hoỏ hc ca mt dd baz Dn ra c nhng thớ nghim hoỏ hc... 3 H 2 SO 4 + NaOH NaHSO4 + H 2 O 1 mol 1 mol H 2 SO 4 + 2NaOH Na 2 SO4 + 2H 2O 1 mol 32 2 mol 4 Dung dch bóo ho CO2 trong nc to ra dd axit cacbonic, ú l axit yu, cú pH = 4 : CO2 + H2O ơ H2CO3 Bi 9 (1 tit) Tớnh cht hoỏ hc ca mui A Mc tiờu ca bi hc 1 Kin thc Hc sinh bit : Nhng tớnh cht hoỏ hc ca mui, vit ỳng PTHH cho mi tớnh cht Th no l phn ng trao i v nhng iu kin xy ra phn ng trao i 2 K nng . sau phản ứng : 9 Số mol H 2 SO 4 tham gia phản ứng là 0,02 mol, có khối lượng : 2 4 H SO m = 98 × 0,02 = 1 ,96 (g) Khối lượng H 2 SO 4 dư sau phản ứng : 2 4 H SO d m = 20 – 1 ,96 = 18,04 (g). 1,6 80 = 0,02 (mol) Khối lượng H 2 SO 4 trong dung dịch là 20 g, có số mol là : 2 4 H SO n = 20 98 ≈ 0,2 (mol) Như vậy, theo PTHH thì toàn lượng CuO tham gia phản ứng và H 2 SO 4 dư. – Khối. Phần 1 : Mở đầu chương Thời lượng dành cho Chương 1 : "Các loại hợp chất vô cơ" là 19 tiết, trong đó có 13 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập, 2 tiết thực hành và 2 tiết kiểm tra viết.

Ngày đăng: 16/05/2015, 12:27

Mục lục

  • A. Mục tiêu của chương

  • B. Yêu cầu của chương

  • A. Mục tiêu của bài học

  • B. Những thông tin bổ sung

  • C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

  • D. Tổ chức dạy học

    • I  Tính chất hoá học của oxit

    • II  Khái quát về sự phân loại oxit

    • E. hướng dẫn Giải bài tập trong SGK

    • A. Mục tiêu của bài học

    • B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

    • C. Tổ chức dạy học

      • I  Tính chất hoá học của CaO và SO2

      • II  ứng dụng của CaO và SO2

      • III  Sản xuất CaO và điều chế SO2

      • D. hướng dẫn Giải bài tập trong SGK

      • A. Mục tiêu của bài học

      • B. Những thông tin bổ sung

      • C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

      • D. Tổ chức dạy học

      • E. hướng dẫn Giải bài tập trong SGK

      • A. Mục tiêu của bài học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan