ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP : HỌC KỲ II MÔN : VẬT LÝ 8 - Năm học : 09 - 10 A/Lý thuyết : 1/ Công suất: +Định nghĩa công suất, viết công thức tính công suất, đơn vị công suất. +Công suất của một chiếc quạt là 35W nghĩa là gì? 2/Cơ năng : +Cơ năng là gì ?Nêu các dạng của cơ năng ? +Khi nào vật có thế năng ? Thế năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? +Khi nào vật có động năng ? Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? 3/Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng : +Nêu kết luận về sự chuyển hoá của các dạng cơ năng ? Lấy ví dụ cho từng trường hợp. +Phát biểu kết luận về sự bảo toàn cơ năng? 4/Các chất được cấu tạo như thế nào ? Nêu ví dụ chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt và giữa chúng có khoảng cách. 5/Nguyên tử , phân tử chuyển động hay đứng yên ? Nêu ví dụ chứng tỏ các nguyên tử , phân tử chuyển động không ngừng . +Chuyển động phân tử và nhiệt độ có mối quan hệ với nhau như thế nào ? 6/Nhiệt năng : +Nhiệt năng là gì ? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng ?Mỗi trường hợp cho một ví dụ. +Nhiệt lượng là gì ? Đơn vị nhiệt lượng. 7/Dẫn nhiệt : +Dẫn nhiệt là gì ? Nêu ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt . +So sánh tính dẫn nhiệt của các chất : rắn , lỏng , khí. 8/Đối lưu - Bức xạ nhiệt : +Đối lưu là gì ?Nêu ví dụ về sự đối lưu . +Bức xạ nhiệt là gì ? So sánh khả năng hấp thụ nhiệt của các vật khác nhau. 9/Công thức tính nhiệt lượng : +Viết công thức tính nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên.Nêu tên , đơn vị của các đại lượng có trong công thức . +Định nghĩa nhiệt dung riêng . Nói nhiệt dung riêng của nước đá là 1 800J/kg.K có nghĩa là gì ? 10/Phương trình cân bằng nhiệt :+Phát biểu nguyên lý của sự truyền nhiệt . +Viết phương trình cân bằng nhiệt. 11/Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu : +Định nghĩa NSTN của nhiên liệu .Nói NSTN của xăng là 46.10 6 J/kg có nghĩa là gì ? +Viết công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. B/Bài tập : 1/ Trả lời các câu hỏi và các bài tập trong phần vận dụng của mỗi bài . 2/Làm tất cả các bài tập trong Sách bài tập. 3/ Xem và làm lại các bài Kiểm tra 1 tiết , kiểm tra 15’. 4/Làm các bài tập liên quan đến các công thức : 1/ A = F.s; P = A t 2/ • Q = m.c. ∆ t • Q toả ra = Q thu vào • Q = q.m • H = ci tp Q Q *Biết suy ra các đại lượng cần tìm từ các công thức trên. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO I/TRẮC NGIỆM : 1/ Trường hợp nào sau đây vật vừa có thế năng hấp dẫn vừa có thế năng đàn hồi bằng không? A/Mũi tên gắn vào cung tên , dây cung đang căng. B/Vật gắn vào lò xo nằm trên mặt đất , lò xo đang bị nén. C/Vật được treo cách mặt đất 5 m. D/Vật đang c/động trên mặt đất nằm ngang. 2/ Ném một vật lên cao , động năng giảm .Vì vậy : A/Thế năng của vật cũng giảm theo. B/Thế năng của vật tăng lên. C/Thế năng của vật không đổi. D/Thế năng và động năng của vật cùng tăng. 3/ Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong TN Bơrao là : A/Các hạt phấn hoa bị nhiễm điện và bị hút hoặc đẩy. B/Các phân tử nước va chạm hỗn độn vào các hạt phấn hoa. C/Các vi sinh vật va chạm hỗn độn vào các hạt phấn hoa. D/Tất cả cáclý do trên. 4/ Chọn câu sai : A/Thông thường chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn chất khí. B/Mặc dù thuỷ nhân là chất lỏng nhưng thuỷ ngân dẫn nhiệt tốt hơn thuỷ tinh. C/Người ta thường dùng đồng làm vật cách nhiệt. D/Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. 5/ Khi một vật chỉ truyền nhiệt cho môi trường ngoài thì : A/nhiệt độ của vật giảm đi. B/Nhiệt độ của vật tăng lên. C/Khối lượng của vật giảm đi. D/Khối lượng và nhiệt độ của vật ấy giảm. 6/ Khi nói rằng công suất của máy A lớn hơn máy B thì: A/Trong cùng một thời gian, máy B thực hiện một công nhiều hơn máy A. B/Cùng một công thì máy B cần nhiều thời gian hơn máy A. C/Cùng một công thì máy B cần ít thời gian hơn máy A. D/Máy A thực hiện nhiều công hơn máy B. 7/ Một vật được gọi là có cơ năng khi: A/Trọng lượng của vật rất lớn. B/Khối lượng của vật rất lớn. C/Vật có khả năng thực hiện công cơ học. D/Vật có kích thước rất lớn. 8/ Lấy 100cm 3 nước pha với 100 cm 3 rượu ta thu được hỗn hợp rượu nước có thể tích: A/200cm 3 B/ nhỏ hơn 200cm 3 C/ lớn hơn 200cm 3 D/ bằng hoặc nhỏ hơn 200cm 3 . 9/ Nhiệt độ của vật không ảnh hưởng đến các đại lượng nào sau đây? A/Thể tích của vật. B/Khoảng cách giữa các nguyên tử,phân tử . C/Vận tốc của vật. D/Vận tốc trung bình của các nguyên tử, phân tử. 10/ Cách nào sau đây làm thay đổi nhiệt năng của vật? A/Cọ xát vật với một vật khác. B/Đốt nóng vật. C/Cho vật vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn vật. D/Tất cả các phương pháp trên. 11/ Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ kém hơn đến tốt hơn sau đây, cách nào đúng? A/không khí, nước, đồng, thuỷ ngân. B/không khí, đồng, thuỷ ngân, nước. C/nước, thuỷ ngân, đồng, không khí. D/ không khí, nước, thuỷ ngân, đồng. 12/ Khi đun nóng một ấm nước, nhiệt độ của nước tăng nhanh chủ yếy là do: A/Sự trao đổi nhiệt do đối lưu. B/Sự trao đổi nhiệt do dẫn nhiệt. C/Sự trao đổi nhiệt do bức xạ nhiệt. D/Sự trao đổi nhiệt do bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt. 13/ Có ba thìa nhôm, bạc và đồng có khối lượng như nhau được nhúng vào nước sôi. Gọi Q 1 , Q 2 , Q 3 là nhiệt lượng mà ba vật này hấp thụ.Cho biết nhiệt dung riêng của bạc nhỏ của đồng, ta có: A/ Q 1 < Q 2 < Q 3 . B/ Q 1 > Q 2 > Q 3 . C/ Q 1 > Q 3 > Q 2 . D/ Q 2 > Q 3 > Q 1 . 14/ Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 10 kg than đá là: A/27.10 6 J B/ 27.10 7 J C/ 27.10 6 J/kg D/ 22.10 7 J/kg. 15/ Trộn 5 lít nước ở 10 0 C và 5 lít nước ở 30 0 C vào một nhiệt lượng kế thì có được 10 lít nước có nhiệt độ là: A/ 10 0 C B/15 0 C C/20 0 C D/25 0 C 16/ Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì yếu tố nào sau đây của vật tăng? A/ Nhiệt độ của vật. B/ Khối lượng của vật. C/ khối lượng và trọng lượng của vật. D/ trọng lượng của vật. 17/ Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20 0 C lên 50 0 C là: A/ 570J B/ 5700J C/ 57000J D/ 570000J. 18/ Điền từ thích hợp vào chỗ trống: a/Nhiệt dung riêng của một chất cho biết cần truyền cho 1 kg chất đó để của chất đó tăng thêm 1 0 C. b/ là phần mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. B/TỰ LUẬN : 1/ Tại sao về mùa đông sờ vào len ta thấy ấm, còn sờ vào đồng ta cảm thấy lạnh? 2/ Một máy bơm chuyển được 1200kg nước từ dưới sông lên cao 5m trong 2 phút. a/Tính công suất của máybơm. b/Tính công thực hiện trong 1 giờ. 3/ Dùng bếp ga để đun sôi một ấm nước bằng nhôm có khối lượng 300g chứa 4 lít nước ở 20 0 C. a/Tính nhiệt lượng mà ấm nhôm và 4 lít nước thu vào.Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và của nhôm là: 880J/kg.K. b/Tính khối lượng ga cần dùng. Biết năng suất toả nhiệt của ga là 110.10 6 J/kg và chỉ có 80% nhiệt lượng do ga toả ra làm nóng nước và ấm. c*/Tính giá thành của 1 lít nước sôi khi đun bằng ga.Biết rằng 1 bình ga chứa 12kg ga giá 270 000 đồng 4/ Cho một thìa đường vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng.Hiện tượng xảy ra như thế nào ?Giải thích. 5/ Ngồi gần lò than , lò sưởi , bóng đèn điện em thấy nóng .Vậy sự truyền nhiệt đã xảy ra theo con đường nào ? 6/ Hãy sắp xếp các chất có độ dẫn nhiệt từ thấp đến cao : Len , bạc , thuỷ tinh, nước , thép , đồng. 7/ Nêu các hình thức truyền nhiệt .Mỗi hình thức cho một ví dụ minh hoạ. 8/ Người ta dùng bếp dầu để đun sôi 2 lít nước ở 20 0 C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg . a/Tính lượng dầu cần dùng.Biết hiệu suất của bếp là 30%. b/Để đun sôi ấm nước trên cần bao nhiêu tiền ?Biết khối lượng riêng của dầu hoả là 850kg/m 3 và giá dầu hoả là 15 000đ/lít. 9/ Tại sao có hiện tượng khuếch tán? Sự khuếch tán xảy ra nhanh lên hay chậm đi khi nhiệt độ tăng? 10/Một ống thuỷ tinh chân không , ở giữa có một giọt thuỷ ngân .(Hình vẽ).Nếu đốt nóng phần ống thuỷ tinh bên trái thì giọt thuỷ ngân đứng yên hay chuyển động ?Giải thích? Thuỷ ngân . Q 1 > Q 3 > Q 2 . D/ Q 2 > Q 3 > Q 1 . 14/ Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 10 kg than đá là: A /27 .10 6 J B/ 27 .10 7 J C/ 27 .10 6 J/kg D/ 22 .10 7 J/kg. 15/ Trộn 5 lít nước. Q 1 , Q 2 , Q 3 là nhiệt lượng mà ba vật này hấp thụ.Cho biết nhiệt dung riêng của bạc nhỏ của đồng, ta có: A/ Q 1 < Q 2 < Q 3 . B/ Q 1 > Q 2 > Q 3 . C/ Q 1 > Q 3 > Q 2 . . 100 cm 3 rượu ta thu được hỗn hợp rượu nước có thể tích: A /20 0cm 3 B/ nhỏ hơn 20 0cm 3 C/ lớn hơn 20 0cm 3 D/ bằng hoặc nhỏ hơn 20 0cm 3 . 9/ Nhiệt độ của vật không ảnh hưởng đến các đại lượng