1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo chuyên đề TD chuẩn kiến thức

20 427 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Chương trình sinh hoạt 1.Dạy một tiết minh họa 2. Báo cáo chuyên đề 3.Thảo luận góp ý 4.Ý kiến chỉ đạo của phòng 5.Gặp mặt giao lưu CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC A/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDHTC hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Những lần cải cách giáo dục phát huy tính tức cực là một trong những hướng cải cách nhằm đào tạo ra những con người năng động sáng tạo, làm chủ bản thân. Tuy nhiên sự chuyển biến trong quá trình dạy học trong các loại hình nhà trường còn diễn tiến chậm, chủ yếu là cách dạy truyền thống.Thế nhưng áp dụng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học cấp trung học phổ thông đã được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông (Quyết định 16/2006/QĐ/BGD- ĐT ngày 5/5/2006). Năm học 2010-2011 là năm học thứ 2 thực hiện "Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình THCS" do BGD ban hành nhằm giúp GV biết được cái đích tối thiểu về kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho HS, HS biết được cái đích tối thiểu để phấn đấu, rèn luyện, là căn cứ để ra đề kiểm tra, đánh giá phù hợp với yêu cầu dạy và học. Sở GD-ĐT Q Nam cũng như phòng GD-ĐT Phú Ninh cũng đã chỉ đạo cụ thể qua Hướng dẫn nhiệm vụ năm học: “Tiếp tục tập trung chỉ đạo và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (ĐMPPDH), đổi mới kiểm tra đánh giá (ĐMKTĐG) trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng (CKTKN) của Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT); tạo ra sự chuyển biến cơ bản về ĐMKTĐG nhằm thúc đẩy ĐMPPDH, nâng cao chất lượng giáo dục” Có thể nói hiện nay việc dạy học theo chuẩn KTKN đã được áp dụng rộng rãi trong các cấp học. Tuy nhiên vì là bước đi ban đầu nên việc DH còn có một số hạn chế: -Chất lượng dạy học chưa đạt được như mong muốn -Nhiều người còn lúng túng hoặc nhận thức chưa rõ nét về chuẩn KTKN khi vận dụng chương trình, sách (SGK-SGV) trong quá trình giảng dạy. Xuất phát từ nhận thức trên, được BGH nhà trường quan tâm chỉ đạo cùng với sự nỗ lực vượt khó của anh chị em giáo viên trong tổ, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm của năm học 2010-2011, từng bước nâng cao chẩt lượng dạy và học, nhóm thể dục đã mạnh dạn từng bước thực hiện dạy học theo chuẩn KTKN. *Thực trạng a.Thuận lợi Ban giám hiệu nhà trường có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn. Đối với tài liệu HD chuẩn kiến thức kỹ năng đã thống nhất được nội dung, chương trình, kiến thức, kĩ năng tối thiểu của cấp học mang tính định lượng cụ thể cho từng chủ đề của môn học và khối lớp. Hầu hết giáo viên đều đạt trình độ chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề, tích cực tự học hỏi để nâng cao tay nghề. b. Khó khăn - Dụng cụ luyện tập, tài liệu (SGK, băng hình, ) còn hạn chế - Quan điểm môn học phụ của học sinh, phụ huynh ăn sâu vào tiềm thức nên ít chú ý, ít đầu tư, và thậm chí một số em còn thường xuyên nghỉ học. - Chưa tích cực học tập, ít luyện tập ở nhà, không tham gia hoặc không có điều kiện luyện tập thể thao ở địa phương. - Là xã còn có nhiều hộ nghèo vấn đề dinh dưỡng, trang phục tập luyện cho một số em còn chưa đảm bảo. B/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ: Tình hình thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá chuẩn kiến thức kĩ năng tại trường - Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp dạy học tích cực - BGH chỉ đạo kịp thời thực hiện việc dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng từ đầu năm. thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, dự giờ cho bộ môn (dạy học, thảo luận, rút kinh nghiệm). Tổ chức cho giáo viên dạy thể nghiệm ngay trên lớp để đúc rút kinh nghiệm và đạt mục tiêu là hiệu quả chất lượng dạy và học.Giao quyền chủ động cho giáo viên tự lựa chon nội dung, hình thức tổ chức phương pháp lên lớp nhưng đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng sát đối tượng học sinh - Việc kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng cũng đang được áp dụng, thực hiện ở các khối lớp. Dạy học chuẩn KT- KN theo phương pháp dạy học tích cực Tổ chức dạy học theo chuẩn KT- KN thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực: 1. Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn KT- KN. a. Nguyên tắc chung: Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu bài học, đối chiếu giữa tài liệu hướng dẫn chuẩn KT-KN với sách GV để xác định trọng tâm KT-KN. Bám sát chuẩn KT-KN để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN Dựa trên cơ sở yêu cầu về KT-KN trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN. Giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo tự giác học tập của học sinh Trong tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên cần linh hoạt tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng Tăng cường cực tự giác tính tính, tự quản để học sinh chủ động nắm vững những yêu cầu về KT- KN, rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự tập, tự đánh giá kết quả học tập, năng lực hành động, năng lực vận dụng vào thực tiễn cuộc sống Chú trọng vào việc sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học, tích cực làm đồ dùng, thiết bị dạy học, có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hợp lý Dạy học bám sát chuẩn KT-KN phải bảo đảm nguyên tắc chuyên môn: + Nguyên tắc phát huy tính tự giác tích cực. + Trực quan + Hệ thống + Tăng dần lượng vận động cho phù hợp với các đối tượng + Vừa sức và cá biệt hóa b. Đối với từng lớp học: Cấu trúc nội dung chương trình cũ không có sự phân chia giữa các nhóm, khối lớp khác nhau. Chương trình mới kế thừa một số nội dung dạy học nhiều năm trở thành truyền thống ở THCS như: ĐHĐN, bài TD phát triển chung, chạy, nhảy, trò chơi Giảm bớt sự lặp lại dẫn dến nhàm chán một số nội dung điển hình và để phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi 2. Tổ chức dạy học theo chuẩn KT-KN môn học thể dục: a. Sử dụng chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu tiết dạy: Trong quá trình giảng dạy thực tế cần căn cứ vào trình độ của hoc sinh để lựa chọn số lượng nội dung cho phù hợp, căn cứ vào việc xác định trọng tâm của tiết dạy cụ thể b. Lựa chọn kiến thức dạy học theo chuẩn KT-KN: Là vấn đề khá phức tạp, đối với môn thể dục. Kiến thức ở môn học là các bài lý thuyết chung, tên động tác, các thuật ngữ để mô tả động tác, mô tả trạng thái và mức độ thực hiện, các khẩu lệnh, luật thi đấu học sinh được giáo viên cung cấp trong quá trình dạy học thông qua phân tích giảng giải hay làm mẫu các cử động của động tác, có hiểu được , mô tả được động tác , nhận xét và đánh giá. II. Xây dựng hoạt động lên lớp vận dụng chuẩn kiến thức kĩ năng và kỹ thuật dạy học tích cực 1. Thiết kế các hoạt động trong tiết dạy : Để có tiết dạy thực sự đổi mới PPDH, giáo viên cần nghiên cứu kĩ tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức ,kĩ năng để xác định mục tiêu cần đạt, nội dung trọng tâm trong tiết dạy.Giáo viên cần đặt và trả lời các câu hỏi: Trong tiết dạy HS đã có những kiến thức và kỹ năng gì ? Hoàn thành kỹ năng vận động từ tiết học trước ở mức độ nào? Dự kiến sẽ đưa ra mấy bài tập, động tác bổ trợ, trò chơi vận động ? Mục tiêu cần đạt khi đưa mỗi bài tập bổ trợ, trò chơi vào tiết dạy ? Phân nhóm thế nào là hợp lý ? Thống kê sơ bộ trong tiết dạy có hoạt động học và ôn (bao nhiêu động tác ?), bài tập phát triển thể lực (bao nhiêu bài, bài tập nào ?) Kiểm tra, đánh giá nội dung nào (KT hay KN )? Xác định Lượng vận động và thứ tự thực hiện sao cho hợp lý . Một động tác của bài tập mới học (giai đoạn học ban đầu) bao giờ cũng thường mắc nhiều lổi sai (được liệt kê trong sách Thể dục), HS tham gia tập luyện thường xuyên, qua nhận xét đánh giá và rút kinh nghiệm nên những sai sót giảm dần, điều đó chứng tỏ kỹ năng thực hiện đang nâng dần lên, đến khi cơ bản hoàn thành động tác là đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng ( đạt mục tiêu ) Ví dụ: Nội dung bài hoàn thiện kĩ thuật nhảy xa “Kiểu ngồi” ở lớp 8: Tiết 1 yêu cầu về chuẩn kiến thức là biết cách thực hiện nhảy xa kiểu ngổi, yêu cầu về kĩ năng là thực hiện được nhảy xa “Kiểu ngồi”. Đến tiết 3 yêu cầu về kỹ năng thực hiện cơ bản đúng nhảy xa “Kiêu ngồi”. Như vậy dưạ vào mục tiêu bài dạy thì tiết 1&2 giáo viên tập trung vào giảng giải kết hợp vớt thị phạm động tác, tổ chưc tập luyện để hình thành kĩ năng và sữa sai động tác cho học sinh để đến tiết 3 đạt kỹ năng cơ bản đúng về kĩ thuật động tác 2. Soạn giáo án: Cấu trúc một giáo án Thể dục gồm các mục sau: Soạn ngày: tháng năm 201 Tiết số TÊN BÀI BÀI DẠY I. Mục tiêu : Nêu rõ mục tiêu của bài là ôn tập hoặc học mới động tác, bài tập, trò chơi và yêu cầu về mức độ mà HS cần đạt được sau khi học : Về kiến thức có các mức : Biết ,thông hiểu Về kĩ năng có các mức : “ thực hiện được ”, “thực hiện cơ bản đúng ”. Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng được xác định trong mối quan hệ chặt chẽ, lôgic, đó là mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành. Học sinh có thể thông hiểu về lí thuyết, cách thực hiện nhưng khi thực hành chỉ đạt được một phần của sự hiểu đó. [...]... bài ở nhà để nắm được kiến thức môn học 2 Quan điểm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học : Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập Các mức độ về kiến thức, kĩ năng : Về kiến thức: Yêu cầu HS phải nhớ, biết, hiểu các kiến thức cơ bản trong chương... quả dạy học c, Hình thức kiểm tra : Kiểm tra kết quả học tập môn Thể dục có các hình thức như : Kiểm tra thực hành, kiểm tra kiến thức, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ (theo Quy chế ) Trước khi kiểm tra cần biên soạn câu hỏi, đáp án trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng 4 Biên soạn đề kiểm tra : a Xác định mục tiêu: Khi biên soạn đề kiểm tra, phải xác định rõ việc ra đề để kiểm tra mức... tiêu, nghĩa là những yêu cầu HS cần đật về kiến thức, kĩ năng và thành tích sau khi học xong một chương hoặc dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định yêu cầu cần đạt sau khi học xong một bài hay một số bài b.Lựa chọn nội dung và hình thức kiểm tra: Sau khi xác định được mục tiêu của việc kiểm tra, cần phải lựa chọn nội duung kiểm tra về kiến thức hay cả kiến thức, kĩ năng và thành tích hoặc chỉ kiểm... thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, thực hành thao tác, thực hiện được, làm được Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển thể lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp, nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức và vốn vận động của HS Mức độ cần đạt được về kiến thức: Đối với HS THCS , thường... độ đâu là nhận thức, đâu là nhận biết, đâu là thông hiểu và vận dụng 3 Kiểm tra đánh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: a, Mục đích của kiểm tra , đánh giá : + Kiểm tra kiến thức, kĩ năng để đánh giá trình độ xuất phát của người học có liên quan tới việc xác định nội dung, PPDH môn học + KTĐG nhằm mục đích dạy học: Bản thân việc kiểm tra đánh giá nhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành... chung C ĐỀ XUẤT Phòng giáo dục tiếp tục mở các lớp tập huấn, những buổi hội thảo để trao đổi về phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên trong huyện Trên đây là những vấn đề chúng tôi nêu ra và thưc hiện trong việc dạy học và kiểm tra đánh giá chuẩn kiến thức, kỹ năng theo phương pháp dạy học tích cực Bước đâù thực hiện nên không tránh những thiêú sót nhất định rất mong sự góp... năng và thành tích hoặc chỉ kiểm tra kĩ năng, từ đó lựa chọn nội dung kiểm tra, hình thức ra đề, những nội dung cần kiểm tra và phương pháp tổ chức tiến hành sao cho vừa sức và thuận lợi cho HS khi tham gia kiểm tra Việc kiểm tra phải đảm bảo cho HS bộc lộ được khả năng về kiến thức, kĩ năng và thành tích Đối với đề kiểm tra thực hành phải kèm theo các điều kiện như: yêu cầu HS tham gia kiểm tra phải... thể đề xuất thêm một số tiêu chí chuyên môn để phân hóa các mức đánh giá sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trong trường Đặc biệt lưu ý: sau khi xây dựng thang điểm (yêu cầu kĩ thuật, thành tích) GV trong tổ bộ môn đều phải được thảo luận để đảm bảo thống nhất một mặt bằng chung C ĐỀ XUẤT Phòng giáo dục tiếp tục mở các lớp tập huấn, những buổi hội thảo để trao đổi về phương pháp dạy học theo chuẩn. .. ngoài sân tập hay trong phòng tập ) cần phân công HS chuẩn bị sao cho đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn Phương tiện: Học cần chuẩn bị những phương tiện gì? Giáo viên cần chuẩn bị những phương tiện gì để thực hiện tốt giờ dạy III Nội dung và phương pháp lên lớp: A Phần mở đầu : 6-8 phút Bao gồm các công việc : 1 Ổn định tổ chức: + Học sinh tập hợp báo cáo sỹ số + GV nhận lớp, phổ biến, mục tiêu, nội dung,... dung trên đều có định lượng về thời gian, số lần hay khoảng cách cần tập *Lưu ý : Mọi hoạt động trong một tiết học cần tính toán hết sức cụ thể khi chuyển đổi giữa các nội dung sao cho : + Không tốn nhiều thời gian + Duy trì được hứng thú của HS giữa những lần chuyển tiếp nội dung + Phát huy tính tự giác và tích cực chủ động của HS trong giờ học Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng . hoạt 1.Dạy một tiết minh họa 2. Báo cáo chuyên đề 3.Thảo luận góp ý 4.Ý kiến chỉ đạo của phòng 5.Gặp mặt giao lưu CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THEO PHƯƠNG PHÁP. được kiến thức môn học. 2. Quan điểm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học : Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, . lựa chon nội dung, hình thức tổ chức phương pháp lên lớp nhưng đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng sát đối tượng học sinh - Việc kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng cũng đang

Ngày đăng: 10/05/2015, 10:00

w