Huy Cận đã có lần nói: “Tràng giang là một bài thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn”. “Tràng giang” tiêu biểu cho vẻ đẹp của hồn thơ Huy Cận trước cách mạng: hàm súc, cổ điển, giàu chất suy tưởng triết lí, thấm thía một nỗi buồn nhân thế “sầu trăm ngả”. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Tràng giang” là bài thơ kiệt tác của Huy Cận rút trong tập thơ “Lửa thiêng” (1940). Bài thơ có một câu đề từ rất đậm đà: “Bâng khuâng trời rộng, nhớ sông dài”. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên, có 4 khổ thơ hợp thành một bộ tứ bình về tràng giang một chiều thu. Đây là khổ thơ thứ hai của “Tràng giang”: “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Từ dòng sông, sóng gợn, con thuyền xuôi mái và cành củi khô bập bềnh trôi dạt trên sóng… ở khổ một, Huy Cận nói đến cảnh tràng giang một buổi chiều mênh mông, vắng vẻ. Giọng thơ nhè nhẹ man mác buồn. Không gian nghệ thuật được mở rộng về đôi bờ và bầu trời. Những cồn cát thưa thớt nhấp nhô “lơ thơ” như nối tiếp mãi dài ra. Gió chiều nhè nhẹ thổi “đìu hiu” gợi buồn khôn xiết kể. Hai chữ “đìu hiu” gợi nhớ trong lòng người đọc một vần thơ cổ: “Non Kì quạnh quẽ trăng treo, Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”. (Chinh phụ ngâm) Làng xóm đôi bờ sông, trong buổi chiều tàn cũng rất vắng lặng. Một chút âm thanh nhỏ bé lao xao trong khoảnh khắc tan chợ, vãn chợ ở đâu đây, ở từ một làng xa vẳng đến. Lấy động để tả tĩnh, câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” đã làm nổi bật sự ngạc nhiên, chút bâng khuâng của người lữ khách về cái vắng vẻ, cái hoang vắng của đôi bờ tràng giang. Các nhà thơ mới coi trọng tính nhạc trong thơ, vận dụng nghệ thuật phối âm, hòa thanh rất thần tình, tạo nên những vần thơ giàu âm điệu, nhạc điệu, đọc lên nghe rất thích. Hai câu thơ đầu đoạn có điệp âm “lơ thơ” và “đìu hiu”, có vần lưng: “nhỏ – gió”, có vần chân: “hiu – chiều”. Câu thơ của Huy Cận làm ta liên tưởng đến câu thơ của Xuân Diệu: “Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều”… (Thơ duyên) Các điệp thanh: “nhỏ nhỏ”, “xiêu xiêu”, “lả lả”; các vần thơ, như vần lưng “nhỏ” với “gió”, vần chân “xiêu” với “chiều”. Những vần thơ “tươi nhạc tươi vần” ấy đã trở thành câu thơ trong trí nhớ của hàng triệu con người yêu thích văn học. Trở lại đoạn thơ trong bài “Tràng giang” của Huy Cận, ta như được nhập hồn mình vào cõi vũ trụ mênh mông và bao la. Trời đã về chiều. Nắng từ trên cao chiếu rọi xuống làm hiện ra những khoảng sâu thăm thẳm trên bầu trời. Vẻ đẹp của bầu trời thu quê hương ta đã trở thành vẻ đẹp của thi ca dân tộc: “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Thu vịnh); “Trời cao xanh ngắt – Ô kìa…” (Tiếng sáo Thiên Thai); “Xanh biếc trời cao, bạc đất bằng” (Xuân Diệu). Thi sĩ Huy Cận lại nhận diện bầu trời không phải là cao mà là sâu, “sâu chót vót”: “Nắng xuống / trời lên sâu chót vót” Bầu trời và lòng sông “sóng gợn” là không gian hai chiều, rộng và cao, sâu. Trời cao thăm thẳm, rộng mênh mông in xuống, soi xuống lòng sông. Người ta thường nói “cao chót vót” và “sâu thăm thẳm”, nhưng Huy Cận lại cảm nhận là “sâu chót vót” vừa để làm nổi bật hai vế tiểu đối: “nắng xuống” // “trời lên”, vừa gây ấn tượng về cái bao la, mênh mông đến rợn ngợp của không gian vũ trụ vô tận, và cũng là nỗi buồn như vô tận trong lòng người. Khách li hương càng cảm thấy nhỏ bé, lẻ loi và cô đơn trước không gian vô hạn của vũ trụ. Dòng sông như dài thêm ra, bầu trời như rộng thêm ra, bến đò (hay bến lòng?) như cô liêu hơn, xa vắng, quạnh hiu hơn. Lời đề từ nhà thơ đã viết: “Bâng khuâng trời rộng, nhớ sông dài”, cảm hứng ấy đã được láy lại ở câu thơ số 8, mở ra một trường liên tưởng đầy ám ảnh về vũ trụ thì vô hạn vô cùng, còn kiếp người thì nhỏ bé, hữu hạn: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Cảnh sắc tràng giang được nói đến trong đoạn thơ là một không gian nghệ thuật đẹp mà buồn. Vẻ đẹp của những dòng sông trên mọi miền đất nước hội tụ trong tâm hồn thi nhân. Vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu sông núi. Tình yêu đó mang nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nước của Huy Cận, của thế hệ các nhà thơ thời tiền chiến. “Tràng giang” đã hợp lưu trong lòng người hơn 60 năm rồi. Đọc đoạn thơ trên, ta mới thấu hiểu nỗi lòng thi nhân trước cách mạng: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm…”. loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học.
Huy Cận đã có lần nói: “Tràng giang là một bài thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn”. “Tràng giang” tiêu biểu cho vẻ đẹp của hồn thơ Huy Cận trước cách mạng: hàm súc, cổ điển, giàu chất suy tưởng triết lí, thấm thía một nỗi buồn nhân thế “sầu trăm ngả”. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Tràng giang” là bài thơ kiệt tác của Huy Cận rút trong tập thơ “Lửa thiêng” (1940). Bài thơ có một câu đề từ rất đậm đà: “Bâng khuâng trời rộng, nhớ sông dài”. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên, có 4 khổ thơ hợp thành một bộ tứ bình về tràng giang một chiều thu. Đây là khổ thơ thứ hai của “Tràng giang”: “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Từ dòng sông, sóng gợn, con thuyền xuôi mái và cành củi khô bập bềnh trôi dạt trên sóng… ở khổ một, Huy Cận nói đến cảnh tràng giang một buổi chiều mênh mông, vắng vẻ. Giọng thơ nhè nhẹ man mác buồn. Không gian nghệ thuật được mở rộng về đôi bờ và bầu trời. Những cồn cát thưa thớt nhấp nhô “lơ thơ” như nối tiếp mãi dài ra. Gió chiều nhè nhẹ thổi “đìu hiu” gợi buồn khôn xiết kể. Hai chữ “đìu hiu” gợi nhớ trong lòng người đọc một vần thơ cổ: “Non Kì quạnh quẽ trăng treo, Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”. (Chinh phụ ngâm) Làng xóm đôi bờ sông, trong buổi chiều tàn cũng rất vắng lặng. Một chút âm thanh nhỏ bé lao xao trong khoảnh khắc tan chợ, vãn chợ ở đâu đây, ở từ một làng xa vẳng đến. Lấy động để tả tĩnh, câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” đã làm nổi bật sự ngạc nhiên, chút bâng khuâng của người lữ khách về cái vắng vẻ, cái hoang vắng của đôi bờ tràng giang. Các nhà thơ mới coi trọng tính nhạc trong thơ, vận dụng nghệ thuật phối âm, hòa thanh rất thần tình, tạo nên những vần thơ giàu âm điệu, nhạc điệu, đọc lên nghe rất thích. Hai câu thơ đầu đoạn có điệp âm “lơ thơ” và “đìu hiu”, có vần lưng: “nhỏ – gió”, có vần chân: “hiu – chiều”. Câu thơ của Huy Cận làm ta liên tưởng đến câu thơ của Xuân Diệu: “Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều”… (Thơ duyên) Các điệp thanh: “nhỏ nhỏ”, “xiêu xiêu”, “lả lả”; các vần thơ, như vần lưng “nhỏ” với “gió”, vần chân “xiêu” với “chiều”. Những vần thơ “tươi nhạc tươi vần” ấy đã trở thành câu thơ trong trí nhớ của hàng triệu con người yêu thích văn học. Trở lại đoạn thơ trong bài “Tràng giang” của Huy Cận, ta như được nhập hồn mình vào cõi vũ trụ mênh mông và bao la. Trời đã về chiều. Nắng từ trên cao chiếu rọi xuống làm hiện ra những khoảng sâu thăm thẳm trên bầu trời. Vẻ đẹp của bầu trời thu quê hương ta đã trở thành vẻ đẹp của thi ca dân tộc: “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Thu vịnh); “Trời cao xanh ngắt – Ô kìa…” (Tiếng sáo Thiên Thai); “Xanh biếc trời cao, bạc đất bằng” (Xuân Diệu). Thi sĩ Huy Cận lại nhận diện bầu trời không phải là cao mà là sâu, “sâu chót vót”: “Nắng xuống / trời lên sâu chót vót” Bầu trời và lòng sông “sóng gợn” là không gian hai chiều, rộng và cao, sâu. Trời cao thăm thẳm, rộng mênh mông in xuống, soi xuống lòng sông. Người ta thường nói “cao chót vót” và “sâu thăm thẳm”, nhưng Huy Cận lại cảm nhận là “sâu chót vót” vừa để làm nổi bật hai vế tiểu đối: “nắng xuống” // “trời lên”, vừa gây ấn tượng về cái bao la, mênh mông đến rợn ngợp của không gian vũ trụ vô tận, và cũng là nỗi buồn như vô tận trong lòng người. Khách li hương càng cảm thấy nhỏ bé, lẻ loi và cô đơn trước không gian vô hạn của vũ trụ. Dòng sông như dài thêm ra, bầu trời như rộng thêm ra, bến đò (hay bến lòng?) như cô liêu hơn, xa vắng, quạnh hiu hơn. Lời đề từ nhà thơ đã viết: “Bâng khuâng trời rộng, nhớ sông dài”, cảm hứng ấy đã được láy lại ở câu thơ số 8, mở ra một trường liên tưởng đầy ám ảnh về vũ trụ thì vô hạn vô cùng, còn kiếp người thì nhỏ bé, hữu hạn: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Cảnh sắc tràng giang được nói đến trong đoạn thơ là một không gian nghệ thuật đẹp mà buồn. Vẻ đẹp của những dòng sông trên mọi miền đất nước hội tụ trong tâm hồn thi nhân. Vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu sông núi. Tình yêu đó mang nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nước của Huy Cận, của thế hệ các nhà thơ thời tiền chiến. “Tràng giang” đã hợp lưu trong lòng người hơn 60 năm rồi. Đọc đoạn thơ trên, ta mới thấu hiểu nỗi lòng thi nhân trước cách mạng: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm…”. loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học. ...rất thích Hai câu thơ đầu đoạn có điệp âm “lơ thơ “đìu hiu”, có vần lưng: “nhỏ – gió”, có vần chân: “hiu – chiều” Câu thơ Huy Cận làm ta liên tưởng đến câu thơ Xuân Diệu: “Con đường... chiều”… (Thơ duyên) Các điệp thanh: “nhỏ nhỏ”, “xiêu xiêu”, “lả lả”; vần thơ, vần lưng “nhỏ” với “gió”, vần chân “xiêu” với “chiều” Những vần thơ “tươi nhạc tươi vần” trở thành câu thơ trí nhớ... yêu mang nỗi buồn sông núi, nỗi buồn đất nước Huy Cận, hệ nhà thơ thời tiền chiến Tràng giang hợp lưu lòng người 60 năm Đọc đoạn thơ trên, ta thấu hiểu nỗi lòng thi nhân trước cách mạng: “Chàng