Tiểu luận an toàn lao động và sk nghề nghiệp Bệnh bụi phổi silic

13 816 1
Tiểu luận an toàn lao động và sk nghề nghiệp Bệnh bụi phổi silic

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP ĐỀ TÀI: BỆNH BỤI PHỔI SILIC NHÓM SVTH : MAI THỊ HIỀN NGUYỄN ĐỨC LONG HOÀNG KIM TÙNG MAI THÁI SƠN LỚP : KTMT- K52 HÀ NỘI THÁNG 3/2011 MỞ ĐẦU Đề cương Mở đầu Chương 1. Giới thiệu về bệnh bụi phổi silic Vài dòng giới thiệu về bụi trong sản xuất và tác hại/ các bệnh do bụi gây ra=> trong số đó bụi phổi silic là nguy hiểm nhất 1. 1. Những ngành nghề có thể mắc bệnh bụi phổi silic 1. 2. Cơ chế sinh bệnh bụi phổi silic 1. 3. Triệu chứng bệnh lý và các biến chứng của bệnh bụi phổi silic 1. 4. Điều trị bệnh bụi phổi silic Chương 2. Thực trạng bệnh bụi phổi silic ở Việt Nam • Tiêu chuẩn về bụi trong sản xuất • Số công nhân mắc bệnh bụi phổi silic • Chế độ bảo hiểm y tế • Mục tiêu quốc gia về phòng chống bệnh bụi phổi silic • Những khó khăn trong công tác phòng chống bệnh bụi phổi silic • … Chương 3. Các giải pháp phòng chống bệnh bụi phổi silic Kết luận Danh mục Tài liệu tham khảo Chương 2. Thực trạng bệnh bụi phổi silic ở Việt Nam [1] Mohammed Azman Bin Aziz Mohammed (Medical & Rehabililation Division Social Security Organization Malaysia). Occupational diseases in Asian Countries. World Social Security Forum, 29 th ISSA General Assembly. Moscow, 10 – 15 September 2007. Download: http://www-ssw.issa.int/wssf07/documents/ppt/2presentationAzman- ATMP.pdf Các thông tin mở đầu về bệnh nghề nghiệp: Về bệnh bụi phổi silic: Ở Việt Nam, bệnh bụi phổi silic được chính thức công nhận là một bệnh nghề nghiệp được bồi thường từ năm 1976. Từ đó đến nay tỷ lệ bệnh bụi phổi silic được bồi thường luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh mục 21 bệnh nghề nghiệp được bồi thường do Bộ Y tế ban hành. Tỷ lệ này được theo dõi qua các thời kỳ khác nhau, cao nhất là 95,5% ở thời kỳ 1976 – 1980, thấp nhất là 62,2% ở thời kỳ 2001 – 2003 (hình 2. 1) [2]. Hình 2. 1. Số ca bệnh bụi phổi silic theo các thời kỳ khác nhau Số ca bệnh bụi phổi silic được phát hiện trong giai đoạn 1991 – 2003 được diễn tả trong hình 2. 2 [2]. Riêng trong năm 2009 có 26.709 trường hợp bệnh nghề nghiệp được phát hiện thì bệnh bụi phổi silic chiếm tới 75% hơn hẳn so với vị trí thứ hai là bệnh điếc nghề nghiệp chiếm 15,3% [i]. Hình 2. 2. Số ca bệnh bụi phổi silic được phát hiện giai đoạn 1991 - 2003 Nghiên cứu rủi ro mắc bệnh bụi phổi silic ở Việt Nam giai đoạn 1999 – 2003 theo một số ngành cho thấy số công nhân phơi nhiễm bụi silic cao nhất 38,7% ở ngành khai thác mỏ và khai thác đá , 30,3% ở ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thấp nhất 3,7% ở ngành sản xuất gốm sứ (bảng 2. 1) [2]. Bảng 2. 1. Tỷ lệ công nhân (%) phơi nhiễm bụi silic ở một số ngành Khai thác mỏ và Khai thác đá 38,7 Xản xuất vật liệu xây dựng 30,3 Đúc, Luyện kim và Cơ khí 15,8 Giao thông và Đóng tàu 9,6 Sản xuất gốm sứ 3,7 Các ngành khác 4,3 Tỷ lệ ca bệnh bụi phổi silic theo một số ngành cũng trong giai đoạn 1999 – 2003 được cho trong bảng 2. 3 [2]. Bảng 2. 2. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic theo một số ngành Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic Ngành đóng tàu 16,8% Đúc và Cơ khí 13,7% Khai thác than 8,9% Sản xuất vật liệu xây dựng 7,0% Theo một số cuộc khảo sát về bệnh bụi phổi silic ở các tỉnh thành đều chỉ ra ở Quảng Ninh công nhân có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic cao nhất. Ước tính khoảng 50.200 – 70.960 công nhân ở Quảng Ninh có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic trong giai đoạn 1999 – 2003 [3]. Thực tế Quảng Ninh có rất nhiều mỏ than mà phần lớn có thể khai thác lộ thiên và công nghiệp khai thác than ở đây diễn ra rất sôi động. Danh sách các tỉnh thành có nguy cơ cao về bệnh bụi phổi silic ngoài Quảng Ninh còn có Thái Nguyên, Hà Nội, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu [5] Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic có mối liên quan chặt chẽ với nồng độ bụi hô hấp, hàm lượng silic tự do chứa trong bụi hô hấp và tình trạng sử dụng phương tiện bảo hộ lao động và thời gian phơi nhiễm(bảng 2. 2) [i,2] Bảng 2. 2. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic Nồng độ bụi hô hấp: - 2 – 4 mg/m 3 34,2% - >4 mg/m 3 46,6% Hàm lượng silic tự do trong bụi hô hấp: - >20% 54,3% - <5% 1,5% Nơi không có phương tiện bảo hộ lao động tập thể nguy cơ cao gấp 1,98 lần nơi có phương tiện bảo hộ lao động tập thể Người lao động không thường xuyên sử dụng khẩu trang có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic cao 2,47 lần người lao động thường xuyên sử dụng khẩu trang Thời gian phơi nhiễm - <10 năm 16,4% - 11 – 15 năm 15,1% - 16 – 20 năm 16,2% - 21 – 25 năm 25,5% - >25 năm 13,9% Tuy nhiên thực tế điều kiện lao động của công nhân trong rất nhiều nhà máy, công trường không đạt các yêu cầu được quy định. Kết quả quan trắc môi trường làm việc ở 118 nhà máy, công trường giai đoạn 1999 – 2003 cho thấy: 51,2% số mẫu vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 70% số mẫu bụi vượt quá tiêu chuẩn bụi cho phép, hàm lượng silic tự do trong bụi dao động trong khỏang rộng 1,6 – 80% (bảng 2. 3)[2]. Hàm lượng silic tự do cao được tìm thấy ở những mẫu trong các xưởng đóng tàu ở thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và các khu khai thác đá ở miền Trung như Đà Nẵng, Khánh Hòa. Bảng 2. 3. Kết quả quan trắc môi trường làm việc 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số Số địa điểm khảo sát 5 6 44 35 28 118 Tổng số mẫu 695 484 1.522 762 712 4.175 Tỷ lệ mẫu vợt quá tiêu chuẩn vệ sinh lao động 42,4 % 56,8% 55,3% 49,9% 48,7% 51,2% Số mẫu bụi 189 196 518 197 209 1.309 Tỷ lệ mẫu bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép 72,6 % 78,6 % 66,8 % 55,3 % 78,9 % 69,6 % Số mẫu bụi phân tích hàm lượng silica tự do 95 43 238 65 57 498 Hàm lượng silica tự do 6,0- 9,2% 3-84% 1,8-54,4% 1,6-54,2% 3,1-49,15 1,6-84% Một mặt khác, nói chung hiện tại việc khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và thực hiện các phúc lợi cho công nhân bị mắc bệnh nghề nghiệp được triển khai chưa tốt. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2008 mới có 26 tỉnh thành/ ngành (tiêu biểu như thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Cục Quân y, Tổng công ty Than) tiến hành khám 12 loại bệnh nghề nghiệp cho 1.131 cơ sở sản xuất có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp. Tổng số công nhân được khám là 103.859 (tăng 1,8 lần so với năm 2007), trong đó có 1.037 công nhân được chẩn đoán nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp chiêm tỷ lệ 1%. Số công nhân được giám định bệnh nghề nghiệp là 617 trường hợp chiếm tỷ lệ 39,47% (giảm 594 trường hợp so với năm 2007), trong đó có 134 trường hợp được hưởng trợ cấp 1 lần và 164 trường hợp được cấp sổ. Nói riêng về bệnh bụi phổi silic có 23.344 công nhân được khám, 428 trường hợp chẩn đoán nghi ngờ và được giám định, 97 trường hợp được hưởng trợ cấp 1 lần và 39 trường hợp được cấp sổ [6]. [2]. Nguyen Thi Hong Tu, Tran Thi Ngoc Lan, Tran An Thanh. Results of five years implementation of the National Programme for Elimination of Silicosis in Vietnam. Asian Pacific Newlett on Occup Health and Sefety 2005;12; 71-74. Download: http://www.ttl.fi/en/publications/electronic_journals/asian_pacific_newslett er/archives/Documents/asian_pacific_newsletter3_2005.pdf [3]. Tran Ngoc Lan, Phan Hong Son, Le Van Trung, Nguyen Thi Hong Tu, Matthew Keifer, Scott Barnhart. Distribution of silica-exposed Workers by Province and Industry in Vietnam. Int J Occup Environ Health 2003;9: 128- 133. Download: http://www.bvsde.paho.org/bvsacd/ijoeh/09-02-04.pdf Các giải pháp phòng tránh (có các biểu đồ chỉ ra hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật): [4]. WHO. The Global Occupational Health Network Newsletter, ISSUE No. 12 – 2007. Download: http://www.who.int/occupational_health/publications/newsletter/gohnet12e. pdf NỘI DUNG I. Tổng quan về bệnh bụi phổi silic Bệnh bụi phổi silic, một bệnh nghề nghiệp rất lâu đời, vẫn còn có sức tàn phá hết sức ghê gớm: hàng năm trên toàn thế giới có hàng ngàn người tử vong vì bệnh này. Bệnh bụi phổi silic( Silicose) đã được biết đến từ lâu vào năm 400-300 trước công nguyên, Hypocrates đã quan sát thấy những người thợ mỏ thường chết sớm bởi những cơn khó thở, lúc đó ông gọi là “ cơn khó thở của những người thợ mỏ”. Ngày nay ta biết nó là bệnh bụi phổi silic, một bệnh nghề nghiệp quan trọng nhất trong các bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Đây là trạng thái bệnh lý do hít phải bụi có chứa nhiều bioxit silic tự do( SiO2). Đặc trưng của bệnh là sự xơ hóa lan tràn tổ chức phổi và những hạt xơ kích thước khác nhau ở hai phổi. Về lâm sàng có nhiều triệu chứng như: đau tức ngực, ho và khó thở. Các xét nghiệm lâm sàng có thể thấy rõ những tổn thương( X-quang) đặc biệt suy giảm chức năng hô hấp, trao đổi khí ở phổi và tế bào bị ảnh hưởng. Trước kia bệnh này còn khó phát hiện, dễ lầm với nhiều bệnh, trong đó có viêm phế quản và bệnh lao phổi. Những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ về X- quang cùng với các kĩ thuật cận lâm sàng khác và sự phát hiện ngày càng có hệ thống đã cho phép chuẩn đoán bệnh bụi phổi silic một cách dễ dàng hơn. Bệnh bụi phổi silic phát triển mạnh và đang là một gánh nặng cho xã hội làm nhiều thầy thuốc phải quan tâm nghiên cứu vì đây là một bệnh nặng, hoàn toàn do nghề nghiệp và là bệnh phổ biến trên toàn thế giới hiện nay. Mỗi năm ở châu âu người ta phát hiện được hàng nghìn trường hợp bệnh bụi phổi silic mới. Ví dụ: Ở Pháp từ năm 1964 đến năm 1968 chỉ riêng ngành mỏ đã có 26.905 trường hợp mắc bệnh bụi phổi silic được trợ cấp( trung bình hơn 5000 trường hợp trong một năm. Nhật Bản có 8.613 người mắc, ở Anh có 1.938 người một năm. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ hơn 20% số người được khám trong đối tượng có nguy cơ bị bệnh( ILO). Ở nước ta trong vòng 20 năm trở lại đây các thầy thuốc đã tìm hiểu về bệnh bụi phổi silic. Để đảm bảo sức khỏe và quyền lợi công dân, Nhà nước ta đã cho ban hành danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó có bệnh bụi phổi silic. Việc khám, phát hiện và điều trị bệnh vẫn chưa có tính chất hệ thống như hầu hết các bệnh nghề nghiệp khác, nhưng hàng năm một số trung tâm lớn của nước ta đã phát hiện và đưa ra giám định hàng nghìn trường hợp mắc bệnh này. Riêng vùng mỏ Quảng Ninh và khu vực Thái Nguyên mỗi năm cũng có 300 đến 500 trường hợp bệnh mới được phát hiện và được giám định khả năng lao động, con số này còn ít hơn nhiều so với thực tế, song đã chiếm hơn 80% các trường hợp được giám định bệnh nghề nghiệp mỗi năm Silic là một chất có trong thiên nhiên. Nó chiếm tới 28% trong lớp vỏ của trái đất dưới nhiều dạng khác nhau: thạch anh, đá hoa cương, đá cuội, đá đen, đất sét Chỉ có bioxitsilic ở thể tự do mới có khả năng gây ra bệnh silic Còn những chất silicát như các muối canxi, magie, nhôm và kali thì không thể gây nên bệnh silic được mà chỉ có thể gây ra các bệnh silicatose ít nguy hiểm. Bụi silic càng nhỏ càng nguy hiểm vì những hạt bụt nhỏ dưới 5 em có khả năng vào tận phế nang để gây bệnh. Tiêu chuẩn cho phép đối với bụi có chứa 10% SiO2 tự do là 2 mg/m3. Có nhiều ngành nghề trong quá trình sản xuất và thao tác công nhân thường xuyên tiếp xúc với bụi có tỷ lệ SiO2 tự do cao và bệnh bụi phổi silíc có khả năng xuất hiện. Người ta thường gặp bệnh silic (silicose) ở công nhân khai thác các mỏ như: mỏ than, mỏ sắt, mỏ ma ngan vì SiO2 tự do có nhiều trong các lớp đất đá. Trong xây dựng đường bộ và đường xe hoả bụi silíc cũng toả ra nhiều khi công nhân phá đá bằng mìn, đập đá, dào hầm thông trong núi đá. Ngành kỹ nghệ làm đồ sứ cũng có thể mắc bệnh silicose. Ở Thái Nguyên công nhân luyện kim có tỷ lệ mắc 10 - 15%, công nhân ngành than ở khu vực nội địa có tỷ lệ mắc từ 8 - 10% trong số người được khám hàng loạt, thậm chí có cơ sở sản xuất tỷ lệ mắc bệnh là 50% số người đến khám tại bệnh viện. Policard đã làm thực nghiệm cho động vật hít bụi có hàm lượng silic tự do cao tới 70 - 80% trong nhiều năm, ông nhận thấy chỉ loại bụi có nhiều silic tự do này mới có tính chất độc hại cao. Nó có thể gây những tổn thương nhu mô phổi theo nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình xơ hoá phổi. Bụi có mặt ở phế nang đã hấp dẫn sự tập trung đại thực bào tại đó gây ra viêm phế nang có tế bào đơn nhân. Chỉ có bụi silic mới có thể gây teo khô các phân tử thực bào và sau đó nó quy tụ lại tạo thành những “mảng bụi”. Những phần tử khoáng sản được cuốn theo dòng bạch huyết và đọng lại ở các vùng của phế trường bình thường của phổi gây xơ các vách ngăn liên thùy, những xơ bao xung quanh mạch máu và xung quanh phế quản cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một số phần tử tụ lại ở các khoảng xơ, những phần tử khác vẫn tiếp tục di chuyển theo đường bạch huyết và cuối cùng tới các hạch lympho của phổi và tới những hạch bạch huyết. Policard đã gây ra ở chuột lang những hạt xơ trong (nodules fibro - hyalins) giống như những hạt thấy trong bệnh silicose ở người. Những hạt này có thể xuất hiện ở nhiều chỗ khác ngoài phổi, ví dụ, ở gan, lách, tuỷ xương hoặc hạch lympho mà không thấy có một dấu hiệu nhiễm trùng nào kết hợp. Theo Irwin và King thì những kích thích, tự chúng chỉ gây ra được những tổn thương thoái hoá, không gây ra được những phản ứng xơ hoá. Sự kết hợp với các phần tử silic trong một thời gian ngắn sẽ gây ra bệnh silicose tiến triển nhanh. II. CƠ CHẾ BỆNH SINH Có rất nhiều giả thuyết về cơ chế bệnh sinh như: thuyết cơ giới, thuyết hoá học, thuyết dị ứng, thuyết vi trùng nhưng những giả thuyết này đều không đứng vững. Từ năm 1954 lý thuyết về miễn dịch học của Pernis và Vigliani đã thu hút được sự hưởng ứng. Điểm xuất phát của quá trình này là sự tan rã các đại thực bào ăn những bụi thạch anh do sự tự huỷ bởi men của tế bào (Harington và Aliison 1965). Các đại thực bào ở phổi đã ăn hạt bụi kiểu hoa hồng và giống như quá trình ẩm bào của amipe. Các đại thực bào phổi thường được bổ sung từ máu, các đại thực bào máu cũng nhanh chóng chuyển thành đại thực bào phổi. Về tốc độ thực bào, ăn bụi cũng ngày một tăng do sự mã hoá thông tin miễn dịch bởi AMP vòng (sự nhận biết thông tin). Quá trình này có thể mô tả theo sơ đồ sau: [...]... đôi khi có tiếng thổi hang BKdương tính, phải thử đờm nhiều lần Trên hình ảnh X quang thấy phổi mờ phần nhiều ở đỉnh, đôi khi có hang Nếu không rõ phải chụp cắt lớp Bệnh tiến triển nặng, tiên lượng rất xấu Bụi phổi tạo điều kiện cho bệnh lao phát sinh và phát triển (giống hiện tượng bội nhiễm) song bệnh lao cũng làm tăng quá trình xơ hoá nên các trường hợp lao, bụi phổi kết hợp (silico tuberculose) sẽ... mô phổi các dải xơ có thể chẹt vào cổ các mao mạch hoặc động mạch nhỏ của phổi Các nguyên nhân trên bắt tim phải hoạt động tăng lên dần dần dẫn đến tăng gánh hoặc suy thất phải 3.4 Lao phổi Bệnh lao phổi thường xảy ra ở giai đoạn cuối, thể trạng bệnh nhân suy sụp nhiều, gầy nhanh, nhiệt độ bất thường Bệnh nhân khạc nhổ nhiều, đôi khi dính máu, đôi khi có khái huyết Nghe thấy các ổ rales nổ ở đỉnh phổi, ... nơi phế nang bị giãn nặng gây ra khó thở, mà chính ra bệnh chưa nặng lắm Giãn phế nang ở xung quanh chỗ bị hoại tử thường là do sự tắc nghẽn từng phần của các tiểu phế quản hoặc là do tính đàn hồi khác nhau giữa nhu mô bình thường và những tổn thương xơ hoá của bệnh silicose Trong bệnh silicose nặng, đa số hoặc toàn bộ các thuỳ của phổi trở thành một khối cứng chắc và không đàn hồi Giãn phế nang ngày... trong bệnh bụi phổi silic là rất phố biến Nguyên nhân của hiện tượng này là do ứ đọng trong phế nang phổi xơ hoá tạo điềukiện cho vi sinh vật gây bệnh phát sinh, phát triển Tỷ lệ nhiễm trùng bội nhiễm gặp tới hơn 70% nên đôi khi người ta dùng cụm từ "Viêm xơ phế quản phổi" để chỉ tình trạng này Bội nhiễm cũng là nguy cơ làm tăng nhanh quá trình xơ hoá ở phổi và phế quản làm bệnh nặng lên 3.2 Giãn phế nang... xuất hiện một huỳnh quang mạnh Kết quả nghiên cứu giải phẫu, những tổn thương silic phổi cho thấy nó có đặc trưng có thể phân biệt rõ bệnh silicose với các thể khác của xơ hoá phổi có tính chất xơ kẽ và lan toả như bệnh asbestose Những hạt silic thường tập trung ở vùng chung quanh phế quản và mạch máu Hình dạng tổ chức học của silic thường gặp có hình tròn Ở trung tâm gồm có những bó xơ trong được sắp... phế nang là một biến chứng thường thấy nhất, hầu như bao giờ cũng có ở bệnh silicose giai đoạn nặng Ở Mỹ tỷ lệ giãn phế nang là 80% trong sẽ người mắc bệnh (Vallyathan.V, Green F.H.Y - 1997) Các thành phế nang bị xé hoá, phế nang kém đàn hồi lớp khí cặn tăng lên nhiều, dung tích sông giảm, lúc này bệnh nhân khó thở nhiều, gõ lồng ngực thấy tiếng kêu trong Chụp phim phổi thấy các rẻ xương sườn nằm ngang,... phổi thấy các rẻ xương sườn nằm ngang, các khoang liên sườn rộng ra, hình ảnh phổi rất sáng 3.3 Tâm phế mạn Tâm phế mạn thường xuất hiện ở giai đoạn muộn Bệnh nhân khó thở nhiều, khó thở cả khi bệnh nhân không hoạt động Rồi tim dần to ra, gan cũng to và đau Bệnh nhân chết rất nhanh trong một bệnh cảnh suy thất Phải Nguyên nhân của tình trạng này là do phổi xơ hoá, mất hoặc giảm tính đàn hồi, giảm áp... hồi Giãn phế nang ngày càng lan rộng đến những vùng phổi lành Như vậy là có sự bù trừ cần thiết đối với vùng phổi còn đàn hồi bị co giãn quá mức để bù vào vùng phổi bị xơ hoá hoặc xơ hoá khối III CÁC BIẾN CHỨNG Có rất nhiều biến chứng xảy ra, đặc biệt là hiện tượng bội nhiễm Ở giai đoạn nặng thường sinh ra những biến chứng nguy hiểm như giãn phế nang, tâm phế mạn, lao phổi và tràn khí phế mạc 3.1 Nhiễm... chung quanh được bao bọc bằng một quầng tế bào Thường có hai hay nhiều hạt dính vào nhau để tạo thành những khối tròn nhỏ có đường kính từ vài milimét trở lên Trong những trường hợp nặng hơn, có nhiều hạt kết hợp lại với nhau và được nằm trong những khối trong suốt lớn Bệnh silicose lúc đó đã là giai đoạn có biến chứng Phần nhu mô phổi nằm ở giữa những hạt chồng lên nhau hoặc là những khối silic thường... trưng cho bệnh silicose Những đại thực bào bị tổn thương hoặc bị tan rã giải phóng ra "một yếu tố xơ hoá" gây ra sự tăng sinh các xơ bào kèm theo sự tạo thành các keo xơ, đồng thời thấy xuất hiện những đại thực bào khác hoặc từ các bạch cầu đơn nhân của máu lưu động tới, hoặc từ các mô bào của tổ chức tới Dưới tác động của silic tuổi thọ của đại thực bào cũng giảm rất nhanh so với bình thường Sự tan rã . bụi phổi silic 1. 2. Cơ chế sinh bệnh bụi phổi silic 1. 3. Triệu chứng bệnh lý và các biến chứng của bệnh bụi phổi silic 1. 4. Điều trị bệnh bụi phổi silic Chương 2. Thực trạng bệnh bụi phổi silic. nay ta biết nó là bệnh bụi phổi silic, một bệnh nghề nghiệp quan trọng nhất trong các bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Đây là trạng thái bệnh lý do hít phải bụi có chứa nhiều bioxit silic tự do( SiO2) 2007. Download: http://www-ssw.issa.int/wssf07/documents/ppt/2presentationAzman- ATMP.pdf Các thông tin mở đầu về bệnh nghề nghiệp: Về bệnh bụi phổi silic: Ở Việt Nam, bệnh bụi phổi silic được chính thức công nhận là một bệnh nghề nghiệp được bồi thường

Ngày đăng: 13/05/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan