Đề-đáp án HSG lớp 9 năm 2010-2011

4 401 0
Đề-đáp án HSG lớp 9 năm 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH LÀO CAI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS, NĂM HỌC 2010-2011 Khóa ngày 29 tháng 03 năm 2011 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang, 02 câu) Câu 1 (8 điểm) Con người sẽ phải đối mặt với vô số những thảm họa khi nguồn nước sạch đang ngày càng cạn kiệt. Suy nghĩ của em về vấn đề trên ? Câu 2 (12 điểm) Hình ảnh quê hương đất nước và những tâm sự về cuộc đời qua hai bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) và Sang thu (Hữu Thỉnh). Hết Ghi chú: • Thí sinh không sử dụng tài liệu. • Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. §Ò thi chính thức HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn này gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh trong tính chỉnh thể; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng, có khả năng tư duy sáng tạo, độc lập. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục. 2. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Ban chấm thi. II. Đáp án và thang điểm Câu 1 (8 điểm) Nội dung Điểm 1. Yêu cầu về kỹ năng và tư duy - Biết viết một bài văn nghị luận xã hội kết hợp nhiều thao tác lập luận. - Nêu được những suy nghĩ của cá nhân về vấn đề đặt ra trong đề bài. - Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ; dùng từ, đặt câu đúng; diễn đạt trong sáng và giàu sức biểu cảm; viết đúng chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh được quyền nêu lên những ý kiến của riêng mình, triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau, miễn là phù hợp với yêu cầu của đề bài. Sau đây là một số ý mang tính chất định hướng: * Đặt vấn đề Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: * Giải quyết vấn đề: Tầm quan trọng của nguồn nước sạch đối với đời sống con người. + Thực trạng: Nước sạch có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống. Hiện nay, nguồn nước sạch đang ngày càng vơi cạn và hậu quả là con người đang đứng trước những thách thức và nguy cơ rất lớn. (Dân số thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, các vấn đề về sức khỏe do liên quan đến nước ). + Nguyên nhân: - Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản không hợp lí. - Nguồn nước sạch đang bị con người làm ô nhiễm do xả rác thải bừa bãi và tạo điều kiện để nước sạch tiếp xúc với nước mặn. 0,75 1,5 3,0 - Hiện tượng biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu làm tăng nhiệt độ của nước trên trái đất. - Sự tăng trưởng dân số và kinh tế ở châu Á cũng như nhiều quốc gia đang phát triển là một nhân tố quan trọng dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước. - Tốc độ đô thị hoá quá nhanh. - Thói quen dùng nước không tiết kiệm của con người. + Giải pháp khắc phục: - Trồng rừng, khai thác khoáng sản hợp lí. - Tái chế nguồn nước đã qua sử dụng để sử dụng lại. - Tổ chức các hiệp ước mang tính toàn cầu để bảo vệ nguồn nước sạch. - Sử dụng nước tiết kiệm, hợp lí trong sinh hoạt cũng như trong lao động. - Hưởng ứng tham gia vào các hoạt động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái. * Kết thúc vấn đề Đánh giá khái quát vấn đề vừa nghị luận và nêu bài học cho bản thân. 2,0 0,75 Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết viết một bài nghị luận văn học kết hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau. Có khả năng cảm thụ và phân tích thơ. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ; hành văn lưu loát, trong sáng, giàu hình ảnh. Chữ viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. 2. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả và hai bài thơ đã cho, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cơ bản cần làm rõ các nội dung sau: Nội dung Điểm Mở bài - Giới thiệu đề tài cảnh sắc quê hương đất nước và những suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời trong các tác phẩm thơ văn. - Dẫn vào hai tác phẩm đã cho trong đề bài. 1,0 Thân bài * Luận điểm 1: Cảm xúc về quê hương đất nước qua hai bài thơ - Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Cảnh sắc mùa xuân xứ Huế, mùa xuân của đất nước được phác họa bằng những hình ảnh màu sắc và âm thanh tiêu biểu, đặc trưng. Từ đó gợi ra bức tranh thiên nhiên quê hương đất nước thơ mộng, thanh bình qua cái nhìn và tâm trạng của một người con đã gắn bó cả cuộc đời với xứ sở, quê hương. Dẫn chứng: Khổ thơ 1, 2, 3 (Phân tích, cảm nhận) - Bài thơ Sang thu: Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên rất độc đáo qua phút giao mùa cuối hạ đầu thu bằng hương vị, bằng đường nét và đặc biệt là những hình ảnh hết sức sáng tạo. Dẫn chứng: Các khổ 1, 2, 3 (Phân tích, cảm nhận). * Luận điểm 2: Những suy nghĩ về cuộc đời - Với Thanh Hải: Mỗi con người hãy đem phần nhỏ bé của 3,0 2,0 cuộc đời mình cống hiến cho cuộc đời chung. Sự cống hiến không ở tuổi tác mà ở tâm huyết sống chân thành, sống tốt đẹp, đem cái riêng góp chung vào bản hòa ca bất tận của cuộc đời. Dẫn chứng : - Ta làm con chim hót Một nốt trầm xao xuyến - Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. ( Phân tích, cảm nhận) - Hữu Thỉnh khơi nguồn cảm xúc từ những hình ảnh tả thực về thiên nhiên, hình ảnh ẩn dụ “sấm ” và “hàng cây đứng tuổi ”, nhà thơ muốn tâm sự mọi dự cảm và suy nghĩ của mình về cuộc đời: Khi con người ta đã từng trải sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Dẫn chứng: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi ( Phân tích, cảm nhận) 3,0 2,0 Kế t bài - Khẳng định, khái quát vấn đề vừa nghị luận: + Mỗi nhà thơ đều có cách cảm nhận riêng về cảnh sắc thiên nhiên, những chiêm nghiệm, những suy nghĩ về cuộc đời, về con người, tình người trong cuộc sống. + Tình yêu quê hương đất nước, niềm khao khát được sống, được cống hiến cho đời, cho dù đó là những cống giản dị nhưng thật sâu sắc và giàu ý nghĩa. - Bài học để lại trong em và mỗi người về chân lý sống ở cuộc đời. 1,0 HẾT . TỈNH LÀO CAI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS, NĂM HỌC 2010-2011 Khóa ngày 29 tháng 03 năm 2011 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian. lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh trong tính chỉnh thể; phát hiện, trân. nho nhỏ (Thanh Hải) và Sang thu (Hữu Thỉnh). Hết Ghi chú: • Thí sinh không sử dụng tài liệu. • Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. §Ò thi chính thức HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ

Ngày đăng: 01/06/2015, 21:00

Mục lục

    Khóa ngày 29 tháng 03 năm 2011

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan