Họ, tên: Lớp: Mã đề thi 471 Câu 1: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3 . Hiện tượng xảy ra là A. Có kết tủa keo trắng rồi kết tủa tan B. Không có kết tủa, có khí bay lên C. Có kết tủa keo trắng và có khí bay ra D. Có kết tủa keo trắng và kết tủa không tan Câu 2: Chất không có tính lưỡng tính là A. AlCl 3 B. Al(OH) 3 C. Al 2 O 3 D. NaHCO 3 Câu 3: Dung dịch nào làm quì tím hóa xanh A. NaNO 3 B. Na 2 CO 3 C. NaCl D. Na 2 SO 4 Câu 4: Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng thấy thoát ra 11,2 lít khí; còn trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 3,36 lít khí ( các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị m đã dùng là: A. 11 B. 12,28 C. 22,3 D. 19,5 Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg, và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 1,344 lít H 2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 8,98 B. 6,52 C. 9,52 D. 13,32 Câu 6: Trong không khí, kim loại kiềm bị oxi hóa rất nhanh nên chúng được bảo quản bằng cách A. Ngâm trong rượu etylic B. Ngâm trong dầu hỏa C. Ngâm trong nước D. Ngâm trong dầu thực vật Câu 7: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các kim loại kiềm là A. ns 2 B. np 1 C. ns 2 np 1 D. ns 1 Câu 8: Phương pháp thích hợp để điều chế Mg là: A. Nhiệt phân MgCl 2 B. Điện phân dung dịch MgCl 2 C. Điện phân MgCl 2 nóng chảy D. Dùng K khử Mg 2+ trong dung dịch MgCl 2 Câu 9: Cho các phản ứng: MgO + HCl; Ca + H 2 O; Fe + HCl; AlCl 3 + NaOH; Al + HNO 3 loãng; KOH + H 2 SO 4 . Số phản ứng oxihoá khử là A. 6 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 10: Dãy các kim loại kiềm thổ được sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử là A. Ca, Sr, Ba, Be, Mg B. Be, Mg, Ca, Sr, Ba C. Sr, Ba, Be, Ca, Mg D. Be, Ca, Mg, Sr, Ba Câu 11: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Be , Na , Ca B. Na, Cr, K C. Na, Fe, K D. Na, Ba, K Câu 12: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 Câu 13: Cấu hình electron nguyên tử K là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 4p 1 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 Câu 14: Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại kiềm thu được 4,48 lít khí (đktc) và 9,2g kim loại. Công thức muối là A. KCl B. LiCl C. NaCl D. RbCl Câu 15: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là A. R 2 O B. RO 2 C. RO D. R 2 O 3 Câu 16: Công thức của phèn chua là A. (NH 4 ) 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O B. K 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O C. CuSO 4 .5H 2 O D. (NH 4 ) 2 SO 4 .Fe 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O Câu 17: Có 5 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: Na 2 CO 3 , Ba(OH) 2 , NaOH , H 2 SO 4 , NaCl. Có thể nhận biết được những dung dịch nào nếu chỉ dùng thêm thuốc thử là quỳ tím. A. H 2 SO 4 , NaCl, Ba(OH) 2 B. H 2 SO 4 C. Ba(OH) 2 D. Cả 5 dung dịch Câu 18: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra A. Sự khử ion Na + B. Sự oxi hóa ion Cl - C. Sự oxi hóa ion Na + D. Sự khử ion Cl - Câu 19: Cho 1,67g hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,672 lít khí H 2 (đktc). Hai kim loại đó là A. Sr và Ba B. Be và Mg C. Mg và Ca D. Ca và Sr Trang 1/3 - Câu 20: Dãy gồm các chất đều có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu là A. Na 2 CO 3 , Na 3 PO 4 B. Na 2 CO 3 , HCl C. Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 D. Ca(OH) 2 , Na 2 CO 3 , NaNO 3 Câu 21: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H 2 SO 4 loãng bằng một thuốc thử là A. Quì tím B. BaCO 3 C. Zn D. Al Câu 22: Khi dẫn từ từ khí CO 2 vào dung dịch Ca(OH) 2 , ta thấy A. Bọt khí B. Bọt khí và kết tủa trắng C. Kết tủa trắng D. Kết tủa trắng rồi kết tủa tan lại Câu 23: Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO 3 loãng thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N 2 O và NO có tỉ khối so với H 2 là 19,2. Giá trị của m là A. 1,53 B. 8,1 C. 1,35 D. 13,5 Câu 24: Cho hỗn hợp gồm BaO, FeO, Al 2 O 3 có tỉ lệ mol 1:1:1 vào nước dư được chất rắn X. Dẫn H 2 dư qua X ở nhiệt độ cao được chất rắn Y. Y chứa A. Fe B. FeO C. Fe và Al 2 O 3 D. Al và Fe Câu 25: Nung hoàn toàn hỗn hợp gồm Cr 2 O 3 , Fe 3 O 4 và Al dư thu được chất rắn X. X gồm A. Fe 3 O 4 , Cr , Al 2 O 3 B. Cr , Fe , Al C. Cr , Fe , Al 2 O 3 , Al D. Cr 2 O 3 , Fe , Al 2 O 3 Câu 26: Dung dịch A gồm HCl 0,5M và H 2 SO 4 1M. Dung dịch B gồm NaOH 1M và KOH 2M. Để trung hòa 500 ml dung dịch B cần dùng bao nhiêu lít dung dịch A? A. 1,0 B. 0,6 C. 1,5 D. 2,0 Câu 27: Thuốc thử duy nhất để phân biệt ba chất rắn Mg, Al, Al 2 O 3 đựng trong các lọ mất nhãn là A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch HCl C. Dung dịch NaHCO 3 D. Dung dịch H 2 SO 4 Câu 28: Cho bột Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 20,16 lít khí H 2 (đktc). Khối lượng bột Al đã phản ứng là A. 2,7g B. 16,2g C. 10,4g D. 5,4g Câu 29: Dẫn V lít CO 2 (đktc) vào 500 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M. Phản ứng kết thúc thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 8,96 hoặc 13,44 B. 4,48 hoặc 8,96 C. 4,48 hoặc 13,44 D. 4,48 hoặc 17,92 Câu 30: Dung dịch NaOH không tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây A. SO 2 , Al, Cl 2 B. CO 2 , HCl, CuSO 4 C. CO 2 , K 2 CO 3 , HCl D. Ca(HCO 3 ) 2 , HCl, MgCl 2 B.BAN NÂNG CAO Câu 23: Trộn m gam bột Al với 8g bột Fe 2 O 3 rồi nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Cho dung dịch NaOH vào X thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Thổi khí CO 2 đến dư vào dung dịch Y , khối lượng kết tủa thu được là A. 7,8g B. 23,4g C. 3,9g D. 15,6g Câu 24: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nào dưới đây biểu diễn không đúng A. Cu(Z=29): [Ar] 3d 10 4s 1 B. Cr(Z=24): [Ar] 3d 4 4s 2 C. Mn(Z=25): [Ar] 3d 5 4s 2 D. Fe(Z=26): [Ar] 3d 6 4s 2 Câu 25: Cho phương trình hóa học: Al + HNO 3 → Al(NO 3 ) 3 + NO + N 2 O + H 2 O (Biết tỉ lệ thể tích N 2 O : NO = 1 : 3). Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số là những số nguyên tối giản thì hệ số của HNO 3 là A. 62 B. 60 C. 66 D. 64 Câu 26: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Al và b mol Na vào nước thu được dung dịch Y chỉ chứa một chất duy nhất. Kết luận nào sau đây là đúng? A. a > b B. a < b C. b = 2a D. a = b Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn 8,4g muối cacbonat khan của một kim loại kiềm thổ, dẫn khí CO 2 thoát ra vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 10g kết tủa. Vậy kim loại đó là A. Mg B. Be C. Ba D. Ca Câu 28: Hòa tan 5,4g Al vào 150 ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO 3 ) 3 1M và Cu(NO 3 ) 2 1M. Kết thúc phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là A. 13,8g B. 13,2g C. 15,2g D. 10,95g Trang 2/3 - Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom? A. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H 2 SO 4 đặc nguội. B. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ số mol. C. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom. D. Nhôm và crom đều bền với không khí và nước. Câu 30: Cho hỗn hợp X gồm 2,3g Na và 5,4g Al vào nước dư thu được V lít khí H 2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24 B. 4,48 C. 7,84 D. 1,12 HẾT Trang 3/3 -