đề thi học sinh giỏi môn sinh lớp 11

4 837 14
đề thi học sinh giỏi môn sinh lớp 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI HOC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC LỚP 11 (thời gian :150 phút) Câu 1:(1 điểm) Hãy giải thích: a. Tại sao khi bón nhiều phân cho cây còn non dẫn đến hiện tượng cây bị “chết sót”? b. Tại sao cây trồng ở vùng không ngập mặn đem ra trồng ở đất ngập mặn thì không sinh trưởng được? câu 2: (2 điểm) Kể tên một số sinh vật có khả năng cố định nitơ khí quyển. Cho biết các điều kiện của quá trình cố định nitơ? Vai trò của quá trình cố định nitơ? Câu 3:(2 điểm) a. So sánh thực vật C 3 , thực vật C 4 về: đại diện, chất nhận CO 2 đầu tiên, sản phẩm quang hợp ổn định đầu tiên, điểm bù CO 2 , hô hấp sáng, năng suất sinh học? b. Tại sao năng suất sinh học ở thực vật CAM thấp hơn thực vật C 3 ? Câu 4: (2 điểm) a. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, khối lượng máu trong tim cô ta là 120ml vào cuối tâm trương và 75 ml ở cuối tâm thu, lượng máu bơm/ phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu? b. Tại sao ở các động vật có vú nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể? Câu 5: (1.5 điểm) Xináp là gì ? Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào? Câu 6: (1.5 điểm) Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt như thế nào? ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 11 Câu 1. a. Bón phân quá nhiều > P tt dịch đất tăng > ức chế quá trình hút nước của rễ > cây không hút được nước mà vẫn phải thoát hơi nước > cây héo lá và chết. b Ở vùng đất ngập mặn có P tt của dịch đất rất cao nên cây không lấy được nước nên bị chết. -Những cây thích nghi với vùng ngập mặn thì trong không bào rễ cây tích luỹ muối nên duy trì P tt rất cao, cao hơn P tt của dịch đất nên cây vẫn hút được nước. Mặt khác cây còn lấy nước qua lá từ nước sương và hút nước chủ động nhờ bơm hút nước có tiêu tốn ATP. Câu 2. *Sinh vật cố định nitơ: +VSV cộng sinh: Vi khuẩn lam Anabaena azollae cộng sinh trong bèo hoa dâu, Vi khuẩn nốt sần cây họ đậu Rhizobium. +VSV sống tự do gồm dạng hiếu khí, kị khí: Azotobacter, Clostridium, *Điều kiện quá trình cố định nitơ: -Có enzim Nitrogenaza và các nguyên tố vi lượng Mo, Fe, Mg. -Có đủ năng lượng ATP. -Có lực khử mạnh Feredoxin, coenzim NAD + , NADP + . -Trong điều kiện kị khí. Do vậy những vi sinh vật nào có đủ 4 điều kiện trên thì sống tự do, còn nếu không đủ 4 điều kiện thì phải sống cộng sinh để lấy những điều kiện còn thiếu từ cây chủ. *Vai trò: cung cấp lượng nitơ dư thừa cho cây và bổ sung nitơ cho đất. Câu 3. a. So sánh giữa thực vật c 3 và thực vật c 4 Đặc điểm Thực vật C 3 Thực vật C 4 I ánh sáng Điểm bão hoà AS bằng 1/3 AS toàn phần Không xác định gần bằng I ánh sáng toàn phần. I quang hợp thấp 40-60mg CO 2 /dm 2 /h Cao 65-80 Điểm bù CO 2 Cao 30-70 ppm thấp 5-10 ppm Chất nhận CO 2 đầu tiên RiDP PEP Sản phẩm QH đầu tiên APG ( 3C ) AOA Hô hấp sáng Có, tiêu hao 30-40% sản phẩm QH Không hoặc rất nhỏ Năng suất sinh học Trung bình Cao gấp đôi cây C 3 Đại diện TV ôn đới, cận nhiệt đới: lúa, đậu, khoai, sắn… TV nhiệt đới: Ngô, lúa mì, kê, vừng, rau dền, cỏ lồng vực… b. Năng suất sinh học ở nhóm thực vật CAM thấp hơn nhóm thực vật C 3 - Nhóm thực vật CAM sử dụng một phần tinh bột để tái tạo PEP chất tiếp nhận CO 2 → giảm lượng chất hữu cơ trong quá trình tích luỹ. - Điều kiện sống của nhóm CAM khắc nghiệt, bất lợi hơn: khô hạn, thiếu nước, ánh sáng gắt Câu 4. a. Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì: - Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để khôi phục khả năng hoạt động của cơ tim. Nếu xét riêng hoạt động của thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim ( tâm nhỉ co 0,1s nghỉ 0,7s; co thất 0,3s nghỉ 0,5 s; dãn chung là 0,4 s) - Lượng máu bơm phút của người phụ nữ bằng nhịp đập của tim nhân với lưu lượng tim (thể tích tâm thu): 60. ( 120 – 75) = 2700ml/ phút b. Nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể: - Do tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích cơ thể khác nhau: động vật càng nhỏ thì tỉ lệ này càng lớn > tiêu tốn nhiều năng lượng cho duy trì thân nhiệt, tốc độ chuyển hoá cao, nhu cầu ôxi cao, nhịp tim và nhịp thở cao. Câu 5. - Xináp là giao diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác. - Quá trình truyền tin qua xináp : + Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm mở kênh Ca 2+ => Ca 2+ đi vào chùy xináp. + Ca 2+ làm vỡ các bọc chứa chất trung gian hóa học (acêtylcôlin) => chất này đi qua khe xináp đến màng sau. + Acêtylcôlin gắn vào thụ thể của màng sau xináp của nơron tiếp theo => xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp => xung thần kinh được hình thành tiếp tục lan truyền dọc sợi thần kinh cứ như vậy cho đến cơ quan đáp ứng. Câu 6. - Đối với động vật biến nhiệt: + Nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm theo, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn + các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn giảm. Điều này làm quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại. - Đối với động vật hằng nhiệt: + Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. + Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên + Các chất bị ôxi hóa nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxi hóa (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) thì động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ thì động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy các chất dự trữ chống rét. . (1.5 điểm) Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt như thế nào? ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 11 Câu 1. a. Bón phân quá nhiều. ĐỀ THI HOC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC LỚP 11 (thời gian :150 phút) Câu 1:(1 điểm) Hãy giải thích: a. Tại sao khi bón. tiên, sản phẩm quang hợp ổn định đầu tiên, điểm bù CO 2 , hô hấp sáng, năng suất sinh học? b. Tại sao năng suất sinh học ở thực vật CAM thấp hơn thực vật C 3 ? Câu 4: (2 điểm) a. Vì sao tim hoạt

Ngày đăng: 14/05/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan