1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân - Lý luận và chính sách

245 558 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 245
Dung lượng 45,79 MB

Nội dung

). HÀ HUY THÀNH (Chủ biên) T H Ư V I Ệ N ĐẠIHỌCTHUỶ SẢN * Đ 352.3 Th 107 THÀNH PHÂN KINH TÊ CÁ THẺ, TIỂU CHỦ VÀ Tư BẢN Tư NHÂN LÝ LUẬN VÀ CHÍNH SÁCH ị Sách tham khảo lưu hành nội bộ) THU VIEN OAI HOC THUY SAN 'íỉỉỉ. ‘!ĩĩĩl 1000006476 NHÀ XUẤT BẢ ¿4&K ¿<1 c t ế * l tú d v íệ t t CỎ4, cAcc*uỹ t ô i X in v u i lòng: • Không xé sách • Không gạch, viết, vẽ lên sách ! .5 5 H• Ý Ị ĨH lio ^ L : THƯViụN ị , ,K ¿.Ị ì M HÀ HUY THÀNH ( Chủ biên ) : • r\ú* ị » •* % V rỊ.Ỷ I I THÀNH PHẦN KINH TỂ CÁ THỂ, TIÊU CHỦ VÀ Tư BẢN Tư NHÂN LÝ LUẬN VÀ CHÍNH SÁCH ( Sách tham khảo lưu hành nội bộ ) n Ï ¡ĩKttòĩiMù ifiWMj r»Ư v»f n ; ì r ị ỉ ị V ó NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUÔC GIA HÀ NỘI ■ 2002 TẬP THÊ TÁC GIẢ: TS. HÀ HUY THÀNH (chủ biên) TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT TS. NGUYỄN ĐỨC THỊNH PGS. TS. NGUYỄN VĂN THẠO PGS. TS. NGUYỄN SINH cúc PGS. TS. NGUYỄN TRUNG QUẾ PGS. TS. NGUYỄN THỊ CÀNH „ - ^ V ftn TS. VŨ TUẤN ANH* • TS. LÊ CAO ĐOÀN TS. LÊ THỊ MINH CHÂU TS. TRẦN HỒI SINH LỜI NHÀ XUẤT BẢN Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế (1986 - 2002), khu vực kinh tế tư nhân nước ta (bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân) - bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tê quôc dân - đã phát triển rộng khắp trong cả nưốc, đóng góp .quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân của nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như: quy mô nhỏ, vôn ít, công ? nghệ lạc hậu, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu , còn . nhiều khó khăn, vướng mắc về môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội Do vậy, để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa và có những dóng góp to lớn hơn cho nền ị " . , I kinh tê đất nước theo tinh thân Đai hôi IX cua Đáng. ! 5 cần nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề ra giải pháp đôi với việc phát triển kinh tế tư nhân. Nhằm góp một tiếng nói về vấn đề này, Nhà xuất bản Chính trị quôb gia xuất bản cuốn sách T hành p h ầ n kinh tê cá thế, tiểu chủ và tư bản tư nhân - Lý lu ân và chính sá c h làm tài liệu tham khảo lưu hành nội bộ. Cuốn sách được hình thành trên cơ sở một công trình khoa học câp Nhà nước đã được nghiệm thu và cho phép tu chỉnh để xuất bản. ở đây các tác giả đưa ra một cách tiếp cận riêng xuất phát từ hình thái kinh tế - xã hội để phân chia và quản lý nền kinh tế theo ba khu vực: kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp. Song, điều cần lưu ý là, hiện nay việc phân chia nền kinh tế theo thành phần, theo loại hình, theo khu vực là một vấn đề khá phức tạp, rất nhạy cảm và đang còn là đốì tượng của các cuộc trao 'đổi, thảo luận trống giới nghiên cứu khoa học và cả các nhà quản lý thực tiễn, vì vậy cuốn sách này chỉ lưu hành nội bộ. Xin giới thiệu cuốn sách và mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Tháng 2 năm 2002 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Quốc GIA 6 CHƯƠNG I NHỬNG VÃN ĐỄ LÝ LUẬN VẼ THÀNH PHẦN KINH TẾ CÁ THE, TIÊU CHỦ VÀ Tư BẢN Tư NHÂN I- HỌC THUYET MAC - LENIN VE THANH PHẦN KINH TẾ 1. Cách tiếp cận nghiên cứu Ngày nay, để đánh giá một nền kinh tế người ta có thê căn cứ vào các chỉ sô" GDP bình quân đầu người, tôc độ, nhịp độ tăng trưởng cùng với các thành tựu vĩ mô khác của nền kinh tế. Thêm nữa, để phản ánh trình độ phát triển của một nền kinh tế, và rộng hơn là một xã hội, người ta dùng hàng trăm chỉ sô" khác nhau, nhò đó đo lường được mức độ, trình độ phát triển của các mặt khác nhau hợp thành tổng thể sự phát triển của một xã hội. Tuy nhiên, khi cần tìm hiểu bản chất của xã hội đó là gì, nó đang ở nấc thang nào trong sự tiến hóa của xã hội loài người, nhất là để hiểu sâu sắc, căn bản những cơ sỏ mà dựa vào đó xã hội đang tồn tại và 7 phát triển, tìm hiểu động lực, cơ chế, con đường, và tổng quát hơn là quy luật kinh tế vận động, phát triển của xã hội đó, thì hàng trăm chỉ sô" riêng lẻ đó cũng chỉ nói được kết quả của sự phát triển mà chưa cắt nghĩa được nguồn gốc, nguyên nhân của trạng thái phát triển. Bởi vậy, ngay trong thòi đại phát triển hiện nay, khi mà các khoa học kinh tế, xã hội đã đạt tới trình độ phát triển hiện đại, thì các khoa học này vẫn không thê thay thế được cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội. Bởi vì cách tiếp cận này là cách tiếp cận ở tầm tư duy trừu tượng nhất, nhờ đó đi sâu vào bản châ"t của một quá trình kinh tế - xã hội, và cho phép nắm được quy luật của tiến trình kinh tê - xã hội, xác định được nấc thang trong đó một xã hội nhất định đã đạt được và đang tiến triển, hơn nữa cho phép người ta nắm được những nền tảng mà trên đó xã hội được hình thành và hiểu được cơ cấu nội tại cũng như những quy luật chi phôi sự vận động của xã hội đó. Bằng cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã phát hiện và trình bày quy luật tổng quát của sự phát triển của xã hội. ông viết: "Trong sự sản xuất xã hội ra đòi sông của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuâ"t vật chất của họ. Toàn bộ những 8 quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó. Phương thức sản xuất đời sông vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung Tới một giai đoạn phát triển nào đó của phúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay - đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó - mâu thuẫn vối những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuâT, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội. Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng "1. Qua sự trình bày trên của C.Mác, ta thấy: a) Xã hội vận động trong sự thông nhất của cơ sở hạ tầng kinh tê với thượng tầng chính trị xã hội. Sự thống nhất này định vị xã hội tồn tại trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định; b) Quan hệ giữa cơ sở hạ tầng kinh tế và thượng tầng chính trị xã hội là mối quan hệ biện 1. C.Mác và Ph Ăng ghen: Toàn Nxb. Chính trị quổc gia, Hà Nội, 1993, t.13, tr. 14 - 15. 9 chứng, giữa chúng có vị trí độc lập tương đối, song cơ sở hạ tầng kinh tế là cái quyết định. Bởi vậy, để hiểu thượng tầng chính trị xã hội phải xuất phát từ hạ tầng cơ sở kinh tế; c) Phương thức sản xuất là hạt nhân của hình thái kinh tế - xã hội. Đây là khái niệm trung tâm để phản ánh và giải thích sự tiến triển của nền kinh tế xã hội. Do vậy chính sự vận động của phương thức sản xuất là cái quyết định tiến trình phát triển của xã hội loài người. Lịch sử của xã hội loài người là lịch sử thay đổi và phát triển của phương thức sản xuất. Theo cách trình bày trên, phương thức sản xuất là khái niệm dùng để chỉ cách thức người ta quan hệ với nhau như thế nào và bằng những lực lượng sản xuất gì để sản xuất ra đòi sông vật chất của sự tồn tại và phát triển của mình. Đó là sự thông nhất giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong việc sản xuất ra đời sông vật chất, hình thành nên cơ sơ kinh tế cho sự phát triển xã hội. Nó quy định cơ cấu, cơ chế, động lực và phương hướng tiến triển của tiến trình kinh tế - xã hội. Mặt khác, phương thức sản xuất xác định trình độ, bản chất phát triển của một giai đoạn lịch sử, xác lập một thời đại kinh tế - xã hội nhất định. C.Mác đặc biệt nhấn mạnh khái niệm trung tâm này trong khi xem xét sự vận động, phát triển của xã hội, nhất là trong thời, đại chuyển biến mang tính cách mạng từ hình thái kinh tê - xã hội này sang hình thái kinh tê - xã hội khác. Ong 10 viết: "Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đối phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sông của mình, loài người thay đối tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái côi xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cốì xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp"1. Chính sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình sản xuất ra của cải, đã là cái dẫn tới sự vận động, phát triển của nền sản xuất xã hội. "Phương thức sản xuất, những quan hệ trong đó các lực lượng sản xuất phát triển, đều không phải là những quy luật vĩnh cửu, mà chúng thích ứng với một trình độ phát triển nhất định của con người và của những lực lượng sản xuất của con người, và bất kỳ sự thay đổi nào trong lực lượng sản xuất của con người đều tất phải dẫn đến một sự thay đổi trong những quan hệ sản xuất của con người Vì điều quan trọng trước tiên là để khỏi bị tước mất những thành quả của văn minh, những lực lượng sản xuất đã đạt được, thì phải đập tan những hình thức cổ truyền trong đó những lực lượng sản xuất ấy đã được sản sinh ra"2. Như vậy, có thể nói, quy luật tương tác giữa lực 1. C.Mác và Ph.Ảnggh<en: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. t.4, tr. 187. 2. Sđd, tr. 201 - 202. 11 [...]... trong phát triển kinh tê và quản lý sự phát triển Trong sự phân loại thành phần kinh tế của V.I.Lênin cũng không có thành phần kinh tê tiểu chủ Cũng như thành phần kinh tê cá thể, thành phần kinh tế tiểu chủ là loại hình kinh tế được nâng lên thành thành phần kinh tế, là một khái niệm xuất hiện trong thực tế, đúng ra là tên gọi một loại hình kinh tế Khái niệm thành phần kinh tê tiểu chủ cũng được ra đời... thành và phát triển của một xã hội và định vị tính chất, bản chất của một hình thái kinh tế - xã hội Chính C.Mác là người vận dụng thành công siêu việt nguyên lý duy vật này vào phân tích nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhờ đó ông đã phát hiện ra quy luật vận động nội tại và bản chất tư bản chủ nghĩa của nền kinh tế này Cách tiếp cận của ông để nghiên cứu quy luật vận động và bản chất của kinh tế tư bản chủ. .. cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế Nếu khái niệm thành phần kinh tế cá thể xuất hiện trong sự đổì lập với thành phần kinh tế tập thể, thì 36 khái niệm kinh tế tiểu chủ lại được xuất hiện liên quan tới việc phân hạng chi tiết một loại hình kinh tế quan trọng, loại hình kinh tế tư bản chủ nghĩa - đối tư ng chiến lược của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, và do đó của con đường xây dựng chủ nghĩa xã... xuất có một đại biểu kinh tế, một chủ thể kinh tê nhất định Khái niệm thành phần kinh tế đã có một sự chuyển dịch quan trọng: nó dã định vị, xếp loại các loại hình kinh tế, hơn nữa còn xếp loại các chủ thê kinh tê vào những bộ phận, thành phần kinh tê nhất định Trong thành phần kinh tế này, các chủ thê kinh tê đã khu biệt nhò tên gọi các phương thức sản xuất chi phôi hoạt động kinh tế của họ Song, khi... kinh tế nào theo phương thức tư bản chủ nghĩa thì xếp vào loại hình, hay thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa Thoạt nhìn, khái niệm "thành phần kinh tế" hay "loại hình kinh tế" chưa nói lên điều gì Cái quyết định chính là ở tính quy định của phương thức sản xuất Tuy nhiên khi có sự xếp loại các phương thức sản xuất vào 1 Lênin: T oàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.3, tr 363 28 các thành phần kinh. .. VIỆT NAM 11 vể khái niệm thành phần kinh tế cá thể, tiểu cchủ ở Việt Nam ITrong sự phân loại các thành phần kinh tế của V.I.LêÈnin không có tên thành phần kinh tê cá thể Đây là cáchh gọi riêng của Việt Nam về một loại hình kinh tế ¿rong í sự đối lập nó với loại hình kinh tế tập thể Khái niệm kkinh tế cá thể xuất hiện khi có phong trào hợp tác lóa, mià thực chất là tập thể hóa, đưa các hộ sản xuất, 'đnh... thành phần kinh tế thành nhiều thành phần kinh tế độc lập ngang hàng nhau Bỏi vậy điều quan trọng là phân tích từ thực tiễn, tiến trình kinh tế xã hội, xem nền kinh tế ở trình độ phát triển nào và do vậy chứa đựng những phương thức sản xuất gì, loại hình kinh tê nào Để hiểu một thành phần kinh tế, cơ bản là phải xem thành phần kinh tê đó hoạt động theo phương thức nào, vận động theo quy luật kinh tế. .. hình kinh tế đối lập với nó là kinh tê tập thể Tất nhiên khi đã được đôi lập với loại hình kinh tế tập thể mà lúc đó được xem là một hình thức kinh tê chủ yếu của chủ nghĩa xã hội, các loại hình kinh tế có thuộc tính nhỏ lẻ, phân tán đã được gộp chung lại vào một khái niệm "kinh tế cá thể" Trong khái niệm kinh tế cá thể, các loại hình kinh tế khác nhau đã được khoác một bản chất mới: phi xã hội chủ. .. luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản mà C.Mác đã biến chủ nghĩa xã hội từ không tư ng thành chủ nghĩa xã hội khoa học Như vậy, mục tiêu lý luận cuôi cùng của việc phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa của C.Mác không dừng ở chỗ nắm được quy luật kinh tê của sự vận dộng phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa mà ở chỗ vạch ra cơ sở khách quan của sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và sự... hội chủ nghĩa ở nước Nga lúc đó 24 Chính trong tác phẩm v ề bệnh ấu trĩ "tả khuynh" và tính tiểu tư sản, lần đầu tiên V.I.Lênin đ ề xuất kh ái niệm thành p h ần kinh tế Nền kinh tế Nga lúc đó là nền kinh tê quá độ, tức là nền kinh tế mà trong đó đang diễn ra quá trình chuyên đối trong các phương thức sản xuất V.I.Lênin dùng khái niệm thành phần kinh tế đê chỉ kết cấu của nền kinh tế đó: một nền kinh tế . XUẤT BẢN Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế (1986 - 2002), khu vực kinh tế tư nhân nước ta (bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân) - bộ phận cấu thành. triển kinh tế tư nhân. Nhằm góp một tiếng nói về vấn đề này, Nhà xuất bản Chính trị quôb gia xuất bản cuốn sách T hành p h ầ n kinh tê cá thế, tiểu chủ và tư bản tư nhân - Lý lu ân và chính. VÃN ĐỄ LÝ LUẬN VẼ THÀNH PHẦN KINH TẾ CÁ THE, TIÊU CHỦ VÀ Tư BẢN Tư NHÂN I- HỌC THUYET MAC - LENIN VE THANH PHẦN KINH TẾ 1. Cách tiếp cận nghiên cứu Ngày nay, để đánh giá một nền kinh tế người

Ngày đăng: 16/05/2015, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w