1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

2 1,7K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 60 KB

Nội dung

BÀI TẬP CHƯƠNG IV VẬT LÝ 10 BÀI TẬP: ĐỘNG LƯỢNG – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG Bài 1. thuyền có khối lượng M=200kg chuyển động với vận tốc v = 1,5m/s. Một người khối lượng m 1 =50kg nhảy từ bờ lên thuyền với vận tốc v 1 =6m/s theo phương vuông góc với véctơ v Tìm độ lớn và hướng vận tốc của thuyền sau khi người vào thuyền. bỏ qua sức cản của nước. Bài 2. thuyền có khối lượng m 1 ; chiều dài L ; đang đứng yên trên mặt nước. Một người khối lượng m 2 ở đầu thuyền nhảy lên với vận tốc v o hợp với phương ngang 1 góc α và rơi vào giữa thuyền. Tính v o trong 2 trường hợp: a/ v o là vận tốc của người đối với nước. b/ v o là vận tốc của người đối với thuyền. Bài 3. một viên đạn bay theo quỹ đạo parabol lên đến độ cao cao nhất là h=20m thì vỡ làm 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Một giây sau khi vỡ, mảnh 1 rơi xuống đất ngay dưới vị trí đạn vỡ cách chỗ bắn S 1 = 1000m. Mảnh 2 rơi đến đất cách chỗ bắn khoảng S 2 bao nhiêu. Bỏ qua sức cản không khí Bài 4. Một tên lửa hai tầng có khối lượng tổng cộng 1 tấn. khi tên lửa đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc 170m/s thì tầng thứ hai (có khối lượng 0,4 tấn) tách ra và tăng tốc đến v 2 ; còn tầng thứ nhất bay theo phương cũ với vận tốc 150m/s. Tìm phương, chiều, độ lớn của véctơ vận tốc v 2 Bài 5. Từ một xuồng nhỏ khối lượng m 1 chuyển động với vận tốc v o ; người ta ném một vật có khối lượng m 2 về phía trước với vận tốc v 2 nghiêng một góc α đối với xuồng. Tính vận tốc của xuồng sau khi ném vật và khoảng cách từ xuồng đến chổ vật rơi. Bỏ qua sức cản của nước và cho là nước đứng yên Bài 6. Một tên lửa khối lượng tổng cộng M o =100 tấn đang bay với vận tốc 200m/s thì phụt ra tức thời m=20 tấn khí với vận tốc 500m/s đối với tên lửa. Tính vận tốc của tên lửa sau khi phụt khí nếu khí được phụt ra: a) Phía sau tên lửa b) Phía trước tên lửa (bỏ qua lực hấp dẫn của trái đất và lực cản của không khí) Bài 7. Viên bi thứ nhất đang chuyển động với vận tốc v=10m/s thì va vào viên bi thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm hai viên bi tách xa nhau và tạo với hướng của v những góc α, β . Khối lượng của hai viên bi bằng nhau, bỏ qua ma sát. Tính vận tốc của mỗi viên bi sau va chạm trong 2 trường hợp: a) α = β = 45 o b) α = 60 o ; β = 30 o Bài 8. trên mặt phẳng ngang có 3 viên bi nhẵn khối lượng m 1 ; m 2 = 4m 1 và m 3 =2m 1 chuyển động với vận tốc v 1 = 2m/s ; v 2 = 7m/s và v 3 = 1m/s như hình vẽ. bỏ qua ma sát. Biết rằng 3 viên bi va chạm không đàn hồi cùng lúc tại O để tạo thành khối chuyển động với vận tốc v . Tính v GV: BÙI THẾ HỒNG 1 BÀI TẬP CHƯƠNG IV VẬT LÝ 10 Bài 9. một vật khối lượng m trượt trên mặt phẳng nghiêng góc α so với mặt phẳng ngang từ độ cao h (hệ số ma sát giữa mf nghiêng với vật m là μ ) rồi rơi vào một xe cát khối lượng M đang đứng yên trên mặt phẳng ngang rất gần chân mặt phẳng nghiêng. Tính vận tốc của xe cát khi vật rơi vào (bỏ qua ma sát giữa xe với mf ngang) Bài 10. một người khối lượng m 1 = 60kg nhảy từ bờ vào thuyền khối lượng m 2 =300kg đang trôi theo dòng nước. Người nhảy với vận tốc 5m/s theo hướng vuông góc với dòng nước, sau đó thuyền chuyển động với vận tốc v có phương hợp với dòng nước một góc α = 30 o Tìm v và vận tốc của dòng nước chảy GV: BÙI THẾ HỒNG 2 . BÀI TẬP CHƯƠNG IV VẬT LÝ 10 BÀI TẬP: ĐỘNG LƯỢNG – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG Bài 1. thuyền có khối lượng M=200kg chuyển động với vận tốc. O để tạo thành khối chuyển động với vận tốc v . Tính v GV: BÙI THẾ HỒNG 1 BÀI TẬP CHƯƠNG IV VẬT LÝ 10 Bài 9. một vật khối lượng m trượt trên mặt phẳng

Ngày đăng: 26/11/2013, 07:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w