Së GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI BT THPT NĂM HỌC: 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề ĐỀ BÀI Câu 1: ( 2.5 điểm ) Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, quá trình phát triển của tổ chức ASEAN. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Câu 2: ( 2.5 điểm) Nội dung của kế hoạch Nava và chủ trương của ta trong đông - xuân 1953 – 1954. Diễn biến cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 của quân dân ta. Câu 3: ( 3.0 điểm) Cách mạng Việt Nam trong thời kì 1939 – 1945 đã chịu tác động của hai sự kiện lịch sử thế giới sau đây như thế nào: - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ( 9.1939) - Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh ( 15.8.1945) Câu 4: ( 2.0 điểm) Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường nào ? ……………………….Hết………………………… Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:………………………………… Số báo danh………………… Chữ kí giám thị 1:………………………… Chữ kí giám thị 2:…………………… ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 Câu Yêu câu cần đạt Điểm Câu 1 Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, quá trình phát triển của tổ chức ASEAN. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN. 2,5đ Hoàn cảnh ra đời: Nửa sau thập niên 60 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á và thế giới có nhiều biến chuyển tác động mạnh mẽ tới các nước trong khu vực. Sau hơn 20 năm đấu tranh và bảo về độc lập cũng như xây dựng kinh tế, nhiều nước trong khu vực bước vào thời kì ổn định, dốc sức phát triển kinh tế. 0,25 - Các nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác để xây dựng đất nước, cùng nhau phát triển kinh tế, Đồng thời, các nước muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi thấy cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương vấp phải những khó khăn và sự thất bại là khó tránh khỏi. 0,25 - Xu thế xuất hiện các tổ chức khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là thành tựu của Cộng đồng Châu Âu (EC) đã cổ vũ rất lớn đối với các nước Đông Nam Á. 0,25 Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. 0,25 Mục tiêu: Phát triển kinh tế -văn hóa của khu vực trên tinh thần hợp tác giữa các nước thành viên nhằm duy trì hòa bình ổn định khu vực 0,25 Quá trình phát triển của tổ chức ASEAN: Từ 1967 – 1975: tổ chức non trẻ , hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế 0,25 Từ 1976 đến nay: hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (Indonesia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). 0,25 - Tuy nhiên, từ 1979 – 1989, quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN trở nên căng thẳng do vấn đề Campuchia. Đến 1989, hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực cải thiện. Số lượng quốc gia tham gia tổ chức ASEAN tăng. - Sau khi phát triển thành 10 thành viên năm 1999 (Việt Nam gia nhập năm 07/1995), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển. 0,25 Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN: - Cơ hội: Tham gia ASEAN, Việt Nam có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất kĩ thuật so với các nước trong khu vực và tên thế giới. Đặc biệt, đây là cơ hội của Việt Nam có thể hội nhập hơn nữa với khu vực và thông qua khu vực để tạo dựng những mối quan hệ với thế giới, từng bước thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. 0,25 - Thách thức: Khi tham gia hội nhập, Việt Nam có một xuất phát điểm hết sức khó khăn và điều kiện cơ sở vật chất - kĩ thuật thấp hơn và một cơ chế chưa phù hợp. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng đưa ra một lộ trình thông thoáng cho sự thu hút đầu tư, chuẩn bị mọi điều kiện để có thể hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. Tuy vậy, trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới thì Việt Nam vẫn phải cảnh giác trước nguy cơ bị hòa tan, làm mất đi bản sắc của chính mình. 0,25 Câu 2. Nội dung của kế hoạch Nava và chủ trương của ta trong đông - xuân 1953 – 1954. Diễn biến cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 – 1954 của quân dân ta. 2,5đ Nội dung kế hoạch Nava: Bước 1: ( thu -đông 1953 đến mùa xuân 1954); Phòng ngự chiến lược miền Bắc, tiến công chiến lược miền Nam, đồng thời mở rộng nguỵ quân, tập trung binh lực xây dựng một lực lượng quân cơ động mạnh. 0.25 Bước 2: ( Thu- đông 1954): Chuyển sang tiến công chiến lược miền Bắc, giành thắng lợi quân sự, buộc ta phải điều đình theo những điều kiện có lợi cho chúng. 0.25 Thủ đoạn: Tăng thêm quân từ Bắc phi và Triều tiên sang xây dựng được 84 tiểu đoàn quân cơ động trên toàn chiến trường Đông Dương, trong đó đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn. Từ hè- thu 1953 liên tiếp mở những cuộc hành quân càn quét Bắc Bộ, Bình-Trị-Thiên, Nam Bộ, cho quân tập kích Lạng Sơn 0.25 Chủ trương chiến lược của ta: -Bước vào mùa hè 1953, cục diện chiến trường biến đổi có lợi cho ta mọi mặt, tháng 9/1953, ta đề ra chủ trương: Tập trung lực lượng đánh vào những nơi quan trọng mà địch tương đối yếu để tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng bị động phân tán lực lượng đối phó với ta, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng. 0.5 - Phương châm chiến lược: tích cực, chủ động, cơ động, linh họat, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng đánh cho kì thắng, không chắc thắng quyết không đánh. 0.25 Diễn biến các cuộc tiến công chiến lược của ta trong đông – xuân 1953 – 1954: -Giữa tháng 11/1953, bộ đội chủ lực của ta tiến lên Tây Bắc, Thượng lào. Phát hiện sự di chuyển của quân ta, Nava điều 6 tiểu đoàn chiếm Điện Biên Phủ nhằm bảo vệ Tây Bắc và Thượng Lào. Ngày 10/12/1953, ta tiến công thị xã Lai Châu, một bộ phận bao vây Điện Biên Phủ. Qua 10 ngày chiến đấu, ta giải phóng toàn bộ khu vực địch chiếm đóng ở Lai châu, diệt 24 đại đội địch. Nava vội điều 6 tiểu đoàn từ Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ, quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh. Như vậy, Điện Biên Phủ là điểm tập trung quân lớn thứ 2 sau đồng bằng Bắc Bộ. 0.25 - Đầu tháng 12/1953, ta phối hợp cùng bộ đội Lào tấn công Trung lào, giải phóng thị xã ThàKhẹt, uy hiếp SêNô. Nava buộc phải điều thêm lực lượng từ Bắc Bộ xây dựng Sênô thành tập đoàn cứ điểm . Điểm trung quân thứ 3 của địch. 0.25 - Đầu tháng 1 /1953, khi Nava tấn công khu V, ta bất ngờ tiến công bắc Tây Nguyên, giải phóng thị xã Kontum, uy hiếp Plâycu, buộc địch phải tăng cường lực lượng xây dựng An Khê, Plâycu thành 2 tập đoàn cứ điểm. Điểm tập trung quân thứ 4 của địch. 0.25 - Cùng thời gian, ta phối hợp cùng bộ đội Lào tấn công Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phongxa lì, Nậm hu, buộc địch phải tăng cường xây dựng Luôngphabăng, Mườngsài thành điểm tập trung quân thứ 5 của địch. Phối hợpvới các cuộc tiến công, ta đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích vùng sau lưng địch. Như vậy, ta đã hoàn toàn chủ động mở hàng loạt chiến dịch, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. 0.25 Câu 3 Cách mạng Việt Nam trong thời kì 1939 – 1945 đã chịu tác động của hai sự kiện lịch sử thế giới sau đây như thế nào: - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ( 9.1939) - Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh ( 15.8.1945) 3.0 * Sự kiện chiến tranh thế giới hai bùng nổ: - 01.9.1939, đức tấn công Ba Lan -> Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tháng 6. 1940, Pháp đầu hàng Đức… Cuối tháng 9.1940, Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật và câu kết với Nhật thống trị nhân dân Đông Dương… dân tộc VN bị đặt dưới ách thống trị của Pháp – Nhật 0.5 - Trước chuyển biến của tình hình, tháng 11.1939 Hội nghị BCH TW Đảng CS Đông Dương họp tại Bà Điểm : + Xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập …. + Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất,đề ra khẩu hiệu: tịch thu ruộng 0.5 đất của bọn đế quốc, địa chủ phản bội… khẩu hiệu chính quyền xô viết công nong binh được thay bằng khẩu hiệu: Chính phủ dân chủ cộng hòa… + Phương pháp cách mạng, chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ đế quốc, tay sai… + Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương…. - Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng CS Đông Dương tháng 11.1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng- đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng… 0.25 * Sự kiện Nhật đầu hàng Đồng minh: - 15.8.1945, Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang…điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến 0.25 - Ngay từ ngày 13.8.1945, TW Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1, phát động Tổng khới nghĩa… 0.25 - Từ 14-> 15.8.1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào thông qua kế hoach lãnh đạo tổng khởi nghĩa… 0.25 - Ngày 16 -> 17.8.1945 Đại hội Quốc dân tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thành lập Uỷ Ban dân tộc giải phóng… 0.25 - Chiều 16.8.1945, một đơn vị quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên…. 0.25 - Từ 18 đến 28.8.1945, Tổng khới nghĩa thắng lợi trong cả nước… - 30.8. 1945, vua Bảo đại thoái vị… 0.25 - 2.9.1945, Hồ Chủ Tịch độc tuyên ngôn độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà… 0.25 Câu 4. Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường nào ? 2.0 - Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man 0.5 - Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh ; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919). 0.25 - Tháng 6 - 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. 0.25 - Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. 0.25 - Tháng 12 - 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. 0.25 - Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản. 0.5 . Së GD & ĐT VĨNH PHÚC Đ CHÍNH THỨC Đ THI HỌC SINH GIỎI BT THPT NĂM HỌC: 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đ Đ BÀI Câu 1: ( 2.5 điểm ) Trình. Á. 0,25 Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các nước Đ ng Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đ ợc thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In - -nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái. cách mạng Đ ng Dương là đ nh đ đ quốc và tay sai làm cho Đ ng Dương hoàn toàn đ c lập …. + Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đ t ,đ ra khẩu hiệu: tịch thu ruộng 0.5 đ t của bọn đ quốc, đ a chủ