Câu 2: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” - Bài thơ về tình đồng chí đã cho ta thấy vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụthể ở đây là anh bộ đội hồi
Trang 1Bài 1: “ĐỒNG CHÍ ” - CHÍNH HỮU.
A Kiến thức cần nhớ.
1.Tác giả
- Chính Hữu tên là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
- Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ Từ người lính Trung đoàn Thủ đô trởthành nhà thơ quân đội - Chính Hữu làm thơ không nhiều, thơ ông thường viết về người lính vàchiến tranh, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính, như tình đồng chí, đồng đội, tìnhquê hương đất nước, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương
- Thơ ông có những bài đặc sắc, giàu hình ảnh, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc
- Chính Hữu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm2000
2 Tác phẩm
- Bài “Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trongchiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lênchiến khu Việt Bắc
- Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn họcthời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)
- Bài thơ đi theo khuynh hướng : Cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến,khai thác cái đẹp, chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường
- Mạch cảm xúc (bố cục)
Phần 1: 6 câu thơ đầu: Lý giải về cơ sở của tình đồng chí Câu 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ vớimột từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữanhững người lính
Phần 2: 10 câu thơ tiếp theo 9từ câu 8 -> 17) : Những biểu hiện cụ thể và sức mạnh của tìnhđồng chí, đồng đội của người lính
+ Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau (Ruộng nương anh gửi bạn thân cày…… nhớ người ra lính)
+ Đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính (Áo anh rách vai… Chân không giầy)
+ Sự lạc quan và tình đồng chí đồng đội đã giúp người lính vượt qua được những gian khổ,thiếu thốn ấy
-Phần 3: 3 câu cuối: Chất thơ trong cuộc sống chiến đấu của người lính
3.Gợi ý p hâ n tích.
a Cơ sở hình thành tình đồng chí:
- Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân của những người lính:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
+ Hai câu thơ với cách nói hoán dụ đã giới thiệu thật giản dị xuất thân của người lính: họ là
những người nông dân nghèo
+ Không hẹn đợi, chẳng thân quen, thậm chí xa cách quá chừng mà bỗng nhiên trở nên thânquen, gần gũi
- Tình đồng chí được hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng, sát cánh bên
nhau trong hàng ngũ chiến đấu:
Súng bên súng đầu sát bên đầu
+ Tác giả đã tả thực những giây phút bên nhau cùng chiến đấu Tình cảm ấy thật ngọt ngào, thân
thương “Súng bên súng” là cách nói hàm súc, hình tượng: cùng chung lí tưởng chiến đấu “Đầu
sát bên đầu” là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao Phép điệp từ “súng, đầu,
bên” tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm
vụ
Trang 2- Tình đồng chí nảy nở và trở thành bền chặt trong sư chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui:
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
+ Câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm của một thời gian khổ Cái khó khăn thiếu thốn hiện
lên: đêm rét, chăn không đủ dắp nên phải “chung chăn” Nhưng chính sự “chia ngọt sẻ bùi ấy”
ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của người đồng đội đẻ họ gắn bó với nhau “Đôi tri kỉ” là đôi bạn rất thân, biết bạn như biết mình.Bạn chiến đấu thành “tri kỉ”, về sau trở thành
“đồng chí”
- Đến đây, câu thơ 7,8 được nhà thơ đột ngột rút ngắn và hạ xuống một dòng thơ thật đặc biệt
với hai tiếng: “Đồng chí”! Câu thơ ngắn, cùng với hình thức cảm thán mang âm điệu vui tươi,
vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định Hai tiếng “đồng chí” mới mẻ biết chừng nào,nửa quen, nửa lạ đã nói lên một tình cảm lớn lao, mới mẻ của thời đại “Đồng chí” theo nghĩagốc là những người cùng chí hướng trong việc mưu đồ một sự nghiệp chung ở trong một tổ
chức Nhưng đến bài thơ này thì tình đồng chí vừa là tình chiến đấu vừa là tình thân Đó là một
tiếng gọi sâu thẳm và thiêng liêng Tình đồng chí, đồng đội của những người lính bắt đầu ngânvang từ hai chữ “đồng chí”.Dòng thơ chỉ có một dòng mà có tác dụng khép mở tài tình, khép lại
đoạn một - một đoạn đường từ “xa lạ” đến “quen nhau” và mở ra đoạn hai – những biểu hiện
cao đẹp của tình đồng chí
=> Tóm lại, đoạn thơ không nhiều lời mà kết tinh được chân lí lớn lao, đúng là một phong cách
thơ riêng của Chính Hữu: “Trong thơ, tôi cố gắng để nói cái cần nói, không nói dài, nói thừa Tôi mong có được sự hàm súc của lời thơ”.
b Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí:
- là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau Những người lính gắn bó với nhau, họ
hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng mình những gì thân thương nhất của quê hương: ruộng
nương, gian nhà, giếng nước gốc đa… Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người
lính Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương, hình dung những người ở nhà
đang thương nhớ họ, dõi theo tin tức của họ HÌnh ảnh “giếng nước gốc đa” là hình ảnh thân
thương của làng quê được nói nhiều trong ca dao xưa, được Chính Hữu vận dụng, đưa vào thơthật thật đâm đà, kín đáo mà ý nhị biết bao! Gian nhà, giếng nước, gốc đa được nhân hoá, đangđêm ngày dõi theo bóng hình anh trai cày ra trận? Hay “người ra lính” vẫn đêm ngày ôm ấpbóng hình quê hương? Biết bao nhớ nhung! Những người lính không nói mình nhớ, lại chỉ nóingười khác nhớ
- Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
+ Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm đầu kháng chiến chống
Pháp hiện lên thật cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày… Những ngày đầu
kháng chiến, quan và dân ta trải qua muôn vàn khó khăn: thiếu vũ khí, thiếu quân trang, thiếu
lương thực, thuốc men,… Người lính ra trận “áo vải chân không đi lùng giặc đánh”, quần áo rách tả tơi, ốm đâu bệnh tật, sốt rét rừng…
Trang 3+ Chữ “biết” nghĩa là nếm trải, cùng chung chịu gian nan thử thách Các chữ “Anh với tôi”, “áo anh, quần tôi” xuất hiện trong đoạn thơ như một sự kết dính, gắn bó keo sơn tình đồng chí thắm
thiết cao đẹp
+ “Miệng cười buốt giá” thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan của người lính Trong gian lao, nụ
cười tuy thấm thía gian khổ, thiếu thốn mà vẫn hồn nhiên bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tìnhđồng chí
+ Hình ảnh thơ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thật xúc động và thấm thía: anh nắm lấy tay
tôi, tôi nắm lấy bàn tay anh, để động viên nhau truyền cho nhau tình thương Tình cảm chânthành và tha thiết ấy không diễn tả thành lời mà thể hiện bằng hành động giản dị, mộc mạc,
không ồn ã nhưng thấm thía Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “ chân không giày”, chiến thắng cái thời tiết “buốt giá” của những đêm “sương muối giữa rừng”, chống chọi với những cơn “sốt run người”để “đi tới và làm nên thắng trận”
- Trong đoạn thơ, “anh” và “tôi” luôn đi đôi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, cókhi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của nhữngngười đồng đội Vượt qua những cơn lạnh thấu xương chỉ có thể bằng nghị lực, bản thân, bằng
sự nâng đỡ của tình người, tình đồng chí
c Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính.
- Ba câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng những hình ảnh thơ thật đẹp:
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
- Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo - hiện thực khắc nghiệt của những đêmrừng Việt Bắc là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” Đó là hình ảnh cụ thể
của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu Họ đã “đứng cạnh bên nhau” giữa cái nơi
giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới” Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả… Tầm vóc của người lính bỗng chốc trở nên lớn lao,
anh hùng
- Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: “Đầu súng trăng treo”- một hình ảnh cô đọng giàu cảm
xúc Đó là một hình ảnh thật mà bản thân CHữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa
rừng khuya: “… suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật….”
- Nhưng Chính Hữu đã dùng hình ảnh vầng trăng treo trên đầu súng tạo ra những liên tưởng phong phú và giàu chất lãng mạn “Súng” biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt.
“Trăng” biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn Hai hình ảnh “súng và “trăng”kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại
mà mơ mộng Phải nói đây là những phút kì diệu, sự thăng hoa cao độ của tâm hồn tình cảm,Chính Hữu mới có được những hình ảnh thơ đẹp nhất của chiến trường Hình ảnh ấy mang cảđặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và dạt dào cảm hứng lãng
mạn (Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”) Vì vậy mà câu thơ này đã được Chính Hữu lấy làm
nhan đề cho cả một tập thơ - tập “Đầu súng trăng treo”
4 Tổng kết:
Tình đồng chí của người lính dựa trên những cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
Bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và tình đồng chí của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
5.Liên hệ, mở rộng.
Trang 4Nhớ (Hồng Nguyên)
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ
Quan nhau từ buổi “một hai”
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm dao kiếm
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh
Ba năm rồi gửi lại quê hương
Mái lều gianh
Tiếng mõ đêm trường
Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa
- Ba thằng quặp chặt gió lùa vào đâu?
Nửa đêm sương gội mái đầu,Chòi cao phần phật mấy tàu lá khô (Lê Kim)
- Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế,Gió qua rừng, Đèo Khế gió sang (Tố Hữu)
- Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
- Người ra đi đầu không ngoảnh lạiSau lưng thềm nắng lá rơi đầy
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Bao giờ trở lại (Hoàng Trung Thông)
Bấm tay tính buổi anh đi
Mẹ thường vẫn nhắc: Biết khi nào về?
Lúa xanh xanh ngắt chân đêAnh đi là để giữ quê quán mìnhCây đa bến nước sân đìnhLời thề nhớ buổi mít tinh lên đườngHoa cau thơm ngát đầu nươngAnh đi chín đợi mười chờTin thường thắng trận, bao giờ về anh?”
- Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả Đô Thành nghi ngút cháy sau lưngNhững chàng trai chưa trắng nợ anh hùng….”
(Ngày về - Chính Hữu)
“ Ôi núi thẳm rừng sâu
Trung đội cũ về đâuBiết chăng chiều mưa mauNơi đây chăn giá ngắtNhớ cái rét ban đầuThấm mối tình Việt Bắc…”
(Chiều mưa đường số 5 – Thâm Tâm)
B Một số câu hỏi luyện tập
Câu 1: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
Sử dụng hình ảnh tương phản đối lập : “ Rừng hoang sương muối” với những đêm dài lạnhgiá đôis lập với những người lính đứng cạnh bên nhau trong cái nơi sự sống và cái chết chỉtrong gang tấc Chính Hữu càng làm nổi bật sức mạng của tình đồng chí Từ “ chờ” cũng đã nói
rõ cái tư thế , cái tinh thần chủ động đánh giặc của họ Rõ ràng khi những người lính đứng cạnhbên nhau vững chãi thì cái gian khổ , ác liệt của cuộc chiến bị mờ đi Tầm vóc những ngườilính bỗng trở nên lớn lao anh hùng
Trang 5- Những câu thơ tự do đang trải dài thì câu kết lại thu vào trong bốn chữ “Đầu súng trăngtreo “làm nhịp thơ đột ngột thay đổi , dồn nén, trắc gọn, gây sự chú ý cho người dọc Trong đêmphục kích giặc, ngươi chiến sĩ bỗng phát hiện mũi súng như treo một vầng trăng Từ “ treo” đãtạo nên một mối quan hệ bất ngờ, độc đáo, nối liền mặt đất với bầu trời, gợi những liên tưởng líthú vừa hiện thực lại vừa lãng mạn
+ Hiện thực vì đêm khuya trăng trên vòm trời cao đã sà xuống thấp dần, ở một vị trí và tầmnhìn nào đó, vầng trăng như treo trên đầu mũi súng của người chiến sĩ đang phục kích chờ giặc.+ Lãng mạn vì trong hoàn cảnh hết sức gian khổ khốc liệt : đêm đông giá lạnh , rừng hoangsương muối, cái chết cận kề, tâm hồn nhạy cảm của người chiến sĩ vẫn tìm thấy chất thơ baybổng trong vẻ đẹp bất ngờ của trăng “Súng” là biểu tượng của chiến đấu , “trăng” là biểu tượngcủa cái đẹp , cho niềm vui lạc quan , cho sự bình yên của cuộc sống Súng và trăng là hư và thực, là chiến sĩ và thi sĩ , là “một cặp đồng chí “tô đậm vẻ đệp của những cặp đồng chí đang đứngcạnh bên nhau Chính tình đồng chí đã làm cho chiến cảm thấy cuộc đời vẫn đẹp , vẫn thơ mộng, tạo cho họ sức mạnh và chiến thắng
=> Hiếm thấy một hình tượng thơ nào vừa dẹp vừa mang đầy ý nghĩa như “Đầu súng trăngtreo” Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ , tạonên được dư vang trong lỏng người đọc
=> Như vậy tình cảm đồng chí trong bài thơ là tình cảm sâu lắng chân thành của những conngười gắn bó keo sơn trong cuộcchiến đấu vĩ đại vì một lí tưởng chung
.
Câu hỏi tương tự : Sửa lỗi câu văn sau : Với hình ảnh « đầu súng trăng treo » đã diễn tả đầy sứcgợi cảm mối tình tình đồng chí keo sơn trong bài bài thơ « đồng chí » được sáng tác năm 1954sau chiến thắng Việt Bắc
Triển khai đoạn văn có câu chủ đề trên
Câu 2: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”
- Bài thơ về tình đồng chí đã cho ta thấy vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụthể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
+ Hoàn cảnh xuất thân: họ là những người nông dân nghèo ra đi từ hai miền đất xa nhau: “ nướcmặn đồng chua”, “ đất cầy lên sỏi đá.”
+ Họ ra đi vì nghĩa lớn (hai chữ “mặc kệ” nói được cái dứt khoát, mạnh mẽ mặc dù vẫn luônlưu luyến với quê hương “giếng nước gốc đa ”
+ Họ đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng, những cơn sốt rét run người, trang phụcphong phanh giữa mùa đông lạnh giá => Những gian khổ càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộđội: sáng lên nụ cười của người lính (miệng cười buốt giá)
+ Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí đồng đội sâu sắc, thắm thiết
+ Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí của họ là bức tranh đặc sắc trong đoạn cuối củabài thơ
Câu 3.Theo em, vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là
“Đồng chí”?
Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng vàkháng chiến Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau Cáchmạng Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới
Câu 4 : Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ mang tính nhân hoá trong câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (Tham khảo bài tập làm văn)
Hình ảnh “ giếng nước gốc đa” đã tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính với quêhương Hình ảnh ấy vừa được sử dụng như một phép hoán dụ ( Giếng nước gốc đa biểu hiệncho làng quê Việt Nam – quê hương người lính ) , vừa được sử dụng như một phép nhân hoá( giếng nước gốc đa biết nhớ nhung người lính ) Nó giúp người lính diễn tả một cách hồn
Trang 6nhiên và tinh tế tâm hồn mình Giếng nước gốc da kia nhớ người ra lính hay chính tấm lòngngười ra đi không nguôi nhớ về quê hương và đã tạo cho giếng nước gốc đa một tâm hồn ? Quảthực giữa người chiến sĩ và quê hương đã có một mối giao cảm vô cùng ssâu sắc đậm đà Tácgiả như đang gợi lên hai tâm tình đang soi vào nhau đến tận cùng
Câu 5 Phân tích bài thơ để thấy rõ chủ đề đồng chí hiện lên trong thơ Chính Hữu với rất nhiều dáng vẻ:
Chủ đề đồng chí hiện lên trong thơ Chính Hữu mang rất nhiều dáng vẻ “ Anh với tôi” khithì riêng rẽ trong từng dòng thơ để nói về cảnh ngộ của nhau : “ Quê hương anh nước mặn đồngchua / Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” ; khi lại chen lên đứng vào cùng một dòng: “ Anh vớitôi đôi người xa lạ / Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau” Từ riên g lẻ đã nhập thành đôi ,thành chung khăng khít khó tách rời : “ Súng bên súng đầu sát bên đầu / Đêm rét chung chănthành đôi tri kỉ” Đây là những hình ảnh đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng chí Câu thơ đang từtrải dài, bỗng cô đọng thành hai tiếng “Đồng chí” vang lên tha thiết ấm áp , xúc động như tiếnggọi của đồng đội và nó khắc ghi trong lòng người về hai tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó Tìnhđồng chí là cùng giai cấp , cùng nhau từ những chi tiết nhỏ nhất của đời sống “Áo anh rách vai -Quần tôi có vài mảnh vá- Miệng cười buốt giá- Chân không giầy” Trong buốt giá gian lao, cácanh truyền cho nhau hơi ấm tình đồng đội : “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Những bàn taykhông lời mà nói được tất cả, các anh sát cánh bên nhau để cùng đi tới một chiều cao : “Đêmnay rừng hoang sương muối - Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới - Đầu súng trăng treo” cùngchung chiến hào , cùng chung sống chết , đó chính là biểu hiện cao đẹp nhất của tình đồng chí Chính tình đồng chí đã khiến các anh ngay giữa nnguy hiểm gian lao vẫn thấy tâm hôn thanhthản và lãng mạn Và đó cũng chính là tình cảm xã hội thiêng liêng nhất , là cội nguồn của tìnhyêu nước , của sức mạnh con ngươờiViệt Nam
Câu 6
Có người chưa hiểu được hết câu thơ được coi là hay nhất trong bài thơ « Đồng chí » :
« Đầu súng trăng treo »
- Vì sao trăng vốn vời vợi trên cao nhưng lại có thể treo trên đầu súng nơi mặt đất ?
- Với việc đặt trăng trên đầu súng , câu thơ đã gợi ra những vẻ đẹp gì về tâm hồn người chiến sĩ ?
- Xét quan hệ với hai câu thơ trên , hình ảnh này giúp người đọc cảm nhận được những điều gì về đời sống và tình người lính giữa những người chiến sĩ ?
Trong bài thơ « Đồng chí » của Chính Hữu , hình ảnh người lính luôn tự tin , đoàn kết sátcánh bên nhau trong hoàn cảnh chién đấu gian khổ :
« Đầu súng trăng treo »
Hình ảnh thơ hết sức độc đáo và lí thú , vừa hiện thực vừa lãng mạn bay bổng Đêm đãkhuya , vầng trăng hạ thấp ngang trời Vì vậy mà trong tầm ngắm, người lính phát hiện ra mộtđiều lí thú : Vầng trăng vốn cao vời vợi nhưng lại có thể treo trên đàu súng nơi mặt đất Quả làmột tâm hồn lãng mạn bay bổng Giữa giây phút hiểm nguy , người lính vẫn say sưa với nét đẹp
trong dời, một vầng trăng sáng Súng và trăng cách xa nhau trong không gian , thế nhưng lại
được xếp cạnh nhau Súng là biểu tượng cuộc chiến đấu đầy gian khổ, trăng là biểu tượgn chocuộc sống thanh bình Phải chăng hai hình ảnh đối lập được đặt cạnh nhau và nói lên bao điềuthú vị về lí tưởng chiến đấu của các anh Họ mang bên mình vẻ đẹp của người lính, vẻ đẹp mơmộng lãng mạn, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên
Hình ảnh đó vừa có caí lạnh của rừng hoang sương muối, vừa có cái trắng trẻo tuyệt vờicủa lí tưởng chiến đấu, vừa có cái ấm áp , nồng hậu của tình người, tình đồng chí Quả thật ,ngọn lửa ấm áp của trái tim những người lính đã xua tan cái lạnh khắc nghiệt của thiên nhiên cáigian khổ hiểm nguy của cuộc chiế và đưa những người đồng đội xích lại gần nhau hơn Rõ ràngtình đồng chí đã làm đời người lính đẹp đẽ thơ mộng giữa thực taị khắc nghiệt
Tham khảo một số mở bài và kết bài sau:
Trang 7Mở bài 1: ( đề 2: Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”)
Người lính nông dân đã đi vào thơ ca bằng những hình ảnh chân thạt như vẻ đẹp trong “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Cá nước” của Tố Hữu nhưng tiêu biểu hơn là bài “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1948).
Kết bài 1: Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính Vẻ đẹp của “Đồng
chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí quyện hoà với tình giai cấp HÌnh ảnh “đầu súng trăng treo” xuất hiện
ở cuối bài thơ nâng vẻ đẹp người lính lên đến đỉnh cao khái quát, trong đó có sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
Mở bài 2: (đề 3: cảm nhận về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu)
Anh vẫn hành quân Trên đường ra chiến dịch.
Đã từ lâu, hình tượng người chiến sĩ quân đội đã đi vào lòng dân và văn chương với những tư thế, tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ Danh từ “bộ đội cụ Hồ” đã trở thành cái tên thân thương nhất của nhân dân dành cho người chiến sĩ Viết về đề tài quân đội có khá nhiều tác giả, nhưng để thành công thì không dễ mấy ai Riêng nhà thơ - người chiến sĩ Chính Hữu bằng cảm xúc của người trong cuộc dã thành công xuất sắc với bài thơ “Đồng chí” Tác phẩm đã diễn tả thật cảm động mối tình đồng chí thiêng liêng và xứng đáng là một bài thơ trữ tình hay trong nền văn học VN.
Kết bài 2: “Đồng chí”là một bài thơ hay vì bằng một ngôn ngữ nghệ thuật hàm súc, chắt lọc,
với những chi tiết thơ đầy gợi cảm, tác giả đã khắc hoạ được gương mặt những chiến sĩ vệ quốc một thời, và quan trọng hơn đó là gương mặt tinh thần, tình cảm đồng chí mới mẻ, thiêng liêng,
là sức mạnh để những con người áo rách, chân không giày chiến thắng giặc Pháp.
Mở bài 3: ( Đề 4: Vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu)
Đồng đội ta
Chia tay nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia tay nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.
Vâng! Đó là tình cảm đồng đội keo sơn gắn bó từ trong tâm hồn thơ Chính Hữu mà để sau này ông viết lên bài thơ “Đồng chí” như kết tinh tình cảm thiêng liêng chân thành ấy khiến rung động bao trái tim bạn đọc.
Kết bài 3: Đồng chí! Hai tiếng thân thương lắng đọng trong lòng người đọc hơn nửa thế kỉ
nay Tình cảm đồng chí, đồng đội là một nét đẹp truyền thống của người lính và được nhân lên trong đời sống, trở thành một nét đẹp riêng tư tình đời, tình người của nhân dân Việt Nam.
Kết bài 4: Bài thơ với một bút pháp đặc trưng, điển hình, đó là hiện thực nhưng không bị khô
cứng cũng không bị sa vào ước lệ hào hoa với tất cả những cảm xúc của người trong cuộc, Chính Hữu đã tái hiện được những hình ảnh thơ chân tình, giản dị, hàm súc lắng đọng nhưng vẫn kiêu sa “Đồng chí” mãi mãi là sự kết tinh và thăng hoa cao độ cho những người cầm bút, khởi nguồn cảm xúc cho thơ ca.
Mở bài 4: “Đồng ch”í là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về người nông dân mặc áo lính
trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Bài thơ được viết vào đầu xuân năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947, nó đã đi qua một hành trình hơn nửa thế kỉ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.
Kết bài 5 : « Đồng chí » là bài thơ độc đáo viết về anh bộ đội cụ Hồ - người nông dân mặc áo
lính, những anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh Bài thơ là một tượng đài chiến sĩ tráng
lệ, cao cả và thiêng liêng.
Đề bài PTTP : Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để thấy bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
I Mở bài
II Thân bài
Trang 81 Cơ sở của tình đồng chí (7câu đầu)
- Trước hết bài thơ được bắt đầu bằng giọng điệu thủ thỉ, tâm tình của hai người đồng độinhớ laị kỉ niệm ngày đầu nhập ngũ Nhịp điệu thơ tính chất kể chuyện , tâm sự như khơi dậyhoài niệm của người lính về tháng ngày đầu tiên gặp gỡ Họ là những người xa lạ, từ nhữngmiền quê nghèo khác nhau gặp nhau trở thành tri kỉ bởi họ có chung một con đường đến vớicuộc kháng chiến, đó chính là cơ sở của tình đồng chí :
« Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày len sỏi đá
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉĐồng chí ! »
- Mặc dù họ ở những vùng miền khác nhau, vùng « đồi núi trung du » hay miền « đồngchua nước mặn » nhưng đó đều là quê hương của đói nghèo lam lũ vất vả Họ phần lớn đêu lànhững người nông dân mặc áo lính, từ những miền quê nghèo đến với quân ngũ
- Hai câu thơ đầu theo cấu trúc sóng đôi , đối ứng ; « Quê anh , làng tôi » đã diễn tả sựtương đồng về cảnh ngộ Và chính sự tương đồng về cảnh ngộ ấy đã trở thành niềm đồng cảmgiai cấp, là cơ sở của tình đồng chí, đồng đội của người lính Từ những miền quê nghèo, nhữngngười dân chất phát , mộc mạc đó đã gặp nhau trong cuộc kháng chi ến vĩ đại của dân tộc
- Họ cùng chung nhiệm vụ trong chiến đấu : « Súng bên súng đầu sát bên đầu » « Súng »
và « đầu » là hình ảnh đẹp mang ý nghĩa tượng trưng « Súng » nói lên nhiệm vụ chién đấu,
« Đầu » là ý thức là lí tưởng , tình cảm Hai hình ảnh đó hoà nhập vào nhau diẽn tả người chiến
sĩ chung nhiệm vụ , chung chí hướng và lí tưởng cao đẹp Điệp từ « súng » và « đầu » được nhắclại hi lần như nhấn mạnh tình cảm gắn bó trong chiến đấu của người đồng chí
- Họ cùng trải qua những khó khăn gian khổ trong buổi đầu của cuộc kháng chiến giannan : « Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ » « Tri kỉ » là người bạn thân thiết hiểu rất rõ về ta.Vất vả nguy nan đã gắn kết những người đồng chí khiến họ trở thành những người bạn tâm giaogắn bó Hình ảnh thật giản dị nhưng xúc động
- Với caí chung và cái riêng ấy , họ đã trở thành « đồng chí » Từ « Đồng chí » được đặtthành cả một dòng thơ tạo hơi thở trầm lắng thiêng liêng Nó như một nốt nhấn mạnh sự thiêngliêng cao cả trong tình cảm mới mẻ này Nó đã lí giải ví so những người lính từ bốn phươn g trờilại tụ họp về đây thân thiết gắn bó như máu thịt Khi họ gọi nhau bằng tiếng đồng chí họ khôngchỉ còn là người nông dân nghèo đói lam lũ , mà họ trở thành anh em trong cả một cộng đồngvới một lí tưởng cao cả vì đất nước quên thân để tạo nên sự hồi sinh cho quê hương cho dân tộc
=> Đoạn thơ gây ấn tượng với một tình cảm giai cấp mà lên , từ lí tưởng mà có
2 Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí
Nếu ở khổ thơ thứ nhất tác giả lí giải cơ sở của tình đồng chí thì ở khổ thơ thứ hai , tác giả
đã nêu lên những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí
- Họ gắn bó với nhau trong những đêm rét chung chăn, trong những lúc hành quân và họhiểu những nỗi lòng sâu kín của nhau :
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung layGiếng nước gốc đa nhớ người ra lính
+ Họ xuất thân là những người nông dân nghèo bởi vậy họ gắn bó với ruộng đồng chòm
xóm Ra đi vơi họ là bao khó khăn day dứt nhưng tiếng gọi của tổ quốc lớn lao hơn đã cho họquyết tâm Hai chữ « mặc kệ » đã nói lên được cái kiên quyết dứt khoát mạnh mẽ ấy và tráchnhiệm vì cuộc sống bình yên nơi quê hương mà họ ra đi Song chính thái độ gồng mình lên ấycho ta hiểu rằng thực sự những người lính đã bỏ lại đằng sau bỏ thương mến nhớ nhung và tình
Trang 9cảm ấy càng cố kìm nén bao nhiêu thì càng trở nên bỏng cháy bấy nhiêu Cho nên mới có câuthơ « Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính » Hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra línhcàng tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính với quê hương Hình ảnh “ giếng nước gốcđa” đã tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính với quê hương Hình ảnh ấy vừa được sửdụng như một phép hoán dụ ( Giếng nước gốc đa biểu hiện cho làng quê Việt Nam – quê hươngngười lính ) , vừa được sử dụng như một phép nhân hoá ( giếng nước gốc đa biết nhớ nhungngười lính ) Nó giúp người lính diễn tả một cách hồn nhiên và tinh tế tâm hồn mình Giếngnước gốc đa kia nhớ người ra lính hay chính tấm lòng người ra đi không nguôi nhớ về quêhương và đã tạo cho giếng nước gốc đa một tâm hồn ? Quả thực giữa người chiến sĩ và quêhương đã có một mối giao cảm vô cùng sâu sắc đậm đà Tác giả như đang gợi lên hai tâm tìnhđang soi vào nhau đến tận cùng
- Trong s ự đông cảm đó , họ đã chia sẻ nh ững gian lao thiếu th ốn c ủa cu ộc đ ời ng ư ời
lính:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
S ốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá
Đó là những cơn sốt rét rừng đến run người đang tàn phá cơ thể người lính , l à nh ữngtrang phục mong manh giữa mùa đông lạnh gi á
Họ không chỉ chia sẻ mọi gian lao mà họ còn cho nhau hơi ấm , cho nhau nụ cười ấm ápcủa tình dồng chí Chi tiết “ miệng cười buốt giá” đã ấm lên sáng lên tình đồng đội và tinh thầnlạc quan của người chiến sĩ Rồi đến cái cử chỉ “ thương nhau tay nắm lấy bàn tay” đã thể hiệntình thương đồng đội sâu sắc Cách biểu hiện yêu thương không ồn ào mà thấm thía Trongbuốt giá gian lao , các anh truyền cho nhau nièm tin , truyên ho nhau sức mạnh để vượt lên tất cảđảy lùi gian lao Câu thơ ấm áp trong ngọn lửa thân thương !
3 Bài thơ kết thúc với những hình ảnh thật đẹp , thật có ý nghĩa
Nó là biểu tượng thiêng liêng của tình đồng chí chung chiến hào
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
Sử dụng hình ảnh tương phản đối lập : “ Rừng hoang sương muối” với những đêm dài lạnhgiá đối lập với những người lính đứng cạnh bên nhau trong cái nơi sự sống và cái chết chỉ tronggang tấc Chính Hữu càng làm nổi bật sức mạng của tình đồng chí Từ “ chờ” cũng đã nói rõcái tư thế , cái tinh thần chủ động đánh giặc của họ Rõ ràng khi những người lính đứng cạnhbên nhau vững chãi thì cái gian khổ , ác liệt của cuộc chiến bị mờ đi Tầm vóc những ngườilính bỗng trở nên lớn lao anh hùng
- Những câu thơ tự do đang trải dài thì câu kết lại thu vào trong bốn chữ “Đầu súng trăngtreo “làm nhịp thơ đột ngột thay đổi , dồn nén, trắc gọn, gây sự chú ý cho người dọc Trong đêmphục kích giặc, ngươi chiến sĩ b ỗng phát hiện mũi súng như treo một vầng trăng Từ “ treo” đãtạo nên một mối quan hệ bất ngờ, độc đáo, nối liền mặt đất với bầu trời, gợi những liên tưởng líthú vừa hiện thực lại vừa lãng mạn
+ Hiện thực vì đêm khuya trăng trên vòm trời cao đã sà xuống thấp dần, ở một vị trí và tầmnhìn nào đó, vầng trăng như treo trên đầu mũi súng của người chiến sĩ đang phục kích chờ giặc.+ Lãng mạn vì trong hoàn cảnh hết sức gian khổ khốc liệt : đêm đông giá lạnh , rừng hoangsương muối, cái chết cận kề, tâm hồn nhạy cảm của người chiến sĩ vẫn tìm thấy chất thơ baybổng trong vẻ đẹp bất ngờ của trăng “Súng” là biểu tượng của chiến đấu , “trăng” là biểu tượngcủa cái đẹp , cho niềm vui lạc quan , cho sự bình yên của cuộc sống Súng và trăng là hư và thực, là chiến sĩ và thi sĩ , là “một cặp đồng chí “tô đậm vẻ đệp của những cặp đồng chí đang đứng
Trang 10cạnh bên nhau Chính tình đồng chí đã làm cho chiến cảm thấy cuộc đời vẫn đẹp , vẫn thơ mộng, tạo cho họ sức mạnh và chiến thắng.
=> Hiếm thấy một hình tượng thơ nào vừa dẹp vừa mang đầy ý nghĩa như “Đầu súng trăngtreo” Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ , tạonên được dư vang trong lỏng người đọc
=> Như vậy tình cảm đồng chí trong bài thơ là tình cảm sâu lắng chân thành của những conngười gắn bó keo sơn trong cuộcchiến đấu vĩ đại vì một lí tưởng chung
**********************************
BÀI 2: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH - PHẠM TIẾN DUẬT.
A Kiến thức cần nhớ.
1 Tác giả
- Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, quê ở tỉnh Phú Thọ Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 1964 vào
bộ đội, hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những nhà thơ tiêu biểu củaphong trào thơ trẻ những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ
- Thơ ông giàu chất liệu hiện thực, chiến trường, thể hiện sinh động, có giọng điệu ngang tàng,tinh nghịch, sôi nổi, tươi trẻ, đã làm sống lại hình ảnh thế hệ trẻ ở Trường Sơn và những khókhăn của thời đánh Mỹ gian khổ
- Phạm Tiến Duật thể hiện hình ảnh thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹqua những hình tượng cô gái thanh niên xung phong và anh bộ đội trên tuyến đường TrườngSơn
- Tác phẩm chính: Vầng trăng -Quầng lửa(1970), Thơ một chặng đường ( 1971), Ở hai đầu núi
(1981) Nhiều bài thơ đã đi vào trí nhớ của công chúng như các bài: Trường Sơn Đông, Trường Sơn tây, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong….
2 Tác phẩm:
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính rút từ tập thơ Vầng trăng -Quầng lửa của tác giả Là tác
phẩm đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ trong báo Văn nghệ (1969 - 1970)
- Bài thơ được ra đời trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mĩ diiễn ra rất ác liệt Mĩ trút hàngngàn, hàng vạn tấn bom trên con đường chiến lược Trường Sơn Trong khi đó những đoàn xevận tải vẫn băng ra chiến trường vì Miền Nam phía trước
3 Gợi ý phân tích: Đây là một bài thơ khá độc đáo.
a Cái độc đáo đã bộc lộ ngay từ nhan đề bài thơ, một cái nhan đề có vẻ như dài và thừa Có lẽ
chỉ cần viết “Tiểu đội xe không kính” là đủ, là nói rõ được hiện thực phản ánh Nhưng nhà thơlại viết “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Hai chữ “Bài thơ” nói lên cách khai thác hiện thực:không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính, chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiếntranh, mà chủ yếu là khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ VN vượt lênnhững khắc nghiệt của chiến tranh
b Sáng tạo độc đáo nhất là h ình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường.
- Bài thơ mở đầu bằng một câu thơ rất lạ, giản dị như một lời nói thường:
Không có kính không phải vì xe không có kính.
-Câu thơ như một câu văn xuôi, chẳng có gì là thơ cả Hình ảnh thơ lại càng lạ và có sức hấp dẫnđặc biệt vì nó chân thực, độc đáo Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào thơthì thường được “mĩ lệ hoá”, “lãng mạn hoá” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tảthực Ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính là một hình ảnh thực, thực đến trầntrụi, đó là những chiếc xe “không kính” rồi “không đèn”, “không mui” ấy vẫn chạy băng ra tiềntuyến
Trang 11- Cái nguyên nhân của nó cũng rất thực: Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi”.Hình ảnh “bom
giật, bom rung” vừa giúp ta hình dung được một vùng đất từng được mệnh danh là “túi bom”của dịch vừa giúp ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh
- Những chiếc xe như vậy vốn không hiếm trong chiến tranh chống Mĩ trên đường Trường Sơnlửa đạn nhưng phải có một hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch thích cái lạ nhưPhạm Tiến Duật mới nhận ra đụơc và đưa nó vào thơ thành hình tượng thơ độc đáo của thờichiến tranh chống Mĩ Không tô vẽ, không cường điệu mà tả thực nhưng chính cái thực đã làmngười đọc suy nghĩ, hình dung mức độ ác liệt của chiến tranh, bom đạn giặc Mĩ Hơn nữa, viết
về những người lái xe thì không gì gắn họ với hình ảnh chiếc xe, qua xe mà làm nổi bật hình ảnhngưới lái xe
- Bởi thế, hai câu thơ mở đầu bài đã thu hút sự chú ý của người đọc, người đọc bỗng nhận rachất thơ rất đẹp từ hình ảnh ấy: Bom đạn khốc liệt của chiến tranh cũng chỉ đủ để làm cho những
chiếc xe mất kính, thậm chí “không có kính, rồi xe không có đèn – Không có mui xe thùng xe có xước” Và những chiếc xe như vậy vẫn ngang tàng băng ra chiến trường Chính chất thơ ấy đâ
làm cho những chiếc xe không kính trở thành hình ảnh thơ độc đáo
b Hình ảnh những chiếc xe không kính đó làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn.
*Trên chiếc xe không kính, người lính hiện ra với tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh
Ung dung buồn lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.
- Đảo ngữ “ung dung” với điệp từ “nhìn” cho ta thấy cái tư thế ung dung, thong thả, khoan thai,bình tĩnh, tự tin của người làm chủ, chiến thắng hoàn cảnh Bầu không khí căng thẳng với “Bomgiật, bom rung”, vậy mà họ vẫn nhìn thẳng, cái nhìn hướng về phía trước của một con ngườiluôn coi thường hiểm nguy Nhịp thơ 2/2/2 với những dấu phẩy ngắt khiến âm điệu câu thơ trởnên chậm rãi, như diễn tả thái độ thản nhiên đàng hoàng
- Thật bất ngờ, với tư thế ấy, họ đã biến những nguy hiểm trở ngại trên đường thành niềm vuithích, một sự hưởng thụ, một cách tiếp xúc trực tiếp, mạnh mẽ với không gian bên ngoài
+ Những cảm giác của người chiến sĩ trong chiếc xe không kính được miêu tả thật chân thực,chính xác đến từng chi tiết qua những hình ảnh thơ nhân hoá, so sánh và điệp ngữ:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.
+ Những chữ “nhìn” lặp đi lặp lại như một niềm sảng khoái bất tận Không có kính, càng dễ
“nhìn đất, nhìn trời” với tư thế “nhìn thẳng” thật hiên ngang Hay nhất là hai chữ “nhìn thẳng” –nhìn thẳng vào gian khổ, nhìn thẳng vào hi sinh, không run sợ, không né tránh
+ Không có kính chắn gió, bảo hiểm, xe lại chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với bao khó
khăn nguy hiểm: nào là “:gió vào xoa mắt đắng”, nào là “con đường chạy thẳng vào tim”, rồi
“sao trời”, rồi “cánh chim” đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa- rơi rụng, va đập, quăng ném vào
buồng lái, vào mặt mũi, thân mình Đó là những ấn tượng thực nhưng qua cách cảm nhận của tácgiả, đã trở thành những hình ảnh lãng mạn Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe vunvút chạy trên đường
* Thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ , tinh thần lạc quan của người lính trẻ
Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính ừ thì ướt áo
Trang 12Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
- Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian
khổ Những câu thơ giản dị như lời nói cửa miệng của người lính: “không có kính ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo”, “chưa cần rửa”, “chưa cần thay”…Điệp khúc ấy tạo nên giọng điệu ngang tàng, bất
chấp Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng mà các anh càng bình tĩnh, dũngcảm hơn, chấp nhận thử thách như một tất yếu Đầu tóc mặt mũi bụi bám trắng không cần rửa,
áo ướt không cần thay, và vẫn có thể “phì phèo châm điếu thuốc – Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” Sự bình thản đã đạt đến mức vô tư lự một cách thật trẻ trung, cái thái độ “phót tỉnh” cũng
rất trẻ trung Niềm vui và tiếng cười của những người lính trẻ sôi nổi, tinh nghịch cứ vút lên giữa
gian khổ khắc nghiệt, giữa cả nguy hiểm chết người của chiến tranh với những “bom giật, bom rung” Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi”
gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản Ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôiđộng hối hả của đoàn xe trên đường đi tới
* Tình đồng chí, đồng độ i gắn bó keo sơn, thắm thiết - một nét đẹp phẩm chất của người lính.
- Những khoảnh khắc của chiến tranh, giữa sống chết, những người lính trẻ sôi nổi, yêu đời từ
những miền quê khác nhau nhưng cùng một nhiệm vụ, lí tưởng đã gắn bó nhau như ruột thịt, gia đình:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Cái bắt tay độc đáo là biểu hiện đẹp đẽ ấm lòng của tình đồng chí, đồng đội đầy mộc mạcnhưng thấm thía : “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”, cái bắt tay thay cho lời nói như một sự bù đắptinh thần cho sự thiếu thốn về vật chất Chỉ có những người lính, những chiếc xe thời chống Mĩmới có thể có những cái bắt tay ấy, một chi tiết nhỏ nhưng mang dấu ấn của cả một thời đại hàohùng
- Lúc cắm trại, các anh trò chuyện, ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái, xuềnh xoàng, nhường nhịnnhau như anh em ruột thịt.: chung bát,chung đũa, mắc võng chông chênh chỉ trong một thoángchốc Tình cảm gia đình người lính thật bình dị, ấm áp thân thương tạo nên sức mạnh, nâng bước
chân người lính để rồi các anh lại tiếp tục hành quân: “Lại đi lại đi trời xanh thêm”, vì lòng người phơi phới say mê trước những chặng đường đã đi và đang đến “Trời xanh thêm” vì lòng
người luôn có niềm tin về một ngày mai chiến thắng Nhịp điệu câu thơ vừa sôi nổi, vừa nhịp
nhàng cùng với điệp từ “lại đi” được lặp lại hai lần gợi tả nhịp sống chiến đấu và hành quân của
tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh đạn bom nào có thể ngăn cản nổi Sự sốngkhông chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang – tư thế của người chiếnthắng
* Đ iều làm nên sức mạnh để người lính vượt qua khó khăn, gian khổ chính là tình yêu
nước, là ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Không có kính, rồi xe
không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Trang 13Chỉ cần trong xe có một trái tim.
- Khổ thơ cuối vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suytưởng vừa bay bổng, vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vậntải Trường Sơn Trong bốn câu thơ có sự tương phản rõ rệt giữa vật chất và tinh thần, giữa bênngoài và bên trong, giữa cái không và cái có Bom đạn kẻ thù đã tước đi của chiếc xe rất nhiều,
biến chiếc xe trở thành trơ trụi đến kì lạ: “không kính, không mui, không đèn, thùng xe có xước ” và biết bao chiến sĩ đã dũng cảm hi sinh Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân
lên những thử thách khốc liệt Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc “không có kính / rồi xe không cóđèn/ Không có mui xe/ thùng xe có xước” như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chônggai, bom đạn
- Ấy vậy mà hai câu cuối, âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét Những chiếc xemang trên mình đầy thương tích đó lại như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn,hăm hở lao ra tiền tuyến Phía trước ấy là miền Nam thân yêu Sức mạnh để chiếc xe băng mình
ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính, một trái tim nồng nàn tình yêu nước và sôi trào
ý chí chiến đấu, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc
- Điệp ngữ “không có”, các từ ngữ tương ứng “vẫn … chỉ cần có” đã làm cho giọng thơ, ý thơtrở nên mạnh mẽ, hào hùng Vẫn là cách nói thản nhiên ngang tàng của lính nhưng câu thơ lạilắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý nghĩa như một lời thề thiêng liêng Quyết tâm chiếnđấu và chí khí anh hùng của người lính không có đạn bom nào của kẻ thù có thể làm lay chuyểnđược
5 Tổng kết:
Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn
5 Liên hệ mở rộng.
Bài ca lái xe đêm (Tố Hữu)
Ơi chiếc xe vận tải
Ta cầm lái đi đây
Nặng biết bao ơn ngãi
Xe ơi cùng ta bay
Dù mưa bom bão đạn
Ta lấy đêm làm ngày
Ta cùng cây làm bạn
Xe đi trong đêm tối
Dù đường lạ đường quen
Xe đi không lạc lối
Có mắt ta làm đèn
Ta qua sông qua suối
Ta qua núi qua đèo
Lòng ta vui như hội
Như cờ bay gió reo
Ơi này anh xung kích
Ơi này o du kích
Có nghe thấy gì không?
Chuyện chi mà rúc rích!
Ta đi xe trong đêm Trường Sơn.
Nhạc và lời của Tân Huyền
Những đêm Trường Sơn
Ta đã đi qua bao chặng đường vất vảĐạn réo, bom rơi, mưa rừng xối xảNhững đêm Trường Sơn
Đường tiền tuyến uốn quanh co,Mây trời đẹp quá,
Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe!
Tay lái thân yêu đã cùng taBao chuyến đi về vượt từng hố bomTừng ngọn cây vách đá
Tay lái thân yêu vẫn cùng taĐinh ninh trong dạ
Chi viện tiền phương xe lăn hối hảMang lửa nhiệt tình, đi giải phóng quêhương
TRường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Phạm Tiến Duật
Trang 14Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo
(Tố Hữu)
- Kính chào anh con người đẹp nhất
Cả nước hôn anh chàng trai chân đất
Sống hiên ngang bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi
Một dây ná, một cây chông cũng tiến
công giặc Mỹ
- Vẫn đôi dép lội chiến trường
Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy
(Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu)
- Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố
Thương em bên ấy mưa nhiều Con đường mà gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áoHết rau rồi, em có lấy măng không?
Anh lên xe trời đổ cơn mưaCái gạt nước xua đi nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ,Cái nhành cây gạt mối riêng tư…
Từ nơi em đưa sang bên nơi anhNhững binh đoàn nôi nhau ra tiền tuyến,Như tình yêu nối dài vô tận
Đông TRường Sơn nhớ tây Trường Sơn
- Tây Tiến đoàn quân không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(Tây Tiến – Quang Dũng)
B Câu hỏi luyện tập.
Câu 1 : “ Không có kính rồi xe không có đèn”
a Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 4 dòng
b Cho biết, đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
c Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng của đoạn vừa chép được dùng với nghĩa như thếnào?
d Viết một đoạn văn diễn dịch từ 6 đến 8 câu phân tích hình ảnh người lính lái xe trongđoạn thơ
Gợi ý:
a Chép tiếp: Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim
b (tham khảo phần kiến thức cần nhớ)
c Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển:
- Chỉ người lính lái xe
- Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
d Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức (tham khảo câu 3,4)
- Cuộc chiến đấu ngày càng gian khổ, ác liệt (qua hình ảnh những chiếc xe ngày càng méo mó,biến dạng)
- Bất chấp gian khổ, hi sinh, những chiếc xe vẫn thẳng đường ra tiền tuyến
- Những người lính lái xe quả cảm vững tay lái vì học có một trái tim tràn đầy nhiệt tình cáchmạng, tình yêu tổ quốc nồng nàn, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam sắt đá
Trang 15Câu 2 : Triển khai câu chủ đề sau : Cả bài thơ là dòng cảm xúc của người lính lái xe trên con đường xe ra tiền tuyến.
Thật vậy , dòng cảm xúc ấy tuôn chảy dào dạt trong suốt bài thơ Đi vào cuộc chiến đấuvới tất cả tính chất chủ động , tự tin của người có lí tưởng co đẹp , có sức mạnh và tiềm lực nêntâm hồn người lính cũng có nét thanh thản, vui tươi Điều khiến những chiếc xe không kính vớitốc độ phi thường như lướt nhanh trong bom đạn họ có cmr giác thích thú, như cảm nhận cả conđường “ chạy thẳng vào tim” Qua khung cửa xe không kính các anh cảm nhận được vẻ đẹp củanhững cánh chim và cả những ánh ứao đêm lấp lánh trên bầu trời Gió cũng được nhan hoá vàchuyển đổi cảm giác thật ấn tượng : “ gió vào xoa mắt đắng”, mắt đắng , mắt cay là con mắt củanhững người đói ngủ vì phải thức thâu đêm Trong gian khổ ấy họ vẫn cất lên nụ cười lạc quan ,yêu đời từ những khuôn mặt lám lem khi đồng đội gặp nhau Những câu thơ lạc quan yêu đờinhư thách thức với mọi khó khăn : “ Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như ngườigià Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” Cái bắt tay củanhững người lính cũng thật hồn nhiên , mộc mạc mà cũng thấm thía tình đồng chí đồng đội : “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” “ Từ trong bom rơi” mầ vẫn có cái bắt tay như thế thì thật mừngvui và tự hào biết mấy Đời người lính là đi , nhất là lính lái xe , nhưng trong những phút dừngchân ngắn ngủi, ta càng thấy rõ sự gắn bó tự nhiên mà cao đẹp của tình đồng đội Chỉ là “ bếpHoàng Cầm”và võng “ mắc chông chênh” rồi cả những bữa cơm hội ngộ thân mật, tình đồng chícũng tình anh em ruột thịt : “ chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” đến cả giấc ngủ ngắn ngủicũng rất đặc biệt thú vị: “ võng mắc chông chênh trên đường xe chạy Lại đi lại đi trời xanhthêm” Trong tâm hồn họ, trời xanh như chan chứa hi vọng Không dễ gì có được thái độ lạcquan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước của tuổi trẻ VN thời chống
Mĩ Phải nói rằng hình ảnh ngươờichiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật thật tươi tắn và yêuđời Chúng ta mãi mái yêu quí và tự hào về họ
Câu 3 : Triển khai câu chủ đề:
Bài thơ gây được ấn tượng mạnh về các anh, những chiến sĩ lái xe rất dũng cảm, rất đáng yêu bởi những nét nghịch ngợm, ngang tàng
Thật vậy, người lính trong thơ PTD đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chủ động, tự tincủa những người có lí tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ dũng cảm và mang những
nét thanh thản, vui tươi Lái xe trên con đường Trường Sơn khói lửa, con đường ấy trong bom
đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu nhưng vẫn tràn đây nghị lực, bất chấpgian khổ hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ Xe không kính không mui , không đèn” mà tâmthế vẫn ung dung thanh thản, khó khăn nhiều mà mắt vẫn “ nhìn trời , đất , gió chim” , vẫn hiênngang “nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng” Những câu thơ dí dỏm tinh nghịch, ngang tàng đầy sức trẻcảu những chàng trai như thách thức với mọi khó khăn :
- Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
- Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa mau khô thôi
Chuyện vặt ấy mà, có hề gì ! Nhịp điệu câu thơ, đặc biệt là các từ “ừ thì” đã nói lên rất rõđiều đó Đọc những câu thơ trên , ta tưởng như nhìn thấy mái đầu bạc trắng , bộ mặt lấm lem vànghe rõ tiếng cười ha ha , sảng khoái của người lính Nhưng đằng sau những chữ bông đùa đángyêu này là một bản lĩnh chiến đấu vững vàng thì không thể đùa vui như vậy giữa cái tuyếnđường TS ác liệt này Và điều đó đã ngân lên câu hát nâng bước chân người lính đi tiếp nhữngchặng đường mới: “ Lại đi lại đi trời xanh thêm” Không dễ gì có được thí độ dũng cảm đến
Trang 16ngang tàng và lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước can
trường
Câu 4 : Cảm nhận của em về hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Câu 5 :
a Phân tích giá trị biểu cảm của từ “Chông chênh” trong câu thơ: “Võng mắc chông chênh
đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
b Chỉ với hai câu thơ trên, Phạm Tiến Duật đã cho ta hiểu vẻ đẹp người lái xe Trường Sơn thờichống Mĩ Hãy viết tiếp từ 7 đến 12 câu tạo đoạn văn diễn dịch hoàn chỉnh (trong đó có sử dụngphép nối và câu đơn mở rộng thành phần chủ ngữ)
Câu 6: Khi phân tích bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, trong phần giải quyết vấn
đề, bạn em đã nêu được một nhận xét:
“Bài thơ không chỉ phản ánh được cái khốc liệt, sự gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính mà từ trong những gian khổ, sự khốc liệt ấy bài thơ còn là lời khẳng định ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ”
a Câu văn trên chứa đựng đề tài gì?
b Triển khai 1 ý trong đề tài trên thành một đoạn văn hoàn chỉnh
Gợi ý:
a.Đề tài:
- Bài thơ phản ánh được cái khốc liệt, gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những ch iếc xekhông kính
- Bài thơ là khúc hát ngợi ca vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn
a Triển khai đề tài 2: Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe (theo các ý sau)
- Tư thế hiên ngang, bình tĩnh (khi xe mất đi những hệ số an toàn)
- Thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy, đón nhận gian khổ khó khăn rất đàng hoàng, chủđộng
- Lạc quan, vui vẻ, trẻ trung
- Tinh thần quyết chiến, quyết thắng, vượt lên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy, tất cả vìMiền Nam phía trước
- Viết đoạn văn phân tích hai câu cuối của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Gợi ý: Hai câu cuối của “ bài thơ về tiểu đội xe khiông kính” đã khắc đậm hình ảnh đẹp
đẽ của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường TS:
- Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
- Chỉ cần trong xe có một trái tim
- Những chiếc xe ấy đã bị bom đạn chiến tranh phá huỷ nặng nề, mát đi cả những hệ số antoàn, tưởng như không thể lăn bánh Vậy mà những người chiến sĩ lái xe đâu có chịu dừng Những chiếc xe của họ chở lương thực, thuốc men , đạn dược vẫn chạy trong bom rơiđạn lửa bởi phía trước là MN đang vẫy gọi Công cuộc giành độc lập tự do cua rnửa nướcvẫn phải tiếp tục Dùng hình ảnh tương phản đối lập, câu thơ không chỉ nêu bật đực sựngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên gian khổ, ác liệt mà còn nêu bât được ý chí chiếnđấu giải phóng MN , thống nhất đất nước Hơn thế hình ảnh hoán dụ “ một trái tim” hìnhảnh đẹp nhất của bài thơ cùng kết cấu câu “ vẫn - chỉ cần” đã lí giả về sức mạnh vượt khó,khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến củangười lính lái xe Chính điều đó đã tạo nên sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng đểchúng ta mãi yêu quý và cảm phục
Đề 4 : Cảm nhận của em về hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ « Đồng chí » và
« Bài thơ về tiểu đội xe không kính »
Trang 17Đề 5 : Đồng chí (Chính Hữu) và « Bài thơ về tiểu đội xe không kính » (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu viết về đề tài người lính cách mạng trong hai thời kì chống Pháp và chống Mỹ - so sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này.
Gợi ý : Tham khảo hệ thống luận điểm phần thân bài của đề 4,5
1 Luận điểm 1 : Đánh giá chung vấn đề.
- Về đề tài : Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp
và chống Mỹ Lẽ tất nhiên, ở đất nước ta hơn ba mươi năm chưa rời tay súng, hình ảnh anh « Bộđội cụ Hồ » là hình ảnh « con người đẹp nhất » đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hàolớn của dân tộc
- Về hai tác phẩm : Cùng với nhiều bài thơ khác, hai bài thơ « Đồng chí » sáng tác năm 1948
khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc và « Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính » sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia hoạt động ở tuyến đường TrườngSơn đã khắc hoạ thành công về đề tài người lính
- Về vấn đề : Hình tượng « anh bộ đội cụ Hồ » được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong
văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kì lịch sử
2 Luận điểm 2 : Phân tích
a Những điểm chung :
* Yêu nước, yêu quê hương, có tình đồng chí gắn bó, keo sơn.
- Có thể phân tích tình yêu quê hương da diết, cháy bỏng của người lính trong bài thơ « Đồng
chí » qua nỗi nhớ quê được thể hiện trong hình ảnh thơ « giếng nước gốc đa nhớ người ra trận » ; và những trái tim yêu nước luôn hướng về miền Nam thân yêu với khát vọng cháy bỏng
là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước « xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim ».
- Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện
sự gắn bó đồng chí (Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Hoặc : « Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi )
- Có thể phân tích câu thơ: « Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ/ Đồng chí !
* Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc, hoàn thành nhiệm vụ.
- Tất cả mọi khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không
né tránh, không tô vẽ trong cả hai bài thơ (Cảnh rừng hoang sương muối, cảnh những người lính sốt run người, áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giầy những gian khổ và ác liệt hiện hình trong những chiếc xe không kính, không mui, không đèn do bom giật, bom rung , hình ảnh gió vào xoa mắt đắng, bụi phun tóc trắng như người già, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời )
- Gian khổ tưởng chừng như không thể vượt qua được, cái chết kề bên, vậy mà, các chiến sĩ đều
có một tư thế hiên ngang, dũng cảm : «Chờ giặc tới », « ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng ».
*Tinh thần lạc quan và khí phách anh hùng.
- Đời lính gian khổ nhưng luôn giữ mãi nụ cười dẫu cho có cận kề cái chết : « nụ cười buốt giá » (Đồng chí) cho đến nụ cười rất ngang tàng, rất nghịch ngợm của của những anh lính lái xe phớt đời « ha ha », cử chỉ «phì phèo châm điếu thuốc » như một lời thách thức với quân thù.
- Luôn có niềm tin vào ngày mai chiến thắng : « Đầu súng trăng treo » ; «Lại đi lại đi trời xanh thêm »
b Những điểm riêng :
- Bài thơ « Đồng chí » :
+ Người lính xuất thân là nông dân từ những miền quê nghèo khó : « nước mặn đồng chua »,
« đất cày lên sỏi đá », vừa được cách mạng giải phóng khỏi kiếp nô lệ lầm than, sẵn sàng ừ biệtlàng quê với ruộng nương, nhà cửa vốn hết sức thân thiết, gắn bó để ra đi, dấn thân vào cuộc đờingười chiên sĩ
Trang 18+ Người lính nông dân thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc
mà sâu sắc Tình tri kỉ thiêng liêng hoà quyện với tình đồng chí, tình cảm giai cấp khi lí tưởng
chiến đấu đã rực sáng trong tâm hồn : « Súng bên súng, đầu sát bên đầu.Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí ! »
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính :
+ Người lính lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật là những chàng trai còn rất trẻ, có tri thức, có họcvấn, sẵn sàng gác lại những ước vọng tương lai của mình để cống hiến tuổi thanh xuân theo
tiếng gọi thiêng liêng của miền Nam yêu dấu : « Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ Mà lòng phơi phới dậy tương lai ».
+ Người lính thời kì chống Mĩ hiện lên với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng, tâm hồn nhậy cảm, tínhcách riêng mang chất «lính » đáng yêu Họ chiến đấu vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu
nước cháy bỏng (xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim)
3 Luận điểm 3 : Đánh giá chung.
- Hình tượng người lính dù ở thời kì kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đềumang phẩm chất cao đẹp của « anh bộ đội cụ Hồ » - thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ nhữngnguyên mẫu đẹp đẽ để họ tạo nên những hình tượng làm xúc động lòng người
- Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình
Vì thế, hình tượng người lính chân thật và sinh động
- Thơ Huy cận sau cách mạng tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới Thiên nhiên, vũtrụ là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Huy Cận và nó mang những nét đẹp riêng Hàng loạttập thơ nối tiếp ra đời: “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958), “Đất nở hoa” (1960), “bài thơ cuộc đời”(1963), “hai bàn tay em” (1967)…
- Huy Cận mất năm 2005, tại Hà Nội
2 Tác phẩm.
a Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được viết vào ngày 1.10, năm 1958, tại vùng biển Hồng Gai, Quảng Ninh, in trongtập thơ : “Trời mỗi ngày lại sáng””
b Bố cục: Bài thơ gồm 7 khổ, mỗi khổ gồm bốn câu thơ 7 chữ, được bố cục theo hành trình
của một chuyến ra khơi đánh cá
+ Đoạn 1: Hai khổ thơ đầu: Cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn và tâm trạng náo nức củangười đi biển
+ Đoạn2 : 4 khổ tiếp: Cảnh lao động của đoàn thuyền đánh bắt cá giữa không gian biển trờiban đêm
+ Đoạn 3: khổ thơ cuối: Cảnh đoàn thuyền trở về trong cảnh bình minh lên
Trang 19- Trong bài thơ có hai nguồn cảm hứng bao trùm và hài hoà với nhau: cảm hứng về lao động
và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, vốn là một nét nổi bật của hồn thơ Huy Cận Sự thống
nhất của hai nguồn cảm hứng ấy thể hiện qua kết cấu và hệ thống hình ảnh của bài thơ
+ Về kết cấu: Thời gian của bài thơ là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn cho đến bìnhminh, và cũng là thời gian hoạt động của đoàn thuyền đánh cá ra khơi rồi trở về Không gian củabài thơ là không gian rộng lớn bao la với mặt trời, biển, sóng, mâ, gió, trăng, sao…., cũn làkhông gian của cảnh lao động
+ Về hệ thống hình ảnh: Nhiều hình ảnh thơ đã gắn liền với công việc lao động của con ngườivới nhịp sống của thiên nhiên đất trời: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”, “thuyền ta lái gióvới buồm trăng - Lướt giữa mây cao với biển bằng”, “gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”, “Đoànthuyền chạy đua cùng mặt trời”….Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá qua cái nhìn của nhà thơ trởnên lớn lao, kì vĩ, bay bổng
3 Phân tích bài thơ
a Hai khổ thơ đầu: Tả cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn và tâm trạng náo nức của người đi biển.
*Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và đầy ấn tượng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa”
- Ở nước ta, thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển Như vậy, “mặt trời xuống biển” làmột cảnh tượng lạ, chỉ có thể nhìn thấy từ một hòn đảo nào đó ngoài khơi, hoặc từ một conthuyền đang ra biển Ngoài khơi xa, bốn bề là nước, nhìn về phía tây có cảm giác mặt trời nhưmột hòn than cháy hồng đang lặn xuống biển Sau lúc hoàng hôn là màn đêm buông xuống
Trong câu thơ: “Sóng đã cài then đêm sập cửa”, Huy Cận đã có một liên tưởng thật bất ngờ: vũ
trụ như một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sónghiền hoà gối đầu nhau chạy ngang trên biển như những chiếc then cài cửa
- Với sự liên tưởng so sánh thú vị, với hình ảnh nhân hoá đặc sắc, Huy Cận đã miêu tả rất thực
sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật kì vĩ, tráng lệ như thầnthoại Phác hoạ được một bức tranh phong cảnh kì diệu như thế hẳn nhà thơ phải có cặp mắt thần
và trái tim nhậy cảm
* Đ oàn thuyền đánh cá lại ra khơi trong thời điểm ấy.
- Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển
sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động: “Đoàn thuyền đánh cá lại
ra khơi Câu hát căng buồm trong gió khơi -> Sự đối lập này làm nổi bật tư thế lao động của
con người trước biển cả
+ Nhịp thơ nhanh mạnh như một quyết định dứt khoát Đoàn ngư dân ào xuống đẩy thuyền rakhơi và cất cao tiếng hát khởi hành Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, thường nhật, liên tụcmỗi ngày của công việc lao động vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu trên: đất trời vàođêm nghỉ ngơi mà con người bắt đầu lao động, một công việc lao động không ít vất vả
+ Hình ảnh “câu hát căng buồm” - cánh buồm căng gió ra khơi- là ẩn dụ cho tiếng hát của conngười có sức mạnh làm căng cánh buồm Câu hát là niềm vui, niềm say sưa hứng khởi củanhững người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơilàm giầu cho Tổ quốc
*C âu hát của người lao động còn mang theo một niềm mong mỏi tha thiết, vừa hiện thực vừa lãng mạn:
Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi.
Trang 20- Họ hát khúc hát ca ngợi sự giầu có của biển cả Họ hát bài ca gọi cá vào lưới, mong muốncông việc đánh cá thu được kết quả tốt đẹp.
- Từ dáng cá hình thoi, nhà thơ chợt liên tưởng đến biển như một tấm lụa lớn mà đàn cá là
“đoàn thoi” đang vun vút qua lại Liên tưởng này lại kéo theo một liên tưởng khác: “Đoànthoi”cá dệt nên tấm lưới của người dân chài
b.Bốn khổ thơ giữa miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển bao la, hùng vĩ:
Mỗi khổ thơ là một nét vẽ về biển trời, sóng nước, trăng sao có nhiều yếu tố lãng mạn, trànđầy tưởng tượng dựa trên những yếu tố hiện thực của đời sống trong đó con người hiện lên trongdáng vẻ trẻ trung, khỏe mạnh và yêu đời
*.Biển rộng lớn mênh mông và khoáng đạt trong đêm trăng sáng
- Trên mặt biển đó, có một con thuyền đang băng băng lướt đi trên sóng Con thuyền đánh cávốn nhỏ bé trước biển cả bao la giờ đây qua cái nhìn của nhà thơ chợt trở nên lớn lao, kì vĩ
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
- Một con thuyền đặc biệt có gió là người cầm lái, còn trăng là cánh buồm Con thuyền băngbăng lướt sóng ra khơi để “dò bụng biển” Công việc đánh cá được dàn đan như một thế trận hàohùng Tư thế và khí thế của những ngư dân thật mạnh mẽ, đầy quyết tâm giữa không gian bao lacủa biển trời
- Như vậy, tầm vóc của con người và đoàn thuyền đã được nâng lên hòa nhập vào kích thướccủa thiên nhiên vũ trụ Không còn cái cảm giác nhỏ bé lẻ loi khi con người đối diện với trời rộngsông dài như trong thơ Huy Cận trước cách mạng Hình ảnh thơ thật lãng mạn bay bổng và conngười có tâm hồn cũng thật vui vẻ, phơi phới Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá
đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên
*Biển giầu đẹp nên thơ và có thật nhiều tài nguyên:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long
- Huy Cận đã ngợi ca sự giàu có của biển cả bằng cách liệt kê tên các loài cá và tập trung miêu
tả màu sắc của chúng trong đêm trăng Những con cá song giống như ngọn đuốc đen hồng đanglao đi trong luồng nước dưới ánh trăng lấp lánh quả là hình ảnh ẩn dụ độc đáo Tuy nhiên “cáiđuôi em quẫy trăng vàng chóe” lại là hình ảnh đẹp nhất Ánh trăng in xuống mặt nước, nhữngcon cá quẫy đuôi như quẫy ánh trăng tan ra vàng chóe Phải thật tinh tế mới có được những pháthiện tuyệt vời ấy Cảnh biển về đêm mới đẹp đẽ và thi vị làm sao!
- “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” là hình ảnh nhân hóa đẹp Đêm được miêu tả như một sinhvật đại dương: nó thở Tiếng thở của biển đêm chính là ánh sao lùa sóng nước, hoà với tiếng gõthuyền trong nhịp điệu hối thúc của đêm tàn… Nhưng tưởng tượng của nhà thơ lại được cắtnghĩa bằng một hình ảnh bất ngờ: sao lùa nước Hạ Long làm nên tiếng thở của đêm Đây là mộthình ảnh đảo ngược, sóng biển đu đưa lùa bóng sao trời nơi đáy nước chứ không phải bóng saolùa sóng nước Đây là một hình ảnh lạ - một sáng tạo nghệ thuật của Huy Cận khiến cho cảnhthiên nhiên thêm sinh động Tất cả làm nên một cuộc hoà nhịp diệu kì giữa con người lao động
và thiên nhiên vũ trụ
*.Biển không những giầu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ Biển chocon người cá, nuôi lớn con người Những người dân chài đã hát bài ca gọi cá vào với họ:
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Trang 21Không phải con người gõ thuyền để xua cá vào lưới mà là “trăng cao gõ” Trong đêm trăngsáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền thànhhình ảnh “nhịp trăng cao gõ” Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ làm đẹp thêmcông việc lao động đánh cá trên biển Thiên nhiên đã cùng với con người hòa đồng trong laođộng
- Câu thơ “biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” là một lời hát ân tình sâusắc trong bài ca lao động say sưa thơ mộng, hùng vĩ và đầy lòng biết ơn
*.Một đêm trôi đi thật nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng hăng say:
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
Những đôi bàn tay kéo lưới nhanh thoăn thoắt gợi lên vẻ đẹp rắn rỏi, khỏe mạnh với những bắptay cuồn cuộn của người dân chài khi kéo mẻ lưới đầy cá nặng Từ phía chân trời bắt đầu bừngsáng Khi mẻ lưới được kéo lên, những con cá quẫy dưới sánh sáng của rạng đông và lóe lênmàu hồng gợi khung cảnh thật rạng rỡ huy hoàng, tươi đẹp Câu thơ “lưới xếp buồm lên đónnắng hồng” tạo một sự nhịp nhàng giữa sự lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ.Con người muốn chia sẻ niềm vui với ánh bình minh
c Và đây là hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trên đường trở về:
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
- Đoàn thuyền đánh cá đã ra đi vào lúc hoàng hôn trong tiếng hát và trở về vào lúc bình minhcũng trong tiếng hát Những câu thơ được lặp lại như một điệp khúc của một bài ca lao động.Chữ “hát” xuất hiện bốn lần trong bài thơ, đem lại âm điệu tươi vui khoẻ khoắn của một khúc calao động đầy hào hứng, say mê Nếu như tiếng hát lúc trước thể hiện niềm vui khi lao động thìtiếng hát sau lại thể hiện sự phấn khởi vì kết quả lao động sau một đêm làm việc hăng say Họtrở về trong tư thế mới “chạy đua cùng mặt trời” Từ “chạy đua” thể hiện khí thế lao động mạnh
mẽ, sức lực vẫn dồi dào của người lao động Đoàn thuyền được nhân hóa, cả mặt trời cũng thamgia vào cuộc chạy đua này và kết quả con người đã chiến thắng
- Hai câu kết khép lại bài thơ nhưng lại mở ra một cảnh tượng thật kì vĩ và chói lọi Phải nóirằng Huy Cận đã rất tinh tế khi miêu tả sự vận hành của vũ trụ Mặt trời từ từ nhô lên trên sóngnước xanh lam , chiếu tỏa ánh sáng rực rỡ, cảnh biển bừng sáng và còn đẹp hơn với kết quả laođộng Con thuyền chở về khoang nào cũng đầy ắp cá Mắt cá phản chiếu ánh mặt trời giống nhưmuôn vàn mặt trời nhỏ li ti Đó thật sự là một cảnh tượng đẹp, huy hoàng giữa bầu trời và mặtbiển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động
d Tổng kết.
Theo hành trình chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ về thiên nhiên vũ trụ và người lao động, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Bài thơ có nhiều sáng tạo trong xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú
độc đáo; có âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng lạc quan
4 Liên hệ mở rộng.
Bài ca mùa xuân 1961 (Tố Hữu)
Tôi viết bài thơ xuân
Nghìn chín trăm sáu mốt
Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt
Đi ta đi ! Khai phá rừng hoang Hỏi núi non cao, đâu sắt đâu vàng?
Hỏi biển khơi xa, đâu luồng cá chạy? Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy
Trang 22Nắng soi sương giọt long lanh….
Nào đi tới! Bác Hồ ta nói
Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân
Kế hoạch năm năm Mời những đoàn quân
Mời những bàn chân, tiến lên phía trước
Tất cả dưới cờ, hát lên và bước!
Hỏi đâu thác nhảy, cho điện quay chiều?
Hỡi những người trai, những cô gái yêu Trên những đèo mây, những tầng núi đá Hai bàn tay ta hãy làm nên tất cả!
Xuân đã đến rồi.Hối hả tương lai Khói những nhà máy mới ban mai…
B Câu hỏi luyện tập.
Câu 1: Viết một đoạn văn phân tích khổ đầu hoặc khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh
cá” của Huy Cận (Tham khảo bài tập làm văn trên)
Câu 2: Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con
người lao động Em hãy chọn và phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1,3,4, 7 Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật?
Câu 3: Viết đoạn văn: Khổ 2,3,4 của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã miêu tả cảnh biển đẹp, biển giàu (tương tự câu trên)
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và
con người trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
Câu 5 Trong câu thơ “vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông”, từ “đông” có nghĩa là gì? Hãy tìm ít
nhất 2 nghĩa của từ “đông” và cho ví dụ Câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích? Tìmhai ví dụ cũng sử dụng biện pháp tu từ đó mà em đã được học
Câu 6: Cho câu chủ đề sau:
Đoàn thuyền đánh cá không chỉ là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên
mà còn là một bài ca ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động
a Đề tài của đoạn văn chứa câu mở đoạn là gì? Đề tài của đoạn văn trên đoạn vănchứa câu mở đoạn là gì?
b Hãy viết tiếp từ 9 đến 15 câu để tạo thành đoạn văn tổng phân hợp hoàn chỉnh.Trong đó có sử dụng phép thế đồng nghĩa
Câu 7: Hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật trong câu thơ sau:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Hãy tìm một ví dụ cũng có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật giống như câu thơ trên (trongchương trình đã học)
Câu 8: Phân tích giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
Hãy viết 1 đoạn văn phân tích hai câu thơ trên
Câu 9: (Đề thi vào THPT năm học 2005 – 2006)
1) Bài “cành phong lan bể” có câu: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về” Bài “Đoàn thuyềnđánh cá” cũng có câu thơ giàu hình ảnh tương tự Hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó
và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
2) Con cá song và ngọn đuốc là hai sự vật khác nhau trong tưởng tượng nhưng Huy Cận lại
có sự liên tưởng hợp lí Tại sao vậy? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm gì về thiênnhiên và tài quan sát của ông?
3) Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bầy cảm nhận về khổ thơ yêu cầu chép ở
câu 1: “Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho chúng ta thấy một bức tranh kì thú về sự đẹp
đẽ của biển cả quê hương”.
Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn trên theo phép lập luận diễndịch (trong đó có một câu ghép và một câu có thành phần tình thái)
Trang 23Câu 10: Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 15 câu:
Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ kết hợp hài hoà với cảm hứng lao động đã tạo nên những hìnhảnh rực rỡ, bay bổng, lãng mạn trong khổ thơ thứ hai và thứ ba của bài thơ : “Đoàn thuyền đánhcá” (Đoạn văn có sử dụng câu bị động và câu có thành phần phụ chú)
Câu 11:Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, tác giả có viết :
“đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
a) Hãy phân tích cái hay của phụ từ “lại”
b) “ Câu hát căng buồm” là cách viết rất đặc sắc, mới đọc tưởng như pji lí nhưng lại rấthay.Hãy phân tích điều đó?
Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” , tác giả có viết:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
Câu thơ thứ nhất có sử dụng phụ từ “lại”, thật là cách viết giàu ý nghĩa Nó vừa biểu thị sự lặplại tuần tự, là một hoạt động thường nhật, diễn tả nhịp điệu lao động khẩn trương, liên tục Côngviệc ấy diễn ra ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, có khi gắn bó với cả cuộc đờidân chài lưới , bởi họ say mê lao động quên cả thời gian Không những thế nó còn biểu thị sựtương phản với câu thơ trên:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Trong cảnh màn đêm buông xuống, mọi sự vật đã chìm đi trong cái tĩnh lặng êm đềm , ki bícủacảnh trời đêm thì đoàn thuyền lại ra khơi , bắt đầu một hành trình mới, với khí thế băng lướtsóng đày quyết tâm Quả thật cách viết đó đã khién ta cảm nhận được sự hăng say lao động thậtđáng ngợi ca của những người dân chài lưới
Bên cạnh đó càn một cách viết khác cũng không kém phần đặc sắc của tác giả, đó là “ Câu hátcăng buồm” Đây là hình ảnh vừa mang ý tả thực, diễn tả hình ảnh cánh buồm trước sóng gióbiển khơi, căng tràn no gió; vừa là hình ảnh ẩn dụ cho sức mạnh tiếng hát của người dan chài Tiếng hát ấy vang lên, hoà quyện với khung cảnh nên thơ huyền diệu của bầu trời đêm, đem sứcmạnh làm căng tràn cánh buồm Hình ảnh thơ hùng ví mang tính tưởng tượng lãng mạn đã diễn
tả nièm say sưa hứng khởi của người lao động yêu nghề, yêu biển Đó là niềm lạc quan, biết yêubiển cả, yêu cuộc sống Bởi nếu không yêu biẻn cả, yêu đời sao họ có thể cất lên những câu hátđẹp đẽ trong sáng và giàu sức mạnh đến thế
C Phần tập làm văn:
Đề 1: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Cách 1: Phân tích bài thơ theo bố cục.
- Thời điểm: lúc ngày tàn, đêm đến
- Không gian: Biển cả lúc đêm xuống
- Hoạt động: Đoàn ngư dân ra khơi sôi nổi, khí thế, mong đánh bắt nhiều cá
Trang 24- Nghệ thuật: Các hình ảnh so sánh, nhân hoá, sự đối lập thanh bằng- thanh trắc, chi tiết tưởngtượng… gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc.
2 Cảnh đánh cá trên biển đêm (khổ 3- 6)
- Vẻ đẹp kì vĩ của trời biển Đông, của thiên nhiên, đất nước
- Biển Đông là kho cá vô tận với nhiều loại cá quý
- Đoàn ngư dân sôi nổi hăng say lao động trên biển đêm: thả lưới, kéo lưới đạt những mẻ cáứn
- Nghệ thuật: các hình ảnh liệt kê, khoa trương, bút pháp lãng mạn kết hợp tả thực với tượngtrưng
3 Cảnh trở về (khổ 7)
- Thời điểm : lúc rạng động
- Thành quả lao động to lớn, đánh bắt được nhiều cá
- Nghệ thuật: Các hình ảnh khoa trương, nhân hoá, ẩn dụ, phóng đại đặc sắc
C Kết bài 1
- Bài thơ có sự kết hợp bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn
- Cảm hứng lãng mạn cách mạng hoà nhập với cảm hứng vũ trụ, thiên nhiên
- Nhịp điệu khoẻ khoắn, giọng điệu vui tươi, không gian trong sáng khác không gian buồnthảm trong thơ Huy Cận trước năm 1945
Cách 2 : Phân tích bài thơ theo đặc điểm nổi bật của bài :
a Cảnh biển vào đêm vừa rộng lớn vừa gần gũi với con người do một liên tưởng so sánh thú vị của nhà thơ
b Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển
c Đẹp lộng lẫy và rực rỡ đến huyền ảo là những hình ảnh các loài cá trên biển, giữa ánh trăng sao và ánh nắng lúc rạng đông
Thơ Bằng Việt, cảm xúc tinh tế, có giọng điệu tâm tình, mượt mà, trong trẻo, tràn đầy cảm xúc
Đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức và ước mơ tuổi trẻ, thơ Bằng Việtrất dễ đem lại cảm xúc cho người đọc, nhất là các bạn đọc trẻ tuổi
- Tác phẩm chính: Hương cây - Bếp lửa (thơ in chung với Lưu Quang Vũ – 1968), Những gươngmặt, những khoảng trời (1973), đất sau mưa (thơ – 1977), Khoảng cách giữa lời (thơ – 1983).Cát sáng (thơ 1986), Bếp lửa - Khoảng trời (thơ tuyển 1988)
2 Tác phẩm
- “Bếp lửa” là một trong những sáng tác đầu tay của BV, được sáng tác năm 1963, khi BV đang
là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki – ép (Liên xô cũ)
- “Bếp lửa” được đánh giá là một bài thơ hay viết về tình bà cháu
- Bố cục : 3 phần:
+ Phần 1: 3 dòng đầu: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng về bà
+ Phần 2: Từ “lên bốn tuổi” đến “niềm tin dai dẳng”: những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh người
bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa trong hồi tưởng của cháu
+ Phần 3: Từ “lận đận đời bà đến “thiêng liêng bếp lửa”: suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
Trang 25+ Phần 4: (4 dòng cuối): Hình ảnh bà và bếp lửa sống mãi trong tâm hồn cháu.
- Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm:hình ảnh bếp lửa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hìnhảnh bà với bao vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu; từ kỉ niệm, đứa cháu nay
đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà;cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về bà
3 Chú ý: Cần cảm nhận và thuộc một số câu thơ nói về:
- Hình tượng bếp lửa, ngọn lửa
- Hình tượng con chim tu hú
- Hình ảnh người bà nhóm lửa và đứa cháu bé thơ
- Những câu thơ cảm thán và câu hỏi tu từ làm cho giọng thơ tha thiết bồi hồi.:
VD: ….Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
… Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Hoặc: “Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!”
“Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
4 Phân tích nội dung bài thơ.
a Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
* Khổ 1 nói về bếp lửa và lòng cháu thương bà Khi nhớ về quê hương, người ta thường nhớ
về những kỉ niệm gắn liền trong quá khứ như dòng sông, bến đò, cây đa… Đối với Bằng Việt,
sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
- Ba tiếng “một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điêụ sâu lắng, hình ảnh quen thuộc trong mọi gia đình Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh của “chờn vờn sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm” Các từ “ấp iu”, “nồng đượm”,
“chờn vờn”… được dùng rất hình tượng
- Hình ảnh bếp lửa, rất tự nhiên đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà: “Cháu
thương bà biết mấy nắng mưa” Nghĩ về bếp lửa, nhớ về bếp lửa mà trong lòng đứa cháu đi xa
trào dâng một cảm xúc thương bà mãnh liệt
* Từ đó, bài thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà ( Khổ 2,3,4)
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu.
-Bốn câu thơ gợi lại cả một tuổi thơ nhọc nhằn, gian khổ Kí ức đưa nhân vật trở về những
năm “đói mòn đói mỏi” của nạn đói năm 1945 Giọng thơ trĩu xuống, nao nao lòng người đọc
- Tuổi thơ ấy còn có cái gian khổ chung của thời kì kháng chiến chống Pháp: giặc giã tàn phá xóm làng:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi.
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi”
- Mẹ cùng cha công tác bận không về”
Cháu sống trong sự nuôi nấng, dậy dỗ của bà : “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe - Bà dạy
cháu làm, bà chăm cháu học”
- Kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ gắn liền với bếp lửa, với khói bếp bởi “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”, tức là sớm phải lo toan Và sau đó “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”, cho nên nhớ về tuổi thơ, nhân vật trữ tình “chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu – Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” Cái cảm giác cay nơi sống mũi khi nhớ về tuổi thơ ấy đâu chỉ là vì khói,
Trang 26mà chủ yếu là vì cồn cào một nỗi nhớ thương bà Cảm giác ấy thật chân thực và xúc động tronghai câu thơ có giá trị biểu cảm cao
- Nhớ nhất vẫn là hình ảnh người bà bên bếp lửa: “rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen” Bếp
lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút
của người bà Bên bếp lửa, bà “hay kể chuyện những ngày ở Huế”, rồi “bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”, “bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”.
=> Tình bà ấm áp lại càng ấm áp hơn bên bếp lửa Hình ảnh người bà bỗng nhiên trở nên cao lớn, vĩ đại Bà là hiện thân cụ thể nhất, sinh động nhất cho hậu phương lớn Trong nhiều gia đìnhViệt Nam, do nhiều cảnh ngộ khác nhau, mà vai trò của người bà – bà nội, bà ngoại – đã thay thếvai trò của người mẹ hiền Sống trong những năm dài chiến tranh, thế nhưng bà vẫn vững lòng
trước mọi tai hoạ, thử thách Các từ ngữ như “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễn tả một
cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ
Chữ”bà” và chữ “cháu” được điệp lại 4 lần gợi tả tình bà cháu quấn quýt yêu thương Được sống
trong tình thương là hạnh phúc Người cháu trong bài thơ “bếp lửa” tuy phải sống xa cha mẹ, tuygặp nhiều thiếu thốn khó khăn, nhưng em thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương của bà Vì thế cháu mới cảm thấy một cách thiết tha nồng hậu: “nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”
- Bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu lại đánh thức thêm một kỉ niệm tuổi thơ: tiếng chim tu hú trong suốt tám năm ròng của tuổi thơ - những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và
những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương :
“ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
+Tiếng chim tu hú là tiếng chim quen thuộc của đồng quê mỗi độ vào hè Tiếng chim quen
thuộc ấy bỗng trở thành một phần thân thương, không thể thiếu của kỉ niệm Cháu tha thiết nhớ
tiếng chim tu hú “kêu trên những cánh đồng xa” Tiếng chim râm ran trong vườn lá, trên cánh
đồng cứ khắc khoải kêu mãi, kêu hoài, trong hiện thực đã tha thiết, tiếng chim trong nỗi nhớ nhưgiục giã, khắc khoải một điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ
mong: “tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!” Nhà thơ đang kể chuyện về bà mà như tách hẳn ra để trò chuyện trực tiếp với bà: “bà còn nhớ không bà…?”… Tâm hồn trẻ thơ của cháu chợt dấy lên
một mong mỏi da diết:
“Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
+ Âm điệu tha thiết của câu thơ còn gợi ra tình cảnh vắng vẻ, côi cút, vời vợi nhớ thương của hai
bà cháu
Câu thơ mới thấm thía làm sao, xót xa làm sao! Bà luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháulớn lên, nuôi dưỡng cả tâm hồn lẫn thể chất cho cháu, vậy mà bây giờ cháu cũng đi xa, để bà mộtmình khó nhọc.Tiếng chim tu hú giờ đây trở thành một mảnh tâm hồn tuổi thơ để gợi nhớ gợithương Cháu thương bà vất vả, lo toan, biết ngỏ cùng ai, chỉ có thể tâm tình với chim tu hú màthôi Như vậy, bếp lửa đánh thức kỉ niệm tuổi thơ, ở đó lung linh hình ảnh người bà và có cảhình ảnh quê hương
=> Tóm lại, làm nên thành công của đoạn thơ nhớ về bà, qua dòng chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan cài nhuần nhuyễn với nhau giữa các yếu tố biểu cảm, miêu tả
và tự sự Đây cũng là nét bút pháp quen thuộc của nhà thơ Chính sự kết hợp nhuần nhị độc đáo
đó khiến cho hình ảnh của bà thật gần gũi, những mảng kí ức tuổi thơ lại hiện về sống động và chân thành, giản dị.
b Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa (Khổ 5,6)
Trang 27- Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu trở về hiện tại để suy ngẫm về cuộc đời và lẽ sống của bà và cũng là để thương bà nhiều hơn, nhớ bà nhiều hơn Hình ảnh bà luôn
gắn liền vời hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa Có thể nói bà là “người nhóm lửa”, lại cũng là ngườigiữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và toả sáng trong mỗi gia đình
+ Sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà được tác giả thể hiện trng một chi tiết
+Cuộc đời của bà nhiều “lận đận”, trải qua nhiều “nắng mưa” vất vả Bà cần mẫn lo toan, chịu
thương chịu khó, thức khuya dậy sớm vì bát cơm, manh áo của con cháu trong gia đình Bà đã
nhóm bếp lửa trong suốt cuộc đời bà, đã trải qua nắng mưa “mấy chục năm rồi” Bà không chỉ
nhóm bếp lửa bằng đôi bàn tay già nua, gầy guộc, mà là bằng tất cả tấm lòng đôn hậu “ấp iunồng đượm” của bà đối với con cháu
+ Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại 4 lần trong 4 câu thơ đan kết với những chi tiết rất
thực… có điểm chung là cùng gắn với hành động nhóm bếp, nhóm lửa của bà nhưng lại khácnhau ở những ý nghĩa cụ thể: khi thì nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm để sưởi ấm cho bà cháuqua cái lạnh buốt của sương sớm; đến câu tiếp theo thì đã vừa nhóm bếp luộc khoai, luộc sắn chocháu ăn đỡ đói lòng mà như còn đem đến cho đứa cháu nhỏ cái ngọt bùi của sắn khoai, của tìnhyêu thương vô hạn của bà Đến câu tiếp theo thì lòng bà còn mở rộng hơn cùng với nồi xôi gạomới mùa gặt là tình cảm xóm làng đoàn kết, gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi và đến câu thứ tư thì hoàntoàn mang nghĩa trừu tượng: nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ Tình cảm của bà bao la giản dị nhưkhoai sắn và cũng đậm đà như khoai sắn
+ Các từ ngữ “ấp iu nồng đượm”, “yêu thương”, “ngọt bùi”, “chung vui” thể hiện sự tinh luyện
của một ngòi bút nghệ thuật, đã diễn tả thật hay tình thương, niềm vui, sự no ấm, hạnh phúc mà
bà đã mang lại cho con cháu Bà đã “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, nuôi dưỡng và làmbừng sáng những ước mơ, những khát vọng của đàn cháu nhỏ Bếp lửa bà nhen đã nhóm lênngọn lửa của tình thương ấm áp Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp
lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng: “ÔI! Kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa” Như
vậy, từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một “niềm tin dai dẳng” về ngày mai, cháu hiểu đượclinh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người
cháu nhận ra bao điều “kì diệu và thiêng liêng” Ngọn lửa từ bàn tay bà với bao nhiêu yêu
thương trìu mến đã nuôi lớn tuổi thơ cháu
- Nhưng nhà thơ còn nhận ra một điều sâu xa nữa: Cái bếp lửa mà bà nhen sớm sớm chiều
chiều” không phải chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin vô cùng “dai
dẳng”, bền bỉ và bất diệt Bởi vậy, từ “bếp lửa” bài thơ đã gợi đến “ngọn lửa”, với ý ngihã trừutượng khái quát:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
- Ngọn lửa là những kỉ niệm lòng, niêm tìn thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặngđường dài Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu Cùng vớihình tượng “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian: “rồi sớm rồi chiều”, các động từ “nhen”, “ủsẵn”, “chứa” đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa
Trang 28thời chiến Điệp ngữ “một ngọn lửa” cùng kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lênmạnh mẽ, đầy xúc động tự hào Tình thương, đức hi sinh, tính kiên trì nhẫn nại của bà là nguồnnhiên liệu vô tận làm bừng sáng lên ngọn lửa vĩnh cửu truyền cảm ấy Như thế, hình ảnh bàkhông chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềmtin cho các thế hệ nối tiếp.
c Niềm thương nhớ của cháu:
- Đứa cháu năm xưa giờ đã trưởng thành
“ Giờ cháu đã đi xa Có ngọn khói trăm tàu.
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
… Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”
- Điệp từ “trăm” mở ra một thế giới rộng lớn với những điều mới mẻ Cháu đã được sống vớinhững niềm vui rộng mở, nhưng giữa “ngọn khói trăm tàu, ngọn lửa trăm nhà, cháu vẫn khôngthể quên bếp lửa của bà, vẫn không nguôi nhớ thương bà… Mỗi ngày đều tự hỏi: “sớm mai này
bà nhóm bếp lên chưa?, mỗi ngày đều nhớ về bà và bếp lửa của bà Hình ảnh ấy đã trở thành kỉniệm thiêng liêng làm ấm lòng, nâng đỡ cháu trên những bước đường đời
- Ngôn ngữ thơ dào dạt, lan toả như lửa ấm hay đây chính là cảm xúc dâng trào của nhân vậtngười cháu, của nhà thơ? Mỗi chữ cứ như hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương, ơnnghĩa Đó là đạo lí cội nguồn của dân tộc Việt Nam chúng ta trong quan hệ gia đình – con cháuđối với cha mẹ, ông bà tổ tiên: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”
d Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi
người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình đài rộng của cuộc đời Tình yêuthương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với giađình, quê hương, và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước
Bằng Việt đã sáng tạo hình tượng bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp miêu
tả, biểu cảm, tự sự và bình luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng
và suy ngẫm Bài thơ như ngọn lửa ấm áp toả sáng và cháy mãi trong tình cảm của người đọc
5 Tổng kết:
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà Tình cảm ấy là biểu hiện cụ thể và đẹp đẽ của tình cảm gắn bó với gia đình, với quê hương, đất nước.
Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
B Câu hỏi luyện tập
Câu 1: Hãy nêu nhận xét về hình ảnh tượng trưng của hình tượng “bếp lửa”
Câu 2: Hình ảnh bếp lửa gợi lại những kỉ niệm nào của bà và cháu? Vì sao người cháu có “ngọn
khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, có niềm vui trăm ngả” mà vẫn không quên nhắc về bếp lửa?
Câu 3: Phân tích giá trị nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
- Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần làm toả sáng hơn nét “kì lạ” và thiêng liêng bếp lửa
Bếp lửa của tình bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều thiêng liêng, kì lạ Từ “nhóm” đứng đầu mỗi dòng thơ mang nhiều ý nghĩa: Từ bếp lửa của bà những gì được nhóm lên, khơi lên? + Khơi dậy tình cảm nồng ấm
+ Khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương
Trang 29+ Khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm,
là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ
=> Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung
Câu 4: Cho câu thơ:
“lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
a Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo
b Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? của ai?
c Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào?
d Hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa được nhắc đến trong bài thơ có ý nghĩ gì?
Câu 5:Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Câu 6: Cho câu chủ đề sau:
Bên cạnh đó tác giả còn khắc hoạ rất đậm nét nhân vật trữ tình người cháu với những cảm nhận sâu sắc về bà và bếp lửa
Hãy hoàn thành đoạn văn trên bằng đoạn văn tổng phân hợp có độ dài khoảng 12 -> 15 câu.Trong đoạn văn có sử dụng một phép liên kết, 1 thành phần biệt lập, gạch chân chỉ rõ
Câu 7: So sánh hai bài thơ “bếp lửa”của Bằng Việt và “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh (ngữ
văn 7, tập một) để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau về đề tài, nội dung cảm xúc và kỉniệm, cách biểu đạt và suy nghĩ
Câu 8: Trong bài thơ, hai lần tác giả dùng cụm từ “biết mấy nắng mưa” để nói về cuộc đời
bà Chép hai câu thơ có cụm từ ấy trong bài thơ và nêu ý nghĩa của cụm từ này, liên hệ vớimôộ số ví dụ trong thơ ca có sử dụng từ “nắng, mưa” để minh hoạ
Câu 9: Tìm những hình ảnh trong văn học có ý nghĩa biểu tượng như hình ảnh bếp lửa trong
- tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học, đã đọc
- tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ “bếp lửa” của Bằng Việt
- Bài thơ viết năm 1963 – khi tác giả đang là sinh viên du học tại Liên Xô Trong hoàn cảnh sống xa quê hương, xa người thân, những kỉ niệm về tuổi thơ, về quê hương có điều kiện được ươm mầm, nảy nở Qua dòng thơ hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận, nhà thơ giúp ta
Trang 30cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình - người cháu – và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh
Cách 2: Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp đẽ, thân thương và
chứa chan tình nghĩa Bởi vì những kỉ niệm ấy thường gắn bó với những người ruột thịt, gần gũi:
mẹ ta, cha ta, anh chị em, ông bà, bè bạn Với Bằng Việt, kỉ niệm về tình bà cháu chắc là sâu nặng lắm, thân thiết lắm mới khơi nguồn cho dòng cảm xúc, ấm lòng, để sáng tạo một bài thơ đặc sắc: Bếp lửa Có thể đấy là những kỉ niệm riêng của nhà thơ, song đọc bài thơ, chúng ta vẫn được sưởi chung với ông hơi lửa của tình người giàu ân nghĩa, một bếp lửa kì diệu và thiêng liêng!
B Thân bài:
1 Giới thiệu chung.
Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà
tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh người bà với sự chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu
thương trìu mến dành cho đứa cháu Từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà Cuối cùng người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về với bà Mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ
niệm đến suy ngẫm Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà
1 Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
* Sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa thời thơ ấu :
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
+ Giọng điêụ sâu lắng, ba tiếng “một bếp lửa” đã trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn sương sớm” là hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình từ bao đời Chờn vớn: từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhoà của hình ảnh kí ức theo thời gian Ấp iu: là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ trẻ Đó là sự kết hợp và biến thế của hai từ “ấp ủ” và “nâng niu” “Ấp iu” gợi ra bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể
- Hình ảnh bếp lửa, rất tự nhiên đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà, người nhóm lửa, người nhóm bếp lặng lẽ, âm thầm mỗi sớm mai: ”Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” Đọng lại trong mấy dòng thơ ấy là chữ “thương”, trong lòng đứa cháu trào dâng cảm xúc thương
bà bởi bếp lửa của bà, bếp lửa của một cuộc đời đã trải qua “biết mấy nắng mưa” – nghèo khổ, vất vả Chữ “thương” dùng thật đắt qua vần thơ cảm thán, làm cho cảm xúc lan toả, thấm sâu vào hồn người
* Từ đó, bài thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà :
- Cả một thời thơ ấu nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn bỗng sống lại:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945: “cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”(Chế Lan Viên) Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” – cái đói kéo dài làm mỏi mệt, kiệt sức, con ngựagầy rạc cùng với người bố đánh xe chắc cũng gầy khô… có mối lo giặc tàn phá xóm làng, cónhững hoàn cảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp: mẹ vàcha công tác bận không về, cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà, sớm có ý thức tự lập,sớm phải lo toan Giọng thơ trĩu xuống, nao lòng người đọc
Trang 31- Ấn tượng nhất là mùi khói bếp: “Khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn
cay” “Mùi khói” rồi lại “khói hun”… Nhà thơ đã chọn được một chi tiết thật sát hợp vừa miêu
tả chân thực cuộc sống tuổi thơ- khói nhiều cay, khét vì củi ướt vì sương nhiều và lạnh - và vừabiểu hiện thấm thía tình cảm, sự xúc động khi tỏ, khi mờ, khi da diết bâng khuâng, lúc xót xathương mến Nghĩ mà thương tuổi thơ gian khó, nghĩ mà cồn cào một nỗi nhớ thương bà Haicâu thơ có giá trị biểu cảm cao! Chắc hẳn cảm xúc quá khứ phải phải sâu sắc lắm mới có thể trỗidậy mạnh mẽ thế Cho dù năm tháng trôi qua nhưng kí ức ấy trở thành một vết thương lòng đâu
dễ nguôi ngoai Thơ Bằng Việt có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ ở những chi tiết, ngôn từ chânthực và giản dị như thế Cái “bếp lửa” kỉ niệm của ông chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mùikhói, mờ mờ sắc khói mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thực và thấm đẫm biết bao nghĩa tìnhsâu nặng
- Bếp lửa lại thổi hồng lên kỉ niệm của tuổi thiếu niên được khi quê hương, đất nước có chiến tranh Ngôn ngữ, hình ảnh thơ rõ dần Giọng thơ thủ thỉ như giọng kể trong một câu chuyện cổ
tích, có thời gian, không gian, có sự việc và nhân vật cụ thể
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa….
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
+ Tám năm ròng, con số không lớn, nhưng ngày tháng cứ kéo dài, ròng rã, nặng nề Bởi vì
“những ngày ở Huế ấy, cuộc sống gia đình thật hoang vắng, quạnh hiu Bố mẹ đi công tác xa,bận không về Chỉ còn hai bà cháu cặm cụi bên nhau, “nhóm lửa” mỗi sớm, mỗi chiều trongtiếng tu hú kêu
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen” Bên bếp lửa: “bà hay kể chuyện những ngày ở Huế”, “bàdạy cháu làm, bà chăm cháu học”, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
+ Nếu trong kỉ niệm hồi bốn tuổi, ấn tượng đậm nét nhất của đứa cháu là “mùi khói” thì đến đây,
ấn tượng đấy là “tiếng tu hú kêu” Trong mười một câu thơ mà có tới 5 lần tiéng tu hú Lúc mơ
hồ văng vẳng từ “những cánh đồng xa” lúc gần gũi “nghe sao mà tha thiết”, tiếng tu hú như santhở, sẻ chia Có lúc nó gióng giả, dồn dập, “kêu hoài”.Tiếng chim tu hú là tiếng chim quen thuộccủa đồng quê mỗi độ vào hè Tiếng chim râm ran trong vườn lá, trên cánh đồng cứ khắc khoảikêu mãi, kêu hoài, trong hiện thực đã tha thiết, tiếng chim trong nỗi nhớ như giục giã, khắckhoải một điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong
=> Đưa tiếng chim tu hú - một âm thanh rất đồng nội ấy vào thơ, thi sĩ Bằng Việt quả là một tâmhồn thơ gắn bó sâu nặng với quê hương, tổ quốc Việt Nam
- Trong các cung bậc khác nhau của tiếng chim tu hú, tâm trạng của người cháu mỗi lúc một
thiết tha, mạnh mẽ, hình ảnh người bà hiện rõ dần Bên bếp lửa hồng, bà kể chuyện, chuyện
đời thực ngày nay, chuyện cổ tích ngày xưa Rồi “bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chămcháu học”… Bà đã thay thế vai trò của người mẹ hiền luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc chocháu lớn lên.Từng việc, từng việc, nhỏ nhẹ, âm thầm, hai bà cháu từng ngày, từng tháng và “támnăm ròng” cùng nhau “nhóm bếp lửa” để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn, trí tuệ cho cháu Chữ
“bà” và “cháu” được điệp lại bốn lần gợi tả tình bà và cháu quấn quýt yêu thương Được sốngtrong tình thương là hạnh phúc, người cháu tuy sống xa cha mẹ, tuy gặp nhiều thiếu thốn khókhăn, nhưng em thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương của bà Vì thế cháumới cảm thấy một cách thiết tha nồng hậu: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”
- Đứa cháu lớn dần, cuộc sống khó khăn hơn Song nghị lực của bà vẫn bền vững, tấm lòng củangười bà vẫn mênh mông Bà là hiện thân cụ thể, sinh động nhất cho hậu phương lớn Sốngtrong những năm dài của chiến tranh thế nhưng bà vẫn vững lòng trước mọi tai hoạ, thử thách:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi.
Trang 32Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi.
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
Bố ở chiến khu bố còn việc bố.
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Hình ảnh người bà bỗng trở nên cao lớn vĩ đại hơn trong những vần thơ hết sức chân thực.Chúng ta vô cùng thấm thía vẻ đẹp tinh thần của cả một thế hệ người VN trong cuộc khángchiến chống ngoại xâm vừa qua Đó là tình đoàn kết xóm làng, là ý chí nghị lực của nhữngngười mẹ, người bà ở hậu phương hướng ra tiền tuyến và đẹp hơn hết là vẻ lung linh, bất diệtcủa tình bà cháu hoà trong tình yêu quê hương, Tổ quốc
* Do đó, không phải ngẫu nhiên, từ hình ảnh “bếp lửa”, đến đây lời thơ bừng sáng thành
“ngọn lửa”.
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen.
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn.
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
+ Nếu “bếp lửa” trong những câu thơ trên chủ yếu biểu hiện cuộc sống âm thầm, lặng lẽ trongcăn nhà nhỏ hẹp của hai bà cháu thì “Ngọn lửa” mà “bà nhen mỗi sớm mỗi chiều” từ dòng thơnày mang ý nghĩa khái quát, rộng lớn hơn Đó là sức sống, là tình thương, là niềm tin của bàtrong cuộc sống hai bà cháu, cuộc sống gia đình và rộng ra là đối với toàn dân tộc, với công cuộcchiến đấu lúc bấy giờ Điệp từ “một ngọn lửa” cùng kết cấu song hành đã làm cho giọng thơvang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào Tình thương, đức hi sinh, tính kiên trì, nhẫn nại của bà
là nguồn nhiên liệu vô tận làm bừng sáng lên ngọn lửa vĩnh cửu, truyền cảm ấy Hình ảnh “ngọnlửa” toả sáng câu thơ, lung linh chân dung của bà, làm ấm lòng trái tim mỗi bạn đọc chúng ta
“Ngọn lửa” biểu tượng của sự sống muôn đời bất diệt, không chỉ là của riêng bà trong kỉ niệmcủa cháu ở bài thơ này, mà còn là biểu tượng chung cho toàn dân tộc, đất nước ta trước kia, thắpsáng đến tận ngày nay
2 Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
- Ở đoạn thơ cuối, kỉ niệm tuổi thơ lắng dần, từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ đối với
bà, thơ chuyển sang những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, về ân sâu nghĩa nặng của người thanhniên trưởng thành ngày nay đối với bà của mình và thế hệ ông bà, cha mẹ nói chung
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
“Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
- Từ đầu bài thơ, hình ảnh bà luôn song hành cùng hình ảnh bếp lửa Đến đoạn cuối này, người
bà và bếp lửa như đã hoà làm một Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnhbếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!”
+ Điệp từ “Nhóm” được nhắc lại bốn lần mang bốn nghĩa khác nhau, bồi đắp cao dần, toả sángdần dần Tác giả - người cháu trong bài thơ như đã nhận ra một điều sâu xa rằng: Bếp lửa được
bà nhen lên mỗi sớm mỗi chiều ấy không phải chỉ bằng nhiên liệu từ bên ngoài mà còn chính làđược nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềmtin Vì thế, khi bà “nhóm bếp lửa” cũng là lúc nhóm niềm yêu thương, bà truyền cho cháu tìnhruột thịt nồng ấm, “nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”, bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bóvới làng xóm, quê hương Và cuối cùng, người bà kì diệu ấy “Nhóm dậy”, “khơi dậy”, giáo dục,thức tỉnh tâm hồn và sức sống thanh xuân thơ ấu để đứa cháu được đi xa, được thấy “ngọn trăm
Trang 33tàu”, để có “lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” Như thế, hình ảnh bà không những biểu tượngcho người “nhóm lửa”, “giữ lửa” mà còn biểu tượng cho những người, lớp cha ông, truyền lửa -truyền ngọn lửa của sự sống, lòng yêu đời, niềm tin… cho các thế hệ nối tiếp
- Trong bài thơ, có tới mười lần tác giả nhắc tới bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnhngười bà, người phụ nữ Việt Nam muôn thưở với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại và đầy yêu thương.Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bài chăm chút Bếp lửa gắn với những khó khăn, giankhổ đời bà Ngày ngày, bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêuthương chi chút dành cho con cháu và mọi người
3 Niềm thương nhớ của cháu:
- Đứa cháu năm xưa giờ đã trưởng thành
“ Giờ cháu đã đi xa Có ngọn khói trăm tàu.
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
… Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”
- Điệp từ “trăm” mở ra một thế giới rộng lớn với những điều mới mẻ Cháu đã được sống vớinhững niềm vui rộng mở, nhưng giữa “ngọn khói trăm tàu, ngọn lửa trăm nhà, cháu vẫn khôngthể quên bếp lửa của bà, vẫn không nguôi nhớ thương bà… Mỗi ngày đều tự hỏi: “sớm mai này
bà nhóm bếp lên chưa?, mỗi ngày đều nhớ về bà và bếp lửa của bà Hình ảnh ấy đã trở thành kỉniệm thiêng liêng làm ấm lòng, nâng đỡ cháu trên những bước đường đời
=>Ngôn ngữ thơ dào dạt, lan toả như lửa ấm hay đây chính là cảm xúc dâng trào của nhân vậtngười cháu, của nhà thơ? Mỗi chứ cứ như hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương, ơnnghĩa Đó là đạo lí cội nguồn của dân tộc Việt Nam chúng ta trong quan hệ gia đình – con cháuđối với cha mẹ, ông bà tổ tiên: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”
C Kết luận:
- Tóm lại, qua sự hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợilại những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trântrọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước
- Bài thơ chứa đựng ý nghĩa triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người
đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời Tình yêu thương
và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quêhương, và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước
- Bài thơ sáng tạo hình tượng bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng; kết hợp miêu tả,biểu cảm, tự sự và bình luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suyngẫm
- Bài thơ như đánh thức những kỉ niệm tuổi ấu thơ về ông bà trong mỗi người
Trang 34
Bài 5: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
A Kiến thức cần nhớ.
1 Tác giả: Nguyễn KHoa Điềm sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên - Huế trong một gia đình trí
thức cách mạng Sau khi tốt nghiệp trường dDHSP năm 1964, NKĐ về lại quê hương tham giacuộc chiến đấu chống Mĩ Ông bắt đầu làm thơ từ năm 1968, và là một nhà thơ tiêu biểu của thế
hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chóng Mĩ Thơ NKĐ giàu chất suy tư, dồn nén xúc cảmthể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân Tác phẩm chính:tập thơ : Đất ngoại ô (1972); Trường ca Mặt đường khát vọng (được hoàn thành ở Bình TrịThiên 1971, in lần đầu 1974)
- Tác phẩm thể hiện tình yêu con và ước vọng của người mẹ dân tộc qua đó bày tỏ lòng yêu quêhương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Nhà thơ đã thể hiện cảm nghĩ về người mẹ Tà Ôi trong ba khúc hát, tương đương với ba đoạn,
ba khúc hát ru:
+ Khúc thứ nhất: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội
+ Khúc thứ hai: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng
+Khúc thứ ba: khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.
- Bài thơ có cấu trúc trùng điệp: lặp lại lời và lặp câu Từng khúc đều mở đầu bằng hai câu thơ:
“Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ ( ) và kết thúc bằng lời
ru trực tiếp của người mẹ: Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi Lặp nhịp:Ở từng lời ru
trực tiếp này, nhịp thơ lại được ngắt đều đặn ở giữa dòng 4/4 Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịpnhư thế đã tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru gần với loại hình âm nhạc Giọng điệutrữ tình đã thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ
3/ Phân tích bài thơ.
a HÌnh ảnh người mẹ Tà – ôi
Trong bài thơ, hình ảnh người mẹ được miêu tả gắn với từng hoàn cảnh công việc cụ thể:
- Đoạn 1: Người mẹ với công việc giã gạo nuôi bộ đội kháng chiến.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi.
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
Diễn tả công việc vất vả này của người mẹ, Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ giàu sức
gợi cảm: nhịp chày, vai mẹ, lưng mẹ đưa giấc ngủ của em theo nhịp chày nghiêng giã gạo.Hình ảnh: “Giọt mồ hôi và “vai mẹ gầy” làm nổi bật sự vất vả trong công việc của người mẹ.
- Đoạn 2: Người mẹ với công việc lao động sản xuất trên chiến khu:
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka lưi, nghĩa là đang làm công việc lao động sản xuất của người dân ởchiến khu để phục vụ kháng chiến Sự chịu đựng gian khổ của người mẹ giữa rừng núi mênh
mông, heo bút được nhà thơ thể hiện một phần qua hình ảnh: “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”.
Sự so sánh tương phản giữa “lưng núi” và “lưng mẹ” gợi ra rất rõ sự vất vả của người mẹ lao
động giữa núi rừng mênh mông vừa ngợi ca đức tính cần cù, tần tảo, đảm đang của người mẹnghèo, người dân tộc
Trang 35Đặc biệt trong đoạn này có hai câu thơ rất gợi cảm:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
“Mặt trời của mẹ” là một ẩn dụ độc đáo, có ý nghĩa sâu sắc Con là “mặt trời” của mẹ Con là
nguồn hạnh phúc ấm áp, vừa gần gũi vừa thiêng liêng của đời mẹ Chính con đã góp phần sưởi
ấm lòng mẹ, đã nuôi giữ lòng tin yêu và ý chí của mẹ trong cuộc sống
+ Đoạn 3: Người mẹ với công việc tham gia chiến đấu:
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để giành trận cuối
Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường
Từ trong đói khổ, em vào Trường Sơn.
Giặc Mĩ càn đến, mẹ phải “đạp rừng”, “chuyển lán” để di chuyển lực lượng; mẹ phải cùng vớicác anh trai, chị gái tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”, mẹxông pha chiến trường, mẹ vào tận Trường Sơn Hai chữ “trận cuối” mang theo cả một niềm tinvào thắng lợi cuối cùng
=> Qua ba đoạn thơ, qua những hoàn cảnh và công việc cụ thể, người đọc nhận ra tấm lòngngười mẹ trên chiến khu Người mẹ ấy lặng lẽ, bền bỉ, quyết tâm trong công việc kháng chiến, từcông việc lao động sản xuất đến công việc chiến đấu Người mẹ ấy thắm thiết yêu con, gắn bóvới buôn làng quê hương, cách mạng, khát khao đất nước được độc lập tự do
b Mối liên hệ giữa công việc người mẹ đang làm với tình cảm, ước mong của mẹ qua các khúc ru.
* Cuối mỗi đoạn thơ đều kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ Mỗi khúc ru có bốn câu,nội dung liên hệ chặt chẽ và tự nhiên với công việc người mẹ đang làm được nói đến trong đoạn
- Đoạn 1: Mẹ đang giã gạo nuôi bộ đội nên mẹ ru:
Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi.
Mẹ thương a ka, mẹ thương bộ đội Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân.
- Đoạn 2: Mẹ đang tỉa bắp trên nương nên mẹ ru:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi.
Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người Tự do….
- Đoạn 3: Mẹ “đị con đi” để “giành trận cuối” nên mẹ ước:
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người tự do”
(Lúc ấy, mơ được thấy Bác Hồ nghĩa là mơ nước nhà thống nhất, Bắc Nam sum họp)
* Ba khúc ru có cấu trúc lặp đi lặp lại vừa tạo giọng điệu trữ tình tha thiết, vừa mở rộng và xoáysâu vào thể hiện tấm lòng của người mẹ
- Những điệp khúc “ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi”, “mẹ thương a kay”, “con mơ cho mẹ”, “mai sau con lớn” nhấn mạnh tấm lòng của người mẹ tha thiết yêu thương con Mẹ mong
cho con ngủ ngoan và có được những giấc mơ đệp, mẹ mong con mau lớn
- Bên cạnh tình thương con, còn thấy “mẹ thương bộ đội”, “mẹ thương làng đói”, “mẹ thương đất nước” Với những tình cảm ấy, tấm lòng người mẹ càng trở nên lớn lao, cao cả.
- Với cụm từ “con mơ cho mẹ…”, tác giả đã diễn tả thật tự nhiên và sâu sắc ước mong của người
mẹ Mẹ không trực tiếp bộc lộ mà gửi trọn niềm ước mong của mình vào giấc mơ của đưa con
Trang 36Mẹ “mong hạt gạo trắng ngần” để nuôi bộ đội Mẹ mong “hạt bắp lên đều” để làng khỏi đói Mẹ mong “được thấy Bác Hồ”, mong đến ngày được thấy nước nhà tự do độc lập.
=> Qua ba khúc ca, có thể thấy tình cảm, khát vọng của người mẹ càng lúc càng lớn rộng, càng hoà vào với công cuộc kháng chiến gian khổ, anh hùng của quê hương, đất nước.
c Phân tích sự phát triển của tình cảm, ước vọng ở người mẹ qua ba khúc hát ru, từ đó thấy được ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Ở đoạn 1, đoạn 2, tình thương con của người mẹ gắn với tình thương bộ đội, tình thương buônlàng, quê hương gian khổ Bởi vây, mẹ ước mong có nhiều hạt gạo trắng ngần, hạt bắp lên đều,ước mong con mau chóng lớn khôn để trở thành chàng trai cường tráng, mạnh mẽ trong lao độngsản xuất Ở đoạn 3, tình thương con của người mẹ lại gắn với tình yêu đất nước đang anh dũngkháng chiến Bởi vậy, mẹ mong ước con trở thành người lính chiến đấu vì nền độc lập tự dothiêng liêng, mong ước con được làm người dân của một đất nước hòa bình Như thế, qua bakhúc hát ru, tình cảm, khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, ngày càng hoà cùng côngcuộc kháng chiến gian khổ, anh dũng của quê hương, đất nước
- Từ hình ảnh, tấm lòng của người mẹ Tà ôi, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu quêhương, đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhàcủa nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
d Tổng kết: Trong gian nan, vất vả của cuộc sóng kháng chiến, người mẹ ở chiến khu càng
dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong con mau lớn khôn, khoẻ mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do Nguyễn Khoa Điẻm đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu quê hương đất nước, với tình thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến Từ hình ảnh và tấm lòng của người mẹ Tà – ôi, nhà thơ đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ
B Câu hỏi luyện tập.
Câu 1: Tại sao chỉ có một em cu Tai mà tác giả lại viết là “những em bé lớn trên lưng mẹ?Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2: Có bao nhiêu người ru trong bài thơ “Khúc hát ru….”? Khúc hát này có điều gì đặc biệt
về nhịp điệu, nội dung tình cảm?
Câu 3: Phân tích hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.”
- Câu dẫn dắt mở đầu (giới thiệu tác giả, tác phẩm)
- Hai câu thơ có lẽ là những câu thơ đặc sắc nhất trong bài thơ
- Phân tích (ý chính)
+ MT của bắp là mặt trời của tự nhiên, đem lại ánh sáng cho vạn vật, nếu thiếu đi ánh dương
đó thì mọi sinh vật đều sẽ bị huỷ diệt (bắp cần ánh sáng)
+ em Cu Tai là ánh sáng, là nguồn sống, là mặt trời bé nhỏ của người mẹ, là cuộc đời củangười mẹ Thế gian không thể thiếu ánh mặt trời cũng như người mẹ Tà ôi không thể thiếuvầng mặt trời bé nhỏ trên lưng
(Mẹ gửi gắm mọi niềm hi vọng vào em Cu Tai)
=> Dù ở miền núi hay miền đông bằng, tình mẫu tử thiêng liêng bao giờ cũng sâu nặng
- Cách thể hiện thơ và ngôn từ rất gần gũi với đời sống của người dân tộc Cách thể hiện tìnhcảm chất phác mà sâu sắc
Câu 4: Đọc kĩ hai câu thơ sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng”
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm)
Trang 37Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thểcoi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Gợi ý:
Từ “mặt trời” trong câu thơ được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ
- Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa
Vì: Nhà thơ gọi em bé (đứa con của người mẹ Tà ôi là “mặt trời” dựa theo mối quan hệtương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ Sự chuyển nghĩa của
“mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới vàkhông thể đưa vào để giải thích trong từ điển
Câu 5 Viết đoạn văn quy nạp với câu chủ đề sau: “Khúc hát ru” ngọt ngào, tha thiết của Nguyễn Khoa Điềm là tình yêu thương con là ước vọng của người mẹ dân tộc Tà ôi dành cho con (15 câu) Đoạn văn có sử dụng phép nối liên kết câu.
Câu 7: Trình bày bằng một đoạn văn ngắn cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Câu hỏi 8: Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc qua hai bài thơ “bếp lửa” và “khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
====================
C Phần tập làm văn.
Đề tập làm văn: Bài thơ “khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào trìu mến” Hãy làm rõ nhận định trên.
1 Giới thiệu chung.
- Hình tượng người mẹ trong văn học cách mạng: vẻ đẹp truyền thống gắn với tinh thần thời đạichiến đấu
- Cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm: Vẻ đẹp gắn với ý nghĩa lời ru, hướng đến tình cảm với
cách mạng, với đất nước
2 Phân tích cụ thể.
a HÌnh ảnh người mẹ trong những công việc ở chiến khu:
- Người mẹ với công việc thường ngày: giã gạo, tỉa bắp… nhưng tính chất lại cao cả, tự nguyện
ở ý thức góp phần vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Người mẹ chuyến lán, đạp rừng, đị em đi để giành trận cuối: gắn với công việc cách mạng thểhiện tinh thần chiến đấu, ý chí tất thắng
- Những hình ảnh thơ còn giúp người đọc hình dung cuộc sống tại căn cứ địa cách mạng TâyThừa Thiên còn nhiều gian khổ, thiếu thốn nhưng người dân tại chiến khu luôn bền lòng vữngchí theo cách mạng
- Vẻ đẹp được khắc hoạ trong những câu thơ giàu sức gợi cảm, đậm nét hiện thực
b Tình cảm, ước mong của mẹ qua các khúc ru:
- tình thương vô bờ bến kết đọng trong âm điệu lời ru cũng như hình ảnh giàu sức gợi cảm (lưngđưa nôi và tim hát thành lời, mặt trời của mẹ em nằm trên lưng….)
- Tình thương con gắn liền với mơ ước đẹp đẽ về sự trưởng thành vững chãi của a kay
Trang 38- Tình cảm có sự phát triển tự nhiên, giản dị mà cao cả: Thương con- thương bộ đội- thương làngđói – thương đất nước Đó cũng chính là vẻ đẹp kết tinh của tình yêu nước.
c Tinh thần chiến đấu và niềm tin tất thắng.
- Gắn với quyết tâm trong những hành động thiết thực phục vụ chiến đấu
- Bài thơ khép lại với mơ ước thật đẹp: được thấy Bác Hồ, niềm tin tưởng vào sự tất thắng củacách mạng, Bắc Nam sum họp, nước nhà thống nhất
3 Khái quát lại:
- Giá trị nhân văn của hình tượng: Vẻ đẹp người mẹ Tà –ôi cũng là vẻ đẹp của nhân dân miềnNam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Mối quan hệ gắn kết giữa cán bộ với đồng bào qua suy ngẫm và cảm xúc của nhà thơ Tìnhcảm thương yêu, trìu mến, trân trọng, cảm phục của tác giả với con người – nhân dân, với sự tấtthắng của cuộc chiến đấu chống Mĩ
- Năm 1966, ông nhập ngũ vào bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường
- Nguyễn Duy được trao giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1973 với chùm thơ bốn bài (TreViệt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông) Từ giải thưởng này,Nguyễn Duy trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống
Mĩ và tiếp tục bền bỉ sáng tác
- Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng Từ năm 1977, Nguyễn Duy là đạidiện thường trú báo Văn nghệ tại các tỉnh phía Nam ở thành phố HCM
2.Tác phẩm:
a.Hoàn cảnh: Bài thơ “Ánh trăng” được viết năm 1978 tại thành phố HCM, in trong tập “Ánh
trăng” - tập thơ của Nguyễn Duy được giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984
Nguyễn Duy viết bài thơ này vào lúc cuộc kháng chiến đã khép lại ba năm Ba năm sống tronghoà bình, không phải ai cũng còn nhớ những gian khổ và kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ.Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình,với mọi người về lẽ sống chung thuỷ, nghĩa tình
b.Tìm hiểu bố cục, nhận xét về sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình trong bài thơ.
- Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, sáu khổ, kết hợp chặt chẽ giữa tự sự với trữ tình
- Bài thơ giống như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ Ở quãng thời gian quá khứ đã có một
biến đổi, một sự thực đáng chú ý: hồi nhỏ rồi thời chiến tranh sống hồn nhiên, gần gũi với thiênnhiên đến tưởng không bao giờ quên “cái vầng trăng tình nghĩa”; ấy thế mà “từ hồi về thànhphố” quen sống cùng những tiện nghi hiện đại, vầng trăng tình nghĩa đã “như người dưng quađường”
- Trong dòng diễn biến theo thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là bước ngoạt
để từ đó tác giả bộclộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của bài thơ:
Thình lình đèn điện tắt.
Phòng buyn đinh tối om Vội bật tung cửa sổ
Trang 39Đột ngột vầng trăng tròn
Đối lập với “phòng buyn đinh tối om” là “vầng trăng tròn” ở bên ngoài cửa sổ Xuất hiện mộtcách “thình lình”, “đột ngột”, vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỉ niệm
3 Phân tích bài thơ.
a Hình ảnh vầng trăng và cảm xúc của nhà thơ.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là một hình tượng đa nghĩa
- Trước hết, vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên, tươi mát.
Trong hai khổ thơ đầu, vầng trăng hiện ra trong không gian của ruộng đồng, sông biển, núi rừng
Đó là vầng trăng của “hồi nhỏ sống với đồng” và sau này là “hồi chiến tranh ở rừng” Lúc ấy, con người sống giản dị, “trần trụi với thiên nhiên - hồn nhiên như cây cỏ” Vầng trăng trở thành người bạn tri kỉ, thành “vầng trăng tình nghĩa” gắn bó trong suốt những năm tháng từ thưở ấu
thơ ở quê nhà đến hồi chiến tranh sống ở rừng
- Đến khi về thành phố, sống giữa những tiện nghi hiện đại, “quen ánh điện cửa gương”, con người bỗng quên đi cái vầng trăng “ngỡ không bao giờ quên” kia, bỗng vô tình với “cái vầng trăng tình nghĩa” kia Sự vô tình đến mức tàn nhẫn:
Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường Rồi đến một đêm nào đó:
Thình lình đèn điện tắt Phòng buyn- đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn Con người đã quen với ánh đèn điện nên quên trăng Vầng trăng vẫn có ở đó nhưng “như người dưng qua đường” Phải đến khi đèn điện tắt, con người lại nhìn thấy và nhận ra vầng trăng Phải
đột ngột như thế, phải bất ngờ như thế, vầng trăng mới làm thức dậy trong tâm trí con người baocảm xúc:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sống là rừng.
“Ngửa mặt lên nhìn mặt”, mặt người và mặt trăng đối diện nhau Đó là khoảnh khắc bất ngờ
gặp lại “cố nhân” Khoảnh khắc gặp gỡ đó khiến người “rưng rưng” cảm xúc Vầng trăng làm ùadậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, của quê hương đất nước
- Vầng trăng trong bài thơ còn có ý nghĩa biểu tượng: biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, biểutượng cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống
+ Vầng trăng đâu chỉ làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, của quê hương,đất nước, mà còn đánh thức trong tâm trí con người bao kỉ niệm hồn nhiên của thời tuổi nhỏ, bao
kỉ niệm nghĩa tình của môt thời gian lao chiến đấu
+ Khổ thơ cuối cùng là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng:
ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình
nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ “Ánh trăng
im phăng phắc” nhưng đủ để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình không nên có, sự
Trang 40lãng quên đáng trách của mình Con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên vànghĩa tình quá khứ thì vẫn nguyên vẹn, vĩnh hằng.
b Nhận xét về kết cấu, giọng điệu của bài thơ:
- Bài thơ hấp dẫn người đọc bằng vẻ đẹp dung dị của một câu chuyện riêng, một tâm tình riêng.Nhà thơ vừa kể chuyện, vừa bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên, chân thành
- Những câu thơ 5 chữ đều đặn cũng góp phần làm nên giọng điệu tâm tình sâu lắng của bài thơ
Ở ba khổ thơ đầu, nhịp thơ trôi chảy, tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể Khổ thứ 4, giọng thơ chợtcất cao trước một bước ngoặt mang kịch tính Giọng thơ trở nên ngân nga, thiết tha cảm xúc ởkhổ thứ năm và cuối cùng trầm lắng trong suy tư ở khổ cuối
c Nêu chủ đề và khái quát ý nghĩa của bài thơ:
- Từ một câu chuyện riêng, bài thơ như cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đốivới những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa của cuộc đời người lính gắn bó với thiênnhiên, với đất nước bình dị, hiền hậu Nó có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố cho con người thái độsống ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ Đó cũng là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc
====================
B Câu hỏi luyện tập:
Câu1 : Ánh trăng là một nhan đề đa nghĩa Hãy phân tích
Câu 2: Phân tích 2 khổ thơ cuối của bài thơ “ánh trăng”
Câu 3: Phân tích đoạn cuối bài thơ “Ánh trăng”
Câu 4: Phân tích, so sánh hình ảnh “TRăng” (vầng trăng, mảnh trăng, ánh trăng ) trong các bài thơ “Đồng chí”, “Đoàn thuyền đánh cá”, “Ánh trăng”.
- Trăng trong “Đoàn thuyền đánh cá” là cánh buồm chuyên chở và nâng bổng niềm vui hào hứngtrong lao động làm chủ tập thể của những ngư dân đi đánh cá đêm, vẽ nên bức tranh sơn màibiển vàng biển bạc
“Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”
d Trăng trong “Ánh trăng” là vầng trăng tròn vành vạnh, im phăng phắc đột ngột ùa vàophòng buyn đinh tối om trong đêm hoà bình mất điện ở thành phố Hồ Chí Minh đã khiến nhàthơ giật mình, ân hận, day dứt về suy nghĩ và cách sống hiện tại của mình Ánh trăng như ngườibạn thân nhắc nhở, lay tỉnh lương tâm của tác giả: không được vô ơn với quá khứ, với đồng đội
đã hi sinh với thiên nhiên nhân hậu và bao dung
Câu 6: Chép thuộc lòng đoạn kết bài thơ “Ánh trăng”của Nguyễn Duy Hình ảnh vầng trăng
trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ? (viết một đoạn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu)
Gợi ý:
Vầng trăng trong bài thơ là một hình ảnh đa nghĩa
+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi,rồi thời chiến tranh ở rừng
+ Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnhhằng của đời sống
+ Ở khổ thơ cuối cùng, trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, làngười bạn, là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta