1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Chủ đề nhóm 4 cá lăng chấmx

20 566 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 645,67 KB

Nội dung

cá lăng chấm

Trang 1

Chủ đề:

Hiện trạng khai thác và biện pháp bảo vệ nguồn lợi

cá Lăng Chấm ( Hemibagrus guttatus)

Nhóm 4 GVHD: Nguyễn Lâm Anh

Trang 2

MỞ ĐẦU

Cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus) là loài cá

quý hiếm hoang dã sống trên hệ thống sông Hồng, thịt

cá mềm, thơm ngon, ít xương dăm, giàu chất dinh

dưỡng, được liệt vào hàng đặc sản Tuy nhiên, những năm gần đây thì sản lượng của loài cá này đang bị suy giảm và có nguy cơ tiệt chủng

Do đó, những dự án điều tra và biện pháp khắc phục là điều cần thiết và quan trọng cần phải đặt ra để bảo vệ loài cá quý này

Trang 3

Nội dung:

I Đặc điểm sinh học:

1 Hệ thống phân loại:

2 Phân bố:

3 Đặc điểm sinh học:

II Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi:

1 Tình hình khai thác:

2 Nuôi và sản xuất giống:

III Biên pháp bảo vệ:

1 Nguyên nhân:

2 Biện pháp:

Trang 4

I Đặc điểm sinh học

1 Hệ thống phân loại cá lăng chấm:

Ngành:  Chordata

Lớp:  Actinopterygii

Bộ: Siluriformes

Họ:  Bagridae

Giống: Hemibagrus

Loài: Hemibagrus guttatus (Lacepède, 1803)

Trang 5

2 Đặc điểm:

- Màu đen hay xám nhạt ở lưng, bụng có màu hơi

trắng

- Toàn thân cá không có vẩy bao phủ

- Có 4 đôi râu

- Vây mỡ phát triển

3 Phân bố:

Trên thế giới: phân bố chủ yếu ở châu Á: Lào, Việt Nam và Vân Nam, phía Đông Nam Trung Quốc. 

Trong nước: phân bố ở dòng chính thuộc thượng lưu sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Cầu của các tỉnh miền Bắc

Trang 6

II Hiện trạng khai thác và sử dụng:

1 Tình hình khai thác:

Theo thống kê năm 1999, sản lượng cá Lăng chấm đã

giảm sút nghiêm trọng bằng 10- 20% sản lượng

những năm 70, 80

Trang 7

• Sự phân bố loài cá này trên hệ thống sông Hồng đang ngày càng thu hẹp, có xu hướng lùi dần về phía thượng lưu các sông suối, nơi có địa hình hiểm trở, phía hạ lưu rất ít gặp.

• Bãi đẻ hầu như không còn , cá đẻ phân tán, rải rác trên khu vực thượng nguồn các sông suối (theo điều tra của Viện NTTS I)

=> Do đó, Cá Lăng chấm đang được xếp vào mức

nguy cấp bậc V, cần phải bảo vệ gấp ("Sách Đỏ" do Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường công bố năm

1992).

Trang 8

2 Nuôi và sản xuất giống:

• Năm 2002, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

đã thực hiện nghiên cứu sinh sản nhân tạo giống cá này và đến năm 2004 đã cho sinh sản thành công.

• Công nghệ sản xuất giống cá lăng chấm đã được

chuyển giao thành công cho các tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…

Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc với 113 con cá bố

mẹ nhập từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I

và đã cho sinh sản thành công loài cá quý này

                

Trang 9

• Đồng thời, nuôi thương phẩm thành công ở một số nơi như:

- Năm 2008, mô hình nuôi thử nghiệm ở Hải Dương 0,5 ha với 10.000 con giống và sau hai năm nuôi đạt 10 tấn/ha

- Năm 2009, Trung tâm Khoa học kỹ thuật sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh sau một năm, trọng lượng cá đạt khoảng 500g/con và khoảng 2 năm thì thu hoạch được với trọng lượng trung bình

1kg/con

Trang 10

Thuận lợi:

- Cá có thể nuôi thương phẩm cả trong điều kiện nước chảy và nước tĩnh, cả ở hình thức nuôi lồng

bè và trong ao

- Có thể sử dụng thức ăn viên công nghiệp và

dùng kết hợp với cá tạp, tốt nhất là trộn 30%

thức ăn tươi với 70% thức ăn công nghiệp độ

đạm cao.

- Khi nuôi cá lăng chấm nên nuôi đơn, chỉ nên

ghép thêm cá mè làm sạch nước.

Trang 11

Khó khăn:

Việc sản xuất giống nhân tạo vẫn gặp một số khó khăn để phát triển nhanh :

- Không vuốt được tinh mà phải mổ cá đực để lấy sẹ

- Sức sinh sản thấp, tuổi thành thục muộn

- Đòi hỏi kỹ thuật cao, cơ sở hạ tầng tốt….

Trang 12

III Biện pháp bảo vệ:

1 Nguyên nhân suy giảm

nguồn lợi:

• Môi trường sống của cá bị

phá hoại như: rừng đầu

nguồn bị chặt phá, đất xói

mòn bồi lấp bãi đẻ,

• Việc xây dựng các hồ thuỷ

điện như: hồ Hoà Bình trên

sông Đà, hồ Thác Bà trên

sông Chảy đã ngăn đường

di cư đi đẻ của cá… Phá rừng đầu nguồn (Ảnh nguồn internet)

Trang 13

• Việc khai thác

cát, đào đãi vàng

ở lòng sông

không được quản

lý, tổ chức nên đã

khai thác bừa bãi,

làm thay đổi địa

hình, dòng chảy

của các dòng

sông làm hỏng

các bãi đẻ của cá.

Tàn sát sông vì vàng, lòng sông bị đào bới

Nhiều đoạn lòng sông bị múc sâu xuống hàng chục mét.

Trang 14

• Việc khai thác cá quá mức bằng những

phương tiện huỷ diệt, dùng công cụ không đúng quy cách như: dùng xung điện, thuốc

nổ, chất độc, đánh cá bằng lưới mau, lưỡi câu nhỏ, là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp làm giảm nghiêm

trọng nguồn lợi

Trang 15

• Chất thải của các

nhà máy công

nghiệp chưa qua

xử lý đã làm ô

nhiễm nước sông

• Về mặt chủ quan:

sự quản lý chưa

chặt chẽ về việc

khai thác đã dẫn

đến việc nguồn lợi

bị giảm sút

nghiêm trọng

Mực nước sông Hồng xuống thấp, nhiều đoạn sông đã lộ đáy

Sông bị ô nhiễm nghiêm trọng do tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa

Trang 16

2 Một số biện pháp bảo vệ:

• Không dùng các dụng cụ khai thác như: kích

điện, xích điện, lưới điện, mìn, hoá chất có tính sát thương và huỷ diệt cao để khai thác cá

• Xây dựng và quản lý các khu vực cần bảo vệ, cấm

và hạn chế khai thác

• Đẩy mạnh việc quản lý theo các chỉ số nghề cá

như: năng suất, sản lượng, kích thước cá khai thác

và kích thước mắt lưới

Trang 17

• Cần phải cân nhắc trước khi xây dựng các công trình thuỷ lợi, đê đập, nhà máy thuỷ điện, tránh sự cản trở con đường

di cư đến bãi đẻ của cá

• Hạn chế đánh bắt các ở các bãi cá đẻ trong mùa sinh sản, không đánh bắt cá bôt, cá con

• Các địa phương và ngành chức năng tăng cường hoạt

động, kiểm tra, kiểm soát các bờ vùng, ao đầm, nhất là

vào thời điểm lũ lụt, khi nước rút và mùa cá sinh sản

• Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất giống, nuôi cá thịt các loại

cá quý hiếm này để: thả bổ sung giống vào trung, thượng lưu các sông Thao, Lô, Chảy; đa dạng hóa nghề nuôi thuỷ sản, tìm kiếm những đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao đồng thời giảm áp lực khai thác cá tự nhiên

Trang 18

• Các hoạt động nuôi trồng, khai thác của người dân phải có sự quản lý của nhà nước, các Sở

thủy sản ở địa phương

• Cần phải tiến hành lai tạo, sản xuất giống dựa trên các thiết bị công nghệ cao để tạo ra nguồn giống có năng suất và chất lượng tốt

• Xây dựng các mô hình nuôi cá phù hợp với điều kiện tự nhiên ở mỗi địa phương và hộ gia đình nhằm đem lại năng suất cao

Trang 19

• Quy hoạch các hồ, đầm và toàn bộ diện tích nuôi cá

để phát triển theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ

môi trường sinh thái; bảo đảm sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

• Có biện pháp đồng bộ kinh tế, xã hội, pháp quyền

trong việc bảo vệ nguồn lợi như giúp đỡ, hướng dẫn nghề nghiệp mới cho ngư dân, tuyên truyền phổ biến rộng rãi bảo vệ nguồn lợi trongnhân dân, giao khu

vực quản lý mặt nước cho dân, v.v….

• Nhà nước cần phải đưa ra các văn bản luật và dưới

luật quy định về việc sử dụng, khai thác và bảo vệ

nguồn lợi thuỷ sản nói chung cũng như đối với cá

Lăng Chấm.

Trang 20

Danh sách nhóm 2:

• Khương Thị Mai

• Đặng Thị Men

• Trần Văn Nam

• Trương Kì Nam

• Nguyễn Thị Thúy Ngân

• Trương Thị Oanh

• Nguyễn Minh Nhơn

Ngày đăng: 07/04/2013, 12:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w