Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay quay bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp

14 9.9K 32
Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay quay bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tên tiểu luận: Mác đưa ra nhận định: “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay quay bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”. Hãy giải thích nhận định trên từ góc độ triết học. Thử đưa ra dự báo xã hội tương lai (sau CNTB). PHẦN MỞ ĐẦU Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử thay đổi của các phương thức sản xuất. Sự thay đổi bắt đầu từ sự thay đổi lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất là nội dung, là quá trình sản xuất,. Quan hệ sản xuất là hình thức của quá trình sản xuất, hình thức của sản xuất bao giờ cũng ổn định hơn. C.Mác đưa ra nhận định: “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”. Như vậy theo C.Mác, lực lượng sản xuất xét đến cùng là cái đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi phương thức sản xuất dẫn tới thay đổi toàn bộ quan hệ xã hội.Năng suất lao động xã hội là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời xét đến cùng thì nó là nhân tố quan trọng cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội. Tương ứng với một phương thức sản xuất thích hợp là một chế độ thống trị xã hội phù hợp. Sự phát triển của một lực lượng sản xuất dẫn tới sự phát triển của một quan hệ sản xuất để từ đó đưa đến một chế độ thống trị xã hội khác nhau.Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành và phát triển của quan hệ sản xuất, một khi lực lượng sản xuất đã biến đổi thì sớm hay muộn quan hệ sản xuất cũng phải biến đổi cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất mới. Tuy vậy quan hệ sản xuất cũng thể hiện tính độc lập tương đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất quy định mục đích xã hội của sản xuất . Trên cơ sở đó hình thành một hệ thống những yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ với trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động tới toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử loài người từ xã hội công xã nguyên thuỷ tới xã hội cộng sản tương lai và là quy luật cơ bản nhất của hệ thống các quy luật xã hội. Đó cũng chính là lí do và những nội dung được trình bày trong bài tiểu luận này. PHẦN NỘI DUNG I. Vai trò quan trọng của lực lượng sản xuất 1. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Nó bao gồm người lao động với một thể lực, tri thức, kĩ năng lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của loài người. Lực lượng sản xuất biểu hiện quan hệ giữa người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất. Đó là kết quả của năng lực thực tiễn của con người trong quá trình tác động vào tự nhiên, tạo ra của cải vật chất, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Kết cấu của lực lượng sản xuất gồm người lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Đối tượng lao động không phải là toàn bộ giới tự nhiên. Chỉ có bộ phận nào của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất, được con người sử dụng mới gọi là đối tượng lao động. Tư liệu lao động là vật thể hay phức hợp vật thể mà con người đặt giữa mình với đối tượng lao động, chúng dẫn truyền tích cực sự tác động của con người vào đối tượng lao động. Trong tư liệu lao động, công cụ lao động là hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất. Trong quá trình sản xuất công cụ lao động luôn luôn được cải tiến. Nó là yếu tố động nhất và cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất. Trình độ phát triển của tư liệu lao động mà chủ yếu là công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của loài người, là cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức quản lý, quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Cũng như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội. Tính vật chất của quan hệ sản xuất được biểu hiện ở chỗ chúng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. Hệ thống quan hệ sản xuất thống trị trong mỗi hình thái kinh tế xã hội quyết định bản chất và bộ mặt của hình thái kinh tế xã hội ấy. Vì vậy, khi nghiên cứu một hình thái xã hội cụ thể thì phải xét đến tính chất của các quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó, dựa trên một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. 2. Vai trò quan trọng của lực luợng sản xuất C.Mác đã viết: “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới,loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình và do đó thay đổi những phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người đã thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình”. “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”. Như vậy theo C.Mác, lực lượng sản xuất xét đến cùng là cái đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi phương thức sản xuất dẫn tới thay đổi toàn bộ quan hệ xã hội. 2.1 Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất Sự hình thành, biến đổi, phát triển của quan hệ sản xuất được quyết định bởi trình độ của lực lượng sản xuất.Trong quá trình hoạt động sản xuất, lực lượng sản xuất không ngừng được hoàn thiện và phát triển mà trước hết là phát triển công cụ sản xuất. Đến một trình độ nhất định tính chất của lực lượng sản xuất thay đổi về cơ bản khi đó quan hệ sản xuất cũ lỗi thời trở thành vật cản đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đến một mức độ nhất định quan hệ sản xuất ấy bị phá vỡ để xác lập phương thức sản xuất mới ra đời, một hình thái kinh tế xã hội mới xuất hiện. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất. Song, sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định lại làm cho quan hệ từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” của lực lượng sản xuất kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi phương thức sản xuất mới ra đời thay thế. Lực lượng sản xuất là yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất, là nội dung của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là yếu tố phụ thuộc vào lực lượng sản xuất. Nó là hình thức xã hội của sản xuất nên có tính chất tương đối ổn định có xu hướng lạc hậu hơn so với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển làm cho quan hệ sản xuất hình thành, biến đổi, phát triển cho phù hợp với nó. Sự phù hợp của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất là động lực làm cho lực lượng sản xuất phát triển. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất được giải quyết bằng thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, mâu thuẫn này được giải quyết thông qua đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là cách mạng xã hội. Trong lịch sử, sự phát triển của lực lượng sản xuất là quá trình không ngừng đổi mới và hoàn thiện công cụ lao động, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ người lao động, là quá trình hình thành, phát triển phân công lao động xã hội, chuyển từ lực lượng sản xuất có tính chất cá nhân lên lực lượng sản xuất có tính chất xã hội. 2.2 Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quyết định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội , đến ứng dụng phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ,… và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất phát triển phù hợp với lực lượng sản xuất thì lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời , lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thì theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất không phải đơn giản. Nó phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo của con người, trong xã hội có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử của nhân loại. Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thuỷ qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất. II. Giải thích câu nói: “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa”. C.Mác nói: “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa”. Cái cối xay ở đây chính là một loại công cụ lao động. Vậy công cụ lao động là gì? Công cụ lao động là hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất, trong quá trình sản xuất công cụ lao động luôn luôn được cải tiến. Nó là yếu tố độc nhất và cách mạng nhất của lực lượng sản xuất. Cùng với cải tiến và hoàn thiện công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất của loài người cũng được phát triển thêm, những ngành sản xuất mới xuất hiện, sự phân công lao động phát triển. Công cụ lao động được nói tới ở đây là cái cối xay quay bằng tay, một loại cối xay thô sơ và lạc hậu như vậy thì chắc chắn năng suất mà nó tạo ra là rất thấp. Như chúng ta đã biết năng suất lao động xã hội là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . Năng suất lao đông thấp thì lực lưọng sản xuất có thể nói là lực lượng sản xuất thủ công. Mà lực lượng sản xuất lại quyết định quan hệ sản xuất nên từ đó suy ra quan hệ sản xuất ở đây là bóc lột sản phẩm thặng dư. Nhắc tới giá trị thặng dư, giá trị thặng dư được Mác xem là phần chênh lệch giữa giá tri hàng hoá và số tiền của nhà tư bản bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hoá một giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. phần dư đó gọi là giá trị thặng dư. Trong câu nói trên của Mác thì quan hệ sản xuất ở đây là sự mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ. Đảng nhận định nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm hơn 90% số dân, chủ nghĩa đế quốc dựa vào chế độ phong kiến để bóc lột nhân dân, chủ yếu là bóc lột nông dân. “Hình thái kinh tế - xã hội ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hay chế độ công xã nguyên thuỷ. Đặc điểm chung của chế độ phong kiến là giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền sở hữu phần lớn ruộng đất (gồm cả sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước) và tiến hành bóc lột địa tô (dưới nhiều hình thức như tô lao dịch, tô sản phẩm, tô tiền hay những hình thức kết hợp) đối với nông dân không có hay có ít ruộng đất (dưới những hình thức và mức độ lệ thuộc khác nhau). Xã hội phân hoá thành những giai cấp và đẳng cấp khác nhau. Hệ thống chính trị có thể là phân quyền cát cứ hay tập quyền theo chính thể quân chủ. Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ của nông dân, những giai đoạn cuối, kinh tế hàng hoá phát triển mạnh dẫn đến sự ra đời của kết cấu kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong từng nước và từng khu vực, chế độ phong kiến mang những đặc điểm riêng của những loại hình khác nhau. Kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài, được coi là những đặc điểm của chế độ phong kiến”. Như vậy, qua câu nói đó của Mác ta hiểu rằng từ một lực lượng sản xuất mà cụ thể là công cụ lao động sẽ tạo ra một quan hệ sản xuất để từ đó hình thành một chế độ chính trị cho xã hội. Mà cụ thể ở đây là từ cái cối xay quay bằng tay thuộc lực lượng sản xuất thủ công đưa tới một quan hệ sản xuất là bóc lột sản phẩm thặng dư. Mà mâu thuẫn xảy ra ở đây là giữa nông dân và địa chủ để từ đó đưa đến một xã hội có lãnh chúa phong kiến. III. Giải thích câu nói : “Cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”. C.Mác nói : “Cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”. Nếu ở trên công cụ là cối xay quay bằng tay thì ở đây là cái cối xay chạy bằng hơi nước. Công cụ lao động ở đây đã có bước phát triển không phải dùng sức người nữa mà chạy bằng hơi nước như vậy chắc chắn sẽ cho năng suất cao hơn. Như vậy lực lượng sản xuất ở đây là lực lượng sản xuất đại cơ khí. Lực lượng sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuất cũ cũng không còn phù hợp nữa. Lực lượng sản xuất phát triển lên lực lượng sản xuất đại cơ khí thì kéo theo quan hệ sản xuất lên thành quan hệ sản xuất bóc lột giá trị thặng dư. Các nhà kinh tế học thường cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. Thực ra bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bót lột lao động làm thuê. Ta có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư, phần giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài sức lao động và tư bản chiếm không.Chính vì vậy mà sản xuất giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản là nội dung chính của quy luật thặng dư. Nó quyết định đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng một xã hội khác cao hơn là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở đây quan hệ sản xuất là sự mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản. “Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng mạnh nhất của cách mạng. Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phe quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận tiểu thủ công nghiệp thì có thái độ do dự, tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng, tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kì đầu”. Xã hội có tư sản và vô sản là thuộc chế độ tư bản chủ nghĩa. Như vậy, cái cối xay chạy bằng hơi nước thuộc lực lượng sản xuất đại cơ khí đưa tới một quan hệ sản xuất là bóc lột giá trị thặng dư. Mà mâu thuẫn ở đây là giữa vô sản và tư sản để từ đó đưa đến một xã hội có nhà tư bản công nghiệp. IV. Dự báo xã hội tương lai. (sau CNTB) Ngày nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại dẫn tới kinh tế tri thức đã tạo ra bước nhảy vọt căn bản trong lực lượng sản xuất của nhân loại và trong quan niệm về lực lượng sản xuất xã hội. Công cụ sản xuất ngày một phát triển từ cối xay quay bằng tay lên cối xay chạy bằng hơi nước và chắc chắn sẽ còn phát triển hơn nữa với những chiếc cối xay hiện đại hơn nữa. Mà một khi lực lượng sản xuất phát triển thì phải kéo theo sự phát triển của quan hệ sản xuất và xã hội cũng sẽ phát triển theo chiều hướng tốt hơn. Chế độ thống trị của nhà nước ta đi từ chế đôh phong kiến nên chế độ tư bản chủ nghĩa và sau chế độ tư bản chủ nghĩa là chế độ xã hộ chủ nghĩa. Như vậy để cố được những bước phát triển như vậy là nhờ sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Mà lực lượng sản xuất thì luôn luôn phát triển nên sau CNTB thì các công cụ sản xuất sẽ hiện đại lên rất nhiều. [...]... triển không ngừng - Công cụ lao động không ngừng được cải tiến, ngày càng tinh vi hiện đại - Đối tư ng lao động ngày càng được mở rộng và phong phú hơn Quan hệ sản xuất cũng không ngừng thay đổi để phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất Sự thay thế của phương thức tư bản chủ nghĩa đối với phương thức sản xuất phong kiến Kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa cần phải... Kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa cần phải xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến cách mạng tư sản Phương thức sản xuất phong kiến bj xoá bỏ, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời Phần liệt kê các tài liệu tham khảo 1 Giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin Phần thứ nhất : Triết học Mác – LêNin (Tập 1 Trang 99 -> 104) 2 http://vn.yahoo.com/ 3 http://www.google.com.vn/... Thị Thu Giang Cảm ơn cô đã nhiệt tình giúp đỡ em sửa chữa những khiếm khuyết và bổ sung kiến thức ngay từ bản đề cương để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này một cách tốt nhất Trong quá trình viết bài em đã cố gắng tìm tòi, tham khảo tài tiệu và phát huy những sáng tạo dựa trên sự hiểu biết của bản thân Em xin cam đoan bài tiểu luận này em không sao chép một nguồn khác, không sao chép tiểu luận của... thân Em xin cam đoan bài tiểu luận này em không sao chép một nguồn khác, không sao chép tiểu luận của bạn khác cũng như không nhờ người viết hộ, không thuê viết hộ Do đề tài còn mới mẻ, vốn hiểu biết của bản thân còn hạn hẹp và hơn nữa là lần đầu tiên làm tiểu luận nên bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em mong nhận được sự giúp đỡ của cô Em xin chân thành cảm ơn Mục lục . Tên tiểu luận: Mác đưa ra nhận định: Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay quay bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp . Hãy giải thích nhận. đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình”. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp . Như vậy theo C.Mác,. giờ cũng ổn định hơn. C.Mác đưa ra nhận định: Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp . Như vậy theo C.Mác,

Ngày đăng: 14/05/2015, 09:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan