1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai: động lượng. dlbtđl

2 308 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 47 KB

Nội dung

− Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm xung lượng của lực và động lượng của vật Chuẩn KT_KN và phương phá

Trang 1

GIÁO ÁN MÔN VẬT LÍ – KHỐI 10 (HKII)

NĂM HỌC: 2010 - 2011 Tuần: 20

Tiết CT: 37 – 38 Chương IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Bài 23: ĐỘNG LƯỢNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

I Mục tiêu:

1 Kiến thức

− Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng

− Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật

− Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực

2 Kĩ năng

− Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm

II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1 Giáo viên:

Các phiếu học tập

2 Học sinh:

Ôn lại các định luật NiuTơn

III Các hoạt động:

1 Ổn định- giới thiệu chưong IV: Các định luật bảo toàn

2 Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm xung lượng của lực và động lượng của vật

Chuẩn KT_KN và phương pháp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Chuẩn KT- KN:

- Viết được công thức tính động

lượng và nêu được đơn vị đo động

lượng [thông hiểu]

* Phương pháp: diễn giảng và phát

vấn

* Phiếu học tập 1:

Xét sự thay đổi trạng thái của một

vật khối lượng m đang chuyển động

với tốc độ v1 thì chịu tác dụng của

lực không đổi trong thời gian ∆t,

tốc độ của vật biến đổi thành v2

+ Viết công thức tính gia tốc mà vật

thu được theo tốc độ v?

………

+ Viết biểu thức tương ứng của

định luật II Niutơn?

………

+ Kết hợp hai biểu thức trên và biến

đổi để xuất hiện một vế của biểu

thứclà xung lượng của lực và nêu

nhận xét về biểu thức thu được:

………

- Nêu một số ví dụ để HS thấy được dưới tác dụng của lực F trong khoảng thời gian ∆t thì trạng thái chuyển động của vật thay đổi, từ đó giới thiệu khái niệm xung lượng

- Yêu cầu HS cho biết:

+ Xung lượng của lực có phải là đại lượng vectơ không? Nếu có thì cho biết phương, chiều của đại lượng này?

+ Đơn vị xung lượng của lực là gì?

(Lưu ý: giả thiết lực không đổi trong thời gian tác dụng)

- Phát phiếu học tập 1 và yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm theo hướng dẫn trong PHT để tìm hiểu công thức tính xung lượng của lực

- Nhận xét sau khi các nhóm trình bày kết quả từ đó giới thiệu khái niệm động lượng của vật

- Yêu cầu HS cho biết:

+ Động lượng của lực có phải là đại lượng vectơ không? Nếu có thì cho biết phương, chiều của nó?

+ Đơn vị của động lượng là gì?

+ Hướng dẫn HS tìm ra mối quan hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng của vật (lưu ý HS:

trường hợp có nhiều lực tác dụng lên vật và cho biết đây là cách diễn đạt khác của định luật II Niutơn)

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C1, C2

- Theo dõi và ghi nhận khái niệm mới

- Trả lời câu hỏi của GV:

+ Xung lượng của lực là một đại lượng vectơ; có cùng phương, chiều với phương và chiều của lực tác dụng?

+ Đơn vị: N.s

- Nhận phiếu học tập và thảo luận nhóm

- Cử đại diện một nhóm trình bày kết quả lên bảng; các nhóm khác theo dõi và nhận xét

- Ghi nhận khái niệm mới và trả lời GV

+ Động lượng là một đại lượng vectơ cùng hướng với vận tốc của vật Động lượng có đơn vị đo là kilôgam mét trên giây (kg.m/s)

- Thảo luận nhóm trả lời C1, C2

- Cử đại diện nhóm nêu kết quả

Trang 2

- Nhận xét sau khi các nhóm trình bày kết quả

thảo luận

Bổ sung: Ý nghĩa của động lượng

và biểu thức ∆p = F∆t

- Hướng dẫn HS nêu ý nghĩa của động lượng và biểu thức ∆p = F∆t

- Ghi nhận:

+Động lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động của vật + Lực đủ mạnh tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian hữu hạn thì có thể gây ra biến thiên động lượng của vật

3 Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật bảo toàn động lượng

Mức độ thể hiện chuẩn KT_KN Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Chuẩn KT – KN: Phát biểu và viết

được hệ thức của định luật bảo toàn

động lượng đối với hệ hai vật

* Phương pháp: diễn giảng kết hợp

đàm thoại

- Giới thiệu hệ cô lập và nêu một

số ví dụ và yêu cầu HS phân tích các lực tác dụng lên hệ

- Cho một hê cô lập, hướng dẫn

HS phân tích và giới thiệu định luật bảo toàn động lượng

- Theo dõi và làm làm theo yêu cầu của GV

Bổ sung: Trường hợp hệ vật chịu tác

dụng của nội lực lớn hơn rất nhiều so

với ngoại lực tác dụng lên hệ cũng có

thể coi là hệ cô lập (vd: hệ súng –

đạn)

- Giới thiệu hệ súng – đạn cũng là

hệ cô lập

- Ghi nhận kiến thức bổ sung

4 Hoạt động 3: Vận dụng định luật bảo toàn động lượng

Mức độ thể hiện chuẩn KT_KN Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Chuẩn KT – KN:

− Vận dụng định luật bảo toàn động

lượng để giải được các bài tập đối

với hai vật va chạm mềm

- Nêu được nguyên tắc chuyển động

bằng phản lực

* Phương pháp: thuyết trình

* Phiếu học tập 2:

- Giải thích vì sau hệ hai vật va

chạm mềm là hệ cô lập?

- Hãy vận dụng định luật bảo toàn

động lượng để tìm vận tốc của hệ

sau va chạm

* Phiếu học tập 3

- Nêu nguyên tắc chuyển động

bằng phản lực của tên lửa

- Giải thích vì sau hệ tên lửa và khí

là hệ cô lập ( trong khoảng không

vũ trụ và ở xa các thiên thể)?

- Hãy vận dụng định luật bảo toàn

động lượng để tìm vận tốc của tên

lửa sau khi phụt khí

- Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm

+ Nhóm 1, 2 trình bày nội dung:

giải bài toán về va chạm mềm theo hướng dẫn của phiếu học tập 2 + Nhóm 3, 4 trình bày phần chuyển động bằng phản lực theo hướng dẫn của phiếu học tập 3

- Nhận xét phần trình bày của các nhóm

- Yêu cầu HS trả lời C3

- Nhận PHT và thảo luận nhóm

- Cử đại diện từng nhóm lần lượt lên bảng trình bày

- Cá nhân trả lời

IV Củng cố- Dặn dò:

GV yêu cầu HS nhắc lại một số ý chính của bài và dặn HS xem lại kiến thức về công cơ học để chuẩn bị cho

bài tiếp theo

V Rút kinh nghiệm: ……….

Ngày đăng: 11/05/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w