Nghiên cứu quy trình cải tạo xe ôtô. Lập hồ sơ thiết kế, cải tạo xe ôtô HYUNDAI 2,5 tấn thành xe ôtô tải có khung mui phủ bạt

68 1.1K 0
Nghiên cứu quy trình cải tạo xe ôtô. Lập hồ sơ thiết kế, cải tạo xe ôtô HYUNDAI 2,5 tấn thành xe ôtô tải có khung mui phủ bạt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô LỜI NÓI ĐẦU Trong đời sống xã hội ngày nay, ngành giao thông vận tải đang rất phát triển, đi cùng với nó là sự phát triển của các phương tiện giao thông để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về việc vận chuyển hàng hoá lẫn vận chuyển hành khách từ nơi này đén nơi khác. Trong quá trình vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải thì các phương tiện giao thông vận tải chưa đáp ứng dược nhu cầu vận chuyển.Để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa được tốt nhất thì việc sử dụng xe tải có khung mui phủ bạt là cần thiết trong quà trình vận chuyển hàng hóa,nó sẽ giải quyết được vấn đề bảo quản hàng hóa tối ưu nhất. Với đề tài “Nghiên cứu quy trình cải tạo xe ôtô. Lập hồ sơ thiết kế, cải tạo xe ôtô HYUNDAI 2,5 tấn thành xe ôtô tải có khung mui phủ bạt” là một đề tài rất thực tế, phù hợp với điều kiện phát triển của nền công nghiệp ôtô nước ta hiện nay. Xe tải HYUNDAI 2,5 tấn là một loại phương tiện giao thông vận tải rất phổ biến ở Việt Nam, nó có những ưu điểm khá nổi trội cho việc lưu chuyển hàng hóa đối với điều kiện đường xá của nước ta hiện nay. Từ một chiếc HYUNDAI 2,5 tấn ta tiến hành cải tạo để gắn lên nó chiếc cẩu có tải trọng phù hợp tạo thành ôtô tải cẩu mới dùng để cẩu hàng hóa hay vận chuyển hàng hóa để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng cao trong nước. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Phú Nam, cùng với sự cố gắng của bản thân bằng cách vận dụng những kiến thức đã học và tìm hiểu thêm ngoài thực tế em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, điều kiện tiếp xúc với thực tế còn ít nên khi làm đồ án này chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót, mong các thầy cô và các bạn tận tình chỉ bảo thêm. Em xin chân thành cám ơn.! Sinh viên thực hiện Khương Viết Tài Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. lịch sử phát triển ngành ô tô trên thế giới. Để có được một ngành công nghiệp ôtô phát triển rực rỡ như ngày hôm nay, ngành công nghiệp này đã trải qua một thời gian dài phôi thai mà những nền tảng đầu tiên chính là phát minh ra các loại động cơ. Năm 1887, nhà bác học người Đức Nicolai ôtô chế tạo thành công động cơ 4 kỳ và lắp ráp thành công chiếc ôtô đầu tiên trên thế giới. Có thể nói ôtô ra đời là sự kết tinh tất yếu của một thời kỳ nở rộ những phát minh trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đầu tiên của nhân loại. Bởi ngay từ thế kỷ 13, nhà khoa học, triết học người Anh-Roger Bacon đã tiên đoán rằng “Rồi con người có thể chế tạo ra những chiếc xe có thể di chuyển bằng một loại sức kéo nhanh không thể tin nổi, song tuyệt nhiên không phải dùng những con vật để kéo Chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới làm bằng gỗ. Năm 1672 chiếc ô tô bằng gỗ đầu tiên trên thế giới ra đời, đây là chiếc ô tô bằng gỗ và chạy bằng hơi nước Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô Xe trang bị súng tự hành đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1769. Chiếc xe đầu tiên trang bị vũ khí trên thế giới được nhà chế tạo Nicholas tạo ra năm 1769. Xe chỉ có 3 bánh, tốc độ tối đa 6 km/h và được trang bị súng tự hành đầu tiên được quân đội Pháp sử dụng. Động cơ 4 thì đầu tiên thế giới xuất hiện năm 1876. Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô Honda Accord xuất hiện đầu tiên Chiếc xe có thể gọi là chiếc ôtô đầu tiên của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Pháp. Đây là một chiếc xe ba bánh, trang bị động cơ hơi nước tốc độ 2,3 dăm/giờ, do Nicolas Joesph Cugnot phát minh vào năm 1771. Cỗ máy kồng kềnh này chưa bao giờ được sản xuất bởi nó quá chậm chạp và nặng nề so với một chiếc xe ngựa. Một người Pháp khác là Amedee Bollee đã cho ra đời một chiếc xe 12 chỗ, tuy động cơ có cải tiến hơn nhưng một lần nữa loại động cơ này chứng tỏ vẫn chưa phải là đối thủ của chiếc xe ngựa kéo! Tính khả thi của ôtô chỉ có được cho đến khi động cơ đốt trong ra đời. Sự ra đời của chiếc xe do Gottlied Daimler và Wilhelm Mayback sản xuất tại Đức năm 1889 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử ngành ôtô thế giới, chiếc xe này được trang bị động cơ xăng 1,5 sức ngựa, hai xi lanh hộp số 4 tốc độ, và tốc độ tối đa 10 dặm một giờ. Cùng năm đó, người ta cũng chứng kiến sự ra đời của động cơ xăng cũng do một người Đức, Karl Benz phát minh. Ôtô với động cơ xăng do mới được sản xuất với số lượng rất ít tại Châu Âu và Châu Mỹ nên nó vẫn còn hết sức lạ lẫm với mọi người trong suốt những năm cuối của thế kỷ 19. Chiếc xe thương mại đầu tiên mang tên 1901 Curved Dash Oldsmobile do Ránom E. Olds sản xuất tại Mỹ. Công nghệ sản xuất đại trà và dây chuyền lắp ráp công nghiệp do Henry Ford ở Detroit, Michigan sáng chế đã cho ra lò chiếc xe động cơ xăng đầu tiên và năm 1896. Ford bắt đầu sản xuất mẫu xe “T” vào năm 1908 và vào thời điểm ngừng sản xuất năm 1927, đã có hơn 18 nghìn chiếc xe được xuất xưởng. * Trang sử ngành ôtô thế giới bắt đầu vào ngày 29 tháng 01 năm 1886 khi Karl Benz nhận bằng sáng chế số DRP 37435 cho chiếc xe ba bánh gắn máy của ông. Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô * Ngày 08 tháng 03 năm 1886 Gottleb Daimler đặt hàng một chiếc xe từ nhà sản xuất xe ngựa kéo Wilhelm Wimpff & Sohn ở Stuttgart và sau đó gắn động cơ cho chiếc xe này. Đó là chiếc xe ôtô 4 bánh đầu tiên trên thế giới. * Ngày 29 tháng 09 năm 1888 sau khi Daimler cấp phép sản xuất trên thị trường nước Mỹ, nhà sản xuất đàn Piano William Steinway đã thành lập công ty Daimler Motor tại Long Island, New York. * Mặc dù George. Selden chưa bao giờ sản xuất ôtô nhưng bằng sáng chế đầu tiên về ôtô lại được trao cho George B. Selden vì ông ta là người đầu tiên đệ đơn dăng ký độc quyền vào ngày 08 tháng 05 năm 1879. Ngay sau đó Selden đã được cấp phép và thu tiền bản quyền từ tất cả các nhà sản xuất ôtô tại Mỹ cho đến khi có một phán quyết từ tòa án Mỹ vào năm 1911 bác bỏ quyền của Selden. Nicholas-Joseph Cugnot (1725- 1804) đã phát minh ra xe kéo pháo gắn động cơ hơi nước với tốc độ 2 dặm/ giờ, ngoài việc kéo một khẩu pháo thì xe này có thể trở được 4 người. Khả năng vận hành của chiếc xe này rất kém và nó đã trở thnàh thủ phạm trong vụ tai nạn giao thông đầu tiên trong lịch sử ngành ôtô thế giới. Kể từ khi ra đời, ôtô đã dành được sự quan tâm của biết bao nhiêu nhà khoa học, bác học vĩ đại, họ miệt mài nghiên cứu ngày đêm để không ngừng cải tiến nó về cả hình thức lẫn chất lượng: từ những chiếc xe thuở ban đầu thô sơ, cồng kềnh và xấu xí ngày càng trở nên nhỏ nhẹ hơn và sang trọng hơn. Không lâu sau ôtô trở nên phổ biến, với những ưu điểm nổi trội về tốc độ di chuyển cao, cơ động, không tốn sức và vô số những tiện ích khác, ôtô đã trở thành phương tiện hữu ích, không thể thiếu của người dân các nước công nghiệp phát triển và là một sản phẩm công nghiệp có ý nghĩa kinh tế quan trọng ở tất cả các quốc gia trên thế giới.Chính vì thế, theo lịch sử ngành công nghiệp ôtô thế giới, năm đầu tiên của thế kỷ 20 - năm 1901, trên toàn thế giới đã có 621 nhà máy sản xuất ôtô xe máy,trong đó 112 ở Vương quốc Anh, 11 ở Italy, 35 ở Đức, 167 ở Pháp, 215 ở Mỹ và 11 nước khác. Tuy nhiên, mốc thời gian đánh dấu sự ra đời chính thức của ngành công nghiệp ôtô phải kể đến năm 1910 khi ông Henry Ford-Người sáng lập ra tập đoàn Ford Motor nổi tiếng, bắt đầu tổ chức sản xuất ôtô hàng loạt trên qui mô lớn. Vào những năm 1930 của thế kỷ 20, trước chiến tranh thế giới thứ 2, ôtô đã có được những tính năng kỹ thuật cơ bản. Cùng với những thành tựu khoa học kỹ thuật thời đó, công nghiệp ôtô thế giới đã thực sự trở thành một ngành sản xuất đầy sức mạnh với 3 trung tâm sản xuất chính Bắc Mỹ, Tây Âu (từ trước chiến tranh thế giới thứ I) và Nhật Bản(trước chiến tranh thế giới thứ II). Hầu hết các hãng sản xuất có tên tuổi trên thế giới như Ford, General Motor, Toyota, Mercedes-Benz đều ra đời trước hoặc trong thời kỳ này. Sau chiến tranh thế giới thứ II, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại bùng nổ, ôtô và công nghiệp ôtô cũng có những bước tiến vượt bậc. Những thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng như vật liệu mới, kỹ thuật điện tử, điều khiển học đã làm thay đổi cơ bản, bản thân ôtô và công nghiệp ôtô cả về mặt kỹ thuật, khoa học công Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô nghệ cũng như về quy mô kinh tế xã hội. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của ôtô và ngành sản xuất ôtô thế giới, có thể hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của ôtô. Quá trình phát triển của ngành công nghiệp ôtô trên thế giới có thể chia làm 3 giai đoạn: - Trước năm 1945: Nền công nghiệp ôtô của thế giới chủ yếu tập trung tại Mỹ, sản lượng công nghiệp ôtô ở Tây Âu và Nhật Bản rất thấp. - Giai đoạn 1945-1960: Sản lượng công nghiệp ôtô của Nhật Bản vàTây Âu tăng mạnh song còn nhỏ bé so với Mỹ. - Giai đoạn từ 1960 trở lại đây: Nền công nghiệp sản xuất ôtô xe máy Nhật đã vươn lên mạnh mẽ và đã chiếm vị trí thứ nhất trong ngành công nghiệp to lớn này. Nhật đã trở thành đối thủ số một của Mỹ và Tây Âu trong ngành công nghiệp ôtô. Ngành công nghiệp ôtô của Nhật có khả năng cạnh tranh rất lớn, để sản xuất 1 chiếc xe ôtô mới, Nhật chỉ cần 17 giờ trong khi Mỹ cần 25 giờ và Tây Âu cần 37 giờ. Còn để xuất xưởng 1 mẫu xe mới Nhật chỉ cần 43 tháng trong khi Mỹ cần 62 tháng và Tây Âu cần những 63 tháng. Bên cạnh đó là tính cạnh tranh của các bộ phận chi tiết phụ tùng. Số lượng các khuyết tật tính trung bình trên 1 xe của Nhật là 0,24 so với Mỹ là 0,33 và Tây Âu là 0,62. Tuy nhiên sức cạnh tranh này gần đây đã giảm. Sản lượng ôtô trên thế giới, từ năm 1960 đến nay, gần như ổn định quanh con số khoảng 50-52 triệu xe/năm, tập trung vào 3 trung tâm công nghiệp lớn là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Thị trường thế giới về ôtô vào khoảng 780 tỷ USD/năm. Riêng 6 tập đoàn lớn của công nghiệp ôtô năm 1999 đã sản xuất tới 82,5% tổng số ôtô thế giới trong đó Mỹ có 3 tập đoàn, Nhật, Đức, Pháp mỗi nước một tập đoàn. Tại Châu Âu, đại diện cho nền công nghiệp ôtô là các Hãng nổi tiếng của Đức như BMW, Mercedes Benz; của Pháp như Renault, Peugeot, Citroen; của Italy như Fiat, Iveco Riêng hãng xe Renault - Volvo đã có doanh số bán năm 1992 là 244 triệu FF. Tại Mỹ có ba hãng ôtô khổng lồ là GM, Ford, Chrysler và ngoài ra còn có các hãng xe của Nhật liên doanh như Navistar, US Honda, International, Diamond-ster, Numi. Nhật Bản nổi tiếng với các hãng ôtô lớn mạnh không ngừng như Nissan, Toyota, Honda, Mitsubishi Các hãng này đã vươn rộng ra các thị trường thế giới và là từng làm các hang xe Mỹ và Tây Âu điêu đứng ngay trên sân nhà của các hãng này. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và xu thế toàn cầu hoá, một số quốc gia, khu vực như Trung Quốc và ASEAN đã có những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng kinh tế cũng đã gia nhập ngành công nghiệp ôtô thế giới. Hiện nay, hàng năm Trung Quốc sản xuất ra khoảng 1,2 triệu xe và các nước ASEAN đã góp tiếng nói của mình với sản lượng gần 1 triệu xe mỗi năm. Hiện nay, theo nhận xét, đánh giá của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô thế giới, hãng General Motor được công nhận là hãng ôtô lớn nhất thế giới, Ford chiếm vị trí thứ 2; vị trí thứ 3 thuộc về Toyota. Ngoài ra, cũng có thể nhìn nhận lịch sử phát triển của ngành công nghiệp ôtô thế giới theo một cách khác. Ngành công nghiệp này đã trải qua hai thời kỳ chính: thời kỳ sản xuất hàng loạt và thời kỳ sản xuất theo nhu cầu của khách hàng. ở giai đoạn sản xuất hàng loạt, Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô Người Mỹ luôn dẫn đầu trong đó đi tiên phong là Herry Ford người đã mở màn cho sản xuất ôtô hàng loạt trên quy mô lớn. Nhưng bước sang thời kỳ sản xuất theo nhu cầu khác hàng, Người Mỹ buộc phải chịu thua Người Nhật. Đó cũng chính là lý do các hãng xe của Nhật làm cho các hãng xe của Mỹ phải đau đầu ngay tại thị trường Mỹ. Tóm lại, trong quá trình phát triển kinh tế, mỗi quốc gia khu vực đều sớm nhận thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp ôtô và cố gắng xây dựng ngành công nghiệp này ngay khi có thể. Nhưng không vì thế mà ngành công nghiệp ôtô thế giới trở nên manh mún, nhỏ lẻ mà chính các tập đoàn ôtô khổng lồ hoạt động xuyên quốc gia như một sợi dây xâu chuỗi liên kết có vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp ôtô các quốc gia nói riêng và ngành công nghiệp ôtô thế giới nói chung. Vậy nên ngành công nghiệp ôtô thế giới hình thành, lớn mạnh và phát triển gắn liền với sự ra đời, liên kết, hợp tác, sáp nhập và lớn mạnh không ngừng của các tập đoàn ôtô khổng lồ hoạt động ở khắp các quốc gia, châu lục. Cho đến nay để nhận định chiếc xe hơi đầu tiên ra đời khi nào vẫn còn nhiều luống ý kiến khác nhau trên thế giới. Nguồn gốc của từ ôtô làautomobile (tiếng Anh), có nghĩa là tự động (auto) chuyển động (mobile). Như vậy nếu căn cứ theo định nghĩa, chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1770 do Nicolas Joseph Cugnot chế tạo chạy bằng động cơ hơi nước. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện động cơ đốt trong do Nicolaus Otto phát minh năm 1876, người ta coi xe hơi ra đời ở thời kỳ này mới là nguồn gốc bởi có hình dáng và động cơ gần với ngày nay nhất. Tiêu biểu đó là những chiếc xe do Gottlieb Daimler, Wihehm Maybach hay Karl Benz chế tạo. Thời điểm đánh dấu ôtô bắt đầu được chú ý đưa vào sản xuất hàng loạt thành phương tiện di chuyển là năm 1892 tại Chicago (Mỹ). Ở đây người ta chứng kiến một chiếc xe ôtô có 4 bánh, hệ thống đánh lửa bằng điên, bộ bơm dầu tự động, đạt vận tốc khoảng 20 km/h. Tuy Đức là đất nước đầu tiên đưa ôtô vào sản xuất hàng loạt nhưng Mỹ mới là nơi chứng kiến công nghiệp xe hơi lên ngôi. Trong bối cảnh ngành còn sơ khai, người dẫn đất nước cờ hoa chỉ hào hứng vào những chiếc xe hơi xa hoa, đắt tiền mang thương hiệu Cadillac, Pascal thì xuất hiện một nhân vật đi ngược xu hướng, đó là Henry Ford. Người sau này trở thành nhân vật tên tuổi nhất nền công nghiệp xe hơi Mỹ. Ford đã sử dụng dây chuyền lắp ráp di động và phân chia công việc từng phần cho các công nhận, từ đó tạo ra rất nhiều xe hơi giá rẻ chỉ 1.000 USD. Ông trở nên nổi tiếng và giàu có nhanh chóng. Các hãng khác lợi dụng xu hướng mà Ford tạo ra để phát triển thị trường. Cuối cùng Mỹ tạo dựng 3 hãng lớn nhất là Ford, GM (General Motor) và Chrysler. Cùng với châu Âu và châu Mỹ, tại châu Á cũng có một đất nước nổi lên là Nhật Bản. Chiếc xe đầu tiên của Nhật Bản có tên Takkuri, do Uchiyama Komanosuke, kỹ sư ôtô đầu tiên của xứ mặt trời mọc sản xuất vào năm 1907. Tuy nhiên, số lượng ít, giá thành cao khiến xe Nhật không thể cạnh tranh được với xe nhập từ Mỹ. Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật chỉ sản xuất ôtô phục vụ cho chiến tranh. Từ năm 1952, sự phát triển mới bắt đầu trở lại. Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ với các hãng xe hàng đầu thế giới như Toyota, Honda, Nissan xuất khẩu. Sở dĩ xe Nhật được ưa chuộng rộng khắp bởi nhỏ gọn, ít tốn nhiên liệu, giá cả hợp lý và đặc biệt bền, ít trục trặc. Đến thời điểm hiện nay, châu Á vẫn là nơi sản xuất nhiều ôtô trên thế giới nhất với sự nổi lên của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan Đây cũng là thị trường hấp dẫn với bất cứ hãng xe nào trên thế giới bởi kinh tế đang trên đà phát triển nóng, dân số đông và lượng xe chưa đạt mức bão hòa. Xu hướng hiện nay ngoài vấn đề tiết kiệm,chất lượng tốt thì người tiêu dùng còn hướng tới yếu tố thiết kế ấn tượng và tính tiện dụng cao. Vì thế sự cạnh tranh về mức giá dần mất ý nghĩa, thay vào đó là thỏa mãn và gợi mở nhu cầu khách hàng. Chiếc xe ô tô chạy bằng động cơ xăng (động cơ Otto) được Karl Benz phát minh ra ở Đức năm 1885. Mặc dù Karl Benz được công nhận là người sáng tạo ra chiếc ô tô hiện đại, nhiều kỹ sư người Đức khác cũng đã làm việc để chế tạo ra những chiếc ô tô khác trong cùng thời gian. Các nhà phát minh đó là: Karl Benz, người được cấp một bằng sáng chế ngày 29 tháng 1 năm 1886 ở Mannheim cho chiếc ô tô ông chế tạo năm 1885, Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach ở Stuttgart năm 1886 (cũng là những nhà phát minh ra chiếc xe mô tô đầu tiên), và năm 1888/89 nhà phát minh người Đức-Áo Siegfried Marcus ở Viên, mặc dù Marcus không đạt tới giai đoạn thực nghiệm. Năm 1806 Fransois Isaac de Rivaz, một người Thuỵ Sỹ, đã thiết kế ra chiếc động cơ đốt trong (hiện nay thỉnh thoảng được viết tắt là "ICE") đầu tiên. Sau đó, ông dùng nó để phát triển ra loại phương tiện đầu tiên trên thế giới chạy bằng động cơ sử dụng một hỗn hợp hydro và oxy để phát ra năng lượng. Thiết kế này không thành công lắm, cũng giống như trường hợp nhà phát minh người Anh Samuel Brown, và nhà phát minh người Mỹ, Samuel Morey, những người đã chế tạo ra những phương tiện có động lực từ các động cơ Etienne Lenoir đã chế tạo thành công một động cơ đốt trong đứng yên năm 1860, và trong vòng vài năm, khoảng bốn trăm chiếc như vậy đã hoạt động ở Paris. Khoảng tới năm 1863, Lenoir đã lắp cái động cơ của ông lên một chiếc xe. Có lẽ động cơ của nó dùng nhiên liệu từ các bình gas thắp đèn thành phố, và Lenoir đã nói rằng nó “chạy chậm hơn một người đi bộ, và luôn luôn gặp trục trặc”. Trong bằng sáng chế năm 1860 của mình, Lenoir đã thêm vào một cái chế hoà khí (carburettor), nhờ thế nhiên liệu lòng có thể được dùng để thay thế cho khí gas, đặc biệt cho các mục đích chuyển động của phương tiện. Lenoir được cho rằng đã thử nghiệm nhiên liệu lỏng, như cồn, vào các động cơ đứng yên của mình; nhưng không có vẻ rằng ông đã dùng các động cơ đó để lắp lên xe của mình. Nếu ông làm thế, chắc chắn ông không dùng xăng, bởi vì nó chưa tiện dụng vào lúc ấy và Cải tiến tiếp sau xảy ra cuối thập kỷ 1860, với Siegfried Marcus, một người Đức làm việc ở Viên, Áo. Ông đã phát triển ý tưởng sử dụng xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong hai kỳ. Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô Năm 1870, sử dụng một xe đẩy tay đơn giản, ông đã chế tạo một phương tiện thô không có chỗ ngồi, thiết bị lái, hay phanh, nhưng nó rất đáng chú ý ở một điểm: nó là phương tiện lắp động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới sử dụng nhiên liệu xăng. Nó được đem ra thử nghiệm ở Viên tháng 9, 1870 và bị xếp xó. Năm 1888 hay 1889, ông chế tạo một cái ô tô thứ hai, cái này có ghế ngồi, phanh và thiết bị lái và được lắp một động cơ đốt trong bốn kỳ do chính ông thiết kế. Thiết kế này có thể đã được đem ra thử nghiệm năm 1890. Mặc dù ông có được các bằng sáng chế cho nhiều phát minh của mình, ông không bao giờ xin cấp bằng phát minh cho các thiết kế ở thể loại này. Động cơ đốt trong bốn thì đã được thu thập tài liệu và đưa ra xin cấp bằng phát minh vào năm 1862 bởi một người Pháp là Beau de Rochas trong một cuốn sách mỏng và dài dòng. Ông đã in khoảng ba trăm bản sách đó và chúng được đem phân phát ở Paris, nhưng không mang lại điều gì, và bằng sáng chế này cũng nhanh chóng hết hạn sau đó – còn cuốn sách thì hoàn toàn bị lãng quên. Trên thực tế, sự hiện diện của nó không được biết tới và Beau de Rochas không bao giờ chế tạo một động cơ riêng biệt. Đa số các nhà sử học đồng ý rằng Nikolaus Otto người Đức đã chế tạo ra chiếc động cơ bốn thì đầu tiên dù bằng sáng chế của ông bị bác bỏ. Ông không hề biết gì về bằng sáng chế hay ý tưởng của Beau de Rochas và hoàn toàn tự mình nghĩ ra ý tưởng đó. Thực tế ông đã bắt đầu suy nghĩ về khái niệm này năm 1861, nhưng đã bỏ rơi nó cho tới giữa thập kỷ 1870. Có một số bằng chứng, dù chưa được xác định, rằng Christian Reithmann, một người Áo sống ở Đức, đã chế tạo ra một chiếc động cơ bốn thì hoàn toàn dựa trên ý tưởng của mình năm 1873. Reithmann đã thực nghiệm các động cơ đốt trong ngay từ đầu năm 1852.Năm 1883, Edouard Delamare-Deboutteville và Leon Malandin nước Pháp đã lắp một động cơ đốt trong dùng nhiên liệu là một bình khí gas đốt đèn thành phố lên một chiếc xe ba bánh. Khi họ thử nghiệm thiết bị này, chiếc vòi bình gas bị hở, gây ra một vụ nổ. Năm 1884, Delamare-Deboutteville và Malandin chế tạo và xin cấp bằng sáng chế cho một phương tiện thứ hai. Chiếc xe này gồm một động cơ bốn thì dùng nhiên liệu lỏng lắp trên một cái xe ngựa bốn bánh cũ. Bằng sáng chế, và có lẽ cả chiếc xe, chứa nhiều cải tiến, và một số cải tiến đó còn được ứng dụng trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Tuy nhiên, trong lần thử nghiệm đầu tiên, cái khung rời ra, và chiếc xe “rung lắc và rời ra từng mảnh” theo đúng nghĩa đen, theo lời thuật lại của Malandin. Hai người này không chế tạo tiếp các xe khác nữa. Dự án kinh doanh của họ hoàn toàn không được nhắc tới và bằng sáng chế cũng không được sử dụng. Những kinh nghiệm và kết quả thực nghiệm của họ bị lãng quên Có lẽ, cuối thập kỷ 1870, một người Italia tên là Murnigotti đã xin cấp bằng phát minh cho ý tưởng lắp đặt một đông cơ đốt trong lên trên một loại phương tiện, dù không có bằng chứng là đã từng chế tạo được một thứ như thế. Năm 1884, Enrico Bernardi, một người Italia khác đã lắp một động cơ đốt trong lên chiếc xe ba bánh của con ông. Dù nó đơn giản chỉ là một thứ đồ chơi, có thể nói rằng về mặt nào đó nó đã hoạt động khá thành công, nhưng một số người cho rằng động cơ quá yếu để có thể làm chiếc xe di chuyển được. Tuy nhiên, nếu tất cả những cuộc thực nghiệm trên không diễn ra, có lẽ sự phát triển của xe Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô hơi sẽ không thể nhanh chóng như vậy bởi vì có nhiều cuộc thực nghiệm không được biết tới và chúng không bao giờ tiến tới được giai đoạn thử nghiệm. Ô tô dùng động cơ đốt trong thực sự có thể cho là đã bắt đầu ở Đức với Karl Benz năm 1885, và Gottlieb Daimler năm 1889, vì những chiếc xe của họ thành công nên họ có thể đưa vào sản xuất . Mẫu của Benz Patent Motorwagen được xây năm 1885Karl Benz bắt đầu xin những bằng phát minh mới về động cơ năm 1878. Ban đầu ông tập trung nỗ lực vào việc tạo ra một động cơ hai thì dùng nhiên liệu gas dựa trên thiết kế của Nikolaus Otto về loại động cơ bốn thì. Một bằng sáng chế về thiết kế của Otto đã bị bác bỏ. Karl Benz hoàn thành chiếc động cơ của mình vào đêm giao thừa và được cấp bằng phát minh cho nó năm 1879. Karl Benz chế tạo chiếc ô tô ba bánh đầu tiên của mình năm 1885 và nó được cấp bằng ở Mannheim, đề ngày tháng 1, 1886. Đây là -“chiếc ô tô đầu tiên được thiết kế và chế tạo theo đúng nghĩa”- chứ không phải là một cái xe ngựa, tàu, hay xe kéo được chuyển đổi. Trong số những thiết bị mà Karl Benz phát minh cho xe hơi có chế hoà khí, hệ thống điều chỉnh tốc độ cũng được gọi là chân ga, đánh lửa sử dụng các tia lửa điện từ một ắc quy, bugi, khớp ly hợp, sang số, và làm mát bằng nước. Ông đã chế tạo thêm các phiên bản cải tiến năm 1886 và 1887 – đưa vào sản xuất năm 1888 - chiếc xe đầu tiên trên thế giới được đưa vào sản xuất. Gần hai nhăm chiếc đã được chế tạo ra trước năm 1893, khi chiếc xe bốn bánh của ông được đưa ra giới thiệu. Chúng được lắp các động cơ bốn thì theo thiết kế của riêng ông. Emile Roger nước Pháp, đã chế tạo các động cơ của Benz dưới bằng phát minh của ông, và lúc ấy cũng đưa ô tô của Benz vào dây chuyền sản xuất của mình. Bởi vì Pháp là nơi có thái độ chấp nhận hơn với những chiếc ô tô đầu tiên, nói chung ô tô được chế tạo và bán ở Pháp qua Roger nhiều hơn số lượng của Benz lúc ban Gottlieb Daimler, năm 1886, lắp động cơ bốn thì của mình lên một chiếc xe ngựa ở Stuttgart. Năm 1889, ông chế tạo hai chiếc xe có thể coi là những chiếc ô tô với rất nhiều cải tiến. Từ 1890 đến 1895 khoảng ba mươi chiếc đã được Daimler và người trợ lý sáng tạo của ông là Wilhelm Maybach, chế tạo ở cả các xưởng của Daimler hay tại Hotel Hermann, nơi họ lập ra một phân xưởng sau khi những người hỗ trợ rút lui. Hai người Đức đó, Benz và Daimler, dường như không biết tới công việc của nhau và làm việc độc lập. Daimler chết năm 1900. Trong thời chiến tranh thế giới thứ nhất, Benz đề xuất hợp tác giữa hai công ty do hai người lập ra, nhưng mãi tới năm 1926 hai công ty mới hợp nhất dưới cái tên Daimler-Benz với cam kết sẽ cùng tồn tại dưới tên này cho tới tận năm 2000. Năm 1890, Emile Levassor và Armand Peugeot nước Pháp bắt đầu sản xuất hàng loạt các phương tiện gắn động cơ của Daimler, và từ đó mở ra nền tảng ban đầu cho công nghiệp ô tô ở Pháp. Chúng đều bị ảnh hưởng từ chiếc Stahlradwagen của Daimler năm 1889. Chiếc ô tô Hoa Kỳ đầu tiên bằng động cơ đốt trong chạy nhiên liệu gas có lẽ đã được thiết kế năm 1877 bởi George Baldwin Selden ở Rochester, New York, ông đã xin cấp một bằng sáng chế cho một chiếc ô tô năm 1879. Selden không hề chế tạo một chiếc ô tô riêng biệt cho tới tận năm 1905, khi ông bị bắt buộc phải làm thế, theo luật. Selden nhận được bằng phát minh của mình và sau đó kiện Ford Motor Company vì vi [...]... thut ụtụ ốp tôn Hỡnh 2.10 Xe VINAXUKI 1240 kg sau ci to 2.1.6 Thiết kế cải tạo, đóng mới, lắp đặt thùng hàng mui phủ bạt (hai thành bên ốp tôn) hoặc tôn kín cho xe ôtô tải THACO 1,25 tấn Hỡnh 2.11 XE THACO 1.25 tn trc ci to ỏn tt nghip Ngnh Cụng ngh k thut ụtụ Phủ bạt ốp tôn Hỡnh 2.12 XE THACO 1.25 tn sau ci to 2.2 Quy trỡnh ci to xe Vit Nam 2.2.1 Mt s quy nh khi ci to - Mi xe c gii ch c ci to, thay... lng xe c gii v cỏc loi thit b, xe mỏy chuyờn dựng ỏn tt nghip Ngnh Cụng ngh k thut ụtụ CHNG II QUY TRèNH CI TO XE VIT NAM 2.1 Mt s vớ d v ci to xe Vit Nam 2.1.1 Thiết kế cải tạo thùng hàng hở thành thùng hàng kín cho xe ô tô tải tự đổ hyundai 20,4 tấn Hỡnh 2.1 Xe huyndai 20,4 tn trc ci to Hỡnh 2.2 Xe huyndai 20,4 tn sau ci to ỏn tt nghip Ngnh Cụng ngh k thut ụtụ ễ tô tải tự đổ HYUNDAI 20,4 tấn. .. 2.8 xe TRANSINCO 35 ch sau ci to Ô tô khách TRANSINCO 35 chỗ do Việt Nam lắp ráp, công thức bánh xe 4x2 Sau một thời gian sử dụng không còn hiệu quả với nhu cầu vận tải hành khách Để đáp ứng đợc nhu cầu vận tải, theo yêu cầu của ngời sử dụng ta tin hnh ci to thnh xe gn cu 2.1.5 Thiết kế cải tạo, lắp đặt thùng hàng có khung mui bạt (hai thành bên ốp tôn) cho xe ôtô tải VINAXUKI 1240 KG Hinh 2.9 Xe VINAXUKI... tin hnh ci to lp t thựng hng kớn cho xe 2.1.2 Thiết kế đóng mới, lắp đặt thùng hàng có khung mui phủ bạt (hai thành bên ốp tôn) hoặc tôn kín cho xe ôtô tải ISUZU 1,1 tấn Hỡnh 2.3 xe ISUZU 1,1 tn trc ci to ỏn tt nghip Ngnh Cụng ngh k thut ụtụ Hỡnh 2.4 xe ISUZU 1,1 tn sau ci to 2.1.3 Thit k úng mi, lp t thựng hng co phung mui ph bt cho xe MITSUBISHI 6,0 tn Hỡnh 2.5 xe MISTUBISHI 6,0 tn trc ci to ỏn... nghip Ngnh Cụng ngh k thut ụtụ Hỡnh 2.6 xe MISTUBISHI 6,0 tn sau ci to Để thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản các loại hàng hoá cồng kềnh, đòi hỏi cần có các loại ô tô tải có thùng hàng có kết cấu và kích thớc hợp lý ta s tin hnh thit k úng mi lp t thựng hng cú ph bt cho xe 2.1.4 Thiết kế cải tạo ô tô khách TRANSINCO 35 chỗ thành xe ô tô tải gắn cẩu Hỡnh 2.7 xe TRANSINCO 35 ch trc ci to ỏn tt nghip... 38.212 xe ụtụ thuc cỏc th h c nh Gat, Lada, Zil, Volga ỏn tt nghip Ngnh Cụng ngh k thut ụtụ C th, trong dú cú mt s loi cú s lng ỏng k nh : 10.59 0xe Zil, 9.898 xe uaz, 3720 xe Lada, 982 xe Gat, 2.373 xe Peugeot, 1887 xe Ford c, 1.759 xe Jeep, 1996 xe Paz Th nờn phi núi rng ngnh cụng nghip ụtụ Vit Nam thc s hỡnh thnh v phỏt trin k t sau nm 1991 gn lin vi s ra i rm r ca cỏc liờn doanh ca hu ht cỏc hóng xe. .. thut, quy nh cú liờn quan - Nghim thu xe c gii ci to l vic kim tra, ỏnh giỏ xe c gii ó c thi cụng ci to theo h s thit k ó c thm nh m bo cỏc yờu cu v cht lng an ton k thut v bo v mụi trng b) Cỏc quy nh khi ci to xe c gii n v thit k l n v cú t cỏch phỏp nhõn, cú ng ký kinh doanh ngnh ngh thit k ci to xe c gii phự hp vi cỏc quy nh phỏp lut hin hnh Xe c gii sau khi ci to phi tha món cỏc tiờu chun, quy chun... khụng ch l chic xe hi u tiờn M m cũn l chic xe li nc u tiờn, vỡ khi nú dựng bỏnh xe chy trờn mt t, v bỏnh gung trờn mt nc Chic xe khụng mang li thnh cụng v b d ra bỏn Chic Benz Motorwagen, ch to nm 1885, c trao bng sỏng ch ngy 29 thỏng 1, 1886 ca Karl Benz l chic xe u tiờn s dng ng c t trong Nm 1888, din ra mt t phỏ mi trong lnh vc xe hn vi ln lỏi xe lch s ca Bertha Benz B ó lỏi chic xe do chng mỡnh... xut -Xe ụ tụ ch ngi l xe ụ tụ cú kt cu v trang b dựng ch ngi v hnh lý mang theo - C quan thm nh thit k l cỏc S Giao thụng vn ti, Cc ng kim Vit Nam -C s thit k l t chc hnh ngh kinh doanh dch v thit k xe c gii -C s thi cụng ci to l t chc hnh ngh thi cụng ci to xe c gii cú iu kin theo quy nh -Thm nh thit k l vic xem xột, kim tra, i chiu cỏc ni dung h s thit k ci to xe c gii tha món cỏc tiờu chun, quy. .. (v/ph) - C lp : (inch) - Bỏn kớnh quay vũng nh nht theo vt bỏnh xe trc ngoi: Rmin= (m) 2.3.2 Ni dung ci to: - Thỏo b thựng hng ụtụ nguyờn thy ỏn tt nghip Ngnh Cụng ngh k thut ụtụ - Ni di v gia cng khung ụtụ - Dch chuyn cm cu sau chiu di c s ca ụtụ thit k l (mm) - Đóng mới và lắp đặt thùng hàng khung mui phủ bạt lên khung ô tô 2.3.3 Xe c gii sau ci to: - Loi phng tin: ễtụ ti - Nhón hiu: - Kớch . xe ôtô. Lập hồ sơ thiết kế, cải tạo xe ôtô HYUNDAI 2,5 tấn thành xe ôtô tải có khung mui phủ bạt là một đề tài rất thực tế, phù hợp với điều kiện phát triển của nền công nghiệp ôtô nước ta. dụng xe tải có khung mui phủ bạt là cần thiết trong quà trình vận chuyển hàng hóa,nó sẽ giải quy t được vấn đề bảo quản hàng hóa tối ưu nhất. Với đề tài Nghiên cứu quy trình cải tạo xe ôtô. Lập. và phải được coi là cải tạo cả hệ thống, tổng thành có liên quan. Miễn lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo + Ô tô tải thông dụng cải tạo thùng hàng, lắp ráp khung mui theo thiết kế mẫu và ngược

Ngày đăng: 16/05/2015, 01:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LI NểI U

  • CHNG II. QUY TRèNH CI TO XE VIT NAM

  • 2.1. Mt s vớ d v ci to xe Vit Nam

  • ễ tô tải tự đổ HYUNDAI 20,4 tấn do Hàn Quốc sản xuất. Để thuận tiện cho việc vận chuyển VLXD và đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị. Theo yêu cầu của chủ phương tin ta s tin hnh ci to lp t thựng hng kớn cho xe

  • 2.1.2. Thiết kế đóng mới, lắp đặt thùng hàng có khung mui phủ bạt (hai thành bên ốp tôn) hoặc tôn kín cho xe ôtô tải ISUZU 1,1 tấn

  • Hỡnh 2.3 xe ISUZU 1,1 tn trc ci to

  • Hỡnh 2.4 xe ISUZU 1,1 tn sau ci to

  • Hỡnh 2.5 xe MISTUBISHI 6,0 tn trc ci to

  • Hỡnh 2.6. xe MISTUBISHI 6,0 tn sau ci to

  • Hỡnh 2.8 xe TRANSINCO 35 ch sau ci to

  • Ô tô khách TRANSINCO 35 chỗ do Việt Nam lắp ráp, công thức bánh xe 4x2. Sau một thời gian sử dụng không còn hiệu quả với nhu cầu vận tải hành khách. Để đáp ứng được nhu cầu vận tải, theo yêu cầu của người sử dụng ta tin hnh ci to thnh xe gn cu

    • UBND thnh ph Cng hũa xó hi ch ngha Vit Nam

    • S: 108/04/CT H Ni, ngy..thỏng.....nm.......

      • T trỡnh thm nh thit k

      • CHNG III. QUY TRèNH CI TO,LP T THNG HNG Cể KHUNG MUI PH BT CHO XE HUYNDAI 2,5 TN

      • Số:108/04/CT

        • Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

        • Hà Nội , Ngày .... tháng ....năm 2008

          • Tờ trình thẩm định thiết kế

          • Giám đốc

          • Tính năng kỹ thuật chủ yếu

            • T T

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan