1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn kỹ thuật môi trường Đánh giá hiện trạng và tình hình quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội

83 805 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Đáy 37 Bảng 4.2:Kết quả phân tích mẫu nước mặt lưu vực sông Nhuệ - Đáy tháng 8/2008 40 Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu nước mặt lưu vực sông Nhuệ - Đáy tháng 12/2008 .42 Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu nước mặt lưu vực sông Nhuệ - Đáy tháng 9/2009 44 Bảng 4.5:Kết quả phân tích mẫu nước mặt lưu vực sông Nhuệ - Đáy tháng 11/2009 … 42 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Bản đồ phân đoạn ô nhiễm nước mặt lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy 38 Hình 4.2: Diễn biến BOD5 trên sông Nhuệ (từ Cống Liên Mạc đến Cống Thần) năm 2008 43 Hình 4.3: Diễn biến COD trên sông Nhuệ (từ Cống Liên Mạc đến Cống Thần) năm 2008 43 Hình 4.8: Nước thải từ quy trình chế biến dong riềng được xả ra các cống rãnh lộ thiên trong làng nghề Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai rồi chảy ra kênh T2 với màu nước đen kịt………………………………………………………… 50 Hình 4.9: Đường ống dẫn nước thải đen ngòm của cơ sở sản xuất bột giấy chạy ngầm, xuyên qua thân đê xả nước thẳng ra sông Nhuệ, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội 51 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT : Bảo vệ môi trường CCN : Cụm công nghiệp KCN : Khu công nghiệp LVS : Lưu vực sông QLLVS : Quản lý lưu vực sông QLTHLV : Quản lý tổng hợp lưu vực QLTHLVS : Quản lý tổng hợp lưu vực sông QLTNN : Quản lý Tài nguyên nước QLTHTNN: Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TNN : Tài nguyên nước TNMT : Tài nguyên và Môi trường UBND : Ủy ban nhân dân TW : Trung ương TCLVS : Tổ chức lưu vực sông PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người và toàn bộ sinh vật trên Trái đất. Nước tham gia vào các hoạt động sống cũng như hoạt động sản xuất của con người. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa làm tăng nhu cầu sử dụng nước và xả thải ra môi trường một lượng chất thải rất lớn. Hơn nữa, sự bùng nổ dân số khiến cho nhu cầu về nguồn nước ngày càng cao, con người càng phải khai thác triệt để nguồn nước nhằm phục vụ hoạt động sống của mình. Sự khai thác tràn lan và xả ra môi trường lượng chất thải chưa qua xử lý đã dẫn đến tình trạng khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước. Ở nước ta, các lưu vực sông lớn như: lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Nhuệ - Đáy, lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các lưu vực sông đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về chất lượng cũng như trữ lượng, nhiều con sông có nguy cơ trở thành sông chết. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam; có vị trí địa lý đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng. Lưu vực có diện tích tự nhiên 7.665 km 2 ; tổng lượng nước hàng năm khoảng 28,8 tỷ m 3 ; chảy qua 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, với dân số khoảng 10,77 triệu người. Tuy nhiên, lưu vực sông này hiện đang là một trong ba điểm nóng về Tài nguyên nước ở nước ta. Nguồn nước của hai con sông này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị, làng nghề, công nghiệp, dịch vụ; đặc biệt nước thải công nghiệp và sinh hoạt, y tế không qua xử lý đổ trực tiếp ra sông. Hiện trạng môi trường nước của lưu vực sông Nhuệ - Đáy vẫn đang diễn biến phức tạp, ngày càng xấu đi. Ngày 29/04/2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg : “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020” với vốn đầu tư trên 3.000 tỉ đồng. Mục tiêu là xử lý ô nhiễm, khôi phục lại hiện trạng môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp vốn có của lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Bộ Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với lãnh đạo 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình cùng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ ngành liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Đề án. Xuất phát từ yêu cầu khách quan và tình hình thực tế của lưu vực sông Nhuệ - Đáy, được sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Giang và sự giúp đỡ của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hà Nội, chúng tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiện trạng và tình hình quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội ” 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 1.2.1. Mục đích - Đánh giá hiện trạng và tình hình quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. 1.2.2. Yêu cầu - Các số liệu thu thập được phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy. - Chỉ ra được những điểm nổi bật trong hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. - Chỉ ra được những mặt hạn chế và tích cực của công tác quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. - Đưa ra được các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với địa bàn nghiên cứu. PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Lưu vực  Lưu vực là một đơn vị diện tích mặt đất, trong đó quá trình tích luỹ và vận chuyển của nước diễn ra tương đối độc lập với các diện tích xung quanh.  Lưu vực là phần lớn diện tích bề mặt trong tự nhiên mà mọi lượng nước mưa khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thoát ra một cửa duy nhất.  Lưu vực này phân cách với các lưu vực khác xung quanh bằng những dông núi, đồi, gò liên tiếp bao quanh nó. 2.1.2. Lưu vực sông Theo Điều 3 - Luật Tài nguyên nước: "Lưu vực sông là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông”. [7] Lưu vực sông là những lưu vực có diện tích trên 1000 km 2 ; ranh giới địa hình bao gồm 1 vùng đất có thể 2 hoặc 3 tỉnh và 2 hoặc nhiều vùng; quản lý lưu vực trong 1 vùng hoặc nhiều vùng. 2.1.3. Tài nguyên nước Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển. Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa). Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thủy vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. [14] 2.1.4. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM, integrated water resources management) Khái niệm “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước” xuất hiện vào những năm đầu thập niên 90 song song với các khái niệm về “Phát triển bền vững”, “Quản lý Tài nguyên và Môi trường”, “Môi trường và phát triển bền vững”, “Giám sát môi trường”, … Tổ chức Hợp tác về Nguồn nước toàn cầu (GWP) định nghĩa về IWRM như sau: “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) là một quá trình xúc tiến việc phối hợp quản lý và phát triển các nguồn nước, đất đai và các nguồn lực liên quan nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội một cách cân bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ thống sinh thái trọng yếu” (GWP, 2000). [11] 2.1.5. Quản lý lưu vực sông Khái niệm quản lý lưu vực sông hiện đại đã vượt ra ngoài khái niệm quản lý đất và nước truyền thống và nó “bao gồm những phần cơ bản của quy hoạch sử dụng đất, chính sách nông nghiệp và quản lý xói mòn, quản lý môi trường và các chính sách khác; tất cả những hoạt động của con người sử dụng nước hoặc gây ảnh hưởng đến các hệ thống nước ngọt. Quản lý lưu vực sông là quản lý các hệ thống nước trong đó coi tài nguyên nước là một phần của môi trường tự nhiên trong mối liên hệ khăng khít với môi trường kinh tế - xã hội”. [12] 2.2. Hiện trạng một số lưu vực sông trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Hiện trạng một số lưu vực sông trên thế giới a, Sông Hằng (ở Ấn Độ) Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510km bắt nguồn từ dãy Hymalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal; rộng 907.000km2, một trong những khu vực phì nhiêu và có mật độ dân cao nhất thế giới; được người Hindu rất coi trọng và sùng kính, là trung tâm của những truyền thống xã hội và tôn giáo của đất nước Ấn Độ. Lưu vực sông Hằng gần như tạo ra một vùng đất liền thứ ba của Ấn Độ và là một trong 12 vùng dân cư trên thế giới phụ thuộc vào con sông. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 140 loài cá, 90 loài động vật lưỡng cư và loài cá heo sông Hằng. Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên thế giới vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền công nghiệp hóa chất, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý; phong tục hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi sông, rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu lò đốt. Chất lượng nước đang trở nên xấu đi nghiêm trọng. Cùng với sự mất đi khoảng 30-40% lượng nước do những đập nước đang làm cho sông Hằng trở nên khô cạn và có nguy cơ biến mất. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các kim loại độc trong nước sông khá cao như Hg (nồng độ từ 65-520ppb), Pb (10-800ppm), Cr (10-200ppm) và Ni (10-130ppm). Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch cải tạo và bảo vệ con sông này.[17] b, Sông Mississipi (ở Mỹ) Sông Mississipi, con sông dài thứ 2 ở Mỹ, với 3.782km, bắt nguồn từ hồ Itasca, chảy qua hai bang Minnesota và Louisiana. Mực nước sông Mississippi giảm tới 22% trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2004. Sự sụt giảm này liên quan tới tình trạng biến đổi khí hậu và gây ảnh hưởng lớn đối với hàng trăm triệu người trên thế giới. Theo Quỹ bảo vệ thiên nhiên toàn cầu (WWF), con sông này đang trở nên cạn kiệt, khô cằn, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người và phá hủy sự sống ở những vùng lưu vực con sông. Nếu con sông này “chết” thì hàng triệu người sẽ mất đi những nguồn sống của họ, sự đa dạng sinh học bị phá hủy trên diện rộng, nước ngọt sẽ thiếu trầm trọng và đe dọa tới an ninh lương thực. Nhận thức được tầm quan trọng của con sông này, nước Mỹ đã tiến hành xây hàng nghìn con đập và đê dọc theo chiều dài của dòng sông trong suốt thế kỷ trước để hỗ trợ giao thông thủy và kiểm soát lũ lụt. [17] c, Sông Hoàng Hà (ở Trung Quốc) Sông Hoàng Hà là con sông dài thứ 2 ở Trung Quốc, có vai trò rất quan trọng đối với người dân nước này. Đây chính là nguồn cung cấp nước lớn nhất cho hàng triệu người dân ở phía Bắc Trung Quốc nhưng hiện giờ đã bị ô nhiễm nặng nề bởi sự cố tràn dầu và các chất thải công nghiệp. Một đường ống dẫn dầu bị vỡ của Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc với hơn 1.500 lít dầu đã tràn vào đất canh tác và một phụ lưu của sông Hoàng Hà. [17] d, Sông Tùng Hoa (ở Trung Quốc) Sông Tùng Hoa có chiều dài gần 2.000km, chảy qua thành phố lớn Cáp Nhĩ Tân với gần 4 triệu dân và hơn 30 thành phố khác, nối tiếp với các vùng thôn quê mà đa số cư dân sống nhờ vào nguồn nước của con sông này. Sông Tùng Hoa đã bị ô nhiễm nặng nề bởi một sự cố bất thường liên quan đến các nhà máy hóa chất dầu hỏa lớn trong tỉnh Cát Lâm phía Bắc Trung Quốc đã bất ngờ bị nổ và hậu quả là hơn 100 tấn benzene và những chất độc khác từ nhà máy đã đổ xuống sông. Benzene và nitrobenzene là chất gây ung thư ngay cả với liều lượng nhỏ. Khối chất độc ấy sẽ tiếp tục trôi xuống hạn nguồn, đổ vào con sông lớn Hắc Long Giang. [17] e, Sông Sarno (ở Italy) Sông Sarno, Italy, chảy qua Pompeii tới phía Nam của vịnh Naples. Con sông này nổi tiếng bởi mức độ ô nhiễm nhất châu Âu với rất nhiều rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Sông Sarno đã không chỉ làm ô nhiễm tại những nơi nó chảy qua mà còn làm ô nhiễm vùng biển mà nó đổ vào gần khu vực vịnh Naples. [17] f, Sông King (ở Australia) Sông King nằm ở Tây Australia. Sông này có độ phèn rất cao do chịu tác động của hơn 1,5 triệu tấn rác thải sunfit từ hoạt động khai khoáng được đổ xuống mỗi năm. Lượng rác thải hiện là hơn 100 triệu tấn, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho con sông này. [17] 2.2.2. Hiện trạng một số lưu vực sông ở Việt Nam [...]... nhiễm môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải làng nghề, nước thải y tế 3.2.3 Tình hình quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội - Tình hình quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy trước khi có “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020” - Đề... kinh tế - xã hội - Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lí, địa hình, địa mạo, thủy văn, khí hậu, … - Điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, đô thị hóa, tình hình phát triển kinh tế xã hội 3.2.2 Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua Hà Nội - Tài nguyên nước mặt trên toàn lưu vực sông Đáy - Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội - Nguồn... vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020: căn cứ pháp lý, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, … - Tình hình Triển khai thực hiện "Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010”: kết quả đạt được; khó khăn, vướng mắc, 3.2.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý môi trường nước lưu vực sông. .. tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nội, đặc biệt là úng, lụt ở vùng trũng Nam Định, Ninh Bình gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng - Sông Nhuệ: Sông Nhuệ dài 74 km, lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới cho hệ thống thủy nông Đan Hoài Sông Nhuệ còn tiêu nước cho thành phố Hà Nội, quận Hà Đông và chảy vào sông Đáy tại thị xã Phủ Lý Sông Nhuệ có diện tích lưu vực. .. khác trên lưu vực sông, đặc biệt là nhiệm vụ quản lý nước của hệ thống quản lý nước hiện hành của các tỉnh trên lưu vực TCLVS cần có cơ chế phù hợp để có thể phối hợp hoạt động với các cơ quan và tổ chức khác trong quản lý sử dụng nước, nhất là với hệ thống quản lý theo địa giới hành chính hiện hành TCLVS phải là một diễn đàn mở rộng cho tất cả các thành phần liên quan đến quản lý nước và môi trường tham... thông qua vai trò và vị trí của các thành viên đại diện của tỉnh, Bộ và ngành tham gia trong Hội đồng đại diện của TCLVS để thực hiện các quyết định điều phối và quản lý [13] PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy - Phạm vi nghiên cứu: đoạn sông Nhuệ, sông Đáy chảy qua địa phận Hà Nội 3.2 Nội. .. tích lưu vực Nước sông Tô Lịch thường xuyên xả vào sông Nhuệ với lưu lượng trung bình từ 11 - 17 m3/s, lưu lượng cực đại đạt 30 m3/s - Những con sông thoát nước chính của Hà Nội: + Sông Tô Lịch: dài 14,6 km, rộngtrung bình 40 - 45 m, sâu 3 - 4 m, bắt đầu từ cống Bưởi chảy qua địa phận Từ Liêm, Thanh Trì qua đập Thanh Liệt và đổ vào sông Nhuệ Đoạn cuối sông Tô Lịch tiếp nhận nước của sông Lừ, sông Kim... Mạc b, Đặc điểm thủy văn b1, Mạng lưới sông ngòi trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy trên địa phận Hà Nội - Sông Đáy: Sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn đầu tiên ở hữu ngạn sông Hồng, dài 237 km, bắt đầu từ cửa Hát Môn chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và đổ ra biển tại cửa Đáy Nhưng đến năm 1937, sau khi xây dựng xong đập Đáy nước sông Hồng không thường xuyên vào sông Đáy qua cửa đập Đáy trừ những năm phân... vai trò vận hành hoặc quản lý hàng ngày Thí dụ về hình thức này như Hội đồng lưu vực sông Lerma– Chapala được thành lập năm 1993 của Mexico,… Về chức năng và nhiệm vụ: Quản lý nước theo lưu vực sông có sự khác biệt so với quản lý nước theo địa giới hành chính của các tỉnh ở chỗ phạm vi xem xét và giải quyết của quản lý nước ở đây là trên toàn bộ lưu vực sông, trong đó chức năng của quản lý nước có thể... số 39/200/QĐ/BNN-TCCB) thành lập 3 ban quản lý quy hoạch lưu vực sông: sông Hồng - Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long Chức năng của Ban quản lý quy hoạch các lưu vực sông nói trên chủ yếu là lập và theo dõi việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông, phối hợp với hệ thống hành chính trong điều tra cơ bản, kiểm kê đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Hiện đang có một dự án trợ giúp kỹ thuật để xem xét . lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội ” 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 1.2.1. Mục đích - Đánh giá hiện trạng và tình hình quản lý môi trường nước lưu vực. vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. 1.2.2 cầu - Các số liệu thu thập được phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy. - Chỉ ra được những điểm nổi bật trong hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. -

Ngày đăng: 13/05/2015, 10:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020
15. Quản lý Tài nguyên nước của cộng hòa Pháp, Thạc sỹ Lê Văn Hợp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, http://www.wrd.gov.vn/Noi-dung/Quan-ly-tai-nguyen-nuoc-cua-Cong-Hoa-Phap/29744.news Link
18. Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội năm 2010 , http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=383&idmid=2&ItemID=10849 Link
1. Báo cáo môi trường Quốc gia 2006: Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai Khác
2. Báo cáo Tình hình triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2010 và các giải pháp thực hiện đề án giai đoạn 2011-2015 Khác
3. Báo cáo Tình hình triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010 Khác
4. Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 Khác
5. Đề án Quản lý bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ (9/2009) Khác
6. Hội nghị Triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy Khác
9. Quyết định số 1404/QĐ-TTg về việc thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy Khác
10. Quyết định Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy (Ban hành kèm theo Quyết định số 1698/QĐ-BTNMT, ngày 16 tháng 09 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Khác
11. GS.TS. Ngô Đình Tuấn, Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước, NXB Hà Nội, 2000 Khác
12. Quản lý tổng hợp lưu vực sông trên thế giới và những vấn đề cần nghiên cứu khi đề xuất mô hình quản lý lưu vực sông ở Việt Nam, TS. Lê Trung Tuân, Viện khoa học Thủy lợi, NN&PTNN kỳ 2 - tháng 3/2005 Khác
13. Một số vấn đề về thực hiện Quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông ở nước ta hiện nay, PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng, trường Đại học Thủy lợi, NN&PTNN 12/2004 Khác
14. Sổ tay phổ biến kiến thức Tài nguyên nước Việt Nam, Ủy ban quốc gia về Chương trình Thủy văn Quốc tế (VNC-IHP) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w