CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

145 655 0
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ Tên nghề: Điện dân dụng Mã nghề: Trình độ dào tạo: Trung cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương; Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương, có bổ sung văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành; Số lượng môn học, mônđun đào tạo: 32 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp Kiến thức. Sau khóa học, người học có khả năng: • Trình bày được tính chất, công dụng, ký hiệu và phạm vi sử dụng của kim loại và hợp kim; dây dẫn, dây cáp, dây điện từ; vật liệu cách điện, vật liệu bán dẫn và vật liệu từ thường dùng trong ngành điện dân dụng. • Trình bày được nguyên lý cấu tạo, tính năng, công dụng và cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ đo, các khí cụ điện hạ thế điều khiển bằng tay; khí cụ bảo vệ, khống chế và điều khiển gián tiếp trong lĩnh vực điện dân dụng. • Trình bày được các khái niệm cơ bản và sơ đồ của các mạch điện tử cơ bản thường dùng trong các thiết bị điện gia dụng; nguyên tắc hoạt động và đặc điểm của các loại cảm biến, các mạch dao động và các mạch logic tuần tự, mạch nhớ và mạch chuyển đổi AD DA. • Trình bày được phương pháp tính toán tiết diện dây dẫn, thiết bị đóng cắt, phụ tải của một căn hộ đường ống PVC nổi • Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhiệt gia dụng, máy biến áp một pha, máy phát điện điện xoay chiều đồng bộ một pha, động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha, một pha. • Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn điện và phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật Kỹ năng. Sau khóa học, người học có năng lực: • Thực hiện các biện pháp an toàn; sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; cấp cứu nạn nhân bị điện giật.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ (Ban hành kèm theo Quyết định số / /QĐ- BLĐTBXH ngày tháng năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)  Tên nghề: Điện dân dụng Mã nghề: Trình độ dào tạo: Trung cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: -Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương; - Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương, có bổ sung văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành; Số lượng môn học, môn-đun đào tạo: 32 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp - Kiến thức. Sau khóa học, người học có khả năng: • Trình bày được tính chất, công dụng, ký hiệu và phạm vi sử dụng của kim loại và hợp kim; dây dẫn, dây cáp, dây điện từ; vật liệu cách điện, vật liệu bán dẫn và vật liệu từ thường dùng trong ngành điện dân dụng. • Trình bày được nguyên lý cấu tạo, tính năng, công dụng và cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ đo, các khí cụ điện hạ thế điều khiển bằng tay; khí cụ bảo vệ, khống chế và điều khiển gián tiếp trong lĩnh vực điện dân dụng. • Trình bày được các khái niệm cơ bản và sơ đồ của các mạch điện tử cơ bản thường dùng trong các thiết bị điện gia dụng; nguyên tắc hoạt động và đặc điểm của các loại cảm biến, các mạch dao động và các mạch logic tuần tự, mạch nhớ và mạch chuyển đổi A/D - D/A. • Trình bày được phương pháp tính toán tiết diện dây dẫn, thiết bị đóng cắt, phụ tải của một căn hộ đường ống PVC nổi • Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhiệt gia dụng, máy biến áp một pha, máy phát điện điện xoay chiều đồng bộ một pha, động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha, một pha. • Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn điện và phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật - Kỹ năng. Sau khóa học, người học có năng lực: • Thực hiện các biện pháp an toàn; sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; cấp cứu nạn nhân bị điện giật. • Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện dân dụng và các thiết bị điện gia dụng như: hệ thống điện căn hộ, bàn là, nồi cơm điện, bình nước nóng, lò vi sóng, máy giặt, máy bơm nước, máy phát điện một pha. • Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị nhiệt gia dụng và lắp đặt bảo dưỡng các thiết bị lạnh gia dụng. • Làm việc theo nhóm; • Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế. 1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng - Chính trị, đạo đức + Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. + Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp. Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn của lịch sử. + Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc. - Thể chất, quốc phòng + Có hiểu biết và phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Thường xuyên rèn luyện cơ thể để có sức khoẻ đảm bảo công tác lâu dài và sẵn sàng chiến đấu giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ Tổ quốc. 2. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 2.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian đào tạo: 2 năm - Thời gian học tập: 90 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 2.550h - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 210h; Trong đó thi tốt nghiệp: 90h 2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210h - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2.340h + Thời gian học bắt buộc: 1.980h; Thời gian học tự chọn: 360h + Thời gian học lý thuyết: 705h; Thời gian học thực hành: 1.635h 3. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC 3.1. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo Thời gian của môn học, mô đun (giờ) Năm học Học kỳ Tổng số Trong đó Giờ LT Giờ TH I Các môn học chung 210 210 0 2 MH 01 Chính trị 1 II 30 30 0 MH 02 Pháp luật 1 I 15 15 0 MH 03 Giáo dục thể chất 2 I 30 30 0 MH 04 Giáo dục quốc phòng 2 II 45 45 0 MH 05 Tin học 2 II 30 30 0 MH 06 Ngoại ngữ 2 II 60 60 0 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 1.980 600 1.380 II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 610 330 280 MH 07 Điện kỹ thuật 1 I 45 45 0 MH 08 Vật liệu điện 1 I 30 30 0 MH 09 Vẽ kỹ thuật 1 I 45 45 0 MH 10 Cơ kỹ thuật 1 I 45 45 0 MH 11 Vẽ điện 1 II 30 30 0 MH 12 Kỹ thuật an toàn điện 1 I 30 30 0 MĐ 13 Đo lường điện và không điện 1 I 110 30 80 MĐ 14 Kỹ thuật điện tử cơ bản 1 I 205 45 160 MĐ 15 Khí cụ điện hạ thế 1 I 70 30 40 II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 1.235 255 980 MĐ 16 Mạch điện chiếu sáng cơ bản 1 II 110 30 80 MĐ 17 Hệ thống điện căn hộ đường ống PVC nổi 1 II 95 15 80 MĐ 18 Thiết bị nhiệt gia dụng 1 II 95 15 80 MĐ 19 Máy biến áp 1 II 170 30 140 MĐ 20 Động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha 2 I 110 30 80 MĐ 21 Động cơ điện xoay chiều KĐB một pha 2 I 245 45 200 MĐ 22 Động cơ điện vạn năng 2 II 150 30 120 MĐ 23 Thiết bị lạnh gia dụng 2 II 110 30 80 MĐ 24 Máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha 2 II 150 30 120 II. 3 Các mô đun kỹ năng bổ trợ 135 15 120 MĐ 25 Nguội cơ bản 1 I 40 0 40 MĐ 26 Hàn điện cơ bản 1 II 40 0 40 MĐ 27 Động cơ xăng 4 kỳ 2 I 55 15 40 3 Tổng cộng 1.980 600 1.380 3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc (Nội dung và chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1A và 2A) 4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐTCN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ 4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn Thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được quy định tại Quyết định 01/2007/QĐ – BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, từ 15%-25%. Căn cứ vào thời gian được quy định ở trên, Phòng Đào tạo phối hợp với Khoa nghề để xác định thời gian các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn sao cho phù hợp quy định. Tùy theo trường, thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề trong chương trình khung này có thể được điều chỉnh để phù hợp với thực tế của từng trường và công nghiệp vùng miền nơi trường trú đóng. Tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn là 360giờ, trong đó 105 giờ lý thuyết và 255 giờ thực hành. 4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. Hiệu trưởng các trường đào tạo nghề tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường và tình hình phát triển công nghiệp của vùng miền nơi trường trú đóng và vùng tuyển sinh của trường để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đưa vào chương tình đào tạo nghề của trường mình. Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể chọn trong số các môn học, mô đun được giới thiệu trong chương khung này hoặc trường cũng có thể xây dựng thêm một số mô học, mô đun tự chọn khác miễn sao đều nhằm một mục đích đó là đúng ngành nghề, phù hợp trình độ người học, đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp địa phương, vùng miền nơi trường trú đóng và tuyển sinh. Trên cơ sở các môn học, mô đun tự chọn đã được xác lập, Hiệu trưởng chỉ đạo các khoa nghề liên quan tiến hành biên soạn đề cương chi tiết chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn của trường theo mẫu định dạng như phụ lục 1, 2. Thành lập Hội đồng thẩm định và ban hành áp dụng 4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun (Kiến thức, kỹ năng tự chọn) Thời gian đào tạo Thời gian của môn học, mô đun (giờ) Nă m học Học kỳ Tổng số Trong đó Giờ LT Giờ TH 4 MĐ 28 Ống luồn dây dẫn điện 2 I 110 30 80 MĐ 29 Hệ thống điện cho 1 căn hộ đường ống ngầm tráng PVC 2 I 220 60 160 MĐ 30 Mạch điện dân dụng tự động điều khiển và bảo vệ 2 II 220 60 160 MĐ 31 Dây không bảo vệ và hệ thống chống sét cho căn hộ 2 II 110 30 80 MĐ 32 Nâng cao hiệu quả công tác 2 I 30 15 15 Tổng cộng: 690 195 495 4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn ( Theo mẫu định dạng tại phụ lục 1A,2A) 4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường. Trên cơ sở đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc của chương trình khung, Hiệu trưởng các trường đào tạo nghề chỉ đạo Phòng Đào tạo và các Khoa chuyên môn tổ chức biên soạn chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề. Ngoài các tài liệu tham khảo được nêu trong chương trình khung, người soạn nên tham khảo thêm các tài liệu của các tác giả khác để nâng cao chất lượng của chương trình chi tiết và phù hợp với tình hình phát triển công nghiệp của địa bàn nơi trường đóng trú . 4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. Tổng thời gian cho các môn học, mô đun tự chọn tối thiểu 360h. Căn cứ vào sự phân bổ thời gian, Hiệu trưởng các trường đào tạo nghề cần tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường và tình hình phát triển công nghiệp của vùng miền nơi trường trú đóng và vùng tuyển sinh của trường để chọn các môn học, mô đun tự chọn sao cho đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội, phục vụ sự phát triển của nền công nghiệp. Ngoài ra, các trường cũng có thể xây dựng thêm một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn khác để người học có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp của vùng miền sẽ công tác sau khi tốt nghiệp. 4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp 4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học - Kiểm tra kết thúc môn học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy” hiện hành. Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành - Kiểm tra kết thúc mô đun: thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy” hiện hành. Hình thức kiểm tra: Có hai hình thức: kiểm tra lý thuyết riêng, thực hành riêng - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: không quá 120 phút + Thực hành: không quá 8 giờ Hoặc: bài kiểm tra mang tính tích hợp: vừa lý thuyết vừa thực hành, thời gian dành cho phần kiểm tra lý thuyết không quá 30% so với thời gian thực hành 5 4.5.2. Thi tốt nghiệp Số TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi 1 Chính trị Trắc nghiệm Không quá 120 phút 2 Kiến thức, kỹ năng nghề: - Lý thuyết nghề - Thực hành nghề - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) Viết, vấn đáp, trắc nghiệm Bài thi thực hành Bài thi lý thuyết và thực hành Không quá 180 phút Không quá 24 giờ Không quá 24 giờ 4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện: - Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo. - Thời gian tham quan: từ 1 đến 2 tuần; bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa. - Kết thúc đợt tham quan khảo sát, người học phải viết báo cáo kết quả (theo mẫu của trường ban hành). 4.7. Các chú ý khác. Đào tạo sơ cấp nghề, có thể chọn các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc của chương trình khung này để biên soạn thành chương trình đào tạo./. KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đàm Hữu Đắc Phụ lục 1A: CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ĐIỆN KỸ THUẬT Mã số môn học: MH 07 Thời gian môn học: 45h; (Lý thuyết: 29h; Thực hành: 16h) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: 6 - Vị trí môn học: Môn học được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung, trước các môn học/ mô đun đào tạo nghề. - Tính chất của môn học: Là môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: Học xong môn học này học viên có khả năng: - Xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng, véc tơ cảm ứng điện từ và véc tơ lực điện từ trong ống dây, dây dẫn thẳng, vòng dây đặt trong từ trường nam châm vĩnh cửu - Giải thích được một số hiện tượng điện từ trong các thiết bị điện dân dụng - Giải đúng các bài toán thông thường (Tìm U, I, P, R, ) của mạch điện một chiều. - Giải đúng các bài toán thông thường (Tìm U, I, P, Z, X, L, C, R, ) của mạch điện xoay chiều một pha, xoay chiều ba pha. - Rèn luyện tính kiên nhẫn, tập trung để hiểu các hiện tượng về điện, phân tích và tổng hợp các mối liên hệ về điện. III. NỘI DUNG MÔN HỌC: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên chương mục Thời gian Tổ ng số Lý thuyết Thực hành Bài tập Kiểm tra * (LT hoặc TH) I Mạch điện 17 10 6 1 - Khái niệm dòng điện và mạch điện 2 2 0 - Các định luật cơ bản về mạch điện 3 2 1 - Nguồn điện 3 2 1 - Phương pháp giải mạch điện phức tạp 8 4 4 - Kiểm tra 1 1 II Từ trường – Cảm ứng điện từ 15 11 3 1 - Từ trường 5 4 1 - Mạch từ 4 3 1 - Cảm ứng điện từ 5 4 1 - Kiểm tra 1 1 III Mạch điện xoay chiều 13 8 5 0 - Mạch điện xoay chiều 1 pha 7 4 3 - Mạch điện xoay chiều 3 pha 5 3 2 - Hệ số công suất 1 1 0 - Tổng cộng 45 27 16 2 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Chương 1: Mạch điện Mục tiêu: - Trình bày được các khái niệm về dòng điện, mạch điện và nguồn điện - Giải được các mạch điện 1 chiều phức tạp 7 Nội dung: Thời gian 16h (LT: 10h; TH: 6h) 1. Khái niệm dòng điện và mạch điện Thời gian 2h 1.1. Dòng điện 1.2. Mạch điện 2. Các định luật cơ bản về mạch điện Thời gian: 3h 2.1. Định luật Ôm Thời gian: 1h 2.2. Định luật Jun-Lenxơ Thời gian: 1h 2.3. Định luật kiếc hốp (Kirchoff) Thời gian: 1h 3. Nguồn điện Thời gian: 3h 3.1. Khái niệm nguồn điện 3.2. Nguồn điện một chiều 3.3. Nguồn điện xoay chiều 4. Phương pháp giải mạch điện phức tạp Thời gian: 8h 4.1. Phương pháp dòng điện nhánh Thời gian: 2h 4.2. Phương pháp dòng điện vòng Thời gian: 2h 4.3. Phương pháp điện áp hai nút Thời gian: 2h 4.4. Phương pháp xếp chồng Thời gian: 2h Kiểm tra Thời gian: 1h Chương 2: Từ trường – Cảm ứng điện từ Mục tiêu: - Trình bày được: Các khái niệm về từ trường, lực từ , mạch từ, các định luật về mạch từ, định luật cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng, hiện tượng tự cảm, hiện tượng hỗ cảm, dòng điện xoáy - Giải được một số bài toán về mạch từ Nội dung: Thời gian: 15h (LT: 11h; TH:4h) 1. Trường Thời gian: 5h Khái niệm từ trường, đường cảm ứng từ Thời gian: 1h Các đại lượng từ cơ bản Thời gian: 1h Từ trường của một số dây dẫn mang dòng điện Thời gian: 1h Lực tương tác Thời gian: 1h Lực tác dụng giữa hai dây dẫn có dòng điện Thời gian: 1h 2. Mạch từ Thời gian: 4h Khái niệm mạch từ Thời gian: 1h Định luật dòng điện toàn phần Thời gian: 1.5h Tương quan B, H và đường cong từ hoá Thời gian: 1.5h 3. Cảm ứng điện từ Thời gian: 5h Định luật cảm ứng điện từ Thời gian: 1h Suất điện động cảm ứng Thời gian: 1h Hiện tượng tự cảm Thời gian: 1h Hiện tượng hỗ cảm Thời gian: 1h Dòng điện xoáy Thời gian: 1h Kiểm tra Thời gian: 1h Chương 3: Mạch điện xoay chiều 8 Mục tiêu: - Trình bày được: + Khái niệm, tính chất về các mạch điện xoay chiều một pha, ba pha + Các sơ đồ đấu dây mạch điện ba pha; Ý nghĩa của hệ số công suất và biện pháp năng cao hệ số công suất - Giải được các bài toán mạch điện xoay chiều một pha và ba pha Nội dung: Thời gian: 13h (LT: 8h; TH: 5h) 1. Mạch điện xoay chiều một pha Thời gian: 7h Định nghĩa và nguyên lý tạo ra dòng điện xoay chiều hình sin Thời gian: 1h Cách biểu diễn đại lượng xoay chiều hình sin Thời gian: 1h Mạch điện xoay chiều thuần trở Thời gian: 1h Mạch điện xoay chiều thuần cảm Thời gian: 1h Mạch điện xoay chiều thuần dung Thời gian: 1h Mạch điện xoay chiều có điện trở, điện cảm, điện dung mắc nối tiếp Thời gian: 1h Mạch điện xoay chiều có điện trở, điện cảm, điện dung mắc song song Thời gian: 1h 2. Mạch điện xoay chiều ba pha Thời gian: 5h Khái niệm dòng điện xoay chiều ba pha Thời gian: 3h Các đại lượng trong mạch điện ba pha Đấu dây mạch điện xoay chiều ba pha Thời gian: 2h Giải mạch điện ba pha 3. Hệ số công suất Thời gian: 1h 3.1. Ý nghĩa hệ số công suất 3.2. Biện pháp nâng cao hệ số công suất IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH: - Vật liệu: Dây dẫn điện, Giấy Ao - Dụng cụ và trang thiết bị: + Mô hình, học cụ thí nghiệm điện trường, từ trường, hiện tượng cảm ứng điện từ + Bản vẽ minh hoạ về từ trường, hiện tượng cảm ứng điện từ + Máy chiếu Projector, Máy vi tính + Nguồn điện xoay chiều một pha, ba pha - Nguồn lực khác: Phòng thí nghiệm Điện kỹ thuật,băng hình phục vụ giảng dạy môn học Điện kỹ thuật V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: Phương pháp đánh giá: Trắc nghiệm và tự luận để giải toán Nội dung đánh giá: - Về kiến thức: + Định luật Ôm, định luật Kiếc hốp (Kirchoff), định luật Jun Len xơ, định luật Len xơ, định luật Cảm ứng điện từ. + Tương tác điện từ giữa hai dây dẫn thẳng đặt song song, dây dẫn chuyển động trong từ trường. + Các công thức tính toán R, L, C. 9 + Biểu diễn đại lượng xoay chiều hình sin dưới dạng hàm số, đồ thị, giản đồ véc tơ quay. - Về kỹ năng: + Xác định chiều dòng điện cảm ứng, lực điện từ + Giải các bài toán về mạch điện một chiều, xoay chiều một pha, ba pha - Về thái độ: + Nghiêm túc trong học tập + Trung thực trong kiểm tra + Rèn luyện tính kiên nhẫn. VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề điện dân dụng. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: - Trước khi giảng dạy, giáo viên cần phải căn cứ vào mục tiêu và nội dung của từng bài học, chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, đặc biệt quan tâm phương pháp dạy học tích cực để người học có thể tham gia xây dựng bài học. Ngoài phương tiện giảng dạy truyền thống, nếu có điều kiện giáo viên nên sử dụng máy chiếu projector, Laptop, và các phần mềm minh họa nhằm làm rõ và sinh động nội dung bài học. - Đối với các giờ thí nghiệm, giáo viên cần chuẩn bị cho người học nắm vững phần lý thuyết và nội quy phòng thí nghiệm, xưởng trường trước khi tiến hành các thí nghiệm và bài tập thực hành. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Các định luật cơ bản về mạch từ mạch điện: Định luật Ôm, định luật Kiếc hốp (Kirchoff), định luật Jun Len xơ, định luật Len xơ, định luật cảm ứng điện từ. - Tương tác điện từ giữa hai dây dẫn thẳng đặt song song, dây dẫn chuyển động trong từ trường. - Các công thức tính toán R, L, C và các phương pháp giải mạch điện phức tạp - Biểu diễn đại lượng xoay chiều hình sin dưới dạng hàm số, đồ thị, giản đồ véc tơ quay. 4. Tài liệu cần tham khảo: - Đặng Văn Đào, Lê văn Doanh –Kỹ thuật điện – Nhà xuất bản Giáo dục – 1999 - Hoàng Hữu Thận – Kỹ thuật điện đại cương – Nhà xuất bản Đại học và GDCN – 1991 - Đặng Văn Đào, Lê văn Doanh – Giáo trình Kỹ thuật điện – Nhà XB Giáo dục – 2002. - Điện kỹ thuật (T1 và T2) - Nhà xuất bản Lao động Xã hội – 2004 5. Ghi chú và giải thích: Căn cứ vào nội dung và thời gian của các mục đã phân bổ trong chương trình môn học và tình hình thực tế của trường, Hiệu trưởng chỉ đạo khoa chuyên môn tổ chức phân bổ thời gian học lý thuyết, thực hành, thí nghiệm cụ thể cho từng tiêu đề của môn học sao cho có hiệu quả và đat được mục tiêu của môn học. 10 [...]... sát + Xác định được các thông số của bộ truyền động đai và xích + Xác định được các thông số của bộ truyền động bánh răng - Thái độ: + Nghiêm túc trong học tập + Trung thực trong kiểm tra + Rèn luyện tính kiên nhẫn, chính xác VI HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH: 1 Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề điện dân dụng 2 Hướng dẫn một số điểm chính... mạch điện máy điện, hệ thống điều khiển bằng rơ le đơn giản thuộc nghề điện dân dụng - Thái độ: + Nghiêm túc trong học tập + Trung thực trong kiểm tra + Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ khi vẽ và đọc sơ đồ VI HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH: 28 1 Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề điện dân dụng 2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng... điện, dẫn từ, bán dẫn, dây dẫn, dây cáp và dây điện từ - Thái độ: + Nghiêm túc trong học tập + Trung thực trong kiểm tra + Rèn luyện tính kiên nhẫn, chính xác trong công việc nhận dạng, phân biệt các loại vật liệu điện VI HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH: 1 Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề điện dân dụng 2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương... cứu nạn nhân khi bị tai nạn lao động + Cấp cứu nạn nhân khi bị điện giật - Thái độ + Nghiêm túc trong học tập + Trung thực trong kiểm tra + Nghiêm túc, luôn luôn chú trọng các biện pháp an toàn VI HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH:: 1 Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề điện dân dụng 2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:... chiếu trục đo, hình chiếu vuông góc, giao tuyến, mặt cắt - Thái độ: + Nghiêm túc trong học tập + Trung thực trong kiểm tra + Rèn luyện tính kiên nhẫn, chính xác tỉ mỉ trong công việc VI HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH: 1 Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề điện dân dụng 2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: Trước khi... Uốn ngang phẳng- Điều kiện bền Thời gian: 2h Chương 4: Truyền động cơ khí Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về bộ truyền động đai và xích; bộ truyền động bánh răng - Xác định được các thông số của bộ truyền động đai và xích - Xác định được các thông số của bộ truyền động bánh răng Nội dung: Thời gian: 6h (LT: 4h; TH: 2h) 1 Tính toán động học của bộ truyền động cơ khí Thời gian: 1h 1.1 Mở đầu 1.2 Xác... tra II Động học 12 7 5 0 3 2 1 - Chuyển động của chất điểm 3 2 1 - Chuyển động của vật rắn 6 3 3 - Tổng hợp chuyển động III Sức bền vật liệu 15 11 4 3 2 1 - Mở đầu 2 1 1 - Kéo, nén đúng tâm- cắt 5 3 2 - Xoắn thuần tuý thanh thẳng 5 3 2 - Uốn phẳng của thanh thẳng IV Truyền động cơ khí 6 4 2 1 1 - Tính toán động học của bộ truyền động cơ khí 3 2 1 - Truyền động đai và xích 22 2 1 1 - Truyền động bánh... tiết: Chương 1: Nhập môn về khoa học bảo hộ lao động và vệ sinh lao động Mục tiêu: - Trình bày được: Các khái niệm cơ bản về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, kỹ thuật vệ sinh lạo động - Phân biệt được các dụng cụ, biển báo an toàn, nêu được ứng dụng của chúng Nội dung: Thời gian: 6h (LT: 5h; TH: 1h) 1 Các khái niệm cơ bản về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động Thời gian: 2h 2 Kỹ thuật vệ sinh lao động... Thời gian: 1h Chương 2: Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy và cấp cứu nạn nhân bị tai nạn lao động Mục tiêu: - Trình bày được: kỹ thuật phòng chống cháy nổ, phuơng pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động và cấp cứu nạn nhân bị điện giật - Sơ cứu được nhân khi bị tai nạn lao động, bị điện giật Nội dung: Thời gian: 6h (LT: 4h; TH: 2h) 1 Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy Thời gian: 1h 2 Kỹ thuật cấp cứu bị điện... định chuyển động của chất điểm; các chuyển động cơ bản của vật rắn - Phương pháp tổng hợp chuyển động chất điểm và của vật rắn Nội dung: Thời gian: 12h (LT: 7h; TH: 5h) 1 Chuyển động của chất điểm Thời gian: 3h 1.1 Phương pháp véctơ Thời gian: 2h 1.2 Phương pháp toạ độ Thời gian: 1h 2 Chuyển động của vật rắn Thời gian: 3h 2.1 Hai chuyển động cơ bản của vật rắn Thời gian: 2h 2.2 Chuyển động song phẳng . hành: 1.635h 3. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC 3.1. Danh mục các môn. nghề tự chọn là 360giờ, trong đó 105 giờ lý thuyết và 255 giờ thực hành. 4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và đề cương chi tiết. triển công nghiệp của vùng miền nơi trường trú đóng và vùng tuyển sinh của trường để xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đưa vào chương tình đào tạo nghề của trường mình.

Ngày đăng: 08/05/2015, 13:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan