1 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI SÔNG CẦN ( Viết về mẹ Hồ thị Hạnh và Trần Thị Thêu - hai mẹ con đều là Bà mẹ Việt nam anh hùng ở ấp Từ Ô xã Hùng Hòa huyện Tiểu Cần) “ Còn cha gót đỏ như son Mất cha, gót đỏ của con lấm bùn” Mất cha năm 12 tuổi, cảnh nhà bé Hạnh đã nghèo nay càng túng quẫn hơn. Nước mắt khóc cha chưa ráo, cô bé phải đi ở mướn, giữ con cho ông chủ bán dầu phong ở chợ Tiểu Cần, kiếm tiền phụ mẹ nuôi em. Lâu sau, cô sang ở cho một bà bán tạp hóa khác. Mụ chủ là người “ mắn đẻ ”. Ban ngày, giữ đàn con của chủ mệt nhoài. Đêm đến, cô cũng bị dựng dậy dỗ con cho mụ, không kịp thức, bị mụ véo bầm cả bắp chân. Khổ quá, cô lại đổi sang ở cho chủ khác. Năm 18 tuổi, thấy cô gái giỏi giắn, siêng năng, nhiều người nhờ bà chủ mai mối cho. Sợ con gái nhẹ dạ, cả tin làm điều dại dột, mẹ của Hạnh bắt cô nghỉ việc, về nhà với mẹ. Ít lâu sau, mẹ cho hay là sẽ gã Hạnh. Mẹ nói : “Nhà mình nghèo, nhà nó cũng nghèo.Con mất cha, nó cũng mất cha. Nhưng nó thiệt thà, siêng năng, con lấy nó, con sẽ không khổ ”. Nghe vậy, Hạnh khóc mấy ngày đêm liền khi nghĩ tới cảnh mẹ già, em dại không ai chăm sóc. Rồi ngày trọng đại ấy cũng tới. Cô dâu mặc chiếc áo màu xanh đọt chuối “ người ta ” mới cho hôm giáp lời, đôi mắt sưng húp ( vì khóc nhiều) theo đoàn rước dâu từ Đập Bà Lãnh về Hùng Hòa để làm vợ “ người ta ”. Đêm tân hôn, chú rễ đứng ngồi không yên vì cô dâu cứ khóc như mưa, không làm sao dỗ được. Rồi mỗi chiều, nghe tiếng ếch nhái kêu vang, nhớ nhà, nhớ mẹ, cô lén ra vườn ngồi khóc. Thương con dâu trẻ, mẹ chồng không nỡ trách. Đứa con đầu lòng ra đời. Rồi đứa thứ hai, thứ ba hồi đó chưa có “ kế hoạch hóa gia đình ”, cô Hạnh sanh nhiều, nhưng chỉ “ mẹ tròn con vuông ” được 7 đứa. Vợ chồng ra riêng, mướn thêm 70 công đất ruộng để làm, mỗi năm đong cho ông Hội 280 giạ lúa ; Tết còn phải “đi ” hai giạ gạo và hai cặp vịt thật tốt. Chiến tranh ác liệt, các con lớn lên, rồi lần lượt đi bộ đội. Hàng ngày, Mẹ Hạnh giả đò đi bắt ốc, hái rau để hỏi thăm tin tức các con. Lính đồn lấy cớ theo dõi mẹ, thường xuyên đến nhà bắt gà vịt, xúc gạo thóc. 2 Cô ba Thêu vừa tròn 19 tuổi, mẹ đã gã về Trinh Phụ vì thấy bọn lính tới lui thường, mẹ cũng sợ. Với nước da ngăm đen vì mưa nắng, ruộng đồng ; tính đằm thắm ít nói hay cười cộng với đôi bàn tay dẻo dai cày cấy của Ba Thêu, ai cũng khen : “ bà Năm có phước ”. Ra riêng, vợ chồng Ba Thêu về Hùng Hòa lập nghiệp. Cô vừa lo việc nhà, vừa làm cơ sở nuôi chứa cán bộ, tới lui nắm tình hình địch, báo cáo lại tổ chức. Sau một thời gian không thấy Tư Lương – bí danh của Ba Hoành, chồng Ba Thêu - ở nhà, mà Ba Thêu lại mang bầu đức con thứ ba, bọn lính nghi Tư Lưong thoát ly theo “ việt cộng ” nên xuống tra gạn. Túng thế, Ba Thêu nói bừa “ cái bầu này không phải của Tư Lương ”. Ngoài vườn, Tư Lương lo cho vợ và càng thương vợ hơn. Rồi trong lần đi binh vận ở Cầu Ngang, Tư Lương bị phản vận và hy sinh. Ba Thêu vốn ít nói, nay càng lặng lẽ hơn. Phong trào đồng khởi nổi lên, thúc giục mọi người phá “ ấp chiến lược ”. Đảng bộ xã Hùng Hòa nắm thời cơ, vận động nhân dân biểu tình, cướp chính quyền. Ngày hôm ấy, thù chồng mới chết, Ba Thêu xung phong đi đầu trong đám biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh. Bọn lính để mọi người đứng phơi nắng cả tiếng đồng hồ. Khi thấy đoàn người ngày một đông, chúng mới hốt hoảng bắt bà con giải tán. Không ai lùi bước, chúng bắn xả vào đoàn người biểu tình. Nhiều người trúng đạn, ngã xuống, trong đó có Ba Thêu. Không kịp chờ cứu thương đến, cô trút hơi thở cuối cùng trên tay đồng đội và bà con xóm giềng, để lại ba đứa con thơ. Ba anh em lớn lên trong vòng tay của bà ngoại và làng xóm. Noi gương ba mẹ, ba anh em lần lượt thoát ly nhập ngũ và cũng lần lượt hy sinh. Anh Ba Sơn, anh Tư Màu còn quá trẻ, chưa có gì vướng bận. Nhưng anh Hai Lâm ra đi để lại nỗi đau tột cùng cho người vợ trẻ và đứa con đầu lòng mới tập nói, tập đi. Ngày hay tin con trai thứ Năm bị địch bắn gãy chân rồi khiêng về chợ Hùng Hòa tra tấn tiếp, mẹ Hạnh như đứt từng đoạn ruột mà không dám khóc. Nhìn từng nhát chày vồ nện xuống bụng con, mẹ thấy đau như nện xuống thân mình. Con trai thứ Bảy của mẹ cũng bị địch bắt rồi tra tấn bằng cách đâm kim vào mười đầu ngón tay, dùng thước gõ vào đầu kim để anh chịu đau không nổi mà ngã lòng. Không để bọn giặc đạt ý nguyện, anh Bảy đập mạnh hai bàn tay 3 vào tường. Mười cây kim đâm sâu vào da thịt làm bọn mật thám khiếp đảm. Nghe kể, mẹ khóc nức nở nhưng “ vừa bụng ” vì con của mẹ không đi “ lạc đường ”. Ngày giải phóng, mẹ vui trào nuớc mắt. Mẹ Hạnh được chọn là đại diện gia đình liệt sĩ tiêu biểu ở huyện Tiểu Cần đi dự họp mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhớ lại chuyến đi đó, mẹ cười thật vui : - Bây biết hôn, má nghe không rõ, cứ tưởng đi gần cỡ Ô Đùng, Ô Chát. Ai dè tụi nó chở lên cái chỗ gì lạ hoắc. Hỏi ra mới biết là anh em chở má Sài gòn họp mặt. Má có gặp bà Định nữa. Nghe người ta đọc diễn văn ở hội nghị, nhớ con, má khóc nhiều lắm. Vậy là liệt sĩ Trần Thị Thêu – con gái mẹ Hồ Thị Hạnh - không được tự tay mình nhận danh hiệu “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng” do Nhà nước truy tặng, không chăm sóc được cho bà mẹ già mà khi nhắc mọi người thường nhắc tới như một huyền thoại khi nói về một gia đình có tới hai bà mẹ anh hùng. Sáu đứa con, ba đứa cháu ngoại, một con rễ của Mẹ Hạnh đã hy sinh. Torng đó, có hai đứa là tù Côn Đảo, một đức tù Chí Hòa, bị tra tấn chết đi sống lại vẫn một lòng trung kiên. Mẹ Hạnh đã mất. Chúng tôi nhớ mãi lần cuối cùng gặp mẹ, vừa ngoái trầu, vừa kể chuyện các con của mình ; giống như mẹ đang lật từng trang, từng trang nhật ký đời mình vậy. Mất mát nhiều, mẹ vẫn không đòi hỏi gì vì : “ đâu phải chỉ có gia đình má hy sinh cho chiến tranh đâu các con”. Tuổi già của mẹ không hiu quạnh, lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười đùa của đàn cháu cố. Mẹ cười, nước trầu làm đỏ đôi môi, tôi hình dung cô Năm Hạnh ngày xưa . 1 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI SÔNG CẦN ( Viết về mẹ Hồ thị Hạnh và Trần Thị Thêu - hai mẹ con đều là Bà mẹ Việt nam anh hùng ở ấp Từ Ô xã Hùng Hòa huyện Tiểu Cần) “ Còn cha gót đỏ. năng, nhiều người nhờ bà chủ mai mối cho. Sợ con gái nhẹ dạ, cả tin làm điều dại dột, mẹ của Hạnh bắt cô nghỉ việc, về nhà với mẹ. Ít lâu sau, mẹ cho hay là sẽ gã Hạnh. Mẹ nói : “Nhà mình nghèo,. sóc được cho bà mẹ già mà khi nhắc mọi người thường nhắc tới như một huyền thoại khi nói về một gia đình có tới hai bà mẹ anh hùng. Sáu đứa con, ba đứa cháu ngoại, một con rễ của Mẹ Hạnh đã hy