Từ đó dẫn đến sự yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Vì vậy muốn đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận chủ doanh nghiệp phải xác định được hướng đ
Trang 1MỤC LỤC
Trang
và xác định kết quả kinh doanh
Trang 22 Cơ cấu tổ chức 25
xác định kết quả kinh doanh tại Vinasoy
chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Trang 3IV Kế toán hoạt động khác 58
Trang 4DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ Trang
doanh nghiệp hiện hành
doanh nghiệp hoãn lại
Sơ đồ 2.3 – Trình tự ghi sổ của hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ 32
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Để có được những thành tựu như ngày hôm nay con người đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu và phát triển nhằm phục vụ cho công việc sản xuất ra của cải vật chất để cuộc sống ngày càng được trở nên hoàn thiện hơn về mọi mặt Vì vậy, có thể nói lao động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội loài người, trong đó mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, cung cấp các lao vụ, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội
Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi sự đa dạng và phong phú về cả chất lượng, số lượng và hình thức của các loại sản phẩm, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường Mặt khác, trong xu thế hội nhập hóa, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh càng trở nên quan trọng, nó không chỉ phản ánh trình độ quản lý mà còn là sự sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, tốc độ thành lập doanh nghiệp mới tăng nhanh, nhưng thực tế cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả, mở rộng quy mô, không ngừng nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và nước ngoài thì vẫn có những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động kém hiệu quả, không có lợi nhuận, thậm chí bị phá sản, giải thể Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên, song nguyên nhân chủ yếu là do các nhà quản lý không giải quyết được ba vấn đề trọng tâm là: Sản xuất cái gì? Sản
Trang 6xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Từ đó dẫn đến sự yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Vì vậy muốn đạt được mục tiêu cuối cùng là tối
đa hóa lợi nhuận chủ doanh nghiệp phải xác định được hướng đi đúng cho doanh nghiệp của mình, có tầm nhìn chiến lược xa, sự am hiểu rộng về lĩnh vực đang kinh doanh, và điều quan trọng là phải tổ chức được bộ máy quản lý sản xuất, kinh doanh hợp lý, kiểm soát vững các chi phí đầu vào nhằm tránh trường hợp thu không đủ bù chi, …
Qua đây, ta nhận thấy kế toán với chức năng giám đốc, phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh nói chung, hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng luôn là một biện pháp, một công cụ quan trọng giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Từ đó phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và giúp doanh nghiệp luôn đứng vững trên chiến trường cạnh tranh khốc liệt
Suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực tế tại Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam - VinaSoy em nhận thức được sự cần thiết, tầm quan trọng cũng như những yêu cầu đặt ra cho kế toán trong việc hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, kết hợp với sự giúp đỡ của Thầy giáo –Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Xuân Thạch cùng Phòng Tài chính – Kế toán của Nhà máy em quyết định chọn đề tài: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam trực thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi” với mục tiêu tìm hiểu kỹ, bổ sung thêm kiến thức thực tế về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và ở Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam nói riêng, trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp
Trang 7nhằm hoàn thiện việc hạch toán, bên cạnh đó cũng là bài học thực tế bổ ích và tích lũy những kinh nghiệm quý báu giúp em có thể vững tin hơn sau khi ra trường
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chủ yếu của chuyên đề là tìm hiểu về công tác kế toán doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí như: việc ghi nhận doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí, chứng từ, tài khoản sử dụng, sổ sách kế toán, …, xác định lợi nhuân tại Nhà máy Sữa Đậu Nành Việt Nam Qua đó, có một cách nhìn thiết thực hơn về hoạt động kinh doanh của Nhà máy, đồng thời rút ra nhận xét về những ưu điểm và những mặt hạn chế cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán nói chung và kế toán Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng tại đơn vị
3 Giới thiệu kết cấu đề tài
Chuyên đề gồm bốn chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán Doanh thu, Chi phí
và Xác định kết quả kinh doanh
Chương 2: Tổng quan về Nhà máy Sữa Đậu Nành Việt Nam - Vinasoy
Chương 3: Thực trạng kế toán Doanh thu, Chi phí và Xác định kết quả
kinh doanh tại Nhà máy Vinasoy
Chương 4: Nhận xét và Kiến nghị
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
I Kế toán doanh thu
1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.1 Khái niệm, điều kiện ghi nhận và nguyên tắc hạch toán
1.1.1 Khái niệm doanh thu
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu, như: bán sản phẩm, hàng hóa; cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)
- Doanh thu tiêu thụ nội bộ là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán trong cùng một công ty, tổng công ty tính theo giá bán nội bộ
1.1.2 Điều kiện ghi nhận
Chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ khi thỏa mãn đồng thời
5 điều kiện sau:
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
bán hàng, cung cấp dịch vụ
Trang 9 Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ
1.1.3 Nguyên tắc hạch toán
- Việc xác định và ghi nhận doanh thu phải tuân thủ các quy định trong Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan
- Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải theo nguyên tắc phù hợp Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan việc tạo ra doanh thu đó
- Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phải được hạch toán riêng biệt Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán
- Hóa đơn bán hàng: sử dụng cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp khi tính thuế GTGT, hoặc những mặt hàng không chịu thuế GTGT Hóa đơn này chỉ ghi tổng giá thanh toán (trong đó đã có thuế GTGT)
Trang 10- Các chứng từ gốc phản ánh tình hình thanh toán: phiếu xuất kho, hợp đồng kinh tế, bảng kê hàng gửi bán đã tiêu thụ, phiếu thu, phiếu chi, biên bản giao nhận hàng, giấy báo ngân hàng, …
1.3 Tài khoản sử dụng
1.3.1 Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có 5 tài khoản cấp 2:
1.3.2 Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ có 3 tài khoản cấp 2:
Trang 11Sơ đồ kế toán tổng hợp
133 511,512 111,112,131,136…
Thuế XK, thuế TTĐB,thuế Tổng giá thanh toán
GTGT phải nộp( đơn vị áp (phương pháp trực tiếp)
dụng pp trực tiếp)
Giá chưa có thuế GTGT
(phương pháp khấu trừ)
521,531.532
Cuối kỳ kết chuyển các khoản
giảm trừ doanh thu
333(33311)
911 thuế GTGT
đầu ra
Cuối kỳ kết chuyển
Doanh thu thuần
CKTM, doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ
Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng
2 Kế toán các khoản làm giảm doanh thu
2.1 Kế toán chiết khấu thương mại
2.1.1 Nội dung
Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hóa), dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại (đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng)
DT bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh
Trang 122.1.2 Chứng từ
- Hợp đồng kinh tế
- Các cam kết mua, bán hàng
- Hóa đơn chiết khấu
2.1.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại có 3 tài khoản cấp 2:
2.2 Kế toán hàng bán bị trả lại
2.2.1 Nội dung
Hàng bán bị trả lại là giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại
do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách
2.2.2 Chứng từ
- Biên bản hàng bán bị trả lại
- Hóa đơn hoặc bản sao hóa đơn (nếu trả lại một phần hàng)
- Phiếu nhập kho
2.2.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ
Trang 132.3 Kế toán giảm giá hàng bán
2.3.1 Nội dung
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất, không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế
2.3.2 Chứng từ
- Biên bản đề nghị giảm giá của người mua
- Biên bản chấp thuận giảm giá của người bán
- Hóa đơn giảm giá do bên bán xuất
2.3.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ kế toán tổng hợp
521,531,532 511 111,112,131
Số tiền giảm giá kết chuyển giảm
Tổng số tiền giảm hàng bán trả lại giá, hàng bán trả lại bao gồm cả thuế chưa có thuế
Trang 143 Kế toán doanh thu tài chính
3.1 Nội dung
Doanh thu hoạt động tài chính gồm:
- Tiền lãi: lãi cho vay; lãi tiền gửi ngân hàng; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu; chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ; lãi cho thuê tài chính…
- Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính,…)
- Cổ tức, lợi nhuận được chia
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
- Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác
- Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
- Chênh lệch chuyển nhượng vốn
- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác
3.2 Chứng từ
- Phiếu thu
- Giấy báo Có của ngân hàng
- Thông báo chia lãi, cổ tức, lợi nhuận
3.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ
Trang 15
515 111,112
Cố tức lợi nhuận được chia
222,221 Nếu bổ sung vốn góp, hoặc
911 mua chứng khoán
Cuối kỳ, k/c các khoản Định kỳ thu tiền lãi đầu tư, mua trái phiếu, tín phiếu
DT hoạt động tài chính
121,221
Nếu bổ sung mua chứng khoán
3387 121,221 Lãi hàng bán trả chậm Trị giá vốn
phải thu từng kỳ Lãi: - Khi bán chứng khoán Giá thanh toán
- Thu hồi hoặc thanh toán
- Chứng khoán đầu tư ngắn hạn
111,112,331 Chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua TSCĐ, vật tư Doanh thu bất động sản
33311
GTGT đầu ra 1112,1122 1111,1121
Tỷ giá ghi
sổ
tỷ giá Lãi tỷ giá hối đoái Bán ngoại tệ thực tế
TK liên quan
Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động
sản xuất kinh doanh
4131
Cuối niên độ kế toán, kết chuyển tỷ giá hối đoái
(Sau khi bù trừ số chênh lệch tỷ giá tăng và tỷ giá giảm do đánh
giá lại các khoản mục tiền có gốc ngoại tệ (hoạt động SXKD)
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 515
Trang 16II Kế toán chi phí
1 Kế toán giá vốn hàng bán
1.1 Nội dung
Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được (hoặc gồm chi phí mua hàng đã phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành, đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ
1.2 Chứng từ
- Phiếu đề nghị xuất hàng
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn bán hàng
- Biên bản hàng bán bị trả lại
- Phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại
- Báo cáo nhập - xuất - tồn hàng hóa
1.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
Trang 17Sơ đồ kế toán tổng hợp
154 632 155,156
Thành phẩm sx ra tiêu thụ ngay TP, HH đã bán bị trả
không qua nhập kho lại nhập kho
157
TP sản xuất ra gửi Khi hàng gửi bán được
bán không qua xác định là tiêu thụ 911
nhập kho
k/c giá vốn hàng bán
155,156 trong kì
TP, hàng hóa xuất
Xuất kho thành phẩm, hàng hóa để bán
tiêu thụ trong kỳ
2 Kế toán chi phí tài chính
2.1 Nội dung
Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên
Trang 18doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, …; khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ
2.2 Chứng từ
- Phiếu chi
- Phiếu tích lũy lãi vay
- Thông báo lãi của ngân hàng
- Giấy báo Có của ngân hàng
2.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 635 – Chi phí tài chính
Tài khoản 635 – Chi phí tài chính không có số dư cuối kỳ
Trang 19Sơ đồ kế toán tổng hợp
111,112,242,335 635 129,229
Trả lãi tiền vay,phân bổ hoàn nhập số chênh lệch
lãi mua hàng trả chậm, trả góp dự phòng giảm giá đầu tư
129,229
Dự phòng giảm giá đầu tư 911
Kết chuyển chi phí tài
cuối kỳ
121,221,222…
Lỗ về các hoạt động đầu tư
111,112
Tiền thu về bán chi phí hoạt động liên
các khoản đầu tư doanh, liên kết
111(1112)
112(1122)
Bán ngoại tệ
(giá ghi sổ)
(lỗ về bán ngoại tệ)
413
kết chuyển chênh lệch tỷ giá do đánh giá
lại có gốc mua ngoại tệ cuối kỳ
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 635
3 Kế toán chi phí bán hàng
3.1 Nội dung
- Chi phí bán hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản
phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm:
Trang 20- Chi phí nhân viên bán hàng: gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ và các khoản trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn
- Chi phí vật liệu, bao bì phục vụ cho việc đóng gói, bảo quản sản phẩm; phụ tùng thay thế dùng cho việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của bộ phận bán hàng, …
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục cho hoạt động bán hàng như các dụng cụ đo lường, bàn ghế, máy tính cầm tay
- Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản sản phẩm, hàng hóa; bộ phận bán hàng như: khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng như: chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định, hoa hồng phải trả cho các đại lý và các đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu,
- Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động bán hàng, gồm chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, chi phí chào hàng, quảng cáo, chi phí bảo hành sản phẩm,
3.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ
Trang 21Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng có 7 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên
- Tài khoản 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì
- Tài khoản 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng
- Tài khoản 6414 – Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Tài khoản 6415 – Chi phí bảo hành
- Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tài khoản 6418 – Chi phí bằng tiền khác
Trang 22Sơ đồ kế toán tổng hợp
Chi phí vật liệu dụng cụ 911
cho bán hàng
214 cuối kỳ, k/c CPBH
Chi phí khấu hao TSCĐ phụcvụ
cho bán hàng
Trang 234 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
4.1 Nội dung
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp, bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp: gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn,
- Chi phí vật liệu phụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp
- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quản lý doanh nghiệp
- Thuế, phí, lệ phí: thuế môn bài, thuế nhà đất và các khoản phí, lệ phí khác
- Chi phí dự phòng: gồm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi
- Chi phí mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như tiền điện, nước, điện thoại, fax, thuê nhà làm văn phòng, thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định phục vụ cho khối văn phòng doanh nghiệp
- Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho việc điều hành quản lý chung của toàn doanh nghiệp, như: chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí, chi phí kiểm toán
Trang 244.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp có 8 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý
- Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý
- Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng
- Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí
- Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng
- Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác
Sơ đồ kế toán tổng hợp
CP phân bổ dần,CP trích trước
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 642
Trang 25III Kế toán hoạt động khác
1 Nội dung
Kế toán hoạt động khác bao gồm các khoản thu nhập khác và chi phí khác phát sinh từ các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp Một số hoạt động khác tiêu biểu như:
- Nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
- Chênh lệch do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn lien doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác
- Thu được tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, hoặc bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
- Các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại, hoặc bị phạt thuế, truy nộp thuế
- Thu nhập quà biếu tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp…
2 Chứng từ
- Phiếu thu (đối với thu nhập khác)
- Phiếu chi ( đối với chi phí khác)
- Giấy báo Có, giấy báo Nợ của ngân hàng
- Hợp đồng kinh tế
- Biên bản thanh lý vật tư, tài sản cố định
3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 711 – Thu nhập khác
Tài khoản 811 – Chi phí khác
Trang 263.1 Tài khoản 711 – Thu nhập khác
Tài khoản 711 – Thu nhập khác không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ kế toán tổng hợp
Cuối kỳ k/c thu nhập thu nhập thanh lý, nhượng bán TSCĐ
phát sinh trong kỳ
(nếu có)
Tiền phạt khấu trừ vào tiền ký quỹ,
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ
- Thu tiền phạt do vi phạm hợp đồng
- Các khoản hoàn thuế tính vào thu nhập
152,153,211… Được tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hóa
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 711
3.2 Tài khoản 811 – Chi phí khác
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ
334,338
911
TK 33311
Trang 27Sơ đồ kế toán tổng hợp
giá trị còn lại của TSCĐ dùng cho hoạt cuối kỳ kết chuyển chi
động SXKD khi thanh lý, nhượng bán phí khác phát sinh trong kỳ
Các khoản chi khác phát sinh
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 811
IV Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
1 Nội dung
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành
2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp không có số dư cuối kỳ
811 911 211,213
333
214
Trang 28Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Sơ đồ kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
333(3334) 821(8211) 911
Thuế TNDN hiện hành phải nộp kết chuyển chi phí thuế
(doanh nghiệp xác định) TNDN hiện hành
Số chênh lệch thuế TNDN
tạm nộp lớn hơn số phải nộp
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 8211
Sơ đồ kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Chênh lệch thuế TNDN hoãn lại C/L thuế TNDN hoãn lại
phát sinh trong năm > thuế TNDN ps trong năm < thuế TNDN
được hoàn nhập trong năm được hoàn nhập trong năm
Chênh lệch tài sản thuế TN hoãn lại C/L tài sản thuế TN hoãn lại
phát sinh nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập ps lớn hơn tài sản thuế TNHL
hoãn lãi được hoàn nhập trong năm được hoàn nhập trong năm
911 911 K/c chênh lệch số phát sinh Có K/c chênh lệch số phát sinh Có
lớn hơn số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số ps Nợ TK 8212
Sơ đồ 1.11: Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 8212
Trang 29V Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1 Nội dung và thời điểm xác định kết quả kinh doanh
- Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác
- Thời điểm xác định kết quả kinh doanh: cuối kỳ kế toán, có thể là tháng, quý, năm, sau khi kế toán tổng hợp doanh thu và chi phí, kế toán thực hiện tính toán kết quả kinh doanh trong kỳ
2 Các bút toán điều chỉnh và khóa sổ
- Trước hết kế toán rà soát và kiểm tra, không bỏ sót chứng từ chưa hạch toán, sau đó thực hiện các bút toán điều chỉnh về doanh thu như: ghi nhận lãi cho vay, đầu tư trên cơ sở dồn tích, tính và kết chuyển lãi trả góp thu từng kỳ,… Tương tự, điều chỉnh chi phí như: phân bổ chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định, trích trước lãi vay, …
- Sau khi thực hiện các bút toán điều chỉnh doanh thu và chi phí theo cơ sở dồn tích, kế toán thực hiện các bút toán khóa sổ gồm:
bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần trong kỳ
Kết chuyển các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu tài chính, doanh thu khác sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Kết chuyển các khoản chi phí gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, tính và kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Trang 30 Kết chuyển lãi (lỗ) sau thuế thu nhập trong kỳ
3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ kế toán tổng hợp
811 kết chuyển doanh thu tài chính
kết chuyển chi phí khác
Trang 31CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SỮA
ĐẬU NÀNH VIỆT NAM – VINASOY
1 Thông tin về nhà máy
1.1 Giới thiệu
- Tên giao dịch: Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam
- Tên viết tắt : VinaSoy
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
- Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi
- Nhà máy được xây dựng năm 1996 và đưa vào hoạt động chính thức tháng 05/1997 theo Quyết định số 349/ĐQM-TCLĐ/QĐ ngày 29/05/1997 về việc thành lập và giao nhiệm vụ cho phân xưởng sữa, kem và sữa chua của Tổng Giám đốc Công ty Đường Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế
Trang 32- Đến tháng 01/2006 thành lập Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy theo Quyết định số 026QĐ/CPĐQN-HĐQT ngày 04/01/2006 về việc thành lập Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng quản trị Võ Thành Đàng
- Từ năm 2000 sản phẩm của nhà máy được liên tục chỉ định là nhà cung cấp sữa cho chương trình Dinh Dưỡng Học Đường của Hội Nông dân Mỹ do công ty Lank Olake triển khai
- Năm 2005, nhà máy tiếp tục được chọn là nhà cung cấp sữa duy nhất cho chương trình Dinh Dưỡng Học Đường của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam từ nguồn viện trợ USDA thông qua Hiệp hội Chữ thập đỏ Mỹ (ARM)
1.3 Chức năng và nhiệm vụ
- Lĩnh vực sản xuất: sản xuất công nghiệp thực phẩm
- Ngành nghề kinh doanh chính: các loại sữa đậu nành
- Hoàn thành các dự án, chỉ tiêu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao dây chuyền thiết bị và công nghệ chế biến sữa đậu nành
- Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng
- Nâng cao sản xuất, tăng chất lượng và số lượng sản phẩm phải đi kèm với công việc bảo vệ môi trường
- Sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn từ tổng công ty đưa xuống
- Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý và người lao động
- Tiếp tục xây dựng thương hiệu của nhà máy trên thị trường
Trang 332 Cơ cấu tổ chức
2.1 Sơ đồ quản trị
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Vinasoy
GIÁM ĐỐC KIÊM TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG, MÔI TRƯỜNG
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
(ĐỘI TRƯỞNG HACCP)
TRƯỞNG PHÒNG
KỸ THUẬT SẢN XUẤT
TRƯỞNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÓ PHÒNG TCKT
TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
TRƯỞNG PHÒNG KÊ HOẠCH KINH DOANH
PHÓ PHÒNG KHKD
TỔ TRƯỞNG BÁN HÀNG TIẾP THỊ
Trang 342.2 Chức năng cơ bản của các phòng ban
- Giám đốc: là người đứng đầu, lãnh đạo cao nhất trong mọi hoạt động của nhà máy, đồng thời là trưởng ban quản lý và điều hành hệ thống chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:1996
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty, toàn thể cán bộ công nhân viên của nhà máy và kết quả kinh doanh của nhà máy
Giám đốc là người thực hiện các giao dịch, ký kết hợp đồng với các tổ chức và đối tác trong quá trình kinh doanh
Giám đốc là người đề ra mục tiêu, triết lý kinh doanh, phân tích đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng về việc thực hiện các phương án kinh doanh
- Phó giám đốc kỹ thuật: là người phụ trách toàn bộ máy móc, thiết bị kỹ thuật, trực tiếp điều hành, quản lý các phòng: phòng Kỹ thuật sản xuất; phòng Nghiên cứu, phát triển và phân tích sản phẩm, đồng thời là đội trưởng HACCP (HAZARD ANALYSIS AND CRITICAL CONTROL POINTS)
- Phòng Kỹ thuật sản xuất: xây dựng kế hoạch sản xuất, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật triển khai sản xuất, tổng kết và phân tích hiệu quả sản xuất
- Phòng Nghiên cứu, phát triển và phân tích sản phẩm: nghiên cứu, phân tích công thức chế tạo sản phẩm nhằm phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm
- Phòng KCS: chịu trách nhiệm kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm, có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện quy định pháp luật của Nhà nước, quyết định và chỉ thị của cơ quan cấp trên về chất lượng hàng hóa, sản phẩm
- Phòng Kế hoạch kinh doanh:
Trang 35Có chức năng tham mưu cho Giám đốc tình hình kinh doanh của công ty sao cho kinh doanh có hiệu quả cao nhất
Nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch mua bán hàng hóa, kế hoạch quảng cáo, tiếp thị nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao
Đưa ra các dự án đầu tư phát triển, các giải pháp để mở rộng mạng lưới bán hàng, các kênh phân phối hàng hóa, trình lên Giám đốc xem xét, ký duyệt
- Phòng Tài chính – Kế toán:
Có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo công tác hạch toán, làm trung tâm nhận tin, xử lý thông tin, cung cấp thông tin cho các phòng ban và đối tượng có nhu cầu sử dụng Giám sát toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của công ty, quản lý hóa đơn, chứng từ và các tài liệu kế toán
Phụ trách việc quyết toán thuế, thực hiện công tác báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm đúng thời gian quy định
- Phòng Tổ chức hành chính:
Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức, sắp xếp cơ cấu quản lý của công ty Đề ra các quy định, sắp xếp, bố trí nhân sự, tổ chức cán bộ
Quản lý việc tuyển dụng đào tạo nhân viên, phát động các phong trào thi đua cho cán bộ công nhân viên, giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các chế độ theo quy định của Nhà nước như tiền lương, kỷ luật, …
Trực tiếp nhận hay điều động cán bộ công nhân viên, phối hợp với các phòng ban theo quy định của Giám đốc
Bố trí tổ chức các cuộc họp, hội nghị, tiếp khách, soạn thảo văn bản, tiếp nhận quyết định công văn giấy tờ và phân phối thông tin cho các phòng ban và lưu trữ hồ sơ của công ty
Trang 363 Tổ chức công tác kế toán tại nhà máy Vinasoy
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy kế toán
Trách nhiệm và quyền hạn của từng phần hành kế toán
- Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ đạo các kế toán viên Có trách nhiệm nghiên cứu áp dụng chế độ chứng từ kế toán của Nhà nước vào đơn vị của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi chứng từ sổ sách trong đơn vị
Trưởng Phòng TC Kế Toán
Kế toán công nợ phải trả, phải thu
Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ
Kế toán thanh toán, tạm ứng
Phó phòng Tài chính kế toán
Kế toán tổng hợp kiêm giá thành
Kế toán vật tư
Trang 37Tham mưu cho Giám đốc về hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi trong báo cáo
- Phó phòng kế toán: có trách nhiệm trước kế toán trưởng về việc chỉ đạo cho các kế toán viên trong công việc thuộc phạm vi phòng Tài chính – Kế toán, đồng thời kiêm quản lý lĩnh vực công nghệ thông tin của công ty như: phần mềm kế toán, các chương trình máy tính sử dụng trong công ty, website, …
- Kế toán tổng hợp, giá thành, vật tư và tài sản cố định:
Có nhiệm vụ đôn đốc các kế toán chi tiết nhập số liệu vào sổ sách kịp thời để tổng hợp số liệu quyết toán, chịu trách nhiệm ghi sổ cái, lập các báo cáo biểu kế toán
Tổng hợp và báo cáo tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm, hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm
Theo dõi việc xuất nhập kho vật tư, cuối tháng đối chiếu báo cáo xuất nhập kho vật tư, lập bảng kê
Phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản cố định, đồng thời phải tính toán chính xác và phân bổ theo đúng quy định của Bộ Tài chính về việc khấu hao tài sản cố định, kiểm kê việc trích nộp khấu hao của đơn vị trong từng kỳ, giám sát, đôn đốc tình hình sửa chữa tài sản cố định
- Kế toán công nợ: hàng ngày, căn cứ vào chứng từ lên bảng chi tiết công nợ, theo dõi các khoản nợ phải trả và các khoản nợ phải thu của các đối tượng
- Kế toán thanh toán và công nợ nội bộ: quản lý, theo dõi và lập kế hoạch, báo cáo về tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đồng thời theo dõi công nợ nội bộ, tạm ứng của cán bộ công nhân viên, …
- Kế toán tiền lương và Bảo hiểm xã hội kiêm thủ quỹ:
Trang 38Thực hiện việc tính và theo dõi tiền lương, tiền công, tiền thưởng, … cho các đối tượng lao động
Thực hiện thanh toán các chế độ, các khoản nợ phải trả cho người lao động Hàng tháng, lập báo cáo tiền lương, báo cáo thu nhập của công nhân viên gởi về công ty
Theo dõi trích nộp Bảo hiểm xã hội về công ty, theo dõi và thu các khoản phải nộp của công nhân viên như: bảo hiểm, kinh phí công đoàn, …
Tổ chức ghi chép và phản ánh tình hình thu chi ở Nhà máy, hàng tháng chi trả lương và các khoản phụ cấp, … cho các bộ công nhân viên toàn Nhà máy trên cơ sở đã có chứng từ thanh toán
3.2 Vận dụng kế toán
3.2.1 Hệ thống chứng từ
- Chỉ tiêu lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương …
- Chỉ tiêu hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa; biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa; bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ; biên bản kiểm nghiệm sản phẩm dở dang, …
- Chỉ tiêu bán hàng: hóa đơn bán hàng, bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi, …
- Chỉ tiêu tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ, bảng kê chi tiền, …
- Chỉ tiêu tài sản cố định: biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, biên bản kiểm kê tài ản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, …
Trang 39- Các chứng từ khác: hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản đối chiếu công nợ, phiếu đề nghị xuất hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, …
3.2.2 Hệ thống tài khoản sử dụng
Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam áp dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006
Ngoài ra, nhà máy còn sử dụng một số tài khoản chi tiết riêng cho từng loại sản phẩm do nhà máy sản xuất
3.2.3 Hình thức kế toán
Hiện nay Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy đang sử dụng phần
hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 40Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
3.2.4 Báo cáo kế toán
- Báo cáo hàng tháng
Báo cáo thuế giá trị gia tăng
…
- Báo cáo tài chính
+ Báo cáo tài chính năm:
Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo tài chính giữa niên độ
Bảng cân đối kế toán giữa niên độ
3.3 Các chính sách kế toán chủ yếu áp dụng tại Nhà máy