1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Trac nghiem may bien ap

2 720 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 102,33 KB

Nội dung

MÁY BIẾN ÁP. TRUYỀN TẢI ĐIỆN Câu 1. Tại sao khung dây của máy biến áp lại thường được làm bằng các tấm tôn silic dát mỏng và ghép sát và cách điện với nhau? A. Để hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra. B. Để giảm tổn hao điện năng do dòng điện FuCo gây ra. C. Để không bị oxi hóa. D. Để vận chuyển được gọn nhẹ. Câu 2. Máy biến áp có thể dùng để biến đổi điện áp của những nguồn điện nào sau đây? A. Ắc quy B. pin C. Nguồn điện xoay chiều D. Tất cả các nguồn trên. Câu 3. Máy biến áp hoạt động dựa vào hiện tượng nào? A. Hiện tượng cộng hưởng điện từ. B. Hiện tượng cảm ứng điện từ. C. Hiện tượng từ trễ. D. Hiện tượng biến đổi điện áp tức thời theo thời gian. Câu 4. Máy biến áp dùng để: A. Biến đổi cường độ của dòng điện xoay chiều. B. Biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều. C. Biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều D. Cả A và C. Câu 5. Điều nào sau đây là đúng khi nói về máy biến áp? A. Máy biến áp có hai cuộn dây thì hai cuộn đó có số vòng  nhau. B. Máy biến áp có thể chỉ gồm một cuộn dây duy nhất. C. Cuộn sơ cấp của máy biến áp mắc vào nguồn điện xoay chiều, cuộn thứ cấp mắc vào tải tiêu thụ. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6. Máy biến áp là thiết bị: A. cho phép thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều. B. Cho phép làm thay đổi điện áp, cường độ dòng điện và tần số của dòng điện xoay chiều. C. Cho phép thay đổi điện áp và cường độ của dòng điện xoay chiều nhưng không làm thay đổi tần số của nó. D. Cho phép thay đổi điện áp và tần số của dòng điện xoay chiều mà không làm thay đổi cường độ của nó. Câu 7. Một máy biến áp có số vòng cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng: A. Giảm điện áp và cường độ dòng điện. B. Tăng điện áp và cường độ dòng điện. C. Tăng điện áp, giảm cường độ dòng điện. D. Tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp. Câu 8. Biện pháp nào sau đây thường được lựa chọn để giảm hao phí điện năng khi truyền tải? A. Tăng tiết diện của dây. B. Giảm chiều dài của dây. C. Tăng điện áp trước khi truyền tải. D. Chọn loại dây có điện trở suất nhỏ. Câu 9. Trong truyền tải điện năng đi xa, trước khi truyền tải, nếu tăng điện áp lên n lần thì: A. Hao phí trên đường dây tải điện sẽ giảm đi n lần. B. Hao phí trên đường dây tải điện sẽ giảm đi n 2 lần. C. Công suất truyền tải tăng n lần. D. Cường độ dòng điện trên dây tải sẽ tăng n lần. Câu 10. Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự truyền tải điện trên mạng lưới điện quốc gia? A. Tại các nhà máy điện trước khi truyền tải đi, người ta dùng máy tăng áp để tăng điện áp lên.Tại nơi tiêu thụ, người ta dùng máy hạ áp để hạ điện áp xuống. B. Điện từ các nhà máy được truyền tải thẳng đến nơi tiêu thụ thông qua hệ thống dây dẫn. C. Các trạm biến áp trung gian là các máy tăng áp. D. Người ta dùng máy hạ áp ở nhà máy phát điện nhằm làm giảm hao phí trên đường dây. Đến nơi tiêu thụ thì lại dùng máy tăng áp để thu được điện áp phù hợp. Câu 11: Một máy biến áp có cuộn sơ cấp gồm 2000 vòng, cuộn thứ cấp gồm 100 vòng; điện áp và cường độ ở mạch sơ cấp là 120V, 0,8A. Điện áp và công suất ở cuộn thứ cấp là: A. 6V; 96W B. 240V; 96W C. 6V; 4,8W D.120V; 48W Câu 12: Công suất hao phí dọc đường dây tải có điện áp 500kV, khi truyền đi một công suất điện 12000kW theo một đường dây có điện trở 10 Ω là bao nhiêu? A. 1736kW B. 576kW C. 5760W D. 57600W Câu 13: Một máy phát điện xoay chiều có công suất P = 1MW. Dòng điện do máy phát ra được tăng áp và truyền đi xa bằng một đường dây có điện trở 25 Ω . Công suất hao phí điện năng trên đường dây là bao nhiêu khi điện áp được đưa lên đường dây 220kV? A. ΔP = 113,6W B. ΔP = 113,6kW C. ΔP = 516,5kW D. ΔP = 516,5W Câu 14: Một máy phát điện xoay chiều có công suât 1000kW. Dòng điện nó phát ra sau khi tăng áp được truyền đi xa bằng một đường dây có điện trở 20 Ω . Biết điện áp được đưa lên đường dây 110kV. Hao phí điện năng trên đường dây là: A. ΔP = 1652W B. ΔP = 165,2W C. ΔP = 18181W D. ΔP = 1,818W Câu 15: Người ta dùng một máy biến áp để đưa điện áp đường dây chính U 1 =10kV hạ xuống U 2 =240V để đưa vào nhà sử dụng khoảng cách từ nhà máy đến nhà dài 2,6km. Với điện trở của mỗi mét là r = 5 2.10 Ω  . Công suất đầu ra của máy biến áp là 12kW. Cường độ dòng điện chạy trong đường dây dẫn vào nhà và năng lượng hao phí trên đường dây là bao nhiêu? A. I = 1A; P hp = 104W B. I = 20A; P hp = 20,8W C. I = 5A; P hp = 13W D. I = 50A; P hp = 130W Dùng dữ kiện sau để trả lời từ câu 16 đến câu 18. Một máy biến áp có số vòng cuộn sơ cấp và thứ cấp là 6250 vòng và 1250 vòng, hiệu suất là 96%, nhận một công suất là 10kW ở cuộn sơ cấp. Câu 16: Điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp là 1000V, điện áp ở 2 đầu cuộn thứ cấp có giá trị nào? A. U’= 781V B. U’= 200V C. U’= 7810V D. U’= 5000V Câu 17: Công suất nhận được ở cuộn thứ cấp và cường độ dòng điện hiệu dụng chạy trong cuộn thứ cấp có giá trị nào? Biết hệ số công suất của mạch thứ cấp là 0,8 A. P = 9600W, I = 6A B. P = 9600W, I = 15A C. P = 9600W, I = 60A D. P = 9600W, I = 24A Câu 18: Tính năng lượng hao phí trên máy biến áp sau mỗi giời sử dụng: A. 1440kJ B. 4000J C. 3600000J D. 144kJ Dùng dữ kiện sau để trả lời từ câu 19 đến câu 20 Để truyền một công suất P = 5000kW đi một quãng đường 5km từ một nguồn điện có điện áp U = 100kV với độ giảm thế trên đường dây không được qua nU với n = 0,01. Cho điện trở suất của đồng 8 1,7.10 Ω.m  . Câu 19: Điện trở R của cuộn dây có giá trị số lớn nhất là: A. R 25 Ω  B. R 20 Ω  C. R 10 Ω  D. R 30 Ω  Câu 20: Tiết diện nhỏ nhất của dây đồng dùng làm dây dẫn là: A. 2 S 4,25mm  B. 2 S 17,5mm  C. 2 S 20,5mm  D. 2 S 8,5mm  Câu 21: Một đường dây tải điện xoay chiều một pha đến nơi tiêu thụ ở xa 3km. Dây dẫn bằng nhôm có điện trở suất 8 ρ 2,5.10 Ω.m   có tiết diện 0,5 2 cm . Điện áp và công suất truyền đi ở trạm phát điện lần lượt là 6kV, P = 540kW. Hệ số công suất của mạch điện là cos φ=0,9 . Hiệu suất truyền tải điện là: A. η 90%  B. η 94,4%  C. η 89,7%  D. η 92%  Dùng dữ kiện sau để trả lời từ câu 22 đến câu 24 Một máy phát điện có công suất 100kW, điện áp ở hai đầu cực máy phát là 1kV. Để truyền đến nơi tiêu thụ, người ta dùng một đường dây tải điện có điện trở tổng cộng là 6 Ω . Câu 22: Công suất của quá trình truyền tải trên là bao nhiêu? A. H = 66% B. H = 40% C. H = 89% D. H = 80% Câu 23: Điện áp ở hai đầu dây nơi tiêu thụ là bao nhiêu? A. U 1 = 400V B. U 1 = 600V C. U 1 = 800V D.U 1 =500V Câu 24: Để tăng hiệu suất tải điện, người ta dùng một máy biến áp đặt nơi máy phát có tỉ số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp là 10. Tính hiệu suất tải điện lúc này. Bỏ qua hao phí trong biến áp. A. H’ = 91,2% B. H’ = 89,8% C. H’ = 94% D. H’ = 99,4% Dùng dữ kiện sau để trả lời từ câu 25 đến câu 27 Một máy biến áp có hiệu suất 90%. Công suất mạch sơ cấp 2000W. điện áp ở các mạch sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 2000V và 50V. cường độ dòng điện trong mạch thứ cấp 40A, cuộn thứ cấp có 100 vòng. Câu 25: công suất và hệ số công suất của mạch thứ cấp là: A. 180W và 0.8 B. 180W;0.9 C. 3600W;0.75 D. 1800W;0.9 Câu 26: Số vòng dây của cuộn sơ cấp: A. 1000 vòng B. 4000 vòng C. 400 vòng D. 3000 vòng Câu 27: Khi dòng điện và điện áp trong mạch sơ cấp cùng pha thì cường độ dòng điện và hệ số công suất của mạch sơ cấp là: A. 1A và 1 B. 1.5A và 0.66 C. 2A và 0.5 D. 1.2A và 0.83 Câu 28. (ĐH 2009). Máy biến áp là thiết bị: A. Biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều. B. Làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều. C. Có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều. D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Câu 29. (TN 2007). Với một công suất điện năng xác định được truyền đi, khi tăng điện áp hiệu dụng trước khi tải đi 10 lần thì công suất hao phí trên đường dây tải sẽ giảm: A. 40 lần. B. 20 lần C. 50 lần D. 100 lần. Câu 30. (TN – 2009). Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 1000 vòng dây, cuộn thứ cấp gồm 50 vòng. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu của cuộn sơ cấp là 220V. Bỏ qua mọi hao phí. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu của cuộn thứ cấp để hở là. A. 44V. B. 110V. C. 440V. D. 11V. Câu 31. ( TN – 2007). Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là: A. Giảm công suất truyền tải. B. Tăng chiều dài đường dây. C. Tăng điện áp trước khi truyền tải. D. Giảm tiết diện dây dẫn. Câu 32. ( TN – 2008). Một máy biến áp có hiệu suất xấp xỉ bằng 100%, có số vòng cuộn sơ cấp gấp 10 lần số vòng cuộn thứ cấp. Máy biến áp này: A. Có công suất ở cuộn thứ cấp bằng 10 lần công suất ở cuộn sơ cấp. B. Có công suất ở cuộn sơ cấp bằng 10 lần công suất ở cuộn thứ cấp. C. Là máy hạ áp. D. Là máy tăng áp. Câu 33. ( ĐH – 2007). Một máy biến áp có cuộn sơ cấp gồm 1000 vòng dây được mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng là 220V. Khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 484V. Bỏ qua mọi hao phí. Số vòng của cuộn thứ cấp là: A. 1100 B. 2200 C. 2500 D. 2000. Câu 34. ( CĐ – 2008). Một máy hạ áp gồm hai cuộn dây có số vòng là 100 vòng và 500 vòng. Khi nối vào hai đầu cuộn sơ cấp điện áp có biểu thức   u 100 2 sin100 πt V  thì điện áp ở hai đầu của cuộn thứ cấp là bao nhiêu? Bỏ qua mọi hao phí: A. 10V. B. 20V. C. 50V. D. 500V. Câu 35 (ĐH – 2010). Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp giữa hai đầu của cuộn thứ cấp để hở là 100V. Ở cuộn thứ cấp, nếu giảm bớt n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của nó là U, nếu tăng thêm n vòng dây thì điện áp đó là 2U. Nếu tăng thêm 3n vòng dây ở cuộn thứ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của cuộn dây này băng: A. 100V. B. 200V. C. 220V. D. 110V Câu 36. Một máy biến áp có tỉ số vòng dây 1 2 N 5 N  , hiệu suất 96% nhận một công suất 10(kW) ở cuộn sơ cấp và hiệu thế ở hai đầu sơ cấp là 1(kV), hệ số công suất của mạch thứ cấp là 0,8, thì cường độ dòng điện trong cuộn thứ cấp có giá trị là bao nhiêu ? A. 50A B. 60A C. 80A D. 48A Câu 37. Người ta cần truyền một công suất điện một pha 10000kW dưới một hiệu điện áp hiệu dụng 50kV đi xa. Mạch điện có hệ số công suất cosφ = 0,8. Muốn cho tỷ lệ năng lượng mất trên đường dây không quá 10% thì điện trở của đường dây phải có giá trị như thế nào? A. Lớn hơn 4 k B. Không vượt quá 500 C. Lớn hơn 5000. D. Không vượt quá 4k Câu 38. Người ta cần tải đi một công suất 1MW từ nhà máy điện về nơi tiêu thụ. Dùng 2 công tơ điện đặt ở biến áp tăng áp và ở đầu nơi tiêu thụ thì thấy số chỉ của chúng chênh lệch mỗi ngày đêm 216Kw.h. Tỷ lệ hao phí do chuyển tải điện năng là bao nhiêu? Coi rằng tốc độ tiêu thụ điện năng không đổi. A. 0,9% B. 2,16% C. 1,8% D. 3,6% Câu 39. Người ta cần chuyển tải điện năng từ máy hạ thế có hiệu điện áp đầu ra 220V đến 1 hộ gia đình cách nhau 1km. Công suất nơi tiêu thụ là 10KW và yêu cầu độ giảm thế đường dây không qua 20 (V). Điện trở suất dây tải là 2,8.10 -8  m và tải tiêu thụ thuần trở. Tiết diện dây dẫn phải thỏa điều kiện gì? A. Không lớn hơn 1,2cm 2 B. Tối thiểu là 1,27cm 2 C. Tối thiểu là 2,54cm 2 D. Tối đa là 2,54cm 2 . Câu 40. Ta cần truyền một công suất điện 1MW dưới một hiệu điện áp hiệu dụng 10 kV đi xa bằng đường dây một pha. Mạch có hệ số công suất k = 0,8. Muốn cho tỉ lệ hao phí trên đường dây không quá 10% thì điện trở của đường dây phải có giá trị thỏa mãn điều kiện gì? A. Không vượt quá 64. B. Nhỏ nhất là 64. C. Không vượt quá 6,4. D. nhỏ hơn hoặc bằng 640. Câu 41. Một máy biến áp có cuộn sơ cấp gồm 2000 vòng, cuộn thứ cấp gồm 100 vòng. Điện áp và cường độ dòng điện ở mạch sơ cấp là 120V, 0,8A. Điện áp và công suất ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu? A. 60V, 96W B. 6V, 96W C. 60V; 9,6W D. 20V, 96W Câu 42. Công suất hao phí dọc đường dây tải có điện áp 500kV, khi truyền đi một công suất điện 12000kW theo một đường dây có điện trở 1k là bao nhiêu? A. 576kW B. 600kW C. 24kW D. 240kW. Câu 43. Người ta cần tải 1 công suất 5 MW từ nhà máy điện đến một nơi tiêu thụ cách nhau 5 km. Hiệu điện áp cuộn thứ cấp máy tăng áp là U = 50 kV, độ giảm thế trên đường dây không quá 5% U. Điện trở suất các dây tải là 2.10 -8 m. Tiết diện dây dẫn phải thỏa điều kiện nào? A. Lớn hơn hoặc bằng 8cm 2 B. Tối thiểu phải bằng 8mm 2 C. Tối đa phải là 8cm 2 D. Nhỏ nhất phải bằng 0,8cm 2

Ngày đăng: 08/05/2015, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w