1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích bài thơ Tràng giang

4 649 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

1. Tràng Giang được sáng tác 1939 . Tại bờ nam bến Chèm , một buổi chiều thu , Huy Cận ngắm nhìn dòng sông Hồng cảm tác làm bài thơ này .Bài thơ là hình ảnh dòng tràng giang và tâm trạng nhà thơ trong buổi chiều thu. Tràng Giang cũng ghi một dấu ấn phong vị cổ điển cuả thơ Huy Cận 2. Phân tích khổ 1 “ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng “ a. Huy Cận viết “ tràng giang ‘ mà không viết trường giang. “ tràng” là từ việt hoá cuả “ trường “. Âm / ang / trong Tràng Giang là một điệp âm , gợi ra sự mênh mông ( mênh mang , thênh thang , chang chang ) . Tràng giang là con sông dài và rộng mênh mang. Con sông gợn sóng, trùng trùng điệp điệp . Dòng nước xuôi về “ trăm ngả “ . Trên con sông ấy , buổi chiều thuyền bè xuôi ngược , có thuyền về thuyền đi . Cảnh sông tấp nập do những chuyển động ngược chiều cuả tứ thơ. Chiều dài vô tận cuả lớp song trên sông , chiều xuôi cuả dòng chảy , trăm ngả trôi dạt cuả những vật thể như cành củi khô . Nhưng khô thơ tuyệt nhiên không có màu sắc , ánh sáng nên cảnh sông ảm đạm và bao trùm một nỗi buồn b.Đó là nỗi buồn cuả nhân vật trữ tình đang ngắm nhìn dòng sông buổi chiều. Nhà thơ quan sát dòng sông , dõi theo những sinh hoạt trên sông , đem tâm trạng buồn phủ lấp lên cảnh vật. Nỗi buồn trùng điệp gợn sóng tràng giang , nỗi sầu theo dòng nước trôi đi trăm ngả . Buồn là tâm trạng , sầu và dáng vẻ bên ngoài cuả nỗi buồn( “Buồn trông ngọn cỏ dàu dàu” – truyện Kiều ) .Dòng sông hiện thực bỗng chuyển hoá thành dòng sông tâm trạng , tứ thơ chuyển hoá thành ẩn dụ . Thân phận con người như cành củi khô không biết trôi dạt về đấu trên dòng đời tăm ngả. Cảm nhận cái bơ vơ trôi dạt ấy , nhà thơ thấy mênh mang nỗi buồn Đó là nỗi buồn thân phận bé nhỏ , một cành củi khô giưã cái mênh mông sóng nước .Cái nhìn cuả Huy cận là cái nhìn bi quan về cuộc đời . Ta hiểu đó là tâm trạng nhà thơ tiểu tư sản lạc lõng bơ vơ trước thực tại 1930-1945 . Tố Hữu từng thể hiện tâm trạng ấy . “ Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi Băn khoăn đi kiềm lẽ yêu đời …( Nhớ Đồng) …Bâng khuâng đứng giưã đôi dòng nước Chọn một dòng hay để nước trôi“ ( Dậy Lên Thanh Niên –Tố Hữu ) c.Khổ thơ đậm phong vị cổ điển . Tứ thơ “ trường giang “ và cảm hứng thơ về thiên nhiên , là tứ thơ và cảm hứng quen thuộc trong thơ Đượng. Nỗi buồn thân phận cũng là tâm trạng quen thuộc trong thơ cổ điển Cô phàm viện ảnh bích không tận Duy kiến trường giang thiên tế lưu ( Lý Bạch ) Bất tận trường giang cổn cổn lai Vạn lý bi thu thường tác khách ( Đăng Cao – Đỗ Phủ ) Tuy vậy , cảnh sông nước tấp nập xuôi ngược , cả hình ảnh cành củi khô trôi trên dòng song lại là những hình ảnh quen thuộc cuả sông nước Việt nam ( Anh Phải Sống – Nhất Linh miêu tả cảnh vớt củi trên sông ) 3. Phân Tích khổ 2. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. a.Nếu khổ thơ I Tràng giang là dòng sông tấp nập thuyền bè ngược xuôi thì khổ II Tràng giang lại là dòng sông cô liêu, lặng lẽ , đìu hiu . Con sông như dài thêm ra , rộng thêm ra , xa vắng hơn Sông dài trời rộng bến cô liêu Sông càng dài , càng rộng càng làm trơ ra sự vắng lặng cô độc cuả bến bờ giờ đã vắng thuyền bè . Trời chiều đang chuyển động nhanh .Huy Cận tả được sự vận động cuả thời gian và không gian buổi chiều trong một hình ảnh thơ thật đặc sắc Nắng xuống trời lên sâu chót vót Có thể là mặt trời đã xuống thấp hắt ánh sáng lên cao khiến cho bầu trời cao và sâu thăm thẳm , cái thăm thẳng không cùng. Câu thơ chuyển động vút lên ở điệp âm chót vót , đó là âm trắc hướng thượng , vũ trụ càng nhìn càng hun hút đến rợn ngợp .Trên sông có những cồn nhỏ , gió thổi cây cỏ lơ thơ đìu hiu , tô đậm nỗi buồn hoang vắng . Đâu đây có tiếng chợ chiều vãn từ làng xa đưa lại. Không gian Tràng giang được khám phá ở nhiều chiều, trong thế tương phản giưã cảnh và vất , làm hiện lên cái hồn cô liêu cuả thiên nhiên . Không gian ấy mở ra ở chiều dài , chiệurộng , chiều sâu , chiều xa , chuyển động xuống , lên tương phản với cái tôi bénhỏ cô lieu b. Thực ra dòng sông đang trở nên tráng lệ trong buôỉ chiều khi có thêm ánh sáng vút lên không và mở rộng nhiều chiều không gian, nhưng tâm trạng nhà thơ đã chuyển hoá con sông thật thành con sông tâm tưởng.Nhà thơ vẫn đứng đó , quan sát , ghi nhận con sông và những chuyển hoá cuả nó trong buổi chiều . Con sông dài rộng bao nhiêu , bầu trời chót vót bao nhiêu thì nhà thơ trở nên bé nhỏ , hoang vắng cô liêu bấy nhiêu. Cô liêu là đơn độc vắng vẻ. Xung quanh nhà thơ chỉ là thiên nhiên vắng lắng . Hồn thơ ấy hướng về đâu ? dường như đang tìm kiếm , lắng nghe trong tâm tưởng âm thanh cuả đời sống con người “ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều “ Câu thơ chưá đựng nhiều cách hiểu . Nhà thơ đứng đó , nghe có tiếng chợ chiều vãn từ làng xa đưa lại đâu đây.Cũng có thể hiểu : nhà thơ đứng đó trong ngậm ngùi vắng lặng :còn đâu nưã tiếng chợ chiều vãn từ làng xa đưa lại. Dù cái âm thanh ấy có thực hay không thì trong tâm tưởng nhà thơ vẫn đang kiếm tìm nó , vẫn đang vang lên những tình tự làng quê trong cái âm thanh quen thuộc ấy .Vì thế hồn thơ HC tuy cô đơn vắng lặng nhưng vẫn sáng trong tình quê trong buổi chiều “ nắng xuống trời lên và tiếng chợ chiều vãn từ làng xa đưa lại quanh đây c.Chất dân dã trong chất liệu thơ và hồn quê ẩn hiện đâu đây là đặc sắc nghệ thuật cuả khổ thơ. Trên sông Hồng , những khi nước lớn thường nổi lên những cồn đất, có cỏ hoang lơ thơ . Làng xóm Việt Nam thường quần tụ ven sông , thuyền về thuyền đi , trên bến dưới thuyền . Buổi chiều , chợ vãn , trên đường quê tiếng truyện trò râm ran .Những hình ảnh ấy thấp thoáng ẩn hiện trong khổ thơ có sức khơi gợi những tình tự quê hương trong lòng người đọc . Tuy vậy , hồn thơ Huy Cận vẫn là hồn thơ lãng mạn với cái tôi cô đơn vắng lặng giưã thiên nhiên giưã cuộc đời, dù giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn máu và nước mắt cuả dân tộc . 4. Phân tich khổ III. Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật. Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. a. Nhà thơ vẫn đứng đó trong buổi chiều, nhìn dòng sông, một dòng sông mênh mông. Cái mênh mông vô tận cuả dòng chảy trong hình ảnh lới lớp hàng hàng bèo dạt trên sông. Không có cầu , không có đò. Có lẽ con sông quá rộng không thể bắc cầu và không con đò nào có thể ượt qua được cái mênh mông ấy. Những bờ xanh vườn cây bên sông, những bãi cát vàng triền sông cứ nối tiếp nhau mãi Câu thơ đầu và câu cuối là hai dòng trôi chảy , cái trôi chảy cuả cả không gian và thời gian trong buổi chiều lặng lẽ. Dòng sông đẹp trong hình sắc xanh , vàng , trong sự tương phản động tĩnh ( bèo >< bờ ) , tương phản lớn nhỏ ( bèo>< mênh mông ) b. Cũng là sự tương phản giưã thiên nhiên mênh mông và cái tôi bé nhỏ cuả nhà thơ. Nhà thơ dứng đó , ngắm nhìn dòng sông mà tra hỏi chính thân phận mình. Nhìn bèo trôi dạt trên sông , nhà thơ hỏi “ bèo dạt về đâu “ . Làm thế nào để qua cái mênh mông khi không có cầu , không có đò. Thực ra cái tôi muốn vượt qua sự bé nhỏ , cô đơn cuả chính mình , tìm kiếm “ chút niềm thân mật “ cuả tình người . Nhưng trước mặt là “ cái không “ tuyệt đối . Điệp từ “không” : “không một chuyến đò ngang , không cầu “ diễn tả cái hư vô trước mặt cuả cái tôi cô đơn bé nhỏ giưã thiên nhiên mênh mông khi ngày sắp tàn và bóng tối sẽ phủ lấp tất cả , Dường như có cái mênh mông hoang vắng cuả những cồn cát vàng , những con đường bụi đỏ , khi Kiều ở lầu Ngưng Bích trong tâm trạng nhà thơ ? Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ , bụi hồn dặm kia Tất nhiên cái hư vô hoang vắng cuả Huy Cận là sự bế tắc cuả nhà thơ tiểu tư sản truớc cuộc đời , mà thân phân có khác gì cánh bèo trôi dạt không biết về đâu. Điều gì cứu được caí tôi không mất vào trong hư vô ? c.Khổ thơ đặc sắc ở chất dân dã và những tình tự quê hương ẩn sâu trong hình ảnh ngôn từ. Hàng hàng lớp lớp bèo trôi là hình ảnh thân quen cuả sông quê. Người nông dân nuôi bèo trong ao , đó là loàị bèo hoa dâu băm ra trộn cám cho heo ăn , hoặc ủ phân xanh. Bèo sẽ trôi trên sông thường là lục bình , có lá lớn và bông tim tím , mỗi khi nước lớn tràn về , bèo từ ao hồ tràn ra sông. Trong khổ thơ , trên song không có cầu , không có chuyến đò , nhưng nó gợi ra trong tâm tưởng người đọc về cảnh sắc làng quê. Con đò, cây cầu là hình ảnh cuả miền quê . VN là đất nước nhiều sông rạch , những cảnh trên bến dưới thuyền đâu đâu ta cũng gặp. Đó là nơi sinh hoạt , nơi kiếm sống . Quanh năm buôn bán ở mom sông … Eo xèo mặt nước buổi đò đông ( Thương Vợ - Trần tế Xương ) Trần tế Xương đã thảng thốt nhớ tiếng gọi đò khi nghe tiếng ếch kêu trong đêm mà ngậm ngùi vì dòng sông nay đã bị vùi lấp Sông kia rày đã nên đồng Chỗ làm nhà cưả chỗ trồng ngô khoai Chợt nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò( sống lấp – TTX ) Nguyễn Tuân đã bình tiếng gọi đò trong bài thơ này thật hay :” Tôi cho rằng cho tới ngày đó và sau đó nưã trong lòng người VN cuả năm 2000, cuả năm 2000 lẻ mấy trăm chi đó vẫn vang hưởng cái tiếng gọi đò cuả Tú Xương trên sông Lấp…Cái tiếng gọi đò u hoài … tiếng gọi đàn cuả cả một đoạn sử ta cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20,”( Nguyễn Tuân – Thời và Thơ Tú Xương ) Vì thế hình ảnh hàng bèo trôi , những chuyến đò , những cây cầu , bờ bãi bên sông đem đến những mỹ cảm dân dã và gợi lên những tình tự quê hương rất sâu trong tâm hồn mỗi người đọc. 5.Phân tích khổ IV : Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa Lòng quê dờn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. a.Bức tranh Tràng Giang ở khổ IV bỗng trở nên rực rỡ tráng lệ trong chiều muộn . Trên nền dòng sông dài rộng vời vợi con nước là “ lớp lớp mây cao đùn núi bạc “. Cảnh sông ,núi ,mây ,nước hung vĩ . Từ núi cao , mây bạc đùn ra như viền lấy cảnh vật cái rực rỡ cuả ánh nắng chiều .Bức tranh tráng lệ ấy làm nền tương phản cho cánh chim nhỏ nghiêng trong bóng chiều đang xuống. Khổ thơ đầy ắp những chuyển động. Nét chuyển rất nhỏ cuả cánh chim , sự dâng lên mạnh mẽ cuả con nước vời vợi , sự biến ảo rất chấm nhưng rất nhanh cuả mây bạc đùn ra từ núi cao . Không gian và thời gian cùng chuyển động .Đó là một bức tranh cổ điển thuỷ mặc với sự phối hợp cái động và cái tĩnh , sự hoà hợp cuả sông nuí mây nước , cảnh vật và con người cùng với cái cao rộng cuả vũ trụ , cái mênh mông cuả tâm hồn b. Trước thiên nhiên tráng lệ ấy , tất cả những nỗi u buồn , cô đơn lặng lẽ hư không cuả cái tôinhư hoà vào trong cảnh vật . Hồn thơ chợt vút lên lồng lộng như núi cao và chói lọi như mây bạc , vưà nhẹ nhàng thanh thoát trong cánh chim vưà có cái vững chãi mạnh mẽ cuả núi sông rạng ngời .Trong cái giây phút rực rỡ ấy cuả thiên nhiên nhà thơ tìm thấy nơi nương tưạ cuả tâm hồn mình “ Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà “ Tấm lòng với quê hương bỗng dạt dào như con nước vời vời dờn dợn sóng , một nỗi nhớ nhà Choán cả không gian thơ . Câu thơ gợi nhớ tứ thơ cuả Thôi Hiệu “Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu “ ( quê hương ở đâu trong bong chiền / khói song trên sông khiến cho người buồn bã) Quê hương khuất bong hoàng hôn Trên sông khói song cho buồn lòng ai Trên dòng Tràng Giang bây giờ không có khói sóng ( lớp sương mờ như khói trên sông ) nhưng HC vẫn nhớ nhà . HC đã thay hình ảnh yên ba giang thượng cổ điển bằng “ khói hoàng hôn “ , một hình ảnh dân dã , quen thuộc ở thôn quê. Khi chiều đã muộn , sương đã xuống , khói nấu cơm chiều , khói hun trâu bò lơ lửng trên mái rạ . Khói hoàng hôn ấy là hình ảnh đặc thù thôn quê VN , nó có sức gợi bao tình tự trong lòng người đi xa như HC c. Khổ thơ bàng bạc vẻ đẹp cổ điển ở bức tranh sông núi thuỷ mặc , ở tứ thơ Thôi Hiệu , ở nỗi buồn cuả con người trước thiên nhiên, nhưng khổ thơ cũng có nét đẹp dân dã trong hình ảnh khói hoàng hôn , trong tấm lòng nhớ quê nhớ nhà dào dạt . HC quả thực tài hoa khi phối hợp đực hai nét đẹp ấy , khiến cho thơ cổ điển HC rất mới vànét dân dã quen thuộc trở nên sang trọng cổ kính 6. Khái quát giá trị bài thơ ; a.HC khắc hoạ được dòng Tràng Giang nhiều màu sắc thẩm mỹ. Đó là một dòng sông dài rộng bát ngát mênh mông trùng trùng điệp điệp sóng nước mây núi . Nghệ thuật sử dụng những yếu tố tương phản tô đậm vẻ tráng lệ cuả dòng sông . Cành củi trên dòng sông trăm ngả , cánh bèo bé nhỏ trên cái mênh mông song nước , cánh chim nhỏ nghiêng trong bóng chiều sa, trên nền núi cao mây bạc , sông dài…những chuyển động ngược chiều cuả thuyền về nước lại , cuảnắng xuống trời lên Đó là dòng sông tâm trạng .Nỗi buồn điệp điệp trong cái nhìn thân phận con người như cành củi khô không biết trôi dạt về đâu trong dòng đời trăm ngả . Sự cô đơn cuả cái tôi bé nhỏ , và tấm lòng nhớ quê vời vợi như con nước dâng tràn Dòng sông cổ điển và dân dã . Cổ điển ở hình ảnh trường giang , ở nỗi buồn vạn cổ , ở bức tranh thuỷ mặc với những yếu tố động và tĩnh phối hợp tinh tế , ở hồn thơ cao rộng mênh mang tình cảm thiên nhiên trước sông núi mây nước điệp trùng . Nhưng dòng sông ấy lại chưá đựng những tình tự dân tộc ở cảnh thuyền bế dập dìu , ở cánh bèo lũ lượt trôi trên sông , ở những âm thanh ấm áp khi chợ chiều vãn từ làng xa đưa lại, ở khói hoàng hôn bảng lảng , ở tình quê dào dạt như con nước dâng vời vợi… b.Hình ảnh nhân vật trữ tình , nhà thơ tiểu tư sản cô đơn lạc long bế tắc trước dòng đời , nhưng vẫn còn gắn bó hồn thơ với tình quê với núi sông đất nước , không mất hút vào hư vô hay tìm quên trong đời sống truỵ lạc như giai đoạn sau cuả thơ lãng mạn ( Thơ Say – Vũ Hoàng Chương ) c. Bài thơ cũng tạo nên một phong cách thơ HC đặc sắc trong dòng Thơ Mới 1930-1945 , đó là phong cách cổ điển bình dị . Khác với Xuân Diệu đậm màu sắc phương Tây hoặc Nguyễn Bính tinh ròng chất dân dã . Hàn mặc Tử với thơ Điên , Loạn siêu thực. Kết luận : Tràng Giang là một bài thơ đặc sắc cuả Thơ Mới cả ở tứ thơ , nghệ thuật ngôn ngữ , tình tự và phong cách . 1. Tràng Giang được sáng tác 1939 . Tại bờ nam bến Chèm , một buổi chiều thu , Huy Cận ngắm nhìn dòng sông Hồng cảm tác làm bài thơ này .Bài thơ là hình ảnh dòng tràng giang và tâm trạng nhà thơ. giang và tâm trạng nhà thơ trong buổi chiều thu. Tràng Giang cũng ghi một dấu ấn phong vị cổ điển cuả thơ Huy Cận 2. Phân tích khổ 1 “ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước. ) c.Khổ thơ đậm phong vị cổ điển . Tứ thơ “ trường giang “ và cảm hứng thơ về thiên nhiên , là tứ thơ và cảm hứng quen thuộc trong thơ Đượng. Nỗi buồn thân phận cũng là tâm trạng quen thuộc trong thơ

Ngày đăng: 14/05/2015, 23:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w