KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 - 2011 Thực hiện kế hoạch năm học 2010 - 2011, chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 05.10.2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về nhiệm vụ năm học 2010 - 2011. Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Căn cứ Luật Giáo dục 2005 sửa đổi và các Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại của năm học 2009 - 2010, Trường THPT Cò Nòi quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Năm học 2010 - 2011 được xác định là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục". Hướng chỉ đạo chung của nhà trường là: - Triển khai và thực hiện nghiêm túc cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" theo Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị theo hướng “làm theo”, cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không ngồi nhầm lớp”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” với các yêu cầu: Mỗi thầy giáo, cô giáo thực hiện tốt Quy định về đạo đức nhà giáo (Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008). Tham gia tích cực các phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh. - Tăng cường công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học. Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Thanh kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. - Tiếp tục cải tiến công tác thi đua, khắc phục bệnh thành tích. Chủ động, sáng tạo sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và toàn xã hội quan tâm hơn nữa đến việc học tập của các em. - Tập trung vào việc giảm tối thiểu tiêu cực trong thi, kiểm tra và đánh giá, tiêu cực tuyển sinh đầu cấp, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học. - Đảm bảo chi trả đúng, đủ, kịp thời tiền lương cho đội ngũ giáo viên và kinh phí hỗ trợ cho đối tượng học sinh chính sách, học sinh nghèo. - Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy, học và trong quản lý giáo dục. - Đề nghị các cấp, Sở triển khai xây dựng trường, tăng cường trang thiết bị dạy học, kết nối internet. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp từ đầu năm học. I. Đặc điểm tình hình: Thuận lợi: - Nhà trường có vị trí tự nhiên: Là khu vực động dân cư, có tiềm năng để phát triển kinh tế. Nhân dân và đặc biệt là học sinh có nhu cầu học tập để nâng cao nhận thức, dân trí, phụ huynh học sinh hiểu được “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. - Nhà trường nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La, của huyện Uỷ Mai Sơn và Đảng bộ, chính quyền địa phương đã quan tâm tới hoạt động của nhà trường. Chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của thầy và trò. - Nề nếp làm việc ổn định. - Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm. Khó khăn: - Nhiều giáo viên trẻ còn yếu về kinh nghiệm quản lí giáo dục học sinh, phương pháp sư phạm chưa nhuần nhuyễn. - Kinh nghiệm quản lí của BGH chưa đều. - Cơ sở vật chất còn thiếu: chưa đủ phòng học, phòng thí nghiệm , thực hành, phòng làm việc của các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể - Môi trường xã hội: Khu vực trường đóng còn nhiều tệ nạn xã hội, ma tuý, cờ bạc, trò chơi liên quan đến cờ bạc - Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn: nhà xa, kinh tế gia đình yếu cũng ảnh hưởng đến học tập. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể, và với nỗ lực phấn đấu của toàn ngành thực hiện năm học với chủ đề "Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục", chúng ta tin tưởng rằng sự nghiệp giáo dục và đào tạo sẽ có được những chuyển biến mạnh mẽ, tạo tiền đề đáp ứng tốt hơn yêu cầu hình thành lớp thanh niên có năng lực công dân mới, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Năm học 2010 - 2011, trường THPT Cò Nòi sẽ có nhiều điềm thuận lợi và cũng không ít khó khăn, nhưng với tinh thần và quyết tâm cao của thầy và trò: Khắc phục khó khăn, đoàn kết vượt khó nhà trường cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. II. Kế hoạch cụ thể trong toàn năm học: 1. Xây dựng đồng bộ các lực lượng giáo dục trong trường. a. Xây dựng đội ngũ giáo viên. - Nhà trường xác định: trong một trường học thì yếu tố giáo viên là quan trọng nhất, quyết định mọi thành công cũng như thất bại. - Đặc biệt với trường THPT Cò Nòi với nhiều giáo viên trẻ, giáo viên tập sự thì việc xây dựng đội ngũ lại càng có vai trò quan trọng. * Biện pháp cụ thể là: Số lượng và chất lượng. - Có đủ giáo viên, cân đối giữa các môn. - Chất lượng: cán bộ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, nâng cao năng lực chuyên môn, có ý thức trách nhiệm trong công việc. * Chỉ tiêu: - Không có giáo viên dạy yếu. - Khá, giỏi: 70% b. Xây dựng tổ chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong công tác quản lí giáo dục học sinh, thành công trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh có phần đóng góp khá quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm. Xây dựng tập thể lớp vững mạnh, giúp học sinh tiến bộ là nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm phải có nghệ thuật quản lí, nghệ thuật giáo dục và được học sinh tin yêu. * Biện pháp: - BGH nhà trường quản lí trực tiếp đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm phải có mối quan hệ phối hợp với các tổ chức, đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chữ thập đỏ - Giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với lớp. Các quy định đã ghi cụ thể trong Điều lệ trường THPT, thông tư 40 của Bộ giáo dục và đào tạo. - Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng được kế hoạch công tác, nắm bắt được tình hình, phối hợp với cha mẹ học sinh. - Danh hiệu Giáo viên chủ nhiệm khá, giỏi phải phù hợp với tập thể lớp khá hoặc giỏi. * Chỉ tiêu: 50% giáo viên chủ nhiệm giỏi. Không có giáo viên chủ nhiệm yếu. c. Công tác tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn là hệ thống quản lí hành chính đối với giáo viên. Nhiệm vụ: chỉ đạo việc dạy và học của các thành viên. Giúp đỡ nhau trong công tác chuyên môn và các công tác khác để ngày càng tiến bộ, trưởng thành. Biện pháp: + Xây dựng 5 tổ chuyên môn: - Tổ Toán - Tin - Tổ Lí - Hoá - Sinh - CN - Tổ Ngữ văn - Tổ Sử - Địa - GDCD- TD - Tổ Ngoại ngữ + Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, tổ có uy tín và năng lực. + Tăng cường nâng cao công tác tự quản của tổ. Chỉ tiêu: 2 tổ là tập thể lao động xuất sắc. d. Xây dựng và củng cố tổ chức Công đoàn: Xây dựng tổ chức Công đoàn với nhiệm vụ phối hợp với nhà trường làm tốt các nhiệm vụ sau đây: - Thúc đẩy quyền tham gia ý kiến của Công đoàn với nhà trường như: xây dựng kế hoạch năm học, là thành viên của Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỉ luật, giải quyết điều kiện làm việc cho cán bộ giáo viên; quản lí công tác Bảo hiểm xã hội, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Cùng nhà trường làm tốt công tác thi đua, quản lí quỹ phúc lợi, xây dựng động lực phát triển cho cán bộ, giáo viên. - Tổ chức tốt việc “Đối thoại” giữa Công đoàn nhà trường khi cần thiết như vấn đề tài chính, công tác tổ chức cán bộ và các hoạt động khác. Biện pháp: Thực hiện tốt các chương trình sau đây: - Dân chủ hoá nhà trường (Quy chế dân chủ) - Xã hội hoá giáo dục. - Thực hiện tốt 3 cuộc vận động và 2 phong trào thi đua. * Chỉ tiêu: Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh e. Xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Phối hợp giữa nhà trường và Đoàn TN để xây dựng tập thể học sinh. Mỗi lớp, mỗi chi đoàn phải là tập thể đoàn kết, có tính giáo dục tốt, là môi trường để đoàn viên, thanh niên phấn đấu và rèn luyện. - Đoàn trường phải triển khai, tổ chức, chỉ đạo tốt về công tác thi đua khối học sinh. Kích thích tạo động lực để học sinh phấn đấu theo các chủ đề “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”, phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, “năm thanh niên 2011” - Tổ chức tốt các hoạt động TDTT, các trò chơi dân gian, định huớng nghề - Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức trong khối đoàn viên, thanh niên và việc phòng chống các tệ nạn xã hội. * Chỉ tiêu: Đoàn trường là cơ sở Đoàn vững mạnh. g. Xây dựng và củng cố Hội cha mẹ học sinh. Hội cha mẹ học sinh được xác định là một tổ chức xã hội và là thành viên của Hội đồng giáo dục nhà trường. - Tham gia tích cực vào các hoạt động quản lí học sinh. - Tham mưu cho nhà trường công tác xã hội hoá giáo dục: xây dựng trường, xây dựng cơ sở vật chất, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho học sinh và giáo viên. h. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các Ban, ngành trong huyện và tỉnh. - Cấp xã: Phối hợp để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá trong khu vực, công tác bảo vệ an ninh, phòng chống các tệ nạn xã hội - Cấp huyện: Phối hợp làm tốt viẹc quản lí nhà nước của huyện, quản lí về công tác Đoàn thanh niên. Thực hiện chức năng và nhiệm vụ của trường đối với huyệ, công tác bảo hiểm xã hội, An ninh quốc phòng. Đặc biệt là công tác xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. - Cấp tỉnh: Chịu sự quản lí toàn diện của Sở GD-ĐT (cả về tổ chức và chuyên môn), quản lí về tài chính của Sở Tài chính. 2. Củng cố và làm chuyển biến chất lượng giáo dục toàn diện. a. Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức trong nhà trường. + Đối với giáo viên: - Thầy giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, có lối sống lành mạnh, tiết kiệm, chí công vô tư. - Có tư tưởng chính trị vững vàng, thực hiện tốt nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. + Đối với học sinh: - Yêu cầu: tích cực học tập, rèn luyện, chăm ngoan, có lí tưởng, không gian lận trong học tập. - Biết tôn trọng, kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và mọi người. - Biết chú trọng tự rèn luyện về thể chất, văn nghệ, kĩ năng giao tiếp để phục vụ tốt cho cuộc sống lao động. * Biện pháp chung: Nhà trường phối hợp với các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh tuyên truyền vận động và hướng dẫn cho giáo viên và học sinh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát có hiệu quả. Chỉ tiêu hạnh kiểm: Khá tốt: 65%; Tb: 22% b. Giáo dục văn hoá và khoa học kĩ thuật. + Đối với giáo viên: - Tự rèn luyện để nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Yêu cầu đối với người thầy phải có chuyên môn vững vàng, có nghiệp vụ sư phạm tốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Thường xuyên cập nhật nội dung kiến thức mới đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của người học và sự phát triển, tiến bộ của khoa học kĩ thuật. + Đối với học sinh: Tự lựa chọn cho mình một phương pháp học tập làm sao tiếp nhận được lượng kiến thức của các môn học, có thể tăng cường môn học mũi nhọn phù hợp với năng khiếu và nhu cầu học tập. + Đối với nhà trường: Xây dựng được chỉ tiêu, những yêu cầu về chất lượng và năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên. Lựa chọn được hình thức bồi dưỡng giáo viên, dần dần nâng chuẩn đào tạo đối với giáo viên, xây dựng được chế độ và mức khen thưởng đối với giáo viên. Xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng đối với học sinh giỏi, phù đạo đối với học sinh yếu kém. Chống bỏ giờ đối với giáo viên và học sinh, chống các biểu hiện tiêu cực trong dạy, học và thi cử. Chỉ tiêu về học lực: Khá, giỏi: 12% Tb: 55% Lên lớp:85 - 95% Đỗ tốt nghiệp: 70% trở lên Hiệu quả đào tạo: 90% c. Giáo dục về lao động sản xuất, khoa học kĩ thuật, hướng nghiệp dạy nghề. - Thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu ngành nghề thi cử của Bộ và nhà nước. Chú trọng tới các ngành nghề của địa phương: trồng trọt, vấn đề cây và con, thuỷ điện, xây dựng và dịch vụ Sẵn sàng đón nhận những ngành nghề mới do phát triển xã hội tạo ra. - Phối hợp với các cơ sở sản xuất và các trường bạn để hướng nghiệp cho học sinh. d. Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp: - Các tổ chuyên môn tổ chức ngoại khoá theo chuyên đề. - Giáo dục môi trường: chống ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, các qui định về an toàn giao thông - Thực hiện chương trình giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên. - Giáo dục phòng chống ma tuý, HIV/AIDS e. Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng. - Thực chất của giáo dục thể chất nhằm tăng cường sức khoẻ cho cá nhân và cộng đồng. - Giáo dục thể chất bao gồm cả về văn hoá thể chất và thẩm mĩ con người. Mục đích là làm đẹp cho xã hội. Giáo viên và học sinh phải nắm được những nét cơ bản về học vấn thể chất: những kĩ thuật, biện pháp để đạt được mục đích cao nhất. - Giáo dục quốc phòng - an ninh: là môn học giúp học sinh phát triển nhân cách một cách toàn diện. Học sinh phải có sức khoẻ, có kĩ thuật, chiến thuật quân sự, sẵn sàng tham gia bảo vệ tổ quốc. 3. Xây dựng cơ sở vật chất, thư viện, sách giáo khoa và cơ sở vật chất khác phục vụ giáo dục. - Tham mưu cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện xây dựng kiên cố hoá trường lớp học, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. - Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy, hoạt động chung của nhà trường. II. Biện pháp quản lí của nhà trường và hiệu trưởng. 1. Lịch hoạt động chung. - Tổ chức họp hội đồng thường kì đúng lịch trong tháng. - Tổ chuyên môn: 2 lần/tháng - Các tổ chức, đoàn thể tổ chức họp triển khai đánh giá các hoạt động. - Bộ phận chuyên môn và lao động có kế hoạch cụ thể. 2. Quản lí của Hiệu trưởng. - Hình thức quản lí: quản lí trực tiếp và quản lí trực tuyến tham mưu (chỉ đạo) - Biện pháp quản lí: + Xây dựng kế hoạch + Tổ chức thực hiện + Chỉ đạo, giám sát, tác động + Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm IV. Đăng kí thi đua. 1. Cấp trường: Trường tiên tiến xuất sắc, được UBND tỉnh tặng bằng khen. 2. Cấp tổ: 02 tập thể lao động xuất sắc 3. Cá nhân: Chiến sĩ thi đua: - Cấp tỉnh: 2 - Cấp cơ sở: 09 - Lao động tiên tiến: 30 . KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 - 2011 Thực hiện kế hoạch năm học 2010 - 2011, chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 05.10.2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về nhiệm vụ năm học 2010. dựng tổ chức Công đoàn với nhiệm vụ phối hợp với nhà trường làm tốt các nhiệm vụ sau đây: - Thúc đẩy quyền tham gia ý kiến của Công đoàn với nhà trường như: xây dựng kế hoạch năm học, là thành viên. chất khác phục vụ giáo dục. - Tham mưu cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện xây dựng kiên cố hoá trường lớp học, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. - Xây dựng kế hoạch mua sắm trang