Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng á châu – chi nhánh chợ lớn.pdf

22 1.8K 23
Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng á châu – chi nhánh chợ lớn.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng á châu – chi nhánh chợ lớn

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời gian qua, tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp và khó dự đoán Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đến suy thoái kinh tế ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ngân hàng với vai trò là một mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất Những thay đổi trong chính sách của ngân hàng Nhà nước đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng vốn được xem là dòng lưu thông quyết định sự tồn tại và phát triển của khối ngành này Thực tiễn trên đã gióng hồi chuông cảnh báo muốn tồn tại, phát triển bền vững thì các ngân hàng không chỉ cần quan tâm mở rộng về quy mô mà còn phải không ngừng nâng cao chất lượng, đặc biệt là chất lượng tín dụng trong hoạt động của mình

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của ngành ngân hàng và của cả nền kinh tế, việc nghiên cứu những vấn đề về nâng cao hoạt động tín dụng luôn là một bài toán nhiều thách thức Chính vì vậy, tôi quyết định chọn thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Chợ Lớn với mục đích đi sâu học hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao tăng trưởng tín dụng cá nhân trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trong hơn 1 tháng kiến tập và viết báo cáo, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ phía ngân hàng ACB cùng giáo viên hướng dẫn – Cô Nguyễn Thu Thủy Chính vì vậy, khi bài báo cáo được hoàn tất, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến phía ngân hàng và cô Nguyễn Thu Thủy đã quan tâm, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành công việc một cách tốt nhất Tuy nhiên, đây là đề tài tương đối rộng và phức tạp, mang tính thời sự cả về thực tiễn lẫn lý luận; hơn thế, việc nghiên cứu còn hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên tôi kính mong những ý tưởng đưa ra sẽ được thầy cô giáo, ban giám đốc ACB Chợ Lớn cho ý kiến nhận xét, đóng góp để bài báo cáo ngày càng hoàn thiện hơn

Trang 2

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN

I Giới thiệu về ACB Chợ Lớn

1 Thông tin chung

Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Chợ Lớn Địa chỉ: 747 Hồng Bàng, P 6, Quận 6, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.39606980 Fax: 08.39690979

Website: www.acb.com.vn

2 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh chợ Lớn được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 15/01/1996 theo giấy phép số 0044/GCT của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 27/08/2995 tại số 141 – 143, Hùng Vương, Quận 5, TP.HCM và nay là 747, Hồng Bàng, P.6, Q.6, TP.HCM – một trong những chi nhánh được thành lập sớm nhất của ACB Địa điểm hoạt động thuận lợi, dễ được mọi người biết đến và gần gũi với nhiều khách hàng trong khu vực, do đó tạo điều kiện cho chi nhánh triển khai các sản phẩm dịch vụ của mình Đặc biệt những năm gần đây, đời sống của người dân Q.6 ngày càng được nâng cao và xu hướng mở rộng đô thị hóa ngoại thành nên doanh số hoạt động và lợi

nhuận không ngừng tăng lên từ thị trường đang phát triển này

Mức độ cạnh tranh với các ngân hàng khác của ACB Chợ Lớn là khá lớn vì nơi đây là khu vực trọng điểm buôn bán, tập trung nhiều tổ chức cho vay tín dụng và cho thuê tài chính

Các hoạt động kinh doanh tại chi nhánh: dịch vụ ngân hàng, tài chính, tín dụng và các dịch vụ liên quan khác cho khách hàng trong và ngoài nước hoạt động trên địa bàn

Trang 3

II Cơ cấu tổ chức và nhân sự

1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban

Bảng 1.1 Sơ đồ tổ chức các phòng ban ACB Chợ Lớn

2 Tình hình nhân sự

- Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và Phó Giám đốc

+ Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc và trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh

- Phòng khách hàng cá nhân: gồm trưởng phòng, phó phòng và khoảng 10

nhân viên trình độ Đại học và trên Đại học

+ Tìm kiếm và phát triển khách hàng thông qua công tác tiếp thị

+ Thực hiện nghiệp vụ cho vay theo đúng thể lệ và quy trình tín dụng của ngân hàng Nhà nước và của ACB

+ Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng

Trang 4

+ Đôn đốc thu hồi nợ và có biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời

+ Khách hàng ở đây là khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân

- Phòng tín dụng Doanh nghiệp: gồm trưởng phòng, phó phòng và khoảng 10

nhân viên trình độ Đại học và trên Đại học

+ Công tác cho vay giống như của phòng tín dụng cá nhân nhưng đối tượng cho vay là các doanh nghiệp

III Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007-2010

1 Đánh giá hoạt động kinh doanh 3 năm: 2007-2009

Tăng trưởng lợi nhuận ròng 248.1% 25.6% -0.4%

Ta nhận thấy rằng chỉ số về doanh thu và lợi nhuận ròng có sự sụt giảm đáng kể từ năm 2007 đến năm 2009 do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính Tuy vậy, các chỉ số về thu nhập từ các hoạt động tín dụng cũng như dịch vụ so với tổng thu nhập lại đạt được mức tăng trưởng qua các năm Điều đó cho thấy

Trang 5

hoạt động của ngân hàng thật sự hiệu quả và có khả năng duy trì nguồn thu nhập từ các khách hàng ở mức cao Chi phí ngân hàng tiêu tốn cho các hợp đồng có chiều hướng giảm một phần do chính sách giảm thiểu tối đa các định mức gây lãng phí đồng thời có sự kiểm soát tốt từ ban tài chính Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ACB trong 3 năm: 2007 – 2009 ổn định và có sự phòng bị tốt

1.2 So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng 3 năm: 2007 – 2009

Bảng 1.3 So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng 3 năm 2007, 2008, 2009

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tốc độ tăng trưởng huy động 89.2% 21.8% 47.7% Tổng do tăng trưởng tài sản 91.3% 23.3% 59.4%

Nhìn vào các chỉ số kinh doanh so sánh tương quan trong 3 năm 2007 – 2009, nhận thấy rằng hoạt động của ngân hàng tăng trưởng rất tốt trong năm 2007 tuy nhiên đã giảm rõ rệt ở năm 2008 và chỉ đạt mức tăng trưởng âm vào năm 2009 về doanh thu và lợi nhuận Điều nay là do:

- Cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ - Lạm phát ở Việt Nam gia đoạn 2008 – 2009 đã đạt tốc độ phi mã, vượt trên 2 con số

- Sự bất ổn ở thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã khiến các danh mục đầu tư của ngân hàng không đạt được lợi nhuận như dự kiến

Trang 6

2 Đánh giá hoạt động kinh doanh trong năm 2010

Bảng 1.4 Báo cáo tài chính quý I – 2010 (đvt: triệu đồng)

Nhìn vào bảng báo cáo tài chính, nhận thấy tình hình kinh doanh của ACB tiến triển rất khả quan với số dư cuối kỳ về vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ dự trữ so với đầu kỳ không thay đổi đáng kể; trong khi đó lợi nhuận sau thuế đã tăng dương trở lại với con số ấn tượng gần 300 tỷ đồng Điều này giúp cho ngân hàng cân bằng được sự sụt giảm về doanh thu khi tình hình kinh doanh ảm đạm vào trung tuần tháng 2 - thời điểm trùng vào đợt nghỉ tết Nguyên đán Tổng vẫn đạt được mức xấp xỉ bằng số dư hồi đầu năm

Do tình hình kinh tế bắt đầu hồi phục, dự báo từ nay đến cuối năm, doanh thu của ACB Chợ Lớn trong mảng tín dụng cá nhân sẽ tăng cao Khi lạm phát được chính phủ kiềm hãm trong mức từ 6 – 10% kèm theo đó là sự phục hồi của thị trường chứng khoán, ngân hàng sẽ nới lỏng tay hơn cho vay cá nhân tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ Tăng trưởng doanh thu của chi nhánh Chợ Lớn thuộc ACB sẽ được tính toán dao động trong khoảng 20 – 50%

Trang 7

IV Giới thiệu về hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á Châu –

- Tiếp thị, cung ứng tất cả các sản phậm dịch vụ cá nhân của ACB cho khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của ACB

- Hướng dẫn thủ tục vay vốn và thẩm định khách hàng, khoản vay - Quản lý, theo dõi khách hàng, khoản vay

+ Mở tài khoản vay cho khách hàng

+ Thu thập quản lý thông tin khách hàng, lưu trữ và quản lý hồ sơ tín dụng + Thực hiện giải ngân và thu nợ

Trang 8

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN

I Tổng quan về hoạt động tín dụng 1 Khái niệm về tín dụng

Tín dụng là quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật trên nguyên tắc người đi vay phải hoàn trả cho người vay cả nợ lẫn lãi

sau 1 thời gian nhất định

2 Đặc điểm của tín dụng

Tín dụng chính là sự tín nhiệm, điều đó có nghĩa là trong quan hệ tín dụng bên cho vay tin tưởng bên đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày nào trong tương lai mà hai bên đã thỏa thuận Hay nói cách khác, bản chất của tín dụng là dựa trên

niềm tin, hoạt động tín dụng là hoạt động vay mượn dựa trên uy tín

3 Chức năng của tín dụng

- Tập trung và phân phối lại vốn cho nền kinh tế

- Tiết kiệm khối lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế - Phản ánh và kiểm soát các hoạt động trong nền kinh tế

Trang 9

5 Vai trò của tín dụng với nền kinh tế

- Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển - Góp phần ổn định tiền tệ và giá cả - Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển

II Thực tế hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Chợ Lớn

1 Giới thiệu các sản phẩm tín dụng cá nhân tại chi nhánh

* Cho vay có tài sản đảm bảo:

- Khi vay đầu tư vàng tại ACB, khách hàng được giao dịch mua bán vàng gấp 14 lần vốn tự có với các hình thức:

- Là khoản cho vay ngắn hạn, thời hạn cho vay đến 12 tháng, mức cho vay lên đến 100 tỷ đồng

* Vay trả góp mua nhà ở, nền nhà:

- Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua được nhà, nền nhà đúng theo mong muốn

Trang 10

- Thời gian cho vay: lên đến 120 tháng

- Mức cho vay dựa trên nhu cầu vốn thực tế, trị giá tài sản cầm cố, thế chấp và khả năng thanh toán nợ vay của khách hàng

* Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng:

- Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, may chay, cưới hỏi, và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống

- Thời gian cho vay tối đa: 84 tháng

- Số tiền cho vay tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng

* Vay cầm cố thế chấp sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá:

- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do ACB phát hành là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân sở hữu sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và có nhu cầu cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá để vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng

- Thời gian và mức cho vay được xác định dựa trên nhu cầu của người vay và giá trị của tài sản cầm cố

* Cho vay phục sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ:

- Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc đầu tư phát triển mua máy móc, trang bị thiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng

- Thời gian cho vay và mức cho vay được xác định dựa trên nhu cầu đi vay, phương án sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng

Trang 11

2 Tình hình tăng trưởng tín dụng cá nhân

Trong năm 2008, dư nợ tín dụng cá nhân giảm so với năm 2007, đồng thời tốc độ giảm cũng mạnh hơn so với giảm dư nợ tín dụng chung Điều nay có thể được lý giải là do năm 2007, nền kinh tế phát triên tương đối ổn định, thu nhập của người dân khác tốt và nhu cầu tiêu dùng cũng như sửa chữa xây dựng nhà cửa tăng cao, nên nhu cầu đi vay tăng cao Mặt khác vào thời điểm cuối năm 2006 khi thị trường bất động sản nóng lên, điều này đã thúc đẩy các nhà đầu tư mà chủ yếu là cá nhân đi vay để đầu tư vào kênh này Trong khi đó, bước sang năm 2008, lạm phát tăng cao, tính chung cả năm lạm phát gần 20%, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng thu hẹp đáng kể, cộng với việc lãi suất cho vay tăng cao, nên nhu cầu đi vay phục vụ sản xuất kinh doanh đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ trên địa bàn khu vực quận 6 và 11 giảm hẳn

Bước sang năm 2009, lạm phát được khống chế, chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2009 tăng khoảng 7% so với cuối năm 2008, tình hình kinh tế dần được phục hồi, cộng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ hồi giữa năm đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động trở lại, nhu cầu vay vốn để tăng vốn lưu động tăng lên

3 Cơ cấu tín dụng cá nhân theo thời hạn

Bảng 2.1 Dư nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay (đvt: triệu đồng)

Trang 12

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng theo thời hạn

Năm 2008, cho vay ngắn hạn giảm sút với mức độ lớn hơn cho vay trung và dài hạn, điều này là do các khoản vay trung dài hạn được duy trì từ năm trước kéo dài cho tới năm nay trong khi đó các khoản cho vay tiêu dùng, vay xây nhà và sửa chữa nhà, vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn của các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh các thể trước đây được hoàn tất nhưng các khoản vay mới lại tăng lên không đáng kể làm cho dư nợ ngắn hạn giảm sút nhiều hơn Sang năm 2009, dư nợ tín dụng cá nhân tăng, trong đó cho vay trung và dài hạn tăng nhiều hơn so với cho vay ngắn hạn Điều này là do năm 2009, tại ACB Chợ Lớn hoạt động cho vay với mục đích mua nhà, sửa chữa nhà chiếm tỉ trọng khá cao và chủ yếu là cho vay trung, dài hạn Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh cũng chiếm tỉ trọng lớn và chủ yếu là trung hạn

III Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Chợ Lớn

1 Ưu điểm

- Ngân hàng có lợi thế về mặt uy tín và thương hiệu trong khối tổ chức tài chính - ACB Chợ Lớn là một trong những chi nhánh được thành lập sớm nhất của ACB với quy mô hoạt động khá lớn, lại có vị trí giao thông thuận lợi, cơ sở vật chất khang trang, lịch sự do đó chi nhánh đã tạo được uy tín và tên tuổi với khách hàng trên địa bàn Quận 6 và vùng lân cận

Trang 13

- Trong công tác tín dụng, quy trình tín dụng được thiết kế chặt chẽ, có sự phân chia nhiệm vụ rõ ràng giữa các bộ phận tư vấn tài chính, phân tích tín dụng và chăm sóc khách hàng, giúp công việc được chuyên môn hóa và dễ dàng hơn Việc xét duyệt cho vay phải thông qua ban tín dụng chứ không phải chỉ một người nên sẽ đưa ra quyết định chính xác hơn

- Đội ngũ nhân viên tại chi nhánh gồm cả những nhân viên giàu kinh nghiệm và những nhân viên trẻ có trình độ, thường xuyên được đào tạo và huấn luyện về nghiệp vụ

2 Nhược điểm

- ACB Chợ Lớn cách xa trung tâm thành phố nên hoạt động tiếp cận với hội sở trong công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn

- Nhân viên mới tuyển chưa có kinh nghiệm nên cần tốn thời gian hướng dẫn và đào tạo Chưa có chính sách chăm sóc và giữ khách hàng đối với những khách hàng cũ đã từng thực hiện giao dịch tại đơn vị

- Trong công tác tín dụng, bộ phận C/A do không tiếp xúc với khách hàng từ đầu nên sẽ có những trường hợp không hiểu rõ tình hình của khách hàng

- Cho vay tiêu dùng là 1 trong những sản phẩm tín dụng cá nhân chính của ACB, tuy nhiên hoạt động cho vay này còn chiếm tỉ trọng thấp tại chi nhánh ACB Chợ Lớn

- Đơn vị gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các chi nhánh khác hệ thống ngân hàng trong cùng địa bàn, đặc biệt là các chi nhánh ngân hàng mới thành lập, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn và các hình thức cho vay với lãi suất thấp nhằm thu hút khách hàng của ACB Đồng thời, sự phát triển mạnh của mạng lưới ACB trên địa bàn Quận 6 dẫn đến sự san sẻ thị phần và sự cạnh tranh giữa các chi nhánh và phòng giao dịch trong nội bộ ngân hàng

Ngày đăng: 20/09/2012, 16:44

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1 Sơ đồ tổ chức các phòng ban ACB Chợ Lớn - Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng á châu – chi nhánh chợ lớn.pdf

Bảng 1.1.

Sơ đồ tổ chức các phòng ban ACB Chợ Lớn Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 1.2 Chỉ số tài chính 3 năm 2007, 2008, 2009 - Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng á châu – chi nhánh chợ lớn.pdf

Bảng 1.2.

Chỉ số tài chính 3 năm 2007, 2008, 2009 Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 1.3 So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng 3 năm 2007, 2008, 2009 Năm 2007 Năm 2008  Năm 2009  - Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng á châu – chi nhánh chợ lớn.pdf

Bảng 1.3.

So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng 3 năm 2007, 2008, 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Xem tại trang 5 của tài liệu.
Bảng 1.4 Báo cáo tài chính quý I– 2010 (đvt: triệu đồng) - Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng á châu – chi nhánh chợ lớn.pdf

Bảng 1.4.

Báo cáo tài chính quý I– 2010 (đvt: triệu đồng) Xem tại trang 6 của tài liệu.
2. Tình hình tăng trưởng tín dụng cá nhân - Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng á châu – chi nhánh chợ lớn.pdf

2..

Tình hình tăng trưởng tín dụng cá nhân Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng theo thời hạn - Hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng á châu – chi nhánh chợ lớn.pdf

Bảng 2.2.

Tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng theo thời hạn Xem tại trang 12 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan