Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội – chi nhánh Ba Đình

118 972 0
Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội – chi nhánh Ba Đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả. Các số liệu trong công trình nghiên cứu xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị nghiên cứu, nếu sai tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Nga 1 1 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân.Cho phép tác giả được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới: - PGS,TS. Lê Hoàng Nga người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. - Lãnh đạo Trường Đại học Thương Mại cùng toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo của trường đã tận tình giảng dạy, động viên và giúp đỡ tác giả về mọi mặt trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu luận văn này. - Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình, cán bộ bộ phận Quản lý tín dụng và các cán bộ mà tác giả đến tiếp xúc phỏng vấn và thu thập số liệu. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Nga 2 2 3 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ/cụm từ Viết tắt Bảo hiểm tiền gửi BHTG Bất động sản BĐS Chủ sở hữu CHS Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CHXHCNVN Doanh nghiệp DN Doanh thu DT Đăng ký kinh doanh ĐKKD Đầu tư tài chính ĐTTC Kế hoạch – Đầu tư Thành Phố KH - ĐT TP Khu đô thị KĐT Lợi nhuận LN Lợi nhuận sau thuế LNST Ngân hàng nhà nước NHNN Ngân hàng thương mại NHTM Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội MB Nghiên cứu khả thi NCKT Tài sản TS Tài sản cố định TSCĐ Tài sản lưu động TSLĐ Thành phố TP Thu nhập doanh nghiệp TNDN Thuế giá trị gia tăng VAT Tổ chức tín dụng TCTD Phòng chống chữa cháy PCCC Quản lý dự án QLDA Vòng quay VQ Vốn chủ sở hữu VCHS Vốn lưu động VLĐ Xây dựng cơ bản dở dang XDCBDD Ủy ban nhân dân UBND 3 3 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Tên sơ đồ, biểuđồ Tran g 4 4 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử ra đời của ngân hàng thương mại (NHTM) gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, trước hết nó đáp ứng các nhu cầu về vốn của các cá nhân và tập thể.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các NHTM ngày càng xâm nhập sâu sắc hơn vào mọi hoạt động của nền kinh tế, trở thành một trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Trong các hoạt động của NHTM thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, một trong những vấn đề mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm là thẩm định phương án hoặc dự án vay vốn của khách hàng. Trong hoạt động cho vay, Ngân hàng luôn mong muốn khách hàng hoàn trả đầy đủ nợ vay theo đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nhằm tránh sai lầm trong quyết định đầu tư của Ngân hàng, việc thẩm định dự án đầu tư của khách hàng vay vốn là một khâu quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế đang phát triển theo cơ chế thị trường, điều này có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến việc quản lý kinh doanh của các NHTM cũng phải thay đổi và hoàn thiện lại. Cũng như các ngân hàng khác, Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình còn đang phải đối mặt với những thay đổi trong bối cảnh cạnh tranh khiến cho các quyết định cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình có thể thiếu sự chính xác. Do đó, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư cần phải được xem xét, nghiên cứu lại một cách đầy đủ và toàn diện để thích hợp với thực tại chung của nền kinh tế và điều kiện riêng của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình từ đó đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Xuất phát từ những đòi hỏi cấp thiết đó, được sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô và tập thể các cán bộ Phòng Quản lý tín dụng tại Ngân hàng TMCP 6 Quân Đội – chi nhánh Ba Đình, tôi quyết định chọn đề tài: “Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội – chi nhánh Ba Đình ” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu về những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại. - Đánh giá thực trạng thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình. - Phân tích được các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình. 3. Tình hình nghiên cứu Hiện nay có thể liệt kê nhiều công trình nghiên cứu về thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng, cụ thể: - Tác phẩm: “Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư” tác giả Ths. Đinh Thế Hiển, Nhà xuất bản Thống Kê năm 2008. Trong tác phẩm này tác giả đã trình bày một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về lập và thẩm định tài chính dự án đầu tư. - Tác phẩm: “Lập thẩm định và quản trị dự án đầu tư” tác giả Ts. Phạm Xuân Giang, Nhà xuất bản Tài Chính năm 2010. Tác phẩm trình bày những kiến thức căn bản trong việc lập dự án, thẩm định, lựa chọn dự án để đầu tư. - Tác phẩm: “Thẩm định tài chính dự án” của tác giả PGS.TS Lưu Thị Hương, Nhà xuất bản Tài Chính năm 2004. Tác phẩm hướng dẫn chi tiết phương pháp và cách thẩm định tài chính của dự án đầu tư. Tuy nhiên các tác phẩm này chưa tập trung vào việc thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Qua tìm hiểu của tác giả, chưa có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu về thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân 7 hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình, chính vì vậy tác giả chọn đề tài này với mong muốn có thể góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư của Ngân hàng Thương Mại, chủ yếu là cho vay trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu:  Về nội dung: nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư của ngân hàng thương mại.  Về mặt không gian: khảo sát thực trạng công tác thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình.  Về mặt thời gian: các số liệu và tình hình về hoạt động thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư của ngân hàng, được khảo sát trong giai đoạn 2012 – 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến trong nghiên cứu khoa học về kinh tế như: Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp với các phương pháp nghiên cứu tình huống. Về thu thập dữ liệu: luận văn tốt nghiệp sử dụng hai nguồn dữ liệu đó là dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp: được tìm kiếm từ hai nguồn. Dữ liệu bên trong: dữ liệu thu thập được lấy từ nguồn nội bộ ngân hàng như: các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng, các hồ sơ thẩm định dự án đầu tư của khách hàng, văn bản hướng dẫn quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình tại phòng Hỗ trợ và phòng Dịch vụ Khách hàng của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình. Dữ liệu bên ngoài tham khảo các tài liệu cũng như website bên ngoài liên quan đến đề tài như: báo điện tử, báo đầu tư 8 6. Kết cấu sơ bộ Ngoài phần mở đầu, kết luận văn gồm ba chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình trong giai đoạn 2012 – 2014. Chương III: Giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình. 9 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Thông qua hoạt động tín dụng thì NHTM tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lãi suất mà thu được lợi cho ngân hàng. NHTM là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện nay rất nhiều tổ chức tài chính như: các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ tương trợ đang cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Các Ngân hàng hiện nay cũng đang mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ: bất động sản, môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương trợ…để cạnh tranh với các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội Nhà nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 16/06/2010 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011) đưa ra khái niệm về ngân hàng thương mại: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Ngân hàng thương mại xét trên phương diện những loại hình dịch vụ được cung cấp là: “Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ 10 thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. (Nguồn: TS. Nguyễn Minh Kiều (2013), Giáo trình Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính). 1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Theo điều 98, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội Nhà nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 16/06/2010 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011)quy định thì hoạt động của NHTM có thể chia thành ba nhóm chủ yếu: Hoạt động huy động vốn: Là hoạt động tạo vốn cho NHTM, hoạt động huy động vốn đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Vốn được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức khác nhau như huy động dưới hình thức tiền gửi (nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…), phát hành các giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu…). Nguồn vốn huy động được tiến hành cho vay phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước.Hoạt động huy động vốn ngày càng được các NHTM mở rộng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động cho vay và đầu tư: Hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng các khoản vốn đã huy động được nhằm mục đích thu lợi nhuận.Đây là hoạt động trực tiếp mang lại lợi nhuận cho các NHTM, hoạt động cho vay và đầu tư hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của NHTM, quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường. Hoạt động khác: Theo Mục 2, điều 98, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội Nhà nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 16/06/2010 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011) quy định các hoạt động khác do NHTM cung cấp bao gồm: [...]... biến của dự án 1.2.4 Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại Thẩm định dự án nói chung, thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định cho vay của NHTM Thẩm định tài chính 36 dự án đầu tư được cho là có chất lượng khi nó đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của ngân hàng về nội dung quy trình thẩm định. .. thẩm định tài chính là căn cứ quan trọng để NHTM quyết định cấp vốn cho dự án Dự án đạt được hiệu quả tài chính và có độ an toàn cao về mặt tài chính là dự án có khả năng trả nợ vay Thẩm định tài chính dự án sẽ giúp các ngân hàng đưa ra được quyết định đúng đắn, đảm bảo nguyên tắc an toàn và có lợi cho cả khách hàng cũng như ngân hàng Như vậy, Thẩm định tài chính dự án đầu tư là quá trình Ngân hàng. .. lại lợi nhuận cho ngân hàng Một dự án thẩm định kém về mặt tài chính không những khiến cho ngân hàng không thu được vốn, suy giảm lợi nhuận mà còn có khả năng bị phá sản Do đó, thẩm định tài chính dự án đầu tư rất quan trọng và cần thiết đối với các ngân hàng Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là nhiệm vụ của mỗi ngân hàng Thẩm định tài chính dự án đầu tư trên các phương diện kinh tế,... của ngân hàng Trong hoạt động của ngân hàng, trước khi cho vay dự án, các Ngân hàng quan tâm tới khả năng sinh lời của dự án cũng như khả năng trả nợ để ra quyết định cho vay Để đảm bảo tính khả thi của dự án cho vay, các NHTM cần phải thẩm định dự án một cách kỹ lưỡng đặc biệt là thẩm định khía cạnh tài chính của dự án Thẩm định tài chính dự án là một nội dung rất quan trọng trong thẩm định dự án, thẩm. .. thế cho Quyết định số 15/2006/QĐBTC Các văn bản khác có liên quan… Các văn bản trên đây được thay đổi, bổ sung theo từng thời điểm nhất định tùy theo từng thời kỳ Do đó khi tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư phải căn cứ vào tính hiệu lực của các văn bản có liên quan để thẩm định 1.2.3.3 Tài liệu thẩm định tài chính dự án đầu tư Tài liệu phục vụ cho thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm: - Bảng... động đầu tư, ngân hàng đóng vai trò là nhà đầu tư Cho vay theo dự án đầu tư được áp dụng trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn Các dự án vay vốn có đặc điểm chung là có mức vay vốn lớn, thời hạn vay dài, có độ rủi ro cao hơn Do đó, ngân hàng cần phải xem xét kỹ lưỡng thực hiện thẩm định dự án, đặc biệt là thẩm định về mặt tài chính trước khi ra quyết định cho vay 1.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư. .. đoạn đầu tư Sau khi ra Quyết định đầu tư, công việc tiếp theo là cụ thể hoá nguồn vốn, hình thành vốn đầu tư và triển khai dự án đầu tư Giai đoạn đầu tư có quy trình như sau:  Giai đoạn 3: Giai đoạn đi vào hoạt động 17 Đây là giai đoạn đưa dự án đầu tư vào vận hành để sản xuất sản phẩm và đưa ra tiêu thụ trên thị trường 1.2.3 Thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.2.3.1.Khái niệm Thẩm định tài chính dự án. .. toán chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính khả thi của dự án. Nếu vốn đầu tư quá thấp thì dự án không thực hiện được và ngược lại, nếu dự tính quá cao thì sẽ không phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án Tổng mức vốn đầu tư của dự án được chia thành 3 phần : Vốn đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ), vốn lưu động ban đầu (chỉ tính cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu. .. các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh lại tạo tiềm lực cho các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư khác 1.2.2 Cho vay dự án đầu tư 1.2.2.1 Khái niệm Cho vay dự án đầu tư là khoản cho vay để tài trợ thực hiện các dự án đầu tư có thời gian trên một năm và có thời gian thu hồi vốn chậm, (Nguồn: PGS TS Thái Bá Cẩn (2011), Giáo trình Thẩm định tài chính dự. .. bảo hiểm hàng hóa, dự toán chi phí hoạt động được duyệt…) 1.2.3.4 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và nguồn thông tin đáng tin cậy Việc thẩm định tài chính trong cho vay dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình thẩm định, . cán bộ Phòng Quản lý tín dụng tại Ngân hàng TMCP 6 Quân Đội – chi nhánh Ba Đình, tôi quyết định chọn đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội – chi nhánh. động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình. 9 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 án đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Ba Đình. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh

Ngày đăng: 13/05/2015, 08:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    • DANH MỤC BẢNG BIỂU

    • DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

    • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

      • 5. Phương pháp nghiên cứu

      • 6. Kết cấu sơ bộ

      • CHƯƠNG I

      • NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

      • 1.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

      • 1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại

      • 1.1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

      • 1.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại.

      • 1.2.1. Tổng quan về dự án đầu tư

      • 1.2.1.1. Khái niệm

      • Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: “Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp trên cơ sở các nguồn lực nhất định”.

      • Theo mục tiêu đầu tư

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan