Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
250,5 KB
Nội dung
SKKN :Hiệu trưởng với công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường Tiểu học. PHẦN I: MỞ ĐẦU I.Sự cần thiết và tính khả thi của đề tài Đi đôi với chất lượng – Kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học . Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Giáo viên chủ nhiệm là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy trong nhà trường.Giáo viên chủ nhiệm mang một đặc trưng mà giáo viên bộ môn không thể thay thế được. Vì mỗi giáo viên chủ nhiệm chính là cố vấn của tất cả học sinh trong lớp, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực để trở thành công dân tốt mai sau. Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội với tư cách là lực lượng tri thức trong công cuộc đổi mới, giác ngộ học sinh từ bỏ những thói hư tật xấu, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao nhận thức, tình cảm, tham gia có hiệu quả vào công cuộc xây dựng đất nước văn minh hiện đạị… Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với các tập thể lớp học khác làm cho lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đồng nhà trường. Thông qua tổ chức tự quản hoạt động của tập thể mà rèn luyện nhân cách, khả năng ứng xử, năng lực tổ chức sáng tạo, khả năng vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn cuộc sống. Đặt biệt trong những năm học gần đây,Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào “xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” thì ngoài việc rèn luyện nhân cách, khả năng ứng xử, năng lực tổ chức sáng tạo, khả năng vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn cuộc sống.Còn có một điều quan trọng hơn nữa đó là giáo dục những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta xưa;giáo dục lòng yêu thiên nhiên,môi trường;tôn trọng và chăm sóc các di tích lịch sử đồng thời hình thành một số kỹ năng sống cho học sinh. II. Nhiệm vụ của đề tài 1.Giúp cho GVCN có một số định hướng và nội dung cụ thể để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh lớp mình thực hiện tốt, đúng, đủ theo phương châm toàn diện trên tất cả các mặt: Đức-Trí-Thể-Mỹ. 2.Giúp cho GVCN có cơ sở xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp thực hiện có hịệu quả các phong trào thi đua của trường cũng như của Đội và sao nhi đồng đề ra.Xây dựng CSVC, cảnh quang môi trường nhà trường ngày càng tốt hơn để tạo điều kiện cho các em đến trường là những giây phút vui tươi,thoả thích. 3.Song quan trọng hơn trong những năm học gần đây Bộ GD&ĐT phát động phong trào xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực thì người Hiệu trưởng cần định ra những lượng giá trị cần thiết về các nội dung cụ thể như: + Hệ thống các trò chơi dân gian. + Hệ thống các bài đồng dao. + Hệ thống các di tích lịch sử. + Một số chuẩn kỹ năng sống cần thiết Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoà TH Số 3 Bồng Sơn 1 SKKN :Hiệu trưởng với công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường Tiểu học. để giúp GVCN có cơ sở đưa vào giảng dạy và giáo dục trong các tiết chính khoá;các tiết sinh hoạt lớp;các tiết sinh hoạt đội-sao và các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp III. Phương pháp nghiên cứu 1.Phương pháp điều tra khảo sát,thống kê. 2.Phương pháp trò chuyện,trao đổi 3.Phương pháp phân tích tổng hợp IV.Cơ sở và thời gian tiến hành 1.Cơ sở: 1.1.Cơ sở khoa học 1.1.1.Xây dựng nề nếp hành vi đạo đức: Về mặt tâm lý học tiểu học: Quá trình sư phạm tổng thể là một quá diễn ra cùng lúc hai quá trình cơ bản khác : đó là quá trình giáo dục và qúa trình dạy học , hai quá trình này luôn luôn tác động lẫn nhau , chúng có mối quan hệ biện chứng lâu dài và phức tạp : trong quá trình giáo dục có sự góp mặt của qúa trình dạy học và ngược lại . Chính vì vậy người giáo viên ngoài việc dạy học giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản của l một người mẹ hiền luôn tận tuỵ với những đứa con bé bỏng yếu ớt của mình. Nói cách khác : song song với việc dạy học còn có các khâu giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh qua các môn học.Giáo viên luôn luôn là người làm gương , là tấm gương sáng cho các em học sinh . Người thầy tốt sẽ sản sinh ra những học trò tốt .Việc động viên khen thưởng - phê bình kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường . 1.1.2. Xây dựng các chuẩn mực trong sinh hoạt cộng đồng xã hội. 1.2.Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thông qua một số kinh nghiệm quản lý nhiều năm ở trường tiểu học,việc hoạt động công tác chủ nhiệm của giáo viên còn hạn chế những điểm như:xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, tổ chức kiểm tra,thực hiện mà người Hiệu trưởng cần quan tâm. 1.2.2. Nhiều năm qua một số giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm song cũng còn một số giáo viên thực hiện chưa tốt,chưa sâu sát,thiếu tính hiệu quả. 1.2.3. Trong những năm học gần đây với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” thì không ít giáo viên còn bỡ ngỡ về nội dung cần quan tâm giáo dục,rèn luyện cho học sinh nội dung gì?Thời điểm nào? 2. Thời gian nghiên cứu Trong hai năm học 2008-2009 và 2009-2010 PHẦN II: KẾT QUẢ I. Thực trạng công tác chủ nhiệm và xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực trong những năm qua. 1. Đối với cán bộ quản lý : Chưa xây dựng được một kế hoạch cụ thể là làm gì và làm như thế nào. Đôi lúc cũng còn thiếu quan tâm đầu tư cho công tác này. Đây là công tác mới mẻ,khó làm đòi hỏi từ nhiều phía,nhiều đối tượng,nhiều điều kiện từ kinh phí đến nhân tố con người,ý thức của cộng đồng…. Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoà TH Số 3 Bồng Sơn 2 SKKN :Hiệu trưởng với công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường Tiểu học. 2. Đối với giáo viên chủ nhiệm Tuy nhiên việc hình thành cho các em nề nếp tốt ở các mặt là một điều khó thực hiện đối với giáo viên . Với tình hình xã hội hội hiện nay, một số giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em … Vậy để nề nếp tốt cho học sinh chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả ? 3. Đối với học sinh Học sinh từ lớp một lên lớp trên thường có sự thay đồi lớp như một số em từ trường khác chuyển đến hoặc từ một buổi chuyển vào bán trú … Chính sự thay đổi đó mà nề nếp lớp cũng ảnh hưởng ít nhiều : Xếp hàng lộn xộn không theo thứ tự , ra vào lớp tự do , đi học không đúng giờ… Về tâm lý , trẻ em ở lứa tuổi lớp một còn rất ngây ngô,dễ tin và rất nghe lời cô giáo. Nhưng đối với các em lớp hai, ba các em có thay đổi một chút : biết phân biệt đúng sai, biết suy nghĩ xử lý được tình huống đơn giản , biết nói lên ý kiến của mình ; nhận ra một mẫu hành vi chuẩn mực qua bài học…. Với những thực trạng trên, để xây dựng đề nếp cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có bản lĩnh , tính dứt khoát, sự quan tâm đồng đều đến học sinh mình phụ trách. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết yêu thương học sinh như con mình . Qua điều tra kết quả cuối năm học 2008- 2009 và đầu năm học 2009-2010 như sau: • Bảng 1: Đánh giá Hạnh kiểm và số ngày nghỉ học: Khối TSHS Hạnh kiểm Cuối năm học 2008-2009 Hạnh kiểm Học kỳ I 2009-2010 Số ngày nghỉ học 2008- 2009 16 tích trở lên Dưới 16 tích 10 tích trở lên Dưới 10 tích Có phép Không phép I 136 69 65 36/130 94/130 212 04 II 168 42 126 39/135 96/135 102 33 III 97 17 80 58/170 112/170 132 0 IV 109 4 105 24/92 68/92 45 21 V 72 10 62 21/104 83/104 25 39 TC 580 142 438 178/631 453/631 516 97 • Bảng 2: Đánh giá chất lượng học tập : Khối TSHS Cuối năm học 2008-2009 Khảo sát đầu năm học 2009-2010 TSHS dự Tiếng Việt Toán Giỏi Khá T Bình Yếu Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu I 136 63 23 46 4 II 168 79 35 53 1 134 83 36 13 02 76 46 09 03 III 97 27 22 42 6 164 51 51 35 28 118 27 19 01 IV 109 19 29 56 5 91 12 30 23 26 36 13 20 22 V 72 16 23 33 0 100 20 47 13 20 38 29 18 15 TC 580 204 132 230 16 489 166 164 84 76 268 115 66 41 Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoà TH Số 3 Bồng Sơn 3 SKKN :Hiệu trưởng với công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường Tiểu học. II. Nội dung giải pháp thực hiện: 1 Đối với cán bộ quản lý 1.1.Nội dung Định hướng,vạch ra những cách thức,phương pháp xây dựng hồ sơ sổ sách cho từng lớp ngay từ đầu năm học.(Như phục lục 3) Định ra các nội dung cần giáo dục theo từng chủ điểm ;từng tháng như thế nào. Xây dựng lịch sinh hoạt chủ nhiệm và làm việc với tổng phụ trách Đội hằng tháng.Duyệt các nội dung tuyên truyền măng non theo chủ điểm để giáo dục học sinh. 1.2. Giải pháp thực hiện 1.2.1. Xây dựng kế hoạch theo bảng sau Bảng 3 Tháng Nội dung chủ điểm cần giáo dục Các di tích lịch sử (Phụ lục 4) Các trò chơi dân gian Các trò chơi hiện đại 8-9 Truyền thống nhà trường Di tích 1-2 Kèm theo ở phụ lục 1 Kèm theo ở phụ lục 2 10 Chăm ngoan học giỏi Di tích 3 11 Tôn sư trọng đạo Di tích 5 12 Uống nước nhớ nguồn Di tích 4-7-8 1-2 Mừng Đảng mừng xuân Di tích 9 3 Tiến bước lên Đoàn Di tích 6 4 Hoà bình và hữu nghị Di tích 10 5 Bác Hồ kính yêu Di tích 11 6-7 Hè vui khoẻ bổ ích Di tích 12-13 Ở từng lớp có đặc thù riêng nên giáo viên chọn trong số các trò chơi dân gian cũng như trò chơi hiện đại đã được tuyển chọn mà vận dụng vào điều kiện cho lớp mình thực hiện trong các lần sinh hoạt ngoại khoá cũng như từng chủ điểm cho thích hợp và hiệu quả. 1.2.2.Tổ chức thực hiện các nội dung theo kế hoạch. Các nội dung,chương trình giáo dục cho học sinh theo từng chủ điểm,từng thời gian được in sao cho giáo viên chủ nhiệm từng lớp để theo dõi giáo dục cho học sinh lớp mình. Ngoài ra các nội dung này cũng được cung cấp cho các giáo vien dạy các bộ môn chuyên như:Thể dục;Hát-Nhạc;Mỹ thuật…. để lồng ghép vào trong giảng dạy ở bộ môn mình có liên quan. Ngay từ đầu năm đầu tư kinh phí xây dựng môi trường,các trang thiết bị phục vụ cho vệ sinh trường lớp,trang trí lớp thọc theo quy định để giáo dục học sinh. Tạo điều kiện để giáo viên giảng dạy tốt nhất,xây dựng tiết học thân thiện trong nhà trường. Đầu tư xây dựng cơ sở vất chất ngày càng hoàn thiện hơn,tạo nên môi trường thân thiện và điều kiện dạy-học-sinh hoạt ngày càng tốt hơn. 1.2.3.Tổ chức kiểm tra , đánh giá và điều chỉnh thực hiện kế hoạch Hằng tháng tổ chức kiểm tra nề nếp sinh hoạt cũng như học tập của các lớp trên nhiều phương diện khác nhau: -Thông qua sổ chủ nhiệm,đặt biệt là các nội dung khen thưởng và phê bình(Ở trang cuối trong sổ chủ nhiệm);xem các ngày nghỉ học của các em(có phép,không Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoà TH Số 3 Bồng Sơn 4 SKKN :Hiệu trưởng với công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường Tiểu học. phép) xem sự tiến bộ của các em ,của các lớp như thế nào?Có sự tiến bộ không … để trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cần giáo dục những gì. 2. Đối với Giáo viên chủ nhiệm 2.1.Nội dung Với những thực trạng trên, để xây dựng đề nếp cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải óc tổ chức; phải là nhà kế hoạch ,có bản lĩnh , tính dứt khoát, sự quan tâm đồng đều đến học sinh mình phụ trách. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết yêu thương học sinh như con mình . Chịu khó tìm tòi các nội dung mang tính thiết thực đối với lớp mình chủ nhiệm để giúp các em tiến bộ. 2.2. Giải pháp thực hiện 2.2.1.Giáo dục đạo đức: Nhận lớp ,lập danh sách học sinh ,điều tra độ tuổi của từng em ,tìm hiểu hoàn cảnh của từng em để lập kế hoạch chủ nhiệm phù hợp trong suốt cả năm học. Nhanh chóng ổn định chỗ ngồi cho học sinh,tạm thời lập ra đội ngũ cán bộ lớp.Tiến hành học nội quy của trường ,lớp cho học sinh. Lập thời khóa biểu cho học sinh tiện theo dõi các bài học trong ngày,trong tuần. Họp phụ huynh lớp để cùng bàn bạc, trao đổi kế hoạch cũng như một số quy định về sách vở học tập cho học sinh.Lắng nghe nguyện vọng của phụ huynh để cùng kết hợp giáo dục học sinh cho tốt hơn. Cuối tuần có đánh giá thi đua học tập (Được dán công khai trên lớp ).Học sinh được dịp nhận xét bạn và cũng tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình được hoàn thiện hơn.Đồng thời phát động thi đua học tập mới cho tuần tiếp theo. Thường xuyên sinh hoạt 15’đầu giờ với học sinh,nhắc nhở đôn đốc học sinh tham gia tốt các buổi thể dục giữa giờ cũng như các buổi sinh hoạt ngoại khóa Thay đổi chỗ ngồi cho học sinh 2lần/năm học.Thay đổi ban cán sự lớp để học sinh được thể hiện khả năng của mình. Luôn chú trọng rèn vở sạch chữ đẹp cho học sinh.Kịp thời khen ngợi nếu học sinh làm được việc tốt hoặc có tiến bộ trong học tập. Luôn nhắc nhở học sinh tham gia an toàn giao thông qua các bài học sinh độngPokemon,Rùa và Thỏ…Lắng nghe những thắc mắc riêng tư cũng như những vướng mắc trong quan hệ của học sinh để kịp thời tư vấn ,chia sẻ với học sinh tạo sự gần gũi tin cậy với các em. Trao đổi ,nắm bắt các thông tin với phụ huynh và học sinh để báo cáo ban giám hiệu kịp thời những quyền lợi của học sinh. Ngoài ra : Giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và ban giám hiệu biết theo định kỳ hoặc đột xuất nếu có vấn đề cần giải quyết. Được sự ủy quyền của hiệu trưởng trực tiếp, kịp thời chỉ đạo, giải quyết kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện của từng học sinh trong lớp.Thường xuyên liên hệ với gia đình, cộng đồng các tổ chức trong và ngoài nhà trường để cùng phối hợp giáo dục, động viên giúp đỡ từng học sinh nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực. Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoà TH Số 3 Bồng Sơn 5 SKKN :Hiệu trưởng với công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường Tiểu học. Ngoài các yếu tố nêu trên thì việc xây dựng hành vi chuẩn mực đạo đức cho học sinh là điều hết sức cần thiết. *Ví dụ : bài “ Giữ sạch môi trường xung quanh “ Qua bài học các em biết giữ vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh lớp học , sân trường … Tự giác bỏ rác vào thùng rác , biết nhắc nhở các bạn khác cùng thực hiện … Giáo viên luôn luôn là người làm gương , là tấm gương sáng cho các em học sinh . Người thầy tốt sẽ sản sinh ra những học trò tốt . Việc động viên khen thưởng - phê bình kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường 2.2.2. Thực hiện tốt công tác xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật;nề nếp học tập và công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và sao nhi đồng. 2.2.2.1.Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật: Ngày đầu tiên mới nhận bàn giao học sinh từ lớp dưới lên, giáo viên cần thể hiện sự nghiêm khắc nhưng cũng phải biết kết hợp dạy học với các trò chơi . Tạo sự thân mật giữa thầy và trò. Giáo viên vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng yêu thương chăm sóc các em . Giáo viên cần kiên trì huấn luyện một học sinh có phong thái tự tin làm lớp trưởng , lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng , phải học giỏi chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giáo giao . *Ví dụ : Học sinh phải so hàng ra vào lớp . Lớp trưởng là người điều động các bạn sao cho thật nhanh ngay ngắn. Sau mỗi tưần , giáo viên cần tổ chức những buổi sinh hoạt lớp để nhận xét công việc trong tuần qua : Cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã thực hiện,.nhận xét được mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới. *Ví dụ : Lớp có bạn học sinh thường hay đi học trễ lớp nên nhắc nhở bạn đi học đúng giờ . Tuyên dương học sinh gương mẫu . Giáo viên ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các em biết dược hành vi đúng sai .Giúp các em phát huy những mặt mạnh sẵn có . Song song với việc xây dựng nề nếp trật tự, kỷ luật cho học sinh , giáo viên cũng rèn cho học sinh nề nếp tự quản *Ví dụ : Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc bài , ôn lại những bài đã học trong tuần qua ; hoặc ôn lại các bảng nhân chia. Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, tự học khi vắng giáo viên. Trên cơ cở đó giáo viên yên tâm quản lý học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa.Với những việc các em làm được giáo viên cần kỉp thời khen thưởng , tuyên dương nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi theo. 2.2.2.2.Xây dựng nề nếp học tập: Giáo viên phải biết năng lực học tập của mỗi học sinh để từ đó phân các em thành nhiều nhóm:Phân hoá theo đối tượng học sinh . Giáo viên là người có kế hoạch phương pháp cụ thể nhằm giúp học sinh học tốt hơn. Giáo viên cần đến lớp sớm để cùng kiểm tra và dò bài với các em . Công việc này cần được kiểm tra thường xuyên vào đầu giờ học để có hiệu quả hơn . Nếu trong lớp có học sinh chư học tốt , giáo viên phải liên hệ với phụ huynh hoặc ghé thăm gia đình để tìm hiểu nguyên nhân. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoà TH Số 3 Bồng Sơn 6 SKKN :Hiệu trưởng với công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường Tiểu học. khăn giáo viên cần tìm hiểu tận tình : đến gia đình thăm hỏi đồng thời đề ra biện pháp hỗ trợ gíup đỡ các em . Tạo cho học sinh thói quen nghe “lệnh” (kí hiệu S,V,♫…,gõ thước,chỉ thước ) để tạo sự tập trung trong giờ học. 2.2.2.3. Xây dựng nề nếp công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và sao nhi đồng. Kết hợp với các đoàn thể trong trường để thực hiện đúng các chủ điểm,kế hoạch của: Chuyên môn;Công Đoàn,Đoàn Đội ,tổ khối …nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm và thực hiện tốt các hoạt động trong nhà trường…phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp mình…Đặc biệt quan tâm đến công tác Sao nhi đồng hướng dẫn cho các em thực hiện đúng Lời hứa của nhi đồng.Rèn cho học sinh ý thức bảo vệ tài sản chung,giữ gìn vệ sinh chung. Đưa một số trò chơi dân gian cũng như một số trò chơi hiện đại (Ở phục lục1 và 2) vào để giảng dạy và giáo dục học sinh. Ngoài ra trong công tác giáo dục truyền thống gắn với chủ điểm còn đưa những địa danh lịch sử trong Huyện,những di tích văn hoá để giáo dục cho các em. 2.2.3.Giáo dục văn hoá: Giáo viên phải thường xuyên chấm trả bài đầy đủ để nắm được tình hình sức học của các em kịp thời uốn nắn , giúp các các em thấy được lỗi của mình từ đó có hướng khắc phục. Giáo viên cũng cần học hỏi phương pháp giảng dạy tích cực để giảng dạy có hiệu quả. Trong các buổi học luôn quán xuyến ,theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua các bài tập,bài viết .Động viên học sinh kịp thời bằng các con điểm kèm theo lời phê ( Tốt hoặc chưa tốt) giúp học sinh hứng thú và nỗ lực học tập hơn. Trong quá trình dạy học , giáo viên là người điều khiển, tổchức hướng dẫn học sinh học tập ; học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến thức . vì vậy giáo viên phải biết áp dụng các hình thức học tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh *Ví dụ : Trong phân môn tập đọc , phần tìm hiểu bài ta có thể tổ chức thành một trò chơi ( tôi đố, tôi đố – đố gì đố gì ?) Hoặc : để nhắc lại tên một bài đã học, ta sử dụng trò chơi những ô chữ kì điệu .Hoặc : thi đua 3 tổ tiếp sức : viết số lên các toa tàu hoả, tàu nào được điền số xong nhanh nhất thì tàu đó về đích trước … Giáo viên sử dụng phương pháp : học mà chơi – chơi mà học, nhưng không vì thế mà làm anh hưởng đến những lớp xung quanh. *Ví dụ : Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự , không phát biểu chung cả lớp . Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi ; không la lớn không đập bàn , phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ cô giao … Để thực hiện tốt những việc nêu trên thì người giáo viên cần nắm bắt và thực hiện tốt các nội dung sau: 1.Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ với những thất bại của chúng. 2.Bạn là người rất gần gũi với học trò,vì thế hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn.Hãy vừa là bạn,vừa là thầy của chúng. 3. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó.Hãy cùng chúng tìm câu trả lời. Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoà TH Số 3 Bồng Sơn 7 SKKN :Hiệu trưởng với công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường Tiểu học. 4.Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh.Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập. 5. Đừng đòi hỏi một “Kỉ luật lý tưởng” trong giờ học.Bạn đừng độc đoán quá,hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ,vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá,cứng nhắc quá.Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở,say mê,sáng tạo và phát triên toàn diện, 6.Hãy cố gắng để giờ gảng của bạn không khuôn mẫu quá,cguẩn mực quá.Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh”nho nhỏ được diễn ra,những chân lý nho nhỏ được phát hiện,những đỉnh cao trí thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm được bắt đầu. 7.Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả.Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lý,sư phạm,về quá trình học tập. 8. Hãy bước vào lớp với nụ cười.Khi học trò chào,hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của em,vui thì chia vui,buồn thì động viên. 9.Hãy luôn ghi nhớ:Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức,,các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên. 10. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến nhân cách của học trò.Bạn hãy cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em điểm kém.Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này. 11.Mỗi bài giảng của bạn là một bước tiến,dù rất nhỏ,về phia trước trong việc khám phá tri thức.Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật sự phù hợp. 12. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong giảng dạy.Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ,bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ,luôn ở bên chúng khi khó khăn. 13.Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn cao hơn.Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh,hãy tin ở em,hãy cho em hy vọng. 14.Không cần che giấu tình cảm của mình với các em,nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó.Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em.Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó.Bạn hãy giúp chúng nhận ra,phát triển chúng thêm. 15.Hãy nhớ rằng trên lớp học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị.Chỉ có sự hấp dẫn mới làm cho các em tập trung chú ý được. 16.Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh,bạn nhớ rằng đối với họ đứa con là quý giá nhất trên đời.Vì thế,bạn hãy hết sức tế nhị,tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương. 17. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai.Xin lỗi chỉ làm tăng thêm uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi.Khi các em mắc lỗi,bạn cùng đừng nóng nảy quá. 18.Hãy cố gắng sống hết mình với các em.Vui cùng vui,buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ.Hãy kìm chế khi các em nói dối.Công bằng,kiên trì và trung thực là khẩu hiêuh của bạn. 19. Đừng dạy học sinh quá tự tin-sau này chúng sẽ bị xa lánh;quá rút rè-chúng sẽ bị coi thường;quá lắm lời- chúng sẽ không được ai tính đến;quá cứng nhắc- chúng sẽ bị khước từ. 20.Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế;bình tĩnh;kiên trì và mềm mỏng. (Nguồn Viện KHGD) Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoà TH Số 3 Bồng Sơn 8 SKKN :Hiệu trưởng với công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường Tiểu học. Nói chung , người giáo viên ngoài việc dạy chữ còn dạy người sao cho các em trở thành những người có ích cho xã hội cho đất nuớc sau này.Nếu giáo viên xây dựng tốt nề nếp học tập thì hiệu quả giảng dạy rất cao , học sinh lĩnh hội đầy đủ những kiến thức .Tham gia công tác phong trào Đội và sao nhi đồng một cách tích cực,hiệu quả thì làm cho các em mạnh dạn,tự tin trước những đám đông cũng như trước biến cố thường gặp trong học tập,vui chơi ắt sẽ dẫn đến các em có bản lĩnh học tập,tiếp thu kiến thức văn hoá tốt. . Tóm lại, những biện pháp nêu trên , chúng ta nhận thấy nó không quá nặng nề đối với các em .Giáo viên chúng ta cần thường xuyên theo dõi , nhắc nhở , làm gương nhằm giúp các em hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống . Nếu bản thân giáo viên xem nhẹ những việc làm trên thì nề nếp kỉ cương khó hình thành trong đầu óc các em ( gắn liền từ gia đình – nhà trường – xã hội ) .Bước đầu giúp các em trở thành những người chủ tương lai của đất nước theo lời Bác Hồ : “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang , sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không , chính là nhờ ở công học tập của các cháu” 3 .Đối với học sinh 3.1.Nội dung Học sinh phải biết được nội quy của nhà trường;nhiệm vụ học sinh được quy định tại điều lệ trường Tiểu học. Biết được lịch sinh hoạt Đội,sao nhi đồng của lớp mình;biết được thời khoá biểu học tập của lớp mình (Buổi thứ nhất cũng như trái buổi). Học sinh biết được lịch đọc báo,mượn sách của lớp mình. Học sinh biết được khu vực,bồn hoa,cây trồng mà lớp mình được phân công chăm sóc giữ gìn để có kế hoạch thường xuyên chăm sóc. 3.2. Giải pháp thực hiện Tổ chức cho học sinh tham gia học tập một cách tích cực và hiệu quả trtên cơ sở xây dựng phương pháp học tập theo nhiều hình thức khác nhau của giáo viên chủ nhiệm như: nhóm tổ,đôi bạn cùng tiến…. Tăng cương công tác tham gia các hoạt động ngọai khoá nhằm giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua các chủ điểm hằng tháng.Tổ chức tham gia trong các buổi sinh hoạt ,nói chuyện lịch sử,tham gia các cuộc thi tìm hiểu về Đảng,Bác,các phong trào khác để nâng cao kỹ năng sống của mình. Tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng trường lớp,bảo vệ môi trường làm cho trường em xanh-sạch-đẹp theo quy định của nhà trường. PHẦN III : KẾT LUẬN I .Kết quả thực hiện: Qua quá trình lãnh đạo,chỉ đạo thực hiện trong năm học vừa qua đã đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận đó là: Sự nhận thức trong đội ngũ CBCC có nhiều chuyển biến về thái độ cũng như hành vi thực hiện ngày càng hiệu quả hơn.Phong trào này cũng đã đến một bộ phận PHHS nên họ đã cùng nhà trường đầu tư xây dựng thêm cơ soẻ vật chất cũng như cùng với nhà trường,thầy cô giáo chủ nhiệm tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoà TH Số 3 Bồng Sơn 9 SKKN :Hiệu trưởng với công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường Tiểu học. Bảng 4: Xây dựng tiết học thân thiện: Số lần Số tiết đăng ký Số tiết đạt khá- tốt Tỷ lệ Ghi chú I (20/11) 16 14 87,5 II (08/3) 15 13 86,7 Bảng 5 :Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất: STT Tên hạng mục Quy mô Số tiền 01 Nhà ăn bán trú 200m 2 38.000.000đ 02 Nhà bao che công trình vệ sinh 63m 2 11.100.000đ 03 Sân bê tông 670m 2 27.860.000đ 04 Hệ thống nước lọc để uống 60lít/giờ 13.500.000đ 05 Hệ thống nước rửa tay 6 vòi 3.200.000đ Bảng 6: Đánh giá Hạnh kiểm và số ngày nghỉ học cuối năm học 2009-2010 Khối TSHS Hạnh kiểm cuối năm học 2009-2010 Số ngày nghỉ học 2009- 2010 16 tích trở lên Dưới 16 tích Có phép Không phép SL % SL % I 129 68 52.8 61 47.2 257 02 II 135 82 60.7 53 39.3 137 29 III 169 68 40.2 101 59.8 197 07 IV 92 37 40.2 55 59.8 17 13 V 104 35 33.7 69 66.3 81 22 TC 629 290 46.1 339 53.9 689 73 • Bảng 7: Đánh giá chất lượng học tập cuối năm học 2009-2010 Khối TSHS Cuối năm học 2009-2010 Giỏi Khá T Bình Yếu SL % SL % SL % SL % I 129 80 62.1 32 24.8 10 7.7 07 5.4 II 135 94 69.6 31 23.0 10 7.4 III 169 71 42.0 55 32.6 33 19.5 10 5.9 IV 92 39 42.4 24 26.1 21 22.8 08 8.7 V 104 63 60.6 32 30.8 08 7.7 01 1.0 TC 629 347 55.16 174 27.7 82 13.0 26 4.1 II. Lợi ích và khả năng vận dụng Với điều kiện thực tại,qua thực hiện các nội dung đã nêu trong đề tài này phần nào đã góp sức mang lại hiệu quả đó là: * Nâng cao nhận thức cho CBCC trong công tác xây dựng trường học thân thiện và đặc biệt là giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh và từng bước các em có tiến bộ rõ nét.Từng bước hạn chế số em nghỉ học,nâng cao tỷ lệ chuyên cần. Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoà TH Số 3 Bồng Sơn 10 [...].. .SKKN :Hiệu trưởng với công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường Tiểu học * Giáo viên cải thiện được phương thức giảng dạy ,đưa các hệ thống trò chơi dân gian vào cùng... kết quả đạt được là khá tốt ,song không sao tránh khỏi những hạn chế ở từng đối tượng giáo viên,học sinh,phụ huynh…Về mặt cơ sở vật chất tuy có chuyển biến tích cực song cũng còn hạn chế.Do đó mong các cấp sớm ban hành văn bản cụ thể để thực hiện có hiẹu quả hơn phong trào này ,đồng thời quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất để từng bước hoàn thiện hơn ,làm cho trường khang trang hơn để mỗi ngày các em đến . , giáo viên cần tổ chức những buổi sinh hoạt lớp để nhận xét công việc trong tuần qua : Cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã thực hiện, .nhận xét được mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời. tốt công tác xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật;nề nếp học tập và công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và sao nhi đồng. 2.2.2.1.Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật: Ngày đầu tiên mới nhận. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó.Hãy cùng chúng tìm câu trả lời. Người thực hiện: Nguyễn Văn Hoà TH Số 3 Bồng Sơn 7 SKKN :Hiệu trưởng với công tác chủ