1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Viêm phổi thùy

50 2,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

BỆNH VIÊM PHỔI THÙYLà một thể viêm phổi cấp tính, quá trình viêm xảy ra trên thùy lớn của phổi... BỆNH VIÊM PHỔI THÙYNguyên nhân Do tác động của các điều kiện ngoại cảnh bất lợi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP&SHƯD

CHUYÊN ĐỀ

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Lớp Chăn Nuôi 35

Giảng viên hướng dẫn:

Th.S NGUYỄN DƯƠNG BẢO

Nhóm thực hiện:

Nhóm 5

Trang 2

NỘI DUNG

1 VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO PHỔI

2 BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Trang 3

VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO PHỔI

Trang 4

VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO PHỔI

Cấu tạo đại thể của

phổi

• Phổi có hình nón cụt có

3 mặt, 3 bờ và một đỉnh.

• Phổi phải và phổi trái

không giống nhau về

hình thể và kích thước:

phổi phải ngắn và rộng

hơn; phổi trái dài và hẹp

hơn. 

Trang 5

VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO PHỔI

Cấu tạo vi thể của phổi

Trang 6

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Là một thể viêm phổi cấp tính, quá trình viêm xảy ra trên thùy lớn của phổi.

Trang 7

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Đặc điểm

Viêm tiến triển qua 3 giai đoạn.

• Giai đoạn sung huyết

• Giai đoạn gan hóa

• Giai đoạn hồi phục

Trong dịch viêm còn có fibrin  dịch viêm thường đông đặc đọng lại ở phế quản và phế nang.

Trang 8

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Nguyên nhân

Do tác động của các điều kiện ngoại cảnh bất lợi sẽ làm cơ thể giảm sức đề kháng và tạo

điều kiện cho các nguyên nhân là vi trùng

hoặc virus xâm nhập, tác động và gây nên

bệnh.

Trang 9

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Cơ chế sinh bệnh

Tác động của nguyên nhân gây bệnh gây tổn thương nghiêm trọng và một số lớn mạch quản ở các thùy phổi → thể dịch thoát khỏi mạch quản đọng lại

trong lòng các phế nang Thành phần thể dịch

ngoài thanh dịch còn có fibrin, hồng cầu và nhiều bạch cầu, làm cho phổi trở nên đặc và quá trình

biến đổi của các thành phần trên làm cho quá trình viêm biến đổi theo 3 thời kỳ:

Trang 10

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

1 Thời kỳ sung huyết và thoát dịch

2 Thời kỳ gan hóa

• Giai đoạn gan hóa đỏ

• Giai đoạn gan hóa xám

• Giai đoạn gan hóa vàng

3 Thời kỳ tiêu tan

Trang 11

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Trang 12

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

• Heo bệnh thường ở tư thế chó ngồi hoặc gác mõm lên thành chuồng để thở

Trang 13

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Khi gõ vùng phổi: âm biến đổi theo từng thời kỳ:

• Ở thời kỳ sung huyết và thoát dịch: gõ vùng phổi có âm trống.

• Ở thời kỳ gan hóa: gõ vùng phổi có âm đục tập trung.

• Ở thời kỳ tiêu tan: từ âm bùng hơi  âm

phổi bình thường.

Trang 14

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Nghe phổi: âm tùy theo thời kỳ bệnh.

• Trong thời kỳ sung huyết và thoát dịch: âm ran ướt

• Trong thời kỳ gan hóa: có vùng âm phế nang mất xen kẽ vùng âm phế nang tăng.

• Trong thời kỳ tiêu tan: xuất hiện âm ran và

âm phế nang dần dần xuất hiện và trở lại bình thường

Trang 15

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Tim đập nhanh, yếu có khi bị rối loạn Các triệu chứng trên có thể kéo dài ngay khi sốt đã lui là do tác động của độc tố gây viêm nội tâm mạc.

Trang 16

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Nước mũi chảy ra ở cả 2 lỗ mũi,

màu sắc thay đổi tùy theo các

thời kỳ viêm:

• Trong thời kỳ sung huyết và

thoát dịch: nước mũi lỏng, màu

trắng đục.

• Trong thời kỳ gan hóa: nước

mũi đặc, màu đỏ, vàng hoặc

nâu bẩn

• Thời kỳ tiêu tan: nước mũi

lỏng dần và nhạt màu.

Trang 17

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Nước tiểu: kiểm tra albumin dương tính

- Thời kỳ sung huyết, thoát dịch và gan hóa gia súc thiểu niệu, màu hơi vàng Kiểm tra thấy

tỷ trọng tăng.

- Thời kỳ tiêu tan thì gia súc đa niệu, nước tiểu đục và có nhiều protein Kiểm tra thấy tỷ

trọng giảm.

Trang 18

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Lấy máu kiểm tra:

• Bạch cầu tăng cao (20.000 hoặc 21.000

Trang 19

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

• X quang vùng phổi: thấy vùng trắng rất lớn.

Trang 20

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Bệnh tích

• Bệnh thường biểu hiện nhiều ở thuỳ tim, thùy đỉnh

và thuỳ hoành của phổi, có khi phổi bị dính vào

lồng ngực

Trang 21

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

• Trong nhiều trường hợp gia súc còn bị viêm ruột, các hạch lâm ba sưng và xuất huyết.

Trang 22

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Hình ảnh vi thể viêm phổi thuỳ

Trang 23

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Tiên lượng

Đây là thể bệnh nặng, lại thường xảy ra trên gia súc già, nguyên nhân và cách sinh bệnh phức tạp đã gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán

và điều trị, tỉ lệ chết cao.

Trang 24

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Chẩn đoán: Căn cứ vào

- Thời kỳ bệnh phát triển rõ rệt

- Gia súc sốt liên miên (6-9 ngày)

- Nước mũi màu hồng hay màu gỉ sắt

- Bệnh phát triển nhanh

- Vùng âm đục của phổi rất lớn

- X quang phổi thấy vùng phổi đen lớn

Trang 25

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Trên thực tế cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:

• Viêm phế quản phổi

• Viêm màng phổi

• Viêm phế quản

Trang 26

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Điều trị

Hộ lý:

• Nhốt riêng gia súc bị bệnh ra khỏi đàn.

• Giữ ấm cho gia súc, chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.

• Cho ăn thức ăn có nhiều vitamin, thức ăn dễ tiêu.

• Nếu gia súc không ăn phải truyền dịch glucose ưu trương.

• Xoa dầu nóng vào thành ngực gia súc để làm dãn thành mạch giúp hấp thu dịch nhanh.

Trang 27

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Điều trị bằng thuốc:

Nguyên nhân thứ phát

Trang 28

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Điều trị cách sinh bệnh

Trang 29

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Điều trị triệu chứng

Trang 30

BỆNH VIÊM PHỔI THÙY

Tăng cường sức đề kháng

• Vitamin C 10%

• Vitamin ADE

• B-complex

Trang 31

KẾT LUẬN

• Viêm thùy phổi là một bệnh nguy hiểm, nếu

chúng ta không điều trị kịp thời thì có thể gây

chết cho vật nuôi.

• Chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời và

chính xác đó là những điều kiện tiên quyết có thể giúp vật nuôi mau chóng khỏi bệnh, mang lại

hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Trang 32

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

Tình huống 1 ( SV: Nguyễn Mai Kim Long - LT09055)

Chó cái, 6 năm tuổi, giống chó lai, trọng lượng 6 kg

Triệu chứng:

•Bỏ ăn 2 ngày

•Sốt 410C

•Chảy nước mũi đặc, màu hồng.

•Ho nhỏ, tiếng ho ngắn, ho ướt

•Thiểu niệu

•Nghe phổi: có âm vò tóc, mất âm phế nang 1 vùng lớn

• X-quang thấy vùng sáng trên thùy phổi

Trang 33

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

Phác đồ điều trị:

Điều trị bằng thuốc

+ Lincocin: 60 mg/lần, 2 lần/ ngày, tiêm dưới da trong 5 ngày

+ Analgin 0,5ml/lần/ngày (đến khi hết sốt)

+ Glucose 30% 50ml/lần, truyền tĩnh mạch (đến khi gia súc ăn

được)

+ Cafein natribenzoat 50mg/lần/ngày,tiêm dưới da trong 3ngày

+ Calciclorua 10% 30ml/lần/ngày truyền tĩnh mạch, 3 ngày liên tiếp + Vitamin C 0,5ml/lần/ngày, tiêm dưới da trong 3 ngày

Lưu ý:

+ Giữ ấm, cho uống nhiều nước

+ Giữ chuồng nuôi sạch sẽ, thông thoáng

+ Cho ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, nhiều vitamin

Trang 34

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

Tình huống 2 (SV: Dương Quốc Phong Phú_- LT09246)

Bò đực, lai sind, 1 năm tuổi, 150kg

Triệu chứng:

Mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn.

•Sốt 41,50C.

•Ho ít, ho ngắn.

•Nước mũi ít, màu trắng đục.

•Hiện tượng khó thở xuất hiện rõ rệt.

•Nghe phổi thấy có âm ran ướt

•X quang vùng phổi thấy một vùng sáng to trên thùy tim.

Trang 35

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

ĐIỀU TRỊ:

•Gentamycin tiêm bắp 15ml/lần/ngày, Dùng 5 ngày

•Dexamethasone tiêm bắp sâu 4ml/lần/ngày Dùng 3 ngày

•Anagin C tiêm bắp 15ml/lần/ngày (đến khi hết sốt)

•Calciclorua 10% truyền tĩnh mạch 70ml/lần/ngày , truyền 3 ngày

•Vimekat ( Vitamin và Lysine ) trộn vào thức ăn 15mg/con/ngày

Lưu ý:

•Tách gia súc bệnh ra khỏi đàn

•Giữ ấm gia súc, chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát Cho gia súc ăn nhiều thức ăn có vitamin, thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng

Trang 36

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

Tình huống 3 ( SV: Bùi Minh Vũ-LT09058)

Chó đực, 2 năm tuổi, giống chó ta, trọng lượng 10 kg

•Ho ít, tiếng ho ngắn

•Nghe phổi: có những vùng lớn mất âm phế nang.

• X-quang: thấy vùng sáng trên thùy phổi.

Trang 37

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

ĐIỀU TRỊ:

•Enrofloxacin tiêm bắp 25 mg/lần/ngày, tiêm 3 ngày liên tiếp

•Dexamethaxone tiêm bắp 3 mg/lần/ngày, tiêm 3 ngày liên tiếp

•Calciclorua 10% truyền tĩnh mạch 30 ml/lần/ngày , truyền 3 ngày liên tiếp

•Glucose 30% 100ml/lần, truyền tĩnh mạch

•Anagin C tiêm bắp 0,8ml/lần/ngày (đến khi hết sốt)

•Cafein natribenzoat tiêm dưới da 50mg/lần/ngày, tiêm 3 ngày liên tiếp

•Chlorua amon cho uống 2g/lần/ngày (cho uống đến khi chó hết ho)

•Vitamin C tiêm bắp 10 ml/lần/ngày, tiêm 3 ngày liên tiếp

Trang 38

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

Tình huống 4 (SV: Nguyễn Thị Thu Sương – LT09057)

Chó Bắc Kinh, đực, 3 năm tuổi, trọng lượng: 5Kg

- Chảy nước mũi đặc, màu nâu bẩn

- Mất âm phế nang 1 vùng lớn

- Nhịp tim bị rối loạn

- Gõ vùng phổi có âm đục tập trung

- X- quang: thấy ở phổi có những vùng sáng tập trung

Trang 39

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

 Điều trị:

- Gentamycin 25mg/lần, tiêm bắp 2 lần/ngày, liên tục trong 5 ngày

- Dexamethazole 5mg/lần, tiêm bắp 2 lần/ngày, liên tục trong 5 ngày

- Calci chlorua 10% 5ml/lần, tiêm tĩnh mạch 1 lần/ngày

- Cafein natribenzoat 20% 1ml/lần, tiêm tĩnh mạch 1 lần/ngày

- Theophylin 3mg/lần, cho uống 1 lần/ngày

- Ketopen 10% 0,4 ml/lần, tiêm dưới da, 1 lần/ngày (dùng khi sốt cao)

- Bromhexine 5mg/lần, tiêm dưới da, 1 lần/ngày đến khi hết ho

- Glucoza 30% 50ml/lần, truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày (đến khi gia súc ăn được)

- Vitamin A 10% 4ml/lần, truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày

- Vitamin C 10% 4ml/lần, truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày.

 Lưu ý:

- Giữ ấm và nhốt riêng chó bệnh ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.

- Cho chó bệnh ăn cháo dinh dưỡng.

Trang 40

- Chảy nước mũi đặc và có màu hồng.

- Gỏ vùng phổi có âm đục tập trung.

- X quang phổi thấy có vùng sáng tập trung.

Trang 41

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

* Điều trị:

- Lincocin: 500mg/lần, 2lần/ngày,( tiêm bắp 3 – 5 ngày)

- Dexamethasone1‰: 2ml/lần, 2lần/ngày (tiêm bắp sâu 3 – 5 ngày)

- Analgin 10%: 4ml/lần/ngày (tiêm bắp đến khi hạ sốt)

- Dung dịch Glucoza 20%: 200ml/lần/ngày (truyền xoang bụng đến khi heo ăn lại thì thôi)

- Urotropin 10%: 10ml/lần/ngày

- Vitamin ADE: 5ml/lần/ngày (tiêm bắp sâu)

- Vitamin C 10%: 5ml/lần/ngày

* Lưu ý:

- Nhốt riêng heo bệnh ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát

- Cho heo ăn thức ăn dễ tiêu

Trang 42

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

Tình huống 6 (SV: Châu Nguyễn Lê Huỳnh – LT09245)

Heo đực, giống Duroc, trọng lượng 190kg, 1 năm tuổi

Triệu chứng

•Bỏ ăn 3 ngày

•Thiểu niệu, nước tiểu vàng nhạt

•Biều hiện ủ rủ, mệt mỏi

•Thân nhiệt 41oC

•Ho khan, tiếng ho ngắn

•Nghe âm ran khô, âm vò tóc

•Thở nhanh, thở mạnh

•Tim đập nhanh

•X-quang: có vùng mờ rải rác trên phổi

Trang 43

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

Điều trị

•Dung dịch Glucose 20%, 50ml/lần/ngày, truyền xoang bụng (đến khi heo ăn được)

•Analgin – C, 5ml/lần/ngày, tiêm bắp (đến khi hết sốt)

•Lincoin, 20ml/lần/ngày, tiêm bắp (liên tục 5 ngày)

•Dexamethasome, 10ml/lần/ngày, tiêm bắp (liên tục 5 ngày)

•Vitamin ADE, 7ml/lần/ngày, tiêm bắp sâu

•Urotropin 10%, 10ml/lần/ngày,

Lưu ý

•Nhốt riêng con bệnh nơi thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo

•Có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho heo

Trang 44

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

Tình huống 7 (SV: Trương Tú Anh – LT09053)

Heo nái, 9 tháng tuổi, giống Landrace, trọng lượng 160 kg

Đang mang thai 2 tháng

•Nước mũi đặc, có màu nâu bẩn

•Gõ vùng phổi có âm đục tập trung

•Tiểu ít, nước tiểu màu vàng đậm

•Nghe phổi có vùng âm phế nang mất

•Khi ho, có biểu hiện đau,

Trang 45

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

Điều trị

•Erythromycin, 16ml/lần/ngày, tiêm bắp (liên tục 5 ngày)

•Prednisolon, 10ml/lần/ngày, tiêm bắp (liên tục 5 ngày)

•Dung dịch Glucose 20%, 70ml, truyền xoang bụng (đến khi heo khỏe, ăn được)

•Bromhexine, 5ml/lần/ngày , tiêm bắp (đến khi hết ho)

•Analgin – C, 7ml/lần/ngày, tiêm bắp (đến khi hết sốt)

•Vitamin ADE, 5ml/lần/ngày, tiêm bắp sâu

•B – complex, 16ml/lần/ngày

•Urotropin 10%, 7ml/lần/ngày

Lưu ý

•Nhốt riêng gia súc yên tỉnh, thoáng mát, mát mẻ

•Tăng cường chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý

•Theo dõi những biểu hiện hàng ngày của gia súc

Trang 46

•Mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn.

•Nước mũi ít, màu gỉ sắt.

•Hiện tượng khó thở xuất hiện rõ rệt.

•Nghe phổi thấy có âm ran khô

•X-quang vùng phổi thấy một vùng sáng to trên thùy tim.

•Ho ít, ho ngắn.

Trang 47

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

ĐIỀU TRỊ:

•Anagin C tiêm bắp 3ml/lần/ngày (đến khi sốt)

•Bromhexine : 2ml/kgP, 2 lần/ngày Dùng trong 5 ngày

•Gentamycin tiêm bắp 3ml/lần/ngày Dùng trong 5 ngày

•Dexamethasone tiêm bắp sâu 2ml/lần/ngày Dùng trong 5 ngày

•Urotropin 10% tiêm tĩnh mạch 5ml/lần/ngày Dùng trong 5 ngày

•Vimekat của Vemedim ( Vitamin và Lysine ) trộn vào thức ăn 15ml/con/ngày Dùng trong 5 ngày

Trang 48

•Nghe phổi âm ran ướt

•X-quang: có vùng sáng ở các thùy của phổi

•Thân nhiệt 40oC

Trang 49

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG

Điều trị

•Marbofloxacine 2,5%, 2ml/lần/ngày, tiêm bắp (liên tục trong

3 ngày)

•Analgin – C, 3ml/lần/ngày, tiêm bắp (đến khi hết sốt)

•Dexamethasome, 3ml/lần/ngày, tiêm bắp (liên tục trong 3 ngày)

•Glucose 20%, 40ml/lần/ngày, tiêm xoang bụng (đến khi khỏe

và ăn được)

Lưu ý:

•Thường xuyên theo dõi biểu hiện con bệnh

•Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng hợp lý

•B-complex, 2ml/lần/ngày, tiêm dưới da

Ngày đăng: 12/05/2015, 07:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w