Tình hình đất nước Lê Thái Tổ , húy Lê Lợi , là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê, triều đại lâu dài nhất trong lịch
Trang 1MỤC LỤC
Trang
A DẪN NHẬP 2
B NỘI DUNG 2
I BỐI CẢNH LỊCH SỬ 2
1 Tình hình đất nước 2
2 Lê Lợi Phất cờ khởi nghĩa 3
3 Khởi Nghĩa Lam Sơn 4
II TÁC GIẢ-TÁC PHẨM 4
1 Tác giả 4
2 Tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” 6
2.1 Hoàn cảnh ra đời: 6
2.2 Về thể loại cáo: 6
2.3 Về tựa đề bài cáo: 6
2.4 Về thể loại cáo: 7
2.5 Bố cục: 7
III PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG 8
1 Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi 8
2 Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Trãi 12
3 Nghệ thuật của Bình Ngô Đại Cáo 13
C KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 2A DẪN NHẬP
Người ta chọn Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ và Cáo bình Ngô là ba dấu mốc đánh dấu
những chặng đường phát triển của chủ nghĩa yêu nước trong văn học thượng kỳ trung đại Ðặc biệt, phải đến cáo bình Ngô, ý thức độc lập chủ quyền, quan hệ gắn bó giữa nước và dân, vấn đề nhân nghĩa, mới thực sự phát triển rực rỡ Tác phẩm có giá trị tư tưởng, văn học thể hiện triết lý sống của dân tộc trong mọi hoàn cảnh, trong việc đấu tranh cũng như trong hòa bình độc lập Đây là tác phẩm được xem là án thiên cổ hùng văn, vô tiền khoán hậu Về thời gian khoảng đầu
1428, khi kháng chiến chống Minh thắng lợi Đây là tác phẩm Nguyễn Trãi viết cho Lê Lợi thay mặt quốc gia để đọc tuyên cáo về cuộc chiến của dân tộc ta trải qua nhiều mất mát nhưng điểm cuối cùng cũng tạo nên bản thiên hùng ca kết thúc thắng lợi Tinh thần yêu nước và nhân đạo của Nguyễn Trãi được thể hiện hết sức sâu sắc xuyên suốt chiều dài của tác phẩm Chính đặc điểm này đã khiến cho tác phẩm” Bình Ngô đại cáo” trở thành một án "thiên cổ hùng văn", một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc
B NỘI DUNG
I BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1. Tình hình đất nước
Lê Thái Tổ , húy Lê Lợi , là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam Sau khi bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô (Thanh Hóa) và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ Triều đình nhà Minh (Trung Quốc), vốn rất muốn xâm lăng Đại Ngu, đã nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần
để đưa quân tràn vào đất Việt năm 1407 Hồ Quý Ly liên tục thất bại và đến tháng 6 năm 1407, thì bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương Vương triều Hồ và nước Đại Ngu sụp đổ Nhà Minh thực hiện chính sách xóa bỏ nền Văn minh sông Hồng bằng các cách
Trang 3như đốt, phá và chở về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia có nói về dân Việt, của dân Việt tạo lập, thiến hoạn đàn ông người Việt, khiến cư dân Việt rất uất ức và căm giận Hơn 1.000 năm, các triều đình Trung Quốc không đồng hóa được văn hóa Việt, nên việc làm của nhà Minh
đã đem lại một kết cục xấu cho sự đô hộ của họ Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú,… tất cả 50 tướng văn và tướng võ (trong đó có 19 người đã từng kết nghĩa anh em nguyện cùng chí hướng với nhau ở hội thề Lũng Nhai, năm 1416), chính thức phất cờ khởi nghĩa (khởi nghĩa Lam Sơn) Đồng thời ông tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược Minh cứu nước
2 Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây ) để khủng bố tinh thần người Việt Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong Tinh thần chống đối của người Việt lúc đó đã lắng xuống khá nhiều so với thời nhà Hồ mới mất Một lớp nhân tài nổi lên chống đối trước đây đã bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hoá Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt
động nhưng lẻ tẻ và không có khả năng mở rộng.Trong bối cảnh đó, Lê Lợi đã đứng lên khởi
nghĩa ở Lam Sơn, đúng như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên Chính lúc quân thù đang mạnh Tuấn kiệt như sao buổi sớm Nhân tài như lá mùa thu
3 Khởi nghĩa Lam Sơn
Trang 4Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427) Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại Hoạt động trong thời này chủ yếu ở vùng núi Thanh Hóa Có những lúc Lê Lợi chỉ còn một mình trốn chạy Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422 Đến năm 1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hoà Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An Đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành của đối phương đều bị bao vây Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn
Xí ra đánh Đông Quan, và đầu năm 1927 giành thắng lợi Cuối năm 1927, chiến thắng trận Chi Lăng-Xương Giang Đến đây, cuộc khởi Lam Sơn đã dành thắng lợi hoàn toàn, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết Bình ngô đại cáo để thông báo trước toàn dân sự ngiệp bình Ngô phục quốc
đã thành công
II TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
1 Tác giả :
Nguyễn Trãi (1380–1442), hiệu là Ức Trai, là đại thần nhà Hậu
Lê, một nhà văn chữ Nôm Ông được xem là một anh hùng dân tộc,
một ngôi sao Khuê của văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng là một
danh nhân văn hóa của thế giới Nguyễn Trãi, sinh ở Thăng Long
trong gia đình ông ngoại là quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán Cha
ông là Nguyễn ứng Long, hiệu ức Trai (tức là Nguyễn Phi Khanh)
Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái Trần Nguyên Đán Quê gốc
Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, về
sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín,
tỉnh Hà Tây Năm Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ ông mất Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê Năm 1400, Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) , lúc này ông chỉ mới 20
Trang 5tuổi Vua Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng Năm 1406, Minh Thành Tổ sai Trương Phụ mang quân sang xâm lược Việt Nam Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo lên tận cửa Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới để hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù Nhưng Nguyễn Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi:
“ Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha Như thế mới là đại hiếu Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?”
Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước Về đến Thăng Long, ông bị quân Minh bắt Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài, tìm cách dụ dỗ, nhưng ông kiên quyết không theo giặc Sau một thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan (tức Thăng Long), Nguyễn Trãi vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi Ông gặp vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình Ngô sách Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo" Do luôn luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ", Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành Nam lều một gian) Năm 1442, cả gia đình ông bị hãm hại (tru di tam tộc) khiến cho người đương thời vô cùng thương tiếc Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam ông là anh hùng dân tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước ta Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như
Lê Thánh Tông truy tặng là: “ Ức trai thượng quan khuê tảo” Nguyễn Trãi - khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, ông tuy không tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu, nhưng cũng theo phò Bình định Vương Lê Lợi từ khi nghĩa quân Lam Sơn còn ở thế yếu trước sự đàn
áp của quân Minh, đã vạch ra nhiều kế sách giúp cho nghĩa quân Lam Sơn thu phục nhân tâm
Trang 6và giành được ưu thế trên chiến trường Tương truyền, ông là người nghĩ ra kế sách viết dòng chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi thần) trên lá cây, tạo ra như một điềm trời, khẳng định về yếu tố "thiên mệnh" cho Lê Lợi, làm lòng người nhanh chóng hướng về nghĩa quân Lam Sơn Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã phong thưởng cho Nguyễn Trãi là bậc cao trọng nhất bên văn quan, ông được ban quốc tính (tức được mang họ vua, họ Lê), tước Hầu (Quan Phục Hầu) chỉ kém tước Công một bậc Trên thực tế ông vừa là cố vấn, vừa là quân sư, nhà chính trị, tài kiêm văn võ rất thân với vua
2 Tác phẩm “ Bình Ngô Đại Cáo “
2.1 Hoàn cảnh ra đời:
mở cửa thành Ðông Quan đầu hàng Cuộc kháng chiến 10 năm đã kết thúc vẻ vang Thay mặt vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo nhằm tổng kết quá trình kháng chiến và tuyên cáo thành lập triều đại mới
2.2 Về thể loại Cáo:
Nếu văn học động viên mọi người chiến đấu thì văn Cáo lại có ý nghĩa tuyên ngôn nhằm công bố cho mọi người biết những chủ trương chính trị trọng đại của toàn dân tộc như việc xác lập hòa bình, đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng vương triều mới Cáo viết bằng thể văn biền ngẫu, số câu chữ không hạn chế, văn phong mang tính chính luận nên trang trọng, sắc bén, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục Kết cấu của bài đại cáo bình Ngô tuân thủ đúng kết cấu của các tác phẩm Thang cáo (được chép trong chương Thương Thư của sách Kinh Thư) và Vũ cáo hay đại cáo Vũ Thành (được chép trong chương Chu thư của sách Kinh Thư)
2.3 Về tựa đề bài Cáo:
Những quan niệm khác nhau về ý nghĩa của chữ Ngô trong Bình Ngô đại cáo
- Ngô: Một cách gọi theo thói quen của người Việt Nam thời đó để chỉ chung người trung Quốc
- Ngô: tên vùng đất xuất thân của Chu Nguyên Chương (tức Minh Thành tổ)
- Ngô: Một cách gọi của nhân dân để chỉ những tên giặc gian ác, tàn bạo
Trang 7Ý nghĩa nhan đề : Bình Ngô đại cáo được viết để bố cáo việc hoàn tất một chiến công vệ quốc vĩ đại
2.4 Khái quát tác phẩm :
Bình ngô đại cáo, văn kiện lịch sử đồng thời là tác phẩm văn học theo thể văn biền ngẫu,
do Nguyễn Trãi viết năm 1428, sau đại thắng quân Minh ,được các thế hệ sĩ phu đánh giá là một áng "thiên cổ hùng văn" có một không hai trong lịch sử dân tộc "BNĐC" trình bày tóm tắt lịch
sử mười năm kháng chiến gian khổ, những thành tích của cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, tổng kết kinh nghiệm cuộc chiến tranh chống Minh, rút ra những bài học về đường lối đánh giặc cứu nước, có giá trị lâu dài cho sự nghiệp bảo vệ nền độc lập tự chủ Đặc điểm lớn nhất của
"BNĐC" là hơn bao giờ hết, ý thức quốc gia độc lập và lòng tự hào dân tộc được đề cao Ngọn
cờ "nhân nghĩa" cứu nước cứu dân, dựa vào dân mà cứu nước là nguồn gốc sâu xa của chiến thắng vĩ đại "BNĐC" đã nêu bật sách lược kiên trì chiến đấu, lấy ít thắng nhiều, đánh vào quân địch đồng thời đánh vào lòng người, làm tan rã ý chí bán nước, cầu vinh của nguỵ quân, giải thích cho quan quân giặc nhận thấy tính chất phi nghĩa và sự thất bại tất yếu của cuộc xâm lược
"BNĐC" truyền đạt những tư tưởng quân sự, chính trị và triết lí của dân tộc Việt nam Lời lẽ chính xác, cô đúc, chứa đựng nhiều hình tượng gợi cảm, vừa là văn chương chính luận, vừa là văn chương trữ tình “Bình Ngô đại cáo” thắm đậm tư tưởng nhân nghĩa, là cội nguồn sức mạnh của cuộc kháng chiến Được xem là tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam
2.5 Bố cục : gồm 4 đoạn.
Đoạn đầu ( 10 câu đầu) : nêu cao luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến, đó là tư
tưởng nhân nghĩa kết hợp với độc lập dân tộc: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân-Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” và “Như nước Đại Việt ta từ trước-Vốn xưng nền văn hiến
đã lâu”
Đoạn thứ hai (từ câu 11 đến câu 44): Vạch trần, tố cáo tội ác dã man của giặc Minh
xâm lược Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo giặc Minh ở các điểm: âm mưu cướp nước, chủ trương cai trị phản nhân đạo, hành động tàn sát tàn bạo Đồng thời, đoạn văn cũng nêu bật nỗi thống khổ, khốn cùng của nhân dân, dân tộc ta dưới ách
Trang 8thống trị của kẻ thù: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn-Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”; “Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế-Gây binh kết oán, trải hai mươi năm” Đoạn văn ngùn ngụt Ý chí căm thù giặc và thống thiết nỗi thương dân lầm than
Đoạn văn thứ ban (từ câu 45 đến câu 351) là đoạn dài nhất của bài cáo, có Ý nghĩa
như bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Đoạn văn đã tổng kết lại quá trình khởi nghĩa Ban đầu cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, lương thảo, quân sĩ, người tài đều thiếu, nghĩa quân ở vào thế yếu “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần-Khi Khôi Huyện quân không một đội”, “Tuấn kiệt như sao buổi sớm-Nhân tài như lá mùa thu”,
“lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”…Nhưng nghĩa quân có người lãnh tụ Lê Lợi sáng suốt, bền chí, yêu nước “Ngẫm thù lớn há đội trời chung-Căm giặc nước thề không cùng sống”, biết đoàn kết lòng dân “Sĩ tốt một lòng phụ tử-Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, dùng chiến thuật phù hợp nên nghĩa quân Lam Sơn ngày một trưởng thành “Sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh”và ngày càng chiến thắng giòn giã, vang dội “Đánh một trận sạch không kình ngạc-Đánh hai trận tan tác chim muông”, giặc Minh thì liên tiếp thất bại, thất bại sau lại càng thảm hại hơn thất bại trước, mỗi tên tướng giặc bại trận lại có vết nhục nhã riêng: kẻ treo cổ tự vẫn, kẻ quỳ gối dâng tờ tạ tội, kẻ bị bêu đầu…Đoạn văn thứ ba của bài cáo cũng ca ngợi lòng nhân đạo, chuộng hòa bình của nhân dân, dân tộc ta, tha sống cho quân giặc đã đầu hàng, lại cấp cho chúng phương tiện, lương thảo về nước
Đoạn cuối của bài cáo đã tuyên bố trịnh trọng về việc kết thúc chiến tranh, khẳng định
nền độc lập, hòa bình vững bền của đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân
III PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NỘI DUNG – TƯ TƯỞNG
1 Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi
Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là yêu nước, thương dân, phải đánh giặc để cứu
nước, cứu dân; "triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chẳng qua là lòng yêu nước thương
Trang 9dân: Cái nhân nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng, chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc
lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân" (Phạm Văn Đồng ).Nhân nghĩa vốn là học
thuyết của Nho giáo đề cao đạo đức, tình nhân ái giữa con người với nhau Nguyễn Trãi
đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân và của
dân tộc làm gốc Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của "Bình Ngô đại cáo", là mục tiêu chiến
đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đồng thời là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định là “cốt để yên dân”, là bảo vệ hạnh phúc của nhân dân Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống trong môi trường hoà bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào chết chóc ,đau thương
“Từng nghe:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Dấy quân khởi nghĩa vì thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt bọn giặc tàn bạo, đem lại cuộc sống yên vui cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân nghĩa
Tư tưởng yêu nước là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân, mang bản sắc dân tộc Thương dân ở đây không phải là lòng thương người một cách chung chung, mà nhân nghĩa là để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước,cứu dân Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo”.Tư tưởng yêu nước gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc
lập dân tộc Trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định nền văn hoá Việt Nam,
nền văn hiến Đại Việt và con người Việt Nam, một dân tộc văn minh,anh hùng Lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng, Nguyễn Trãi đại diện cho đất nước chiến thắng đã nêu cao giá trị lớn
lao của truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta:
"Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác
Trang 10Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có".
Nền văn hiến Đại Việt, nền "văn hoá Thăng Long" được hình thành, xây dựng và phát triển qua một quá trình lịch sử "đã lâu", đã có "từ trước" đằng đẵng mây nghìn năm Đại Việt không chỉ có lãnh thổ chủ quyền "núi sông bờ cõi", mà còn thuần phong mĩ tục mang bản sắc riêng,
có lịch sử riêng, chế độ riêng "bao đời gây nền độc lập", đã từng "xưng đế một phương", có nhiều
nhân tài, hào kiệt Phải có mấy trăm năm độc lập dưới các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần , phải có những trang sử vàng chói lọi (Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã
Nhi bị giết tươi, bị bắt sống ) phải có những con người "trí mưu tài thức" đã làm nên "thi thư"
của Đại Việt, của nền văn minh sông Hồng, thì Nguyễn Trãi mới có thể viết nên những lời
tuyên ngôn đĩnh đạc hào hùng như vậy Nếu như bốn trăm năm về trước, trong "Nam Quốc sơn hà", Lý Thường Kiệt chỉ mới xác định được hai nhân tố về lãnh thổ và chủ quyền trên ý thức quốc gia và lập trường dân tộc, thì trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đã bổ sung
thêm bốn nhân tố nữa, đó là: văn hiến, phong tục, lịch sử và nhân tài Điều đó cho thấy ý thức dân tộc của nhân dân ta đã phát triển trên một tầm cao mới trong thế kỉ 15, đó cũng là tinh anh, tinh hoa của tư tưởng Nguyễn Trãi, phải thật sự là một con người có tâm với nước với dân thì mới có thể viết nên những trang sử hào hung như vậy Nguyễn Trãi đã căm giận
lên án tội ác vô cùng dã man của quân "cuồng Minh” trước cảnh đất nước bị đô hộ, chia cắt
thành quận huyện, và bị thi hành một chính sách cai trị vô cùng độc ác :
"Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh".
Yêu nước thương dân, Nguyễn Trãi thông cảm và chia sẻ những nỗi khổ đau của nhân dân
ta gánh chịu trong chiến tranh Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” ông đã tố cáo bao tội ác chồng chất của giặc Minh trong suốt một thời gian dài hơn hai mươi năm "dối trời lừa dân, đủ muôn