Giáo trình môn tiền tệ ngân hàng

76 2.4K 0
Giáo trình môn tiền tệ ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1: TIỀN TỆ VÀ CUNG CẦU TIỀN TỆ. 1.1- VAI TRÒ, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA CỦA TIỀN 1.1.1- Vai trò, định nghĩa và chức năng của tiền 1.1.1.1- Vai trò của tiền Tiền như là máu trong cơ thể, nhưng nhận thức về vai trò của tiền lại rất khác nhau trong mỗi thời kỳ khác nhau. Giai đoạn đầu, vào khoảng thế kỷ 16, tiêu biểu là trường phái trọng thương, cho tiền là đại diện cho sự giàu có của mỗi quốc gia, mỗi gia đình và cho mỗi người. Và để có tiền, con đường khả dĩ có thể thực hiện được là buôn bán để kiếm được nhiều tiền. Giai đoạn hai, người ta lại cho tiền như là một thứ hư tưởng, đại diện cho trường phái này là Francois Quesney. Ông ta cho rằng, sự giàu có phải tìm ở nông nghiệp – một quan điểm đại diện cho trường phái trọng nông thời đó. Giai đoạn ba, từ đầu thế kỷ thứ 19 đến giờ, các nhà kinh tế bắt đầu xét lại quan điểm của các nhà kinh tế trước đó (tức các tác giả cổ điển) và cho rằng, tiền đóng vai trò hết sức quan trọng, bắt đầu từ S.M.Keynes, Samuelson và các nhà kinh tế khác. Với Keynes, được phản ánh trong tác phẩm “Lý thuyết tổng quát về nhân dụng, tiền tệ và lãi suất- 1936” cho rằng tiền có hai vai trò: - Tiền là công cụ để Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế, quản lý các hoạt động đó theo một chính sách nhất định. - Tiền có vai trò tổng hợp thông tin trên các thị trường. Samuelson cho rằng, khác với nền kinh tế trao đổi, nền kinh tế tiền tệ, mà đặc trưng cơ bản của nó là sử dụng tiền tệ như là một công cụ quan trọng, quy định và chi phối toàn bộ hành vi kinh tế, điều khiển tất cả các hoạt động kinh tế, thực hiện các mối quan hệ kinh tế trên các thị trường. Còn Frederic S. Mishkin cho rằng: Tiền được gắn với những thay đổi trong các biến số kinh tế. Những biến số này tác động đến tất cả chúng ta và chúng ta coi đó là quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, vai trò của tiền được thể hiện rõ nét với các nội dung: *Tiền là phương tiện để mở rộng và phát triển sản xuất trao đổi hàng hóa. Tiền là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Nhưng khi tiền xuất hiện, nó lại trở thành công cụ thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển lên mức độ cao hơn, bởi vì: Thứ nhất, tiền đã làm cho giá trị của các hàng hóa được biểu hiện một cách đơn giản. Nghĩa là giá trị của các hàng hóa đều được biểu hiện bằng tiền, do đó chúng có thể so sánh được với nhau một cách dễ dàng. Trên cơ sở này, những người sản xuất hàng hóa có thể so sánh được với nhau về mức độ và trình độ lao động của mình đã bỏ ra cho xã hội trong cùng một đơn vị thời gian. 1 Thứ hai, tiền đã làm cho giá trị của hàng hóa được thực hiện một cách thuận lợi. Người sở hữu hàng hóa, chỉ cần chuyển đổi hàng hóa của mình thành tiền rồi từ đó họ có thể đạt tới giá trị sử dụng mới mọt cách dễ dàng theo “sở thích”. Thứ ba, tiền đã làm cho trao đổi hàng hóa không bị ràng buộc về không gian và thời gian. Chính vì thế đã làm cho sự lựa chọn của những người tham gia vào quá trình trao đổi càng nên thận trọng và chính xác hơn. Thứ tư, tiền đã làm cho việc hạch toán hiệu quả sản xuất kinh doanh trở nên thuận tiện và đầy đủ. *Tiền biểu hiện quan hệ xã hội Đằng sau quan hệ tiền – hàng, đó là quan hệ giữa người với người Những người sản xuất hàng hóa, tiến hành sản xuất riêng lẻ, độc lập. Nhưng họ lại có quan hệ mật thiết với nhau thông qua trao đổi. Trong quan hệ này tiền là “sợi dây” liên hệ ràng buộc giữa những người sản xuất với nhau. Sự liên hệ và ràng buộc giữa những người sản xuất hàng hóa thẻ hiện bằng quan hệ tiền – hàng chỉ là hình thức. Bên trong quan hệ này luôn luôn diễn ra sự phân hóa chia rẽ giữa những người “bạn hàng”. Tiêu thụ hết hàng, là nguyện vọng của những người sản xuất. Nhưng tùy theo điều kiện và trình độ của từng người, tùy theo thị trường và thời điểm bán… có người bán hết hàng, nhưng có người lại không tiêu thụ được hàng. Quá trình này đã phân hóa những người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo. Do đó dẫn đến địa vị của họ rong xã hội khác nhau. Chính vì vậy mà người ta coi việc chuyển hàng thành tiền: nhanh, chậm, nhiều, ít; đắt, rẻ… gắn với “số phận” và sự “may rủi”của từng người. Cái đó đã dẫn đến hiện tượng sùng bái tiền trong xã hội. * Tiền là phương tiện phục vụ mục đích của người sử dụng chúng Tùy thuộc vào tính chất của phương thức sản xuất xã hội , tùy thuộc vào địa vị của người sở hữu tiền, mà tiền được sử dụng với những mục đích khác nhau. Trong nền kinh tế hàng hóa, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường, các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức, kể cả Nhà nước muốn đạt được mục đích của mình đều phải sử dụng tiền ở mức độ tích hợp. Tiền là biểu hiện bên ngoài của tài chính và của nguồn lực. Ở đâu còn chính quyền và luật pháp, thì ở đó vẫn còn thé lực của tiền và đằng sau chúng là những người sở hữu tiền. Thế lực này chưa thể bi tước bỏ khi nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng. Vì vậy thé lực của tiền không chỉ thể hiện trong phạm vi quốc gia, mà còn mang tinh chất quốc tế. 1.1.1.2. Định nghĩa tiền Do từ tiền (money) được sử dụng một cách thường xuyên trong các cuộc nói chuyện hàng ngày, nó có thể có nhiều nghĩa, nhưng đối với các nhà kinh tế, có có nghĩa riêng. Để làm sáng tỏ, phải làm rõ việc dùng tiền của các nhà kinh tế và so với việc sử dụng theo thông lệ Giả sử một kẻ cướp lăm le một con dao đòi tiền, vậy chính xác là hắn ta muốn gì?- Muốn tiền mặt. Định nghĩa tiền (money) chỉ đơn thuần là đồng tiền (currency) thì quá hẹp đối với các nhà kinh tế vì séc được chấp nhận như là tiền khi mua bán, do vậy các món tiền gửi ở tài khoản séc cũng được coi như là tiền, nhưng như vậy cũng chưa đủ vì có các loại khác như séc du lịch hay tiền gửi tiết kiệm đôi khi được dùng để thanh toán cho hàng hóa và 2 dịch vụ, và nó cũng giống như tiền, nếu nó có thể được chuyển hóa ra tiền mặt một cách dễ dàng. Gây rắc rối hơn còn ở những khía cạnh khác. - Tiền thường được dùng một cách đồng nghĩa với của cải (weath). Khi ta nói người nào đó có nhiều tiền, có thể là họ muốn nói không chỉ có tiền mặt mà còn là số dư có trong tài khoản, cổ phiếu, rái phiếu, nhà cửa, xe cộ, đất đai,… Và bao giờ các nhà kinh tế cũng phân biệt giữa tiền và của cải. - Tiền khác với thu nhập (income). Thu nhập là lượng tiền kiếm được trong một dơn vị thời gian. Tóm lại, tiền theo định nghĩa của chúng ta là, bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa hay dịch vụ khác nhau hoặc để hoàn trả nợ. 1.1.1.3. Chức năng của tiền Dù tiền như trước kia là vỏ sò, hoặc đó, hoặc vàng, hoặc giấy… trong nền kinh tế, các nhà kinh tế cho tiền có 3 chức năng, đó là phương tiện trao đổi, đơn vị tính toán và tồn trữ giá trị (Trong một sách giáo khoa trước đây người ta cho rằng tiền có 5 chức năng: chức năng thước đo giá trị, chức năng làm phương tiện lưu thông, chức năng làm phương tiện thanh toán, chức năng cất trữ và chức năng làm tiền tệ thế giới) *Phương tiện trao đổi (means of exchange) Hầu hết các giao dịch thị trường trong nền kinh tế, dù là tiền mặt hay séc, đều là phương tiện trao đổi, tức là nó dễ dàng đổi lấy hàng hóa hay dịch vụ. Nó khắc phục sự bất tiện của sự đổi chác. Ví dụ: Một giáo sư kinh tế nếu muốn ăn thì phải tìm đến một người làm ruộng với điều kiện là người nông dân này không chỉ làm ra lúa gạo, thức ăn mà còn phai thích học kinh tế. Đây rõ ràng là khó khăn, thậm chí vị giáo sư này phai bỏ giảng để làm ruộng để có ăn. Chi phí thời gian để trao đổi hàng hóa và dịch vụ gọi là chi phí giao dịch. Trong một nền kinh tế trao đổi, chi phí giao dịch là cao vì người ta phải thỏa mãn hi ý muốn trùng khớp. Khắc phục điều này chỉ có tiền, nghĩa là vị giáo sư có thể dạy học và khi có tiền, dùng tiền để mua đồ ăn và do đó, tiết kiệm được thời gian. Tiền cũng thúc đẩy hiệu quả khi cho phép người ta chuyên làm một việc. Nó như là một thức dầu mỡ bôi trơn cho guồng máy kinh tế, nó khuyến khích chuyên môn hóa và phân công lao động. Để một hàng hóa hoạt động như là tiền thì phải có một số tiêu chuẩn: - Nó có thể tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng, làm dễ dàng cho việc xác định giá trị của nó. - Nó phải được chấp nhận một cách rộng rãi. - Nó có thể chia nhỏ, qua đó dễ đổi chác. - Nó phải dễ chuyên chở. - Không bị hư hỏng một cách nhanh chóng. Trước đây người ta đã sáng tạo ra những công cụ từ thế giới hàng hóa để từ thế giới này, tách ra một hàng hóa nào đó để làm tiền, như vỏ sò(người thổ dân Châu Mỹ), thuốc là và rượu Wisky (do thực dân buổi đầu tìm ra chây Mỹ) và cuối cùng là vàng và bạc. 3 * Đơn vị đánh giá hay tiêu chuẩn giá trị( Standard of Value) Chức năng thứ hai của tiền là đơn vị đánh giá nghĩa là nó được dùng để do giá trị của nền kinh tế. Chúng ta đo giá trị hàng hóa bằng tiền giống như chúng ta đo khối lượng bằng kg, độ dài bằng : Tiền cung cấp đơn vị chuẩn cho việc đo lường giá trị. - Tồn trữ giá trị: tiền hôm nay có thể được sử dụng vào ngày mai cho nên tiền có chức năng dự trữ giá trị. 1.1.2. Các hình thái của tiền Tiền tệ xuất hiện và đã phát triển qua các hình thái chủ yếu: hóa tệ, tín tệ, bút tệ và tiền điện tử. 1.1.2.1. Hóa tệ Một hàng hóa nào đó giữ vai trò của vật trung gian trong trao đổi được gọi là hóa tệ. Có thể chia hóa tệ thành hai loại: hóa tệ không kim loại và hóa tệ kim loại quý (kim tệ). * Hóa tệ không kim loại: Sản xuất và trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển. Sự trao đổi không còn ngẫu nhiên, không còn trên cơ sở của sự định giá giản đơn. Trao đổi đã vượt khỏi cái khung nhỏ hẹp một vài hàng hóa, giới hạn trong một vài địa phương. Sự trao đổi ngày càng nhiều hơn đó giữa các hàng hóa đòi hỏi phải có một hàng hóa có tính chất đồng nhất, tiện dụng trong vai trò của vật ngang giá, có thể tạo điều kiện thuận tiện cho trao đổi và bảo tồn giá trị. Hình thái đầu tiên của tiền tệ có vẻ lạ lung, nhưng nói chung là những vật trang sức hay những thứ để ăn.Thổ dân ở các bờ biển châu Á, châu phi trước đây đã dung vỏ sò, vỏ ốc làm tiền. Người dân quần đảo Polyneise thì dùng long chim. Gạo thì được dùng ở quần đảo Philippines. Ở Trung Quốc thì dùng lưỡi câu, dao và từ thế kỷ III trước công nguyên, cả vải lụa. Gia súc cũng là một trong những loại “tiền” như cừu, dê, bò,… Tiền tệ bằng hàng hóa có những bất tiện nhất định của nó trong quá trình phục vụ trao đổi như không được mọi người, mọi nơi chấp nhận, dễ hư hỏng, không đồng nhất nên khó phân chia thanh những đơn vị nhỏ để phục vụ trao đổi… những khó khăn đó đưa đến việc sử dụng hóa tệ bằng kim loại quí. * Hóa tệ bằng kim loại quí Khi sản xuất trao đổi hàng hóa phát triển kèm theo sự mở rộng phân công lao động xã hội đồng thời với sự xuất hiện các giao dịch quốc tế thường xuyên và sự ra đời Nhà nước thì người giao. Kim loại ngày càng có những ưu điểm nổi bật trong vai trò của vật ngang giá bởi những thuộc tính bền, gọn, có giá trị phổ biến… và từ đó, những đồng tiền bằng kim loại đồng, chì, kẽm, thiếc, bạc, vàng xuất hiện thay thế cho hóa tệ không kim loại. Tiền bằng chì xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc dưới dạng một thỏi dài có lỗ ở một đầu để có thể xâu thanh chuỗi. Tiền bằng hợp kim vàng và bạc xuất hiện đầu tiên vào những năm 685-652 trước công nguyên ở vùng Lidia (Tiểu Á) có đóng dấu in hình nổi để đảm bảo giá trị. Các đồng tiền bằng kim loại đã sớm xuất hiện ở vùng Địa Trung Hải, song cũng sớm bị mất giá vì thường bị cắt xẻo xung quanh, sau nhờ kỹ thuật đúc tiền có khuôn khổ nhất định có khía ở mép ngoài nên tránh được việc cắt xẻo. Tiền kim loại đầu tiên ở Anh làm bằng thiếc, ở Thụy Sĩ và Nga làm bằng đồng, khi bạch kim mới được phát hiện. Trong thời kỳ 1828-1844, người Nga cho đó là kim loại không sử dụng được nên đem đúc tiền. Nếu so với các loại tiền tệ trước đó, tiền bằng kim loại, bên cạnh những ưu điểm nhất định cũng đưa đến những bất tiện trong quá trình phát triển trao đổi cồng kềnh, khó 4 cất giữ, khó chuyên chở… Cuối cùng các kim loại quý như vàng bạc, một loại tiền tệ thực tự chúng có giá trị nội tại trở nên thong dụng trong một thời gian khá lâu cho đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Khoảng thế kỷ thứ 16 ở châu Âu nhiều nước sử dụng vàng làm tiền, có nước vừa sử dụng vàng vừa sử dụng bạc. Các nước châu Á sử dụng bạc là phổ biến. Việc đúc quý kim thành tiền ngay từ đầu coi là vương quyền, đánh dấu kỷ nguyên ngự trị của lãnh chúa, vua chúa phong kiến. Lịch sử phát triển của tiền kim loại quí đã trải qua 3 biến cố chủ yếu, quyết định đến việc sử dụng phổ biến tiền làm bằng kim loại quý. - Sự gia tăng dân số 1.1.2.2. Tín tệ hay tiền danh nghĩa ( Fiat Currency or Token Currency) Giá trị của tiền cao hơn nhiều so với giá trị vật làm tiền bao gồm tiền giấy và tiền kim loại. - Tiền bằng kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với kim loại tiền tệ thuộc hình thái hóa tệ. Ở hình thái này giá trị nội tại của kim loại thường không phù hợp với giá trị danh nghĩa, tiền bằng kim loại hiện nay phần lớn được đúc để sử dụng làm tiền lẻ. - Tiền giấy bao gồm tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán. + Tiền giấy khả hoán là thứ tiền được lưu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc ký thác ở ngân hàng. Bất cứ lúc nào mọi người cũng có thể đem tiền giấy khả hoán đó đổi lấy vàng hay bạc có giá trị tương đương với giá trị ghi trên tiền giấy khả hoán đó. Ở Trung Hoa từ đời Tống đã xuất hiện tiền giấy. Vì những nhu cầu mua bán, các thương gia hình thành những thương hội có nhiều chi nhánh ở khắp các thị trấn, thị tứ lớn. Các thương gia ký thác vàng hay bạc vào hội sở của thương hội rồi nhận lấy giấy chứng nhận gọi là phi tiền, với phi tiền các thương gia có thể mua hàng ở các thị trấn khác nhau có chi nhánh của thương hội, ngoài phi tiền triều đình nhà Tống còn phát hành tiền giấy gọi là giao sao (giao tử) được dân chúng chấp nhận. Ở Việt Nam vào cuối đời trần, Hồ Quí Ly đã thí nghiệm cho phát hành tiền giấy. Nhân dân ai cũng phải nộp tiền vào cho Nhà nước, cứ một quan tiền tiền đồng đổi được hai quan tiền giấy, việc sử dụng tiền giấy của Hồ Quí Ly thất bại vì nhà Hồ sớm bị lật đổ, dân chưa quen sử dụng tiền giấy và cộng thêm sai lầm khi xác định quan hệ giữa tiền đồng và tiền giấy (cho tiền giấy có giá trị thấp hơn) Nguồn gốc của tiền giấy chỉ có thể được hiểu rõ khi xem xét lịch sử tiền tệ các nước Châu Âu. Từ đầu thế kỷ 17, ở Hà Lan, ngân hàng Ansterdam đã cấp cho những than chủ gửi vàng bạc vào ngân hàng những chứng nhận bao gồm nhiều tờ nhỏ. Khi cần, có thể đem những tờ giấy nhỏ đổi lấy vàng hay bạc tại ngân hàng. Trong thanh toán cho người khác, các giấy nhỏ này cũng được chấp nhận. Sau đó một chủ ngân hàng người Thụy Điển tên Palmstruch đã mạnh dạn phát hành tiền giấy để cho vay. Từ đó ngân hàngPalmstruch đã có khả năng cho vay nhiều hơn vốn tự có. Với nhiều loại tiền giấy được phát hành, lưu thông tiền tệ bị rối loạn và nhiều nhà ngân hàng lạm dụng gây nhiều thiết hại cho dân chúng, trong trường hợp này vua chúa các nước phải can thiệp và cho rằng, việc đúc tiền từ xưa là vương quyền và mặt khác việc phát hành tiền giấy là một nguồn lợi lớn. Vương quyền các nước Châu Âu chỉ thừa nhận một ngân hàng tư có quyền phát hành tiền giấy với những điều kiện nhất định: 5 - Điều kiện khả hoán: tức có thể đổi lấy bất kỳ lúc nào tại ngân hàng phát hành. - Điều kiện dự trữ vàng làm đảm bảo, điều kiện này ban dầu quy định là 100% sau còn khoản 40%. - Điều kiện phải nộp thuế 1.1.2.3. Bút tệ Tiền do hoạt động ngân hàng tạo ra. Bút tệ lưu động là séc (cheque) nó là một hình thái tiền tệ được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách của ngân hàng. 1.1.2.4.Tiền điện tử hay tiền nhựa Hiện nay nhờ công nghệ thông tin phát triển và dịch vụ ngân hàng ngày càng hiện đại do đó xuất hiện các loại thẻ Credit Card, Master Card được sử dụng như tiền. 1.1.3. Chế độ tiền Là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một nước được xác định bằng luật pháp, dựa trên một cơ sở nhất định gọi là bản vị tiền tệ. 1.1.3.1. Chế độ bản vị bạc và chế độ bản vị vàng - Bản vị bạc là dùng bạc để định nghĩa cho đơn vị tiền - Bản vị vàng là dùng vàng để định nghĩa cho đơn vị tiền Đặc điểm chung: - Đơn vị tiền được định nghĩa theo vàng hay bạc - Cho phép đổi tiền lấy vàng hay bạc và ngược lại - Cho phép lưu thông tiền và vàng bạc ra nước ngoài Ví dụ: Năm 1775 1USD =25,92 gram bạc ròng 1.1.3.2. Chế độ song bản vị (Bimetalic standard): Dùng cả vàng và bạc làm bản vị cho tiền và lưu hành song song với nhau. Ví dụ: * Vào năm 1914, Pháp định nghĩa đồng franc vừa theo vàng vừa theo bạc như sau: 1 franc vàng = 322,5mg vàng chuẩn độ 0,900 1 franc bạc = 5g bạc chuẩn độ 0,900 *Tương tự vào năm 1792 ở Mỹ đồng dollar cũng được định nghĩa vừa theo vàng vừa theo bạc như sau: 1USD vàng = 1603,8mg vàng ròng 1USD bạc = 24,06g bạc ròng => Ta thấy rằng 1 franc bạc nặng gấp 15,5 lần franc vào ở Pháp và 1dollar bạc nặng gấp 15 lần dollar vàng ở Mỹ. Chế độ song bản vị có những đặc điểm chính như sau: - Dân chúng được mang vàng và bạc đến sở để đúc ra tiền. - Có mối quan hệ pháp định giữa vàng và bạc - Vàng và bạc là tiền pháp định 1.1.3.3. Chế độ bản vị ngoại tệ 6 Là chế độ tiền tệ trong đó đơn vị tiền tệ của một quốc gia nào đó được định nghĩa theo một ngoại tệ nhất định, thường là ngoại tệ mạnh. Ngoại tệ mạnh được dung làm bản vị có thể không được chuyển đổi ra vàng. Nhưng các nước theo chế độ bản vị ngoại tệ thường tích lũy ngoại tệ được chọn làm bản vị và ký gửi ở ngân hang Trung ương quốc gia có ngoại tệ được làm bản vị nhằm đảm bảo giá trị cho đồng tiền của mình. Lịch sử tiền tệ cho thấy những ngoại tệ mạnh như bảng Anh(GBP), dollar Mỹ(USD), franc Pháp(FrF) đã từng được chọn làm bản vị cho nhiều đồng tiền của nhiều nước trên thế giới. 1.1.4. Chế độ lưu thông tiền giấy 1.1.4.1. Giá trị của tiền giấy và quy luật lưu thông tiền giấy ( được đổi ra vàng) - Giá danh nghĩa là mệnh giá ghi trên tờ giấy. - Giá trị thực – biểu hiện mối tương quan giữa giá trị danh nghĩa của tổng số tiền giấy và giá trị của số lượng tiền vàng cần thiết cho lưu thông mà nó đại diện – tức là sức mua của tiền giấy. Ví dụ: Giả sử ta có: + số lượng tiền cần thiết cho lưu thông là 11.000 tỷ. + Số lương tiền phát hành là 11.000 triệu tờ Thì giá trị của một tờ tiền giấy là 11.000 tỷ/11.000 triệu = 1.000đồng. Giá trị thực của một tờ tiền giấy là 1.000đ (phù hợp với giá trị dang nghĩa) 1.1.4.2.Chế độ lưu thông tiền giấy khả hoán (đổi được ra vàng) (Convertible Paper Money) a. Chế độ bản vị bảng Anh Chiến tranh Thế giới Thứ Hai ( 1914-1918) làm cho các nước tư bản suy yếu tuy nhiên sau một thời gian ngắn các nền kinh tế này đã phục hồi. Trước tình hình đó một số nước lớn đã cố gắng phục hồi chế độ bản vị vàng. - Các nước có dự trữ vàng lớn lấy vàng làm bản vị - Các nước không có lượng vàng dự trữ lớn lấy Bảng Anh làm bản vị. Việc này đã làm cho nước Anh có một vị trí rất quan trọng trên thế giới. b. Chế độ bản vị USD hay gọi là hệ thống tiền tệ Bretton Woods • Trước khi chế độ này thành lập, trên thế giới chia thành ba khu vực bản vị USD, FrF,GBP. Cuộc Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Hai kết thúc, kinh tế Mỹ phát triển và nền kinh tế Anh suy thoái do đó đã ra đời Hiệp ước Bretton Woods. Theo hiệp ước này USD sẽ lấy vàng làm bản vị, các nước khác lấy USD làm bản vị. Sau đó Mỹ sa lầy ở Việt Nam nên phá giá đồng tiền của mình liên tục và đến ngày 12/02/1973 chế độ bản vị USD chính thức khai tử. Hình 1: Bản vị USD 7 USD Vàng FrF GBP Tiền khác • Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Right)(SDR). Đây là đơn vị tiền ghi sổ do IMF phát hành cho các nước hội viên gồm hỗn hợp các loại tiền USD, DEM, GBP, FRF, JPY) và tài sản dự trữ quốc tế (ngoại trừ vàng) được ghi tên trong các thành viên tùy theo ngạch được cấp. Theo hiệp ước Bretton Woods các nước đóng một lượng tiền vào quỹ của IMF: - 75% bằng tiền của nước mình - 25% bằng tiền mạnh Khi các nước này gặp khó khăn trong cán cân thanh toán quốc tế, có thể rút 125% số tiền của mình đóng góp. c. Đồng tiền chung Châu Âu. Thực tế đây là chế độ tỷ giá hối đoái cố định trong đó các thành viên sử dụng một loại tiền đó là đồng Euro. (Liên minh châu Âu với 15 nước thành viên: Anh, Ailen, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan mạch, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Italia, Lucxambua, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, và Thụy Điển). 1.1.4.3. Chế độ tiền giấy không đổi ra vàng Sự sụp đổ của hiệp ước Bretton Woods đã làm cho chế độ bản vị vàng cáo chung và xuất hiện chế độ lưu thông tiền giấy không đổi ra vàng - Tiền giấy phải là tiền pháp định. - Tuy vàng không được thừa nhận là tiền song nó được sử dụng mặc định là một loại tiền. - Các nước vẫn coi trọng việc giữ vàng và ngoại tệ. - Cần có một chính sách tiền tệ tốt để không xảy ra lạm phát quá cao. 1.1.5. Đo lượng tiền Xuất hiện 4 phương pháp: lí thuyết, kinh nghiệm, xác định tổng lượng tiền và phương pháp đo lượng tiền như một tổng số theo tỷ trọng. 1.1.5.1. Phương pháp lí thuyết Phương pháp lí thuyết định nghĩa tiên bằng cách dùng lí thuyết kinh tế để xem những gì trong số các tì sản phải được đưa vào phạm vi đo lượng tiền. Như chúng ta đã biết, đặc điểm cơ bản của tiền là nó được dùng làm phương tiện trao đổi. Theo quan điểm này chỉ có tiền mặt, tiền gửi tài khoản séc và séc du lịch. Thực tế có tài khoản séc không hoàn toàn có khả năng thanh khoản như tiền mặt và các tài khoản séc khác. Ví dụ, khách hàng của một hãng môi giới có thể viết séc ứng với số chứng khoán mà công ty chứng khoán mua cho họ, có phải là phương tiện trao đổi hay không, trong khi đó, tài khoản tiết kiệm gửi ở ngân hàng có thể chuyển nhanh chóng thành tiền mặt. Từ thực tế đó, xuất hiện việc đo lượng tiền theo phương pháp khác. 1.1.5.2. Phương pháp kinh nghiệm Cái gì được coi là tiền phải được dựa trên cơ sở phép đo lượng tiền, nó tác động tốt nhất trong việc dự báo các diễn biến của những biến số mà tiền có tác dụng đo lường, ví dụ tiền nào giúp dự báo tỷ lệ lạm phát hoặc chu kỳ sản xuất. Rất tiếc điều này cũng không rõ ràng: Một phép đo giúp dự báo tốt trong tời kỳ này co thể là không thích hợp cho thời kỳ khác, hoặc phép đo tốt về dự báo lạm phát lại không tốt đối với chu kỳ sản xuất. 1.1.5.2. Phương pháp xác định tổng lượng tiền 8 Quỹ dự trữ liên bang Mỹ (Federal reserves fund) từ năm 1980 đã nhiều lần thay đổi khái niệm về tiền liên quan đến việc xem xét các thành phần của lượng tiền cung ứng, để từ đó hướng dẫn chính sách tiền tệ bằng cách điều chỉnh nó theo cách xác định tổng lượng tiền (monetary aggregates). Theo đó, M1 ứng với cách định nghĩa theo phương pháp lí thuyết, bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tài khoản séc và séc du lịch. Những loại này rõ ràng là tiền vì chúng có thể trực tiếp làm chức năng trao đổi. Trước năm 1970, chỉ có các ngân hàng thương mại mới được phép cho mở các tài khoản séc và không tính lãi. Nhưng với những thay đổi mới tài chính xuất hiện thì các quỹ tiết kiệm cho vay, ngân hàng tiết kiệm hỗ tương và liên hiệp tín dụng cũng có thể mở các tài khoản séc. Về phía ngân hàng có thể mở các tài khoan khác như Now-account thông thường hoặc Now-account cao cấp (Super now-account) và tài khoản ATS (automatic transfer from saving account – tự động chuyển từ tài khoản tiết kiệm), có trả lãi, từ đó được bổ sung vào khối lượng tiền M1. M2, ngoài M1 cộng thêm những tài sản khác có đặc điểm sử dụng séc tài khoản tiền gửi thuộc thị trường tiền tệ và chứng khoán thuộc quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ và tài sản khác như tiền gửi có kỳ hạn loại nhỏ, tiền gửi tiết kiệm, hợp đồng mua lại và đô la ngoại biên qua đêm. Những loại này có tính thanh khoản cao vì có thể chuyển thành tiền một cách nhanh chóng với phí tổn thấp. M3, ngoài M2, cộng thêm những loại tài sản kém thanh khoản hơn như tiền gửi có kỳ hạn loại lớn, hợp đồng mua lại dài hạn, đô la ngoại biên có kỳ hạn và quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ có tổ chức. L, ngoài M3, cộng thêm một vào loại chứng khoán kho bạc ngắn hạn, thương phiếu, trái phiếu tiết kiệm và hối phiếu được ngân hàng chấp nhận (banker’s accetance). Tóm lại. M 1 = Tiền mặt + tiền gửi không kỳ hạn M 2 = M 1 + tiền gửi có kỳ hạn M 3 = M 2 + chứng khoán 1.2- CUNG CẦU TIỀN TỆ 1.2.1- Cung tiền tệ Khối lượng tiền tệ trong lưu thông được ung ứng từ các tác nhân sau: 1.2.1.1. Ngân hàng trung ương cung tiền Ngân hàng trung ương (NHTW)giữ độc quyền phát hành vào lưu thông giáy bạc ngân hàng, ngân phiếu thanh toán và các phương tiện lưu thông – thanh toán khác, thông qua các nghiệp vụ sau: a-Tái chiết khấu các thương phiếu, các chứng chỉ tiền gửi, các chứng từ có giá… của các ngân hàng thương mại và của các tổ chức tín dụng. b- Tái cầm cố các phương tiện nêu trên. c- Ngân hàng trung ương ứng tiền cho ngân cách nhà nước. 1.2.1.2. Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng cung tiền. Những tác nhân này về nguyên tắc không được cung tiền vào lưu thông. Nhưng trong thực tiễn chúng lại góp phần tích cực làm gia tăng khối lượng tiền hiện có. Những nhiệp 9 vụ làm tăng khối lượng tiền lưu thông của các ngân hàng thương mại (NHTM)và các tổ chức tín dụng là: a- Tổng nghiệp vụ “Có” lớn hơn nghiệp vụ “Nợ”. Nghĩa là sử dụng vốn nhiều hơn số vốn hiện có. Nguồn vốn của các ngân hàng thương mại là một lượng có hạn. hưng trong thực tiễn, khi thực hiện nghiệp vụ chúng lại sử dụng số vốn lớn hơn nguồn thực có, như: * Cho khách hàng vay quá nguồn vốn huy động được. Các ngân hàng thương mại cho khách vay bằng hình thức chiết khấu, cầm cố các thương phiếu, các chứng từ có giá, hoặc bằng tín chấp. Tổng hợp lại, tại một thời diểm nào đó, tổng giá trị các khoản cho vay này, có thể vượt quá nguồn vốn hiện có của ngân hàng thương mại. Nếu xảy ra hiện tượng này ngĩa là các ngân hàng thương mại đã “góp phần” làm gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông. * Cho khách hàng chi vượt quá số tiền gửi Mỗi khách hàng có thể mở một số tài khoản tại ngân hàng thương mại để thực hiện giao dịch. Nếu được ngân hàng thương mại tín nhiệm, thì một số nghiệp vụ thanh toán của khách hàng này, có thể dược xử lí “trái qui trình”, như: - Xử lí chứng từ thanh toán đòi tiền khách hàng, bằng cách ghi “Có” trước, ghi “Nợ” sau. Thực chất là ngân hàng thương mại đã ứng tiền cho khách hàng để trả cho người bán. Đây cũng là một loại cho vay không đảm bảo của các ngân hàng thương mại. - Cho khách hàng phát hành séc quá số dư tiền gửi trên tài khoản của họ. Những nghiệp vụ trên được coi là nghiệp vụ tạo tiền của các ngân hàng thương mại. Tùy theo qui chế quản lí tài chính của mỗi quốc gia và chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, nghiệp vụ trên có thể bị ngăn cấm hoặc giới hạn phạm vi. Nhưng trên thực tế nghiệp vụ này vẫn được thực hiện và một số lượng tiền mới lại được tăng thêm trong lưu thông. Các nghiệp vụ trên tuy được thực hiện bằng hình thức ghi sổ và tiền tồn tại dưới dạng “bút tệ”, nhưng chúng vẫn phát huy chức năng thực sự của tiền. Đồng thời sau đó chúng có thể chuyển hóa thành những phương tiện chuyển tải giá trị khác nhau. b- Các loại kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các phương tiện có giá trị thanh toán khác, được các ngân hàng thương mại phát hành theo qui chế quản lí tài chính. Những phương tiện này có thể thay tiền thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Chúng đã góp phần làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông. 1.2.1.3. Các tác nhân và tổ chức phi ngân hàng cung tiền Các tác nhân này rất đa dạng. Mỗi tác nhân có thể phát hành vào lưu thông để những phương tiện lưu thông và thanh toán đặc thù, được qui chế tài chính cho phép. * Chính phủ: Phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị (cấp tỉnh hoặc cấp bang) trái phiếu công trình, tín phiếu kho bạc… * Các tác nhân mở tài khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại, như: Các doanh nghiệp, các tổ chức không kinh doanh, các thể nhân…Các tác nhân này, tuìy theo mục tiêu hoạt động, quy chế tài chính có thể cho phép chúng phát hành: Cổ phiếu, trái khoán, séc các loại… Các phương tiện nêu trên làm cho thành phần của tiền trong lưu thông thêm phong phú Tuy nhiên “tính lỏng” của chúng kém hơn các thành phần khác của tiền. Vì vậy những tác nhân và thể nhân sở hữu chúng luôn luôn tìm cách chuyển hóa chúng về M 1 , để 10 [...]... nước 4.3.5- Ngân hàng chính sách 4.4- NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 4.4.1- Định nghĩa 4.4.2- Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Trung ương 4.4.3- Vị trí và hệ thống tổ chức quản trị, điều hành của NHTW 4.4.4- Các chức năng của NHTW 4.4.5- Chính sách tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng TW 4.4.6- Vai trò của ngân hàng TW 4.5- thị trường TIỀN TỆ 4.5.1- Sự hình thành thị trường tiền tệ 4.5.2-... trường tiền tệ 4.5.2- Định nghĩa về thị trường tiền tệ 4.5.3- Cấu trúc của thị trường tiền tệ 4.5.4- Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ 4.5.5- "Hàng hoá" và phương thức giao dịch trên thị trường tiền tệ 4.5.6- Vai trò của thị trường tiền tệ CHƯƠNG 5: TIỀN TỆ - TÍN DỤNG VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 5.1- tiền TỆ QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 5.1.1- Các chế độ tiền tệ quốc tế 5.1.2- Tỷ giá hối đoái 5.2- THANH... triển của hệ thống ngân hàng trên thế giới 4.1.2- Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng ở nước Cộng hoà XHCN VN 4.2- NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.2.1- Định nghĩa 4.2.2- Các loại hình ngân hàng thương mại 4.2.3- Các chức năng của ngân hàng thương mại 4.2.4- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 18 4.2.5- Vai trò của ngân hàng thương mại 4.3- CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI NGÂN HÀNG 4.3.1- Công ty... trị: tiền hôm nay có thể được sử dụng vào ngày mai cho nên tiền có chức năng dự trữ giá trị 1.2 Các hình thái của tiền Tiền tệ xuất hiện và đã phát triển qua các hình thái chủ yếu: hóa tệ, tín tệ, bút tệ và tiền điện tử 1.2.1 Hóa tệ Một hàng hóa nào đó giữ vai trò của vật trung gian trong trao đổi được gọi là hóa tệ Có thể chia hóa tệ thành hai loại: hóa tệ không kim loại và hóa tệ kim loại quý (kim tệ) ... Bút tệ Tiền do hoạt động ngân hàng tạo ra Bút tệ lưu động là séc (cheque) nó là một hình thái tiền tệ được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách của ngân hàng 1.2.4 .Tiền điện tử hay tiền nhựa Hiện nay nhờ công nghệ thông tin phát triển và dịch vụ ngân hàng ngày càng hiện đại do đó xuất hiện các loại thẻ Credit Card, Master Card được sử dụng như tiền 1.3 Chế độ tiền Là hình thức tổ chức lưu thông tiền. .. chức Tài chính - Tín dụng quốc tế chủ yếu CHƯƠNG 1: TIỀN TỆ VÀ CUNG CẦU TIỀN TỆ 1.1- Bản chất, các chức năng và vai trò của tiền tệ 1.1.1- Sự ra đời và bản chất của tiền tệ 1.1.2- Các chức năng của tiền tệ 1.1.3- Vai trò của tiền tệ 1.1 Vai trò, định nghĩa và chức năng của tiền 1.1.1 Vai trò Tiền như là máu trong cơ thể, nhưng nhận thức về vai trò của tiền lại rất khác nhau trong mỗi thời kỳ khác nhau... giấy và tiền kim loại - Tiền bằng kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với kim loại tiền tệ thuộc hình thái hóa tệ Ở hình thái này giá trị nội tại của kim loại thường không phù hợp với giá trị danh nghĩa, tiền bằng kim loại hiện nay phần lớn được đúc để sử dụng làm tiền lẻ - Tiền giấy bao gồm tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán + Tiền giấy khả hoán là thứ tiền được lưu hành thay cho tiền vàng... số loại hàng hóa) b Tín dụng ngân hàng Khái niệm Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân - Tín dụng ngân hàng vừa cho vay vùa đi vay - Tín dụng được cung cấp dưới hình thức tiền tệ c Tín dụng nhà nước Khái niệm: Tín dụng nhà nước là tín dụng trong đó nhà nước thể hiện là người đi vay Do một số nguyên nhân như thâm hụt ngân sách... sử dụng tiền giấy của Hồ Quí Ly thất bại vì nhà Hồ sớm bị lật đổ, dân chưa quen sử dụng tiền giấy và cộng thêm sai lầm khi xác định quan hệ giữa tiền đồng và tiền giấy (cho tiền giấy có giá trị thấp hơn) Nguồn gốc của tiền giấy chỉ có thể được hiểu rõ khi xem xét lịch sử tiền tệ các nước Châu Âu Từ đầu thế kỷ 17, ở Hà Lan, ngân hàng Ansterdam đã cấp cho những than chủ gửi vàng bạc vào ngân hàng những... giấy nhỏ đổi lấy vàng hay bạc tại ngân hàng Trong thanh toán cho người khác, các giấy nhỏ này cũng được chấp nhận Sau đó một chủ ngân hàng người Thụy Điển tên Palmstruch đã mạnh dạn phát hành tiền giấy để cho vay Từ đó ngân hàngPalmstruch đã có khả năng cho vay nhiều hơn vốn tự có Với nhiều loại tiền giấy được phát hành, lưu thông tiền tệ bị rối loạn và nhiều nhà ngân hàng lạm dụng gây nhiều thiết hại . tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng TW 4.4.6- Vai trò của ngân hàng TW 4.5- thị trường TIỀN TỆ 4.5.1- Sự hình thành thị trường tiền tệ 4.5.2- Định nghĩa về thị trường tiền tệ 4.5.3-. yếu CHƯƠNG 1: TIỀN TỆ VÀ CUNG CẦU TIỀN TỆ. 1.1- Bản chất, các chức năng và vai trò của tiền tệ 1.1.1- Sự ra đời và bản chất của tiền tệ 1.1.2- Các chức năng của tiền tệ 1.1.3- Vai trò của tiền tệ 1.1 trường tiền tệ 4.5.4- Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ 4.5.5- " ;Hàng hoá" và phương thức giao dịch trên thị trường tiền tệ 4.5.6- Vai trò của thị trường tiền tệ CHƯƠNG 5: TIỀN TỆ

Ngày đăng: 11/05/2015, 00:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan