Giải Phẫu Ruột Non

10 3K 2
Giải Phẫu Ruột Non

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải Phẫu Ruột Non Mục tiêu bài giảng 1. Mô tả được vị trí, hình thể, kích thước và cấu tạo của ruột non. 2. Mô tả được động mạch mạc treo tràng trên. Ruột non là phần ống tiêu hoá nằm giữa dạ dày và ruột già từ lỗ môn vị đến van hồi manh tràng, chiếm phần lớn ổ bụng gồm có 3 phần chính: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Chiều dài ruột non trung bình là 6,5m, âæåìng kênh nhỏ dần từ khúc ruột đầu đến khúc ruột cuối: tá tràng khoảng 4cm, hỗng tràng khoảng 3cm và hồi tràng khoảng 2 đến 2,5cm. Ở phần này chỉ mô tả hỗng tràng và hồi tràng. I. Vị trí Hỗng tràng và hồi tràng cuộn lại hình các quai ruột hình chữ U gọi là khúc ruột, có từ 14-16 khúc, mỗi khúc dài từ 20-25cm, phần trên nằm ngang ở bên trái, phần dưới nằm dọc ở bên phải ổ phúc mạc. Riêng đoạn cuối cùng của ruột non dài khoảng 15cm chạy ngang vào manh tràng. II. Liên quan - Phía trên: Với kết tràng ngang và mạc treo kết tràng ngang. - Phía dưới: Liên quan với trực tràng, bàng quang, caïc taûng sinh dục. Khi các tạng này đầy, hỗng tràng và hồi tràng được đẩy lên trên. Khi các tạng này xẹp hỗng tràng và hồi tràng lọt vào các khe giữa các tạng. - Bên phải với manh tràng và kết tràng lên. - Bên trái với kết tràng xuống. - Phía trước với thành bụng qua trung gian của mạc nối lớn. Giữa hỗng tràng và hồi tràng không có ranh giới rõ rệt. Tuy nhiên có một số điểm khác nhau để phân biệt. - Đường kính hỗng tràng lớn hơn hồi tràng. - Mô bạch huyết ở hỗng tràng tạo nên các nang đơn độc, ở hồi tràng là các mảng bạch huyết. - Các quai hỗng tràng nằm ngang ở phía trên bên trái, các quai hồi tràng nằm phía dưới bên phải ổ bụng. III. Cấu tạo Hỗng tràng và hồi tràng gồm có 5 lớp từ ngoài vào là: 1. Lớp thanh mạc Là lớp phúc mạc bao bọc quanh ruột non liên tiếp với 2 lá của mạc treo. Như vậy nơi mạc treo dính vào ruột non sẽ không có phúc mạc che phủ, đây là điểm yếu khi khâu nối ruột tận - tận. 2. Tấm dưới thanh mạc Rất mỏng lót dưới lớp thanh mạc. 3. Lớp cơ Gồm có 2 tầng: - Tâng cơ dọc, mỏng, ở ngoài. - Tầng cơ vòng, dày, ở trong. 4. Tấm dưới niêm mạc Là tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh. 5. Lớp niêm mạc: Gồm có: - Nếp vòng hay van tràng, có hình liềm chiếm 1/2 hay 2/3 chu vi ruột. Nếp vòng cao khoảng 8mm dày 3mm, nếp vòng có nhiều ở đoạn đầu của hỗng tràng, càng xuống dưới các nếp vòng nhỏ dần và không còn ở đoạn cuối hồi tràng. Có khoảng 800 nếp vòng, các nếp vòng làm tăng diện tích hấp thu của ruột non. - Mao tràng: có ở trên bề mặt của niêm mạc ruột non, mao tràng cao từ 0,5 –1mm. Mao tràng có nhiệm vụ hấp thu các dưỡng trấp. - Các nang bạch huyết gồm có: + Nang bạch huyết đơn độc: nằm ở tấm dưới niêm mạc ruột. + Nang bạch huyết chùm: nằm trong lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, có ở hồi tràng, nhiều nhất ở đoạn cuối, mỗi nang hình bầu dục dài 1,2 - 7,5cm, rộng từ 1 - 2,5cm. - Các tuyến ruột: Có ở trên suốt chiều dài của ruột non nằm ở lớp niêm mạc ruột tiết ra dịch tràng. Khi chụp X quang có uống thuốc cản quang sau 20-30 phút, khúc hỗng tràng đầu tiên ngấm thuốc, sau 8 giờ thuốc cản quang qua hết ruột non sang ruột già. - Ở hỗng tràng thấy hình xương cá do sự sắp xếp của van tràng. - Ở hồi tràng hình một dãi mờ vì có ít van tràng. Hình 5. 16. Cấu tạo của hổng tràng và hồi tràng 1. Mạc treo ruột 2. Lớp thanh mạc 3. Tấm dưới thanh mạch 4. Lớp cơ dọc 5. Lớp cơ vòng 6. Lớp dưới niêm mạc 7. Nang bạch huyết đơn độc 8. Niêm mạc IV. Túi thừa hồi tràng Túi thừa hồi tràng nếu tồn tại, là di tích của ống noãn hoàng thời kỳ phôi thai dài từ 1-13cm, trung bình 5 - 6cm nằm ở bờ tự do của hồi tràng cách goïc hồi manh tràng 80cm, đầu túi thừa tự do hay dính vào thành bụng ở vùng rốn bằng 1 dãi xơ, có thể gây xoắn ruột. Túi thừa có thể bị viêm, triệu chứng như viêm ruột thừa. Hình 5. 17. Túi thừa hồi tràng V. Mạc treo ruột non Là nếp phúc mạc nối các quai ruột vào thành bụng sau có chứa các mạch máu đến nuôi dưỡng ruột. 1. Rễ mạc treo Hình 5. 18. Rễ mạc treo ruột 1. Phần trên tá tràng 2. Mạc dính kết tràng lên 3. Mạc treo kết tràng ngang 4. Hồng tràng 5. Mạc dính kết tràng xuống 6. Rễ mạc treo ruột 7. Mạc treo kết tàng xích ma Dính mạc treo vào thành bụng sau. Rễ mạc treo có hình chữ S dài khoảng 15cm, đi từ góc tá hỗng tràng (cạnh trái đốt sống TL2) đến góc hồi manh tràng bên phải trước khớp cùng chậu. Như vậy rễ mạc treo ruột non đi trước và ngang qua: phần ngang tá tràng, động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ dưới, cơ thắt lưng, niệu quản và động mạch sinh dục phải. Rễ mạc treo chia tầng dưới mạc treo kết tràng ngang của ổ phúc mạc thành 2 khu: Bên phải thông với hố chậu phải, bên trái thông với chậu hông bé. 2. Bờ mạc treo Là nơi 2 lá của phúc mạc dính vào hỗng và hồi tràng. Tại bờ mạc treo 2 lá phúc mạc cách nhau từ 7 - 10mm, chiều dài của bờ mạc treo bằng chiều dài của hỗng tràng và hồi tràng, nên mạc treo gấp lại thành nhiều nếp. Từ bờ mạc treo đến rễ mạc treo dài từ 12-15cm và giảm dần ở 2 đầu, tại đây rễ và bờ mạc treo gần nhau. 3. Cấu tạo của mạc treo Mạc treo có 2 lá phúc mạc sát nhau. Giữa 2 lá có: - Các nhánh của động mạch và tĩnh mạch mạc treo tràng trên. - Các bạch mạch và chuỗi hạch bạch huyết. - Các nhánh thần kinh của đám rối mạc treo tràng. - Tổ chức mỡ. VI. Mạch máu và thần kinh 1. Động mạch mạc treo tràng trên Là động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng ruột non, 1 phần tụy và ruột già. Động mạch mạc treo tràng trên phát sinh từ động mạch chủ bụng ở phía dưới động mạch thân tạng khoảng 1cm, ngang mức cột sống TL1. Động mạch dài khoảng 25cm, đi thẳng từ phía sau tụy, qua mõm móc và trước phần ngang của tá tràng vào rễ mạc treo và chạy trong mạc treo đến hố chậu phải nằm ở phía trái và hơi về sau so với tĩnh mạch mạc treo tràng trên. 1.1. Phân đoạn Động mạch được chia làm 4 đoạn liên quan với các tạng. 1.1.1. Đoạn sau tụy Dài từ 4-5cm, động mạch nằm giữa động mạch chủ bụng ở phía sau và tụy ở phía trước, chung quanh là một tứ giác tĩnh mạch. Ở sau phúc mạc: bên phải là tĩnh mạch chủ dưới, phía dưới là tĩnh mạch thận trái. Ở trước phúc mạc. Bên trái là tĩnh mạch mạc treo tràng dưới phía trên là thân tĩnh mạch lách. 1.1.2. Đoạn trên và trước tá tràng - Phía trên là eo tụy. - Bên phải là tĩnh mạch mạc treo tràng trên. - Bên trái là phần lên tá tràng. - Phía sau là mõm móc tụy và phần ngang tá tràng. 1.1.3. Đoạn trong rễ mạc treo Động mạch đi giữa rễ mạc treo ruột non, liên quan: - Phía sau với khe giữa động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ. dưới. - Phía trước với các quai ruột. 1.1.4. Đoạn trong mạc treo Động mạch đi vào giữa 2 lá mạc treo ruột non theo 1 đường cong lồi sang trái và phân ra nhiều nhánh. Đoạn này rất đi động. 1.2. Nhánh bên Động mạch phân chia các nhánh bên. 1.2.1. Động mạch tá tụy dưới: nuôi tá tụy. 1.2.2. Các động mạch hỗng tràng và hồi tràng Có khoảng 12 đến 20 nhánh phát sinh từ bên trái động mạch mạc treo tràng trên đi song song với nhau đến ruột non, có 2 nhóm: Nhóm trên đi vào các quai hỗng tràng, nhóm dưới đi vào các quai hồi tràng. Mỗi động mạch ruột sau khi đi vào giữa 2 lá mạc treo chia làm 2 nhánh lên và xuống. Nhánh lên của động mạch dưới nối với nhánh xuống của động mạch trên tạo nên cung mạch thứ nhất, từ cung này lại chia ra 2 nhánh cung mạch thứ 2, 3, 4 hoặc 5. Từ cung động mạch cuối cùng có những nhánh chạy thẳng đến ruột. -Các quai ruột đầu chỉ có 1 cung mạch, động mạch thẳng dài và to. - Các quai ruột giữa có 1 – 5 cung mạch. -Các quai ruột cuối ít cung mạch, động mạch thẳng ngắn và mảnh. 1.2.3. Động mạch hồi kết tràng Sinh ra từ bờ phải của động mạch mạc treo tràng trên đến vùng manh tràng chia làm 5 nhánh. - Động mạch lên nối với nhánh xuống của động mạch kết tràng phải. - Động mạch manh tràng trước. - Động mạch manh tràng sau. - Động mạch ruột thừa đi phía sau hồi tràng đến bờ tự do của mạc treo ruột thừa - Động mạch ruột thừa, đi dọc theo hồi tràng để nối với nhánh tận của động mạch mạc treo tràng trên tạo nên 1 cung vô mạch Trèves. 1.2.4. Động mạch kết tràng phải Đi đến góc phải của kết tràng chia làm 2 nhánh lên và xuống. Nhánh xuống nối với nhánh lên của động mạch lên, nhánh lên nối với nhánh phải của động mạch kết tràng giữa. 1.2.5. Động mach kết tràng giữa Chia ra làm 2 nhánh phải và trái nối với động mạch kết tràng phải và động mạch kết tràng trái tạo nên cung mạch Riolan đi song song với kết tràng ngang. Động mạch mạc treo tràng trên có các nhánh nối. - Nối với động mạch thân tạng: do các nhánh tá tụy dưới nối với các nhánh của động mạch tá tụy trên thuộc động mạch vị tá tràng. - Nối với động mạch mạc treo tràng dưới: qua động mạch kết tràng giữa với động mạch kết tràng trái. Hình 5. 19. Động mạch mạc treo tràng trên 1. ĐM kết tràng giữa 2. ĐM kết tràng phải 3. ĐM hồi kết tràng 4. ĐM mạc treo tràng trên 5. Các ĐM hỗng tràng và hồi tràng 2. Tĩnh mạch mạc treo tràng trên Nhận máu từ các tĩnh mạch: - Các tĩnh mạch hỗng tràng và hồi tràng. - Tĩnh mạch hồi kết tràng. - Tĩnh mạch tá tụy. - Tĩnh mạch tụy. - Tĩnh mạch kết tràng phải. - Tĩnh mạch kết tràng giữa. 3. Bạch huyết Bạch huyết của ruột non được dẫn theo một hệ thống gồm 2 chuỗi hạch chính: - Chuỗi hạch mạc treo tràng trên. - Chuỗi hạch hồi kết tràng. 4. Thần kinh Ruột non được chi phối vận động bởi thần kinh tự động phát xuất từ đám rối thân tạng và đám rối mạc treo tràng trên,. Các sợi thần kinh này đi cùng động mạch để đến ruột. Các sợi cảm giác đi theo các dây thần kinh tạng để vào tủy gai. - See more at: http://yhvn.vn/tai-lieu/giai-phau-ruot-non#sthash.zZmHvEk5.dpuf . Giải Phẫu Ruột Non Mục tiêu bài giảng 1. Mô tả được vị trí, hình thể, kích thước và cấu tạo của ruột non. 2. Mô tả được động mạch mạc treo tràng trên. Ruột non là phần ống. lớp phúc mạc bao bọc quanh ruột non liên tiếp với 2 lá của mạc treo. Như vậy nơi mạc treo dính vào ruột non sẽ không có phúc mạc che phủ, đây là điểm yếu khi khâu nối ruột tận - tận. 2. Tấm dưới. của ruột non nằm ở lớp niêm mạc ruột tiết ra dịch tràng. Khi chụp X quang có uống thuốc cản quang sau 20-30 phút, khúc hỗng tràng đầu tiên ngấm thuốc, sau 8 giờ thuốc cản quang qua hết ruột non

Ngày đăng: 08/05/2015, 22:42

Mục lục

  • Giải Phẫu Ruột Non

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan