bai tap co so hoa vo co

21 1.6K 16
bai tap co so hoa vo co

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ môn Hóa vô cơ- ĐHSPHN BÀI TẬP CƠ SỞ HOÁ VÔ CƠ Chương I . HOÁ HỌC VÔ CƠ CẤU TRÚC. Câu 1. 1. Các kim loại thường kết tinh theo mấy kiểu cấu trúc chính? - Mô tả từng kiểu liên kết của kim loại. - Tế bào nguyên tố của tinh thể là gì ? đặc điểm của tế bào nguyên tố ? - Tính số nguyên tử kim loại trong 1 ô cơ sở và số phối trí của mỗi nguyên tử kim loại. - Với kiểu cấu trúc lập phương tâm mặt, lục phương chặt khít, một ô cơ sở có mấy lỗ trống bát diện, mấy lỗ trống tứ diện? 2. Chỉ ra các kim loại kết tinh theo từng kiểu cấu trúc. 3. Hãy nêu bản chất liên kết trong kim loại. Dựa vào liên kết trong kim loại giải thích tính chất vật lí của nó. Câu 2. 1. Dựa vào qui tắc Engel và Brewer hãy cho biết Na, Mg và Al có cấu trúc tinh thể kiểu nào? Vì sao? 2. Vẽ ô cơ sở của các kiểu cấu trúc đó. Cho biết số phối trí của Na, Mg và Al. Tính khối lượng riêng của chúng. So sánh các kết quả. 3. Tra cứu các tính chất sau của Na,Mg và Al rồi lập thành bảng: khối lượng riêng (so sánh với các kết quả tính ở ý 2), nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ dẫn điện. Từ bảng hãy rút ra nhận xét về sự biến đổi các tính chất trên của 3 kim loại. Giải thích. Câu 3. Mô tả từng loại cấu trúc tinh thể ion. Đối với mỗi loại, hãy: - Tính số phối trí của mỗi ion, số ion trong mỗi tế bào cơ sở. Từ đó suy ra công thức phân tử của hợp chất. - Nêu điều kiện bền của mỗi loại tinh thể ion (tỉ số r c /r a ) - Giải thích tính chất lí hóa của chúng. - Chỉ ra các hợp chất ion có cấu trúc tinh thể cùng loại. Câu 4. 1. Dựa vào bán kính của cation và anion hãy cho biết CsBr, KBr và MgO kết tinh theo loại cấu trúc tinh thể ion nào ? So sánh với thực nghiệm. 2.Vẽ ô cơ sở của các loại cấu trúc đó. Cho biết số phối trí của Cs, K, Br, Mg và O trong tinh thể. 3.Tra cứu các tính chất sau của CsBr, KBr và MgO rồi lập thành bảng: năng lượng mạng lưới tinh thể, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi. Từ bảng hãy so sánh các tính chất trên của CsBr với KBr, của KBr và MgO. Giải thích. 4. Nêu mối quan hệ giữa đặc điểm của liên kết ion và tính chất của hợp chất ion. Câu 5. 1. Chất rắn SrCl 2 có cấu trúc mạng tinh thể nào, vì sao? Cơ sở Hóa học vô cơ - 1 - Bộ môn Hóa vô cơ- ĐHSPHN 2. Vẽ và mô tả ô mạng tế bào cơ sở của SrCl 2 . Tính số ion Sr 2+ và Cl - chứa trong ô mạng tế bào cơ sở đó. 3. Số phối trí của ion Sr 2+ và Cl - bằng bao nhiêu, vì sao? 4. Dự đoán những tính chất sau của chất rắn SrCl 2 và giải thích: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ dẫn điện , khả năng chịu nén và tính dẻo. Câu 6. Mô tả cấu trúc , tính số phối trí của mỗi ion, số ion trong mỗi tế bào tinh thể; Từ đó suy ra cấu tạo phân tử, điều kiện bền, tính chất lý học; Chỉ ra hợp chất ion có cùng cấu trúc của các loại hợp chất trên. 1) NaCl - kết tinh mạng lập phương tâm mặt 2) CsCl - kết tinh mạng lập phương đơn giản 3) a) ZnS (Vuazit) - kết tinh mạng lục phương đặc khít của S 2- b) ZnS (Sphalerit) - kết tinh mạng lập phương tâm mặt với anion S 2- . 4) CaF 2 (dạng fluorin) - Cấu trúc mạng lập phương tâm diện 5) TiO 2 - Cấu trúc mạng lục phương của O 2- Câu 7. 1) Số phối trí là gì ? 2) Tinh thể NaCl kết tinh theo mạng lập phương đơn giản (hình 16), vậy số phối trí của ion Na + và Cl - trong tinh thể đó là bao nhiêu ? Hãy tính số ion Na + và Cl - có trong tế bào đó . 3) Hãy tính khối lợng riêng của NaCl (g/cm 3 ) khi biết bán kính của Na + = 0,98 A 0 và bán kính của Cl - = 1,81A 0 . Hình 16. a) Tế bào nguyên tố của tinh thể NaCl (vòng tròn lớn : ion Cl - , vòng tròn nhỏ : ion Na + ) b) Nguyên tử (hoặc ion) ở góc tiếp giáp tám tế bào nguyên tố . c) Nguyên tử (hay ion) ở mặt tiếp giáp hai tế bào nguyên tố . Câu 8. Hãy mô tả cấu trúc tinh thể kim cương, than chì. So sánh tính chất của chúng và giải thích. Nêu các chất cùng loại. Câu 9. So sánh cấu trúc tinh thể và tính chất của BN với kim cương và than chì. Câu 10. Hãy chỉ ra các loại tinh thể phân tử. Mô tả cấu trúc của tinh thể He, Ar, H 2 O, I 2 , XeF 2 . Nêu tính chất lí học của chúng. Câu 11. Sự phân loại các nguyên tố chu kỳ 2 và chu kỳ 3 như sau: Chu kì 2 Chu kì 3 Phân loại Li Be Na Mg Al Kim loại B Si Bán kim C N O F Ne P S Cl Ar Phi kim Cơ sở Hóa học vô cơ - 2 - Bộ môn Hóa vô cơ- ĐHSPHN Nêu các tính chất sau của chúng dưới dạng bảng: loại cấu trúc tinh thể (kim loại, nguyên tử , phân tử ), liên kết hóa học trong tinh thể , nhiệt độ nóng chảy (t nc ) , nhiệt độ nóng chảy mol (∆H nc ) , nhiệt độ sôi (t s ) , nhiệt bay hơi mol (∆H bh ) , khối lượng riêng (d) và độ dẫn điện (Ω). Nêu sự biến đổi các tính chất, giải thích. Câu 12. Niken có cấu trúc tinh thể mạng lập phương tâm diện. Hỏi : 1) Có bao nhiêu nguyên tử Ni đã lấp đầy trong một tế bào nguyên tố ? 2) Bằng hình vẽ hãy minh hoạ rằng : Trong tinh thể , niken có số phối trí là 12 ; bất kì nguyên tử nào trong tinh thể cũng ở góc và đồng thời cũng ở tâm của một hình lập phương. 3) Nếu mỗi nguyên tử Ni có bán kính là 1,24A 0 thì chiều daì mỗi cạnh của tế bào nguyên tố tinh thể Ni là bao nhiêu ? (hình 17) 4) Hãy tính khối lượng riêng của niken kim loại (g/cm 3 ). Cho Ni = 58,7 Hình 17. Mặt phẳng của tế bào lập phương tâm diện . Câu 13. Fe -α kết tinh mạng lập phương tâm khối, khoảng cách ngắn nhất giữa 2 nguyên tử trong tế bào là 2,482A 0 . 1) Trong mỗi tế bào nguyên tố có bao nhiêu nguyên tử Fe . 2) Tính khối lượng riêng của Fe-α . 3) Bằng hình vẽ hãy minh hoạ: Mỗi nguyên tử Fe đều có số phối trí bằng 8 ; mỗi nguyên tử đều ở tâm cũng ở góc của hình lập phương . Câu 14. 1) a) Sắt là kim loại đa hình. Các dạng đa hình đó tồn tại ở điều kiện nào? Giống nhau và khác nhau chỗ nào ? Cơ sở Hóa học vô cơ - 3 - Bộ môn Hóa vô cơ- ĐHSPHN b) Trong các dạng đa hình của sắt, dạng nào tồn tại ở nhiệt độ thường? Dạng nào có tính sắt từ ? 2) Fe-α và Fe- δ có khối lượng riêng tương ứng là 7,927 g/cm 3 và 7,371 g/cm 3 a) Giải thích tại sao khối lượng riêng lại thay đổi b) Tính độ dài mỗi cạnh tế bào tinh thể ứng với mỗi dạng thù hình trên. 3) Một viên bi sắt có khối lượng là 2,0521 gam ở nhiệt độ thường, được nung nóng đến 1400 0 C . Hỏi thể tích viên bi đó tăng hay giảm bao nhiêu % so với thể tích ban đầu ? Cho : Fe = 55,847 đvC ; số Avogađro = 6,023.10 23 Câu 15. Cho một mẫu Fe-α hình chữ nhật phẳng có kích thớc (5cm x 0,5cm x 0,1cm) ở nhiệt độ thờng. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 hạt nhân nguyên tử trong tế bào nguyên tố là 2,480A 0 . Mạng lới tinh thể Fe-α có kiến trúc lập phơng tâm khối và đợc xem là lý tởng. a) Tính số nguyên tử Fe trong mẫu Fe đã cho. b) Tính khối lợng riêng của Fe ở nhiệt độ thờng. c) Nếu cho mẫu Fe trên tan hoàn toàn trong HCl thì thể tích H 2 (ở đktc) thu đợc là bao nhiêu? Làm thế nào thu đợc H 2 tinh khiết từ sản phẩm phản ứng trên . Cho N A = 6,023.10 23 ; M Fe = 55,847 đvC. Câu 16. Đồng kết tinh theo mạng lập phương tâm diện có chiều dài của cạnh lập phương là 3,61A 0 . Nguyên tử đồng ở tâm mặt, tiếp xúc sát với các nguyên tử ở góc như hình 17. 1) Hãy tính bán kính nguyên tử Cu 2) Hãy tính khối lượng riêng của đồng kim loại (g/cm 3 ). Câu 17. Các phân tử sau có dạng hình học như thế nào? Tại sao ? O 2 , O 3 , H 2 O , BeCl 2 , SO 2 , SO 3 , SO 3 2- , SO 4 2- , N 2 , NH 3 , NH 4 , NO, NO 2 + , NO 2 , NO 2 - , CO, CO 3 2- , SO 4 2- , BrF 5 , SF 4 , SF 6 , SeF 4 , SiF 6 2- . Mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử đó theo mô hình Huckel. Từ cấu tạo hãy suy ra tính chất của chúng. Câu 18. Tinh thể là gì ? nguyên tử, phân tử, ion khi trở về trạng thái tinh thể có như cũ không? Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử và trong tinh thể của BeF 2 , CO 2 , BO 3 3- , Na 2 B 4 O 7 .10H 2 O, XeF 4 . So sánh. Từ đó nêu tính chất lí, hóa học của chúng. Câu 19: 1. Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử và trong tinh thể của NH 3 và PH 3 ; BeCl 2 và CaCl 2 ; PbCl 2 và PbCl 4 . 2. Nêu một số tính chất của các chất trên ở 2 trạng thái (khí và rắn). So sánh tính chất của chúng. Chương II. PHẢN ỨNG TRONG HOÁ VÔ CƠ . I. PHẢN ỨNG AXIT- BAZƠ Câu 1. a. Nêu các loại dung môi và tính chất đặc trưng của mỗi loại dung môi đó. Cho các ví dụ minh họa. b. Cho biết một số tính chất quyết định giá trị của dung môi. Cơ sở Hóa học vô cơ - 4 - Bộ môn Hóa vô cơ- ĐHSPHN c. Vai trò của momen lưỡng cực và hằng số điện môi của các dung môi phân tử là ở chỗ nào? Cho các ví dụ minh họa? Câu 2: a. Thế nào là sự sonvat hóa? Hiđrat hóa? b. Nguyên nhân gây ra sự sonvat hóa là gì? Trình bày các lực liên phân tử trong dung dịch. Vai trò của các lực đó là ở chỗ nào? Cho các ví dụ minh họa. c. Hiện tượng “chảy rữa” và hiện tượng “lên hoa" của các tinh thể hidrat hoá là gì Câu 3: a) Hòan thành các phản ứng sau trong dung môi nước và cho biết phản ứng đó xẩy ra ưu tiên theo chiều nào? Vì sao? 1. HCl + H 2 O 2. HF + H 2 O 3. H 2 S + NH 3 4. H 2 PO 4 - + CO 3 2- 5. HCN + HCO 3 - 6. HSO 3 - + HS - 7. CH 3 O - + NH 3 8. HSO 3 - + CH 3 NH 2 b) Trong dung dịch nước chứa các chất sau: CH 3 COOH, NaBr, NaNO 2 , NaCN. Viết phương trình phản ứng xẩy ra và giải thích . Câu 4. Kẽm hidroxit Zn(OH) 2 là chất có tính chất lưỡng tính trong môi trường nước . Kẽm amít Zn(NH 2 ) 2 cũng có tính chất như vậy trong môi trường amoniác lỏng . Nêu dẫn chứng để chứng minh cho các nhận xét trên . Câu 5. Dựa vào ảnh hưởng của độ âm điện , ảnh hưởng của mật độ điện tích của nguyên tử trung tâm , hãy giải thích nguyên nhân sự thay đổi tính axít- bazơ của dãy hợp chất sau : a. LiOH , NaOH , KOH , RbOH , CsOH . b. NaOH , Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 , Si(OH) 4 , H 3 PO 4 , H 2 SO 4 , HClO 4 . c. Mn(OH) 2 , Mn(OH) 3 , H 2 MnO 4 , HMnO 4 . Câu 6. 1) Cho biết tính chất (axit , bazơ ) của các chất sau đây : NH 4 Cl , HNO 3 , CH 3 COONH 4 , NaHSO 3 , NaNH 2 a. Dung môi là nước . b. Dung môi là amoniác lỏng . 2) Viết phương trình phản ứng giữa NH 4 Cl, HNO 3 với NaNH 2 trong các dung môi đó. Câu 7. Trong các phần tử sau đây, phần tử nào là axit Bronsted ? phần tử nào là axit Lewis ? phần tử nào là bazơ Bronsted ? phần tử nào là bazơ Lewis ? Vì sao ? Viết các phản ứng cụ thể để giải thích : HCl , SO 2 , Cu 2+ , H 2 O , NH 3 , BCl 3 . Câu 8. 1) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho NH 3 , CrCl 3 , [Cr(NH 3 ) 6 ]Cl 3 vào nước . Dựa vào thuyết axit- bazơ của Bronsted- Lauri, hãy phân tích và chỉ ra vai trò (axit hay bazơ) của từng chất trong mỗi phương trình phản ứng . 2) So sánh tính chất axit của các cặp phức chất sau trong dung dịch nước. Giải thích : [Mg(H 2 O) 6 ] 2+ và [Al(H 2 O) 6 ] 3+ ; [Cr(H 2 O) 6 ] 3+ và [Fe(H 2 O) 6 ] 3+ Cho biết bán kính của Mg 2+ , Al 3+ , Cr 3+ , Fe 3+ lần lượt là: 0,074; 0,057; 0,069 và 0,064 nm. 3) Oxi cho các hợp chất phân tử có cấu trúc tam giác : OH 2 , O(CH 3 ) 2 , O(SiH 3 ) 2 . Các hợp chất này có phải là bazơ Liuyt không ? Nếu phải thì tính bazơ thay đổi như thế Cơ sở Hóa học vô cơ - 5 - Bộ môn Hóa vô cơ- ĐHSPHN nào ? Giải thích . Câu 9: Hãy cho biết lực axit – bazơ biến đổi như thế nào trong dãy các hợp chất sau, giải thích : a. H 2 O, H 2 S, H 2 Se, H 2 Te b. CH 4 , NH 3 , H 2 O, HF c. H 3 AlO 3 , H 4 SiO 4 , H 3 PO 4 , H 2 SO 4 , HClO 4 d. H 2 TeO 3 , H 2 SeO 3 , H 2 SO 3 e. HBrO 3 , HClO 4 , HMnO 4 , HNO 3 , H 3 BO 3 , HNO 2 , H 6 TeO 6 . Câu 10. Lực axit của các chất trong nước biến đổi theo trật tự sau: a. AlCl 3 > CuCl 2 > H 2 O b. [Pt(NH 3 ) 6 ] 4+ > NH 3 Viết các phương trình phản ứng và giải thích Câu 11: Trong nước , các chất sau có phản ứng với nhau không? Vì sao? Viết các phương trình phản ứng xẩy ra (nếu có) và cho biết phản ứng thuộc loại phản ứng nào. a. Glixerol và đồng (II) hiđroxit b. Rượu etylic và natri hiđroxit Câu 12. a) Nêu thí nghiệm và viết các phương trình phản ứng xẩy ra để chứng minh Al(OH) 3 là hiđroxit lưỡng tính. b) Viết phương trình phản ứng thuận nghịch để chứng minh tín chất lưỡng tính của Cr(OH) 3 mới sinh là do sự tạo thành phức chất aqua và phức chất hiđroxo bền trong môi trường axit và môi trường bazơ. Câu 13. Vì sao các chất điện li lưỡng tính là các axit yếu và các bazơ yếu? Các axit mạnh và bazơ mạnh có thể là chất điện li lưỡng tính được không? Tại sao? Cho ví dụ minh họa. Câu 14. Lấy các ví dụ để chứng minh lực axit – bazơ phụ thuộc vào dung môi. Câu 15. Hãy cho biết khoảng phân biệt lực của các axit hoặc lực của các bazơ : a. Trong dung môi nước b. Trong dung môi khác nước Câu 16. Dựa vào cấu trúc của các phân tử HX, hãy so sánh lực axit của các axit halogenhiđric trong dung môi sau. Viết phương trình phản ứng và giải thích : a. Trong nước b. Trong axit axetic khan c. Trong HF lỏng d. Trong amoniac lỏng Câu 18. Trong số những chất sau đây: BF 3 , SbF 3 , H 2 O, CH 3 COOH, C 6 H 6 , KF, chất nào là axit, chất nào là bazơ trong HF lỏng, vì sao? Viết phương trình phản ứng đối mới mỗi trường hợp Câu 19. Viết 5 phương trình phản ứng axit-baozơ trong dung môi amoniac lỏng. Câu 20. Hãy chứng tỏ rằng định nghĩa axit-bazơ của Bronsted – Lauri là trường hợp riêng nằm trong định nghĩa axit-bazơ theo thuyết các hệ dung môi. Cho 5 ví dụ để phân tích minh họa. Câu 21. a) Nêu các loại axit , bazơ và phản ứng axit – bazơ theo Liuyt. b) Dựa vào công thức cấu tạo của phân tử , hãy cho biết các chất sau đây chất nào là axit Liuyt, chất nào là bazơ Liuyt? Vì sao? BBr 3 , PH 3 , SO 2 , H 2 S, NH 3 , SF 4 , Icl 3 Câu 22. So sánh lực axit – bazơ Liuyt của các hợp chất trong các dãy sau, giải thích : 1. BF 3 , BCl 3 , BBr 3 , BI 3 2. NH 3 , (CH 3 ) 3 N , NF 3 Cơ sở Hóa học vô cơ - 6 - Bộ môn Hóa vô cơ- ĐHSPHN Câu 23. Trong 2 tiểu phân của các cặp sau đây, tiểu phân nào bền hơn: 1. PtCl 4 2- hay PtF 4 2- 2. Fe(H 2 O) 6 3+ hay Fe(PH 3 ) 6 3+ 3. F 3 B:THF hay Cl 3 B:THF 4. (CH 3 ) 3 B:PCl 3 hay (CH 3 ) 3 B:P(CH 3 ) 3 5. (CH 3 ) 3 Al:pyridin hay (CH 3 ) 3 Ga:pyridin 6. Cl 3 B:NCCH 3 hay (CH 3 ) 3 B:NCCH 3 Câu 24. Ion SCN - phối trí với các ion Cr 3+ và Pt 2+ qua nguyên tử nào, nếu xuất phát từ quan niệm axit – bazơ cứng mềm? Câu 25. Nhôm triflorua không tan trong HF lỏng, nhưng tan trong HF khí có mặt NaF. Khi cho qua dung dịch BF 3 thì sẽ kế tủa AlF 3 . Giải thích các hiện tượng khảo sát được và viết các phương trình phản ứng . Câu 26. Nêu ý nghĩa của các thuyết axit – bazơ. Cho ví dụ minh họa. II. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ Câu 1. Dựa vào các ví dụ cụ thể hãy trình bày phản ứng oxi hóa – khử theo cơ chế chuyển electron và theo cơ chế chuyển nguyên tử . Câu 2. Nêu các ứng dụng của thế điện cực chuẩn. Cho ví dụ minh họa. Câu 3. 1. Nêu cách xác định và các yếu tố ảnh hưởng đến thế điện cực chuẩn của các kim loại. 2. Viết dãy hoạt động hóa học và dãy điện thế của các kim loại. 3. Dựa trên cơ sở nào để thiết lập nên: a. Dãy hoạt động hóa học của các kim loại. b. Dãy điện thế của các kim loại 4. So sánh 2 dãy. Giải thích những chỗ khác nhau: a. Trường hợp Li b. Trường hựợp vị trí của Na và Ca. 5. Vì sao dãy điện thế của kim loại còn được gọi là dãy điện hóa hay dãy hoạt động hóa học hiện đại của các kim loại, ứng dụng của dãy điện hóa (xét cả các phản ứng ở điều kiện không phải là trong dung dịch nước) Câu 4. Xác định sức điện động E 0 , hằng số cân bằng của phản ứng : Hg 2 2+ = Hg + Hg 2+ Cho biết : Hg 2 2+ = 2Hg 2+ + 2e - E 0 = -0.92V Hg = Hg 2+ + 2e - E 0 = -0,85V Câu 5. Nêu ảnh hưởng của nồng độ đến thế điện cực và sức điện động của pin. Câu 6. Hãy xét một vài yếu tố động học ảnh hưởng đến tốc dộ phản ứng oxihóa – khử. Câu 7. 1) Ortho hiđro, parahiđro? khi nhiệt độ tăng chủ yếu là dạng ortho. Tại sao? 2) Khảo sát và vẽ đồ thị E phụ thuộc pH của cặp oxi hoá khử sau: E (O 2 /H 2 O); E(H 2 O/H 2 ). Hãy xây dựng miền bền nhiệt động của nước và ứng dụng miền bền đó. Yếu tố động học ảnh hưởng đến sự bền oxihóa – khử trong nước như thế nào? Cho ví dụ minh họa. Cho biết: O 2 + 4H + + 4e → 2H 2 O E 0 = 1,23v (a) 2H 2 O + 2e → H 2 + 2OH - E 0 = - 0,828 hay 2H + + 2e → H 2 E 0 = 0,00V (b) P H 2 =1 atm, P O 2 = 1 atm, t =25 0 C. Cơ sở Hóa học vô cơ - 7 - Bộ môn Hóa vô cơ- ĐHSPHN Câu 8. Trình bày giản đồ Latimer và ứng dụng của giản đồ đó. Câu 9. Hãy xây dựng giản đồ Latimer đối với nitơ trnog môi trường axit [H] + = 1M và môi trường bazơ [OH] - = 1M. Từ giản đồ hãy: 1. Xác định các trạng thái oxi hóa bền của nitơ trong môi trường . 2. Xác định thế của các cặp oxihóa – khử không gần nhau. (Các giá trị thế khử chuẩn của các cặp oxihóa – khử tra trong các sách tra cứu) Câu 10. Nêu cấu tạo, hoạt động, ưu, nhược điểm và ứng dụng của các pin sơ cấp: pin mangan – kẽm, pin kiềm, pin thủy ngân và pin bạc. Câu 11. Nêu cấu tạo, hoạt động, ưu, nhược điểm và ứng dụng của các pin cấp hai (pin tái nạp, còn gọi là acquy): acqui chì, acqui niken, acqui liti. Câu 12. Nếu cấu tạo, hoạt động, ưu , nhược điểm và ứng dụng của pin nồng độ. Câu 13. Nếu cấu tạo, hoạt động của bình điện phân. Ứng dụng của sự điện phân . Câu 14. 1. Nêu các phương pháp tách nguyên tố bằng phản ứng oxihóa 2. Trình bày phương pháp điều chế Clo từ NaCl theo phương pháp điện phân dựa vào 3 công nghệ khác nhau. 3. Trình bày phương pháp điều chế Clo, Brom, Iot và lưu huỳnh dùng chất oxi hóa mạnh. 4. Để tách vàng người ta ngâm hỗn hợp đất, đá, quặng chứa vàng được nghiền mịn trong dung dịch NaCN (hoặc KCN) và sục không khí nén liên tục vào dung dịch phản ứng trong ít ngày. Sau đó lọc thu dung dịch và cho tác dụng với kẽm bột. a. Viết các phương trình phản ứng xẩy ra trong qui trình tách vàng nêu trên và tính hằng số cân bằng của các phản ứng đó. b. Nêu cơ sở khoa học, ưu nhược điểm của phương pháp tách vàng nói trên. Cho biết: = -0,60V , , Câu 15. 1. Thế nào là sự ăn mòn kim loại và hợp kim? Sự ăn mòn hóa học? Sự ăn mòn điện hóa? 2. Trình bày sự ăn mòn sắt và phương pháp chống ăn mòn sắt thép Câu 16. Lưu huỳnh hình thoi S T và lưu huỳnh đơn tà S D là hai dạng thù hình của nguyên tố lưu huỳnh . Xét xem: 1) Dạng nào là bền ở 25 0 C. 2) Nhiệt độ ở đó cả hai dạng nằm cân bằng với nhau là bao nhiêu ? Cho biết: S T S D ∆H 0 298 (Kcal/mol) 0,00 0,0717 S 0 298 (cal/độ.mol) 7,62 7,78 Câu 17. Người ta cho phản ứng đốt cháy hoàn toàn các alkan chứa n nguyên tử cacbon: Cơ sở Hóa học vô cơ - 8 - Bộ môn Hóa vô cơ- ĐHSPHN C n H 2n+2 (K) + (3n + 1)/2 O 2(K) → n CO 2(K) + (n+ 1) H 2 O (L) : ∆H n Chứng minh rằng ∆H n là một hàm bậc nhất của n . Cho : C (than chì) → C (K) ∆H Thăng hoa = 717 KJ/mol ; E H - H = 432KJ/mol ; E C - C = 347 KJ/mol ; E C - H = 411 KJ/mol ; ∆H ht ( H 2 O) = - 285,8 KJ/mol ; ∆H ht ( CO 2 ) = - 393,5 KJ/mol . Câu 19. Hãy sử dụng các số liệu cho dưới đây để so sánh mức độ phản ứng của Mg và Ba với oxi tạo ra MgO và BaO. Sự khác nhau đó là do nguyên nhân nào ? có phù hợp với tính kim loại của Mg và Ba không ? vì sao ? Năng lượng liên kết trong phân tử oxi : 498,4 KJ/mol. Tổng ái lực với electron thứ nhất và thứ hai của nguyên tử oxi : 702 KJ/mol . Ba Mg Nhiệt thăng hoa (KJ/mol) 179,1 147,0 Năng lượng ion hoá (I 1 + I 2 )(KJ/mol) 1466,5 2187,5 Năng lượng mạng lưới của MO (KJ/mol) 2995,0 3924,0 Câu 20. Các ion Cu 2+ có thể oxi hoá ion I - được không ? Thực nghiệm người ta thấy có phản ứng : Cu 2+ + 2 I - = CuI↓ + 1/2 I 2 Hãy giải thích tại sao phản ứng này diễn ra và tính hằng số cân bằng K của phản ứng. Cho pT CuI = 12 ; E 0 (Cu 2+ /Cu) = 0,16V ; E 0 ( I 2 / 2I - ) = 0,54V Câu 21. 1) Định nghĩa điện cực , thế điện cực chuẩn . 2) Thế điện cực chuẩn của kim loại phụ thuộc những yếu tố nào ? 3) Cho phản ứng : 3 Na + AlCl 3 == Al + 3 NaCl Có thể dựa vào thế điện cực chuẩn của Na và Al để giải thích chiều của phản ứng đó không ? Tại sao ? Câu 22. 1) Có thể điều chế khí Clo ở các điều kiện sau được không ? a. Cho dung dịch K 2 Cr 2 O 7 1M tác dụng với dung dịch axít HCl 1M . b. Cho dung dịch K 2 Cr 2 O 7 3M tác dụng với dung dịch axít HCl 3M . Các chất khác lấy ở trạng thái chuẩn . 2) Trong phòng thí nghiệm đã tiến hành điều chế khí Clo từ muối K 2 Cr 2 O 7 và axít HCl như thế nào ? Tại sao ? Cho biết E 0 (Cr 2 O 7 2- /2Cr 3+ ) = 1,33V ; E 0 (Cl2/2Cl - ) = 1,36V Câu 23. Cho một dung dịch nước FeCl 3 , ion Fe 3+ là 1 axit có pK 1 = 2,2 (nồng độ ion H + sinh ra trong dung dịch Fe 3+ chủ yếu do phản ứng thuỷ phân nấc1) . Hãy tính nồng độ của muối FeCl 3 và giá trị pH của dung dịch ở đó Fe(OH) 3 bắt đầu kết tủa . Cho pT Fe(OH) 3 = 38 . Câu 24. Cho biết thế khử chuẩn của hai cặp oxi hoá khử : E 0 (H 3 AsO 4 / H 3 AsO 3 ) = 0,56V và E 0 (I 3 - /I - ) = 0,54V . 1) Thế của 2 cặp oxihoá - khử trên phụ thuộc như thế nào vào pH của môi trường ? Vẽ đồ thị sự phụ thuộc đó. 2) Dựa vào đồ thị và dựa vào tính toán , Hãy xét xem phản ứng giữa dung dịch KI và dung dịch H 3 AsO 4 ở điều kiện chuẩn có đổi chiều khi thay đổi pH của môi trường Cơ sở Hóa học vô cơ - 9 - Bộ môn Hóa vô cơ- ĐHSPHN phản ứng không ? Nếu có thì phản ứng đổi chiều ở pH bằng bao nhiêu ? Viết các phương trình phản ứng xảy ra , chứng minh và giải thích . Câu 20. Cho cân bằng : N 2(K) + 3H 2(K) 2 NH 3(K) Tính xem nếu thực hiện phản ứng từ hỗn hợp (N 2(K) +3H 2(K) ) ở nhiệt độ 490 0 C , áp suất 500 atm thì bao nhiêu phần trăm hỗn hợp ban đầu sẽ chuyển thành NH 3 . Từ kết quả thu được hãy cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cân bằng trên . Cho biết ở 500 0 C , K P = 1,5 . 10 -5 atm -2 . Câu 28. Hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp NH 3 : N 2(K) + 3H 2(K) 2 NH 3(K) ở 500 0 C , K P = 1,5 . 10 -5 atm -2 . Tính xem có bao nhiêu % hỗn hợp ban đầu (N 2(K) +3H 2(K) ) đã chuyển thành NH 3 nếu thực hiện phản ứng ở 500 atm , 1000 atm và cho nhận xét về kết quả. Câu 29. 1. Khi cho crom kim loại hoà tan trong dung dịch axit H 2 SO 4 1M (ở 25 0 C), sảnhẩm thu được là muối Cr(II) hay là muối Cr(III) ? Cho : E 0 (Cr 3+ / Cr ) = - 0,74 v ; E 0 (Cr 3+ / Cr 2+ ) = - 0,41 V 2. Xác định thế khử chuẩn của cặp AgCl/Ag ở điều kiện chuẩn. Cho biết : E 0 (Ag + /Ag) = 0,80V ; và tích số tan của AgCl là 1,8.10 - 10 (pK = 9,7). 2. Hãy chứng minh rằng (ở 25 0 C) Ag có khả năng đẩy được H 2 ra khỏi dung dịch HI 1N. Biết tích số tan của AgI = 8,3 .10 -17 ; E 0 Ag + /Ag = 0,80V . Câu 30. Ở 820 0 C hằng số cân bằng K P của các phản ứng như sau : CaCO 3 (r) = CaO (r) + CO 2(K) K 1 = 0,2 C gr + CO 2(K) = 2 CO (K) K 2 = 2 Cho 1 mol CaCO 3 (r) và 1 mol C gr vào bình chân không dung tích 22,4 lít duy trì ở 820 0 C. 1) Tính số mol các chất khi cân bằng . 2) Ở thể tích nào của bình thì sự phân huỷ CaCO 3 là hoàn toàn . 3) Xác định nhiệt độ ở đó CaCO 3 bắt đầu phân huỷ . Cho : CaCO 3 (r) = CaO (r) + CO 2(K) ∆H 0 298 (KJ/mol) - 1206,9 - 635,1 - 393,5 S 0 298 (J/mol.độ) 92,9 39,7 213,6 Giả thiết : ∆H 0 và ∆S 0 không phụ thuộc vào nhiệt độ . Cơ sở Hóa học vô cơ - 10 - [...]... tại sao ở điều kiện thường CO2 là chất khí còn SiO2 là chất rắn có nhiệt độ nóng chảy rất cao? Câu 16 1 Mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử CO và CO2 theo phơng pháp liên kết hoá trị So sánh cấu tạo của chúng Giải thích 2 So sánh tính chất lí học , tính chất hoá học của CO và CO2 Cho các ví dụ minh hoạ và giải thích 3 Nêu các ứng dụng của CO và CO2 Cơ sở khoa học của những ứng dụng... sau : 1) Diammin tricloro hidroxo platin ; Diammin tricloro hidroxo platin(IV) ; 2) Diaquơ tetraammin Coban(III) Clourua ; 3) Diaquơ tetraammin Cobanti Clourua ; Dicloro Tetraaquơ Cobant ; 4) Dicloro Tetraaquơ Cobant ; 5) Hexaammin Cobant(III) hexaxiano Cobantua(III) ; 6) Hexaammin Cobanti hexaxiano Cobantiat ; Cơ sở Hóa học vô cơ - 17 - Bộ môn Hóa vô cơ- ĐHSPHN 7) Hexaaquơ Crom(III) Bromua ; Hexaaquơ... ; Kali hexaxiano Cuproat ; Câu 7.Gọi tên các phức chất sau theo danh pháp quốc tế: a) [Co( NH3)4(H2O)2]Cl3 ; [Cr(H2O)6]Br3 ; [Fe(H2O)6]Cl3 ; [Fe(H2O)6]Cl2 b) K4[Cu(CN)6] ; K4[Mo(CN)8] ; K4[Fe(CN)6] ; K3[Fe(CN)6] c) [Co( NH3)3(NO3)3]0 ; [Ni (CO) 4]0 ; [Pt(NH3)2Cl3(OH)]0 ; [Co( H2O)4Cl2]0 d) [PtPy6][PtCl6]2 ; [Co( NH3)6] [Co( CN)6] Câu 8 1) Dựa trên cơ sở thuyết VB , hãy giải thích sự hình thành liên kết trong... trường tinh thể hãy vẽ giản đồ tách mức năng lượng và sự phân bố các electron d của ion Co3 + trong các phức chất bát diện đều sau: [Co( NH3)6]3+ và [CoF6]32 Viết cấu hình electron , so sánh độ bền và từ tính của 2 phức chất nói trên 3 Phổ hấp thụ electron của phức [Co( NH3)6]3+ có dạnh như (hình a), của phức chất [CoF6]3- có dạng như (hình b) dưới đây a Cho biết nguồn gốc các vân hấp phụ trên hai phổ... bước sóng khác nhau như vậy? Câu 18 Hãy giải thích các hiện tượng đổi màu sau: 1 Cho I2 vào hồ tinh bột tạo ra màu xanh tím 2 CuSO4 khan có màu trắng, CuSO4.5H2O có màu xanh lam, dung dịch CuSO 4 có màu xanh lam, dung dịch CuSO4 chứa NH3 (dư) có màu xanh chà, dung dịch CuSO 4 chứa etylenđiamin dư có màu xanh chàm đậm Câu 19 Hãy giải thích vì sao: 1 Dung dịch của mỗi ion sau: Zn 2+, Hg2+ , Cd2+ , Sc3+,... hình thành liên kết giữa CO và nguyên tử kim loại trong phức chất cacbonyl c Thành phần của phức chất chứa phối tử σ-cho/π-nhận tuân theo qui tắc độ bền của vỏ electron khí hiếm Cho ví dụ minh họa Câu 11: Phức chất [Cr (CO) 6] có bền không? Dựa vào thuyết VB mô tả sự hình thành liên kết trong phức chất trên b Dựa vào thuyết VB mô tả sự hình thành liên kết trong phức chất [Co2 (CO) 8] Câu 12: a Nêu một vài... dụng đó Câu 17 1) Mô tả cấu tạo các phân tử đẳng electron CO, N2 theo thuyết VB, thuyết MO 2) So sánh và giải thích Sự giống nhau và khác nhau về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan ), tính chất hoá học ( tính khử, khả năng tạo phức) của hai khí trên 3) Nitơ tinh khiết quang phổ có thể điều chế như thế nào? 4) Tại sao coi dung dịch amoniac như amoni hidroxit là không đúng? Câu... tại sao ? Câu 9 1) Mô tả cấu tạo của các ion: ClO4-, SO4 2- , PO43-, SiO44- và sự hình thành liên kết ở các ion đó bằng phương pháp liên kết hoá trị 2) Độ dài liên kết X- O ( X = Cl, S, P, Si ) biến đổi như thế nào trong dãy: ClO4-, SO4 2- , PO43-, SiO44- ? Giải thích 3) Tính axit , tính bền, tính oxihoá biến đổi như thế nào trong dãy : HClO4, H 2SO4 , H3PO4 , H4SiO4 ? Giải thích Nêu dẫn chứng minh hoạ... Kb của [Ni(en)3]2+ = 1,29.1019 và kb của [Ni(NH3)6]2+ = 1,02.108 Cơ sở Hóa học vô cơ - 20 - Bộ môn Hóa vô cơ- ĐHSPHN Câu 25 1) Cho biết số đồng phân của các phức chất sau : [Co( NH3)4Cl2] , [Pt(Py)( NH3)ClBr] , [Co( NH3)3(NO2)3] , [Co( NH3)3ClBrI] 2) Dựa trên cơ sở thuyết VB , hãy giải thích sự hình thành liên kết trong phức : [NiCl4]2- , [ Ni(CN)4]2(Ghi chú : Py là pyridin ) Cơ sở Hóa học vô cơ - 21 -... sao liên kết đơn C – C lại quá bền so với liên kết đơn N – N H3C – CH3 N2H – NH2 83 38 Năng lượng liên kết(kcal.mol-1) 2) Cacbon và silic là những nguyên tố kế tiếp nhau ở nhóm IVA của bảng hệ thống tuần hoàn Hãy giải thích tại sao: Cơ sở Hóa học vô cơ - 13 - Bộ môn Hóa vô cơ- ĐHSPHN a) Nhiệt độ nóng chảy của C kC (>4000 0C) lớn hơn của silic (1410 0C) rất nhiều b) CO2 tồn tại ở dạng đơn phân tử thẳng . nào? Tại sao ? O 2 , O 3 , H 2 O , BeCl 2 , SO 2 , SO 3 , SO 3 2- , SO 4 2- , N 2 , NH 3 , NH 4 , NO, NO 2 + , NO 2 , NO 2 - , CO, CO 3 2- , SO 4 2- , BrF 5 , SF 4 , SF 6 , SeF 4 ,. tetraammin Coban(III) Clourua ; 3) Diaquơ tetraammin Cobanti Clourua ; Dicloro Tetraaquơ Cobant ; 4) Dicloro Tetraaquơ Cobant ; 5) Hexaammin Cobant(III) hexaxiano Cobantua(III) ; 6) Hexaammin Cobanti. chúng . Giải thích . 2. So sánh tính chất lí học , tính chất hoá học của CO và CO 2 . Cho các ví dụ minh hoạ và giải thích . 3. Nêu các ứng dụng của CO và CO 2 . Cơ sở khoa học của những ứng

Ngày đăng: 10/05/2015, 21:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan