Giải pháp Hữu ích

8 161 0
Giải pháp Hữu ích

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: TẠO VÀ DUY TRÌ HỨNG THÚ DẠY VÀ HỌC TRONG GIỜ GIẢNG VĂN LỜI MỞ ĐẦU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Văn học là một môn học chính trong nhà trường phổ thông. Nếu như Toán học rèn luyện cho học sinh một lối tư duy chính xác thì Ngữ văn giúp tâm hồn các em rộng mở, sẵn sàng tiếp nhận những vấn đề phức tạp của cuộc đời và lòng người. Môn Ngữ văn có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh, chính vì vậy mà ở mọi thời đại, Ngữ văn là một môn không thể thiếu. Mặt khác, học Ngữ văn là một quá trình cảm thụ, nó cần một bầu không khí thoải mái không bị áp chế về mặt tinh thần. Chính vì thế mà các cụ ta ngày xưa chỉ bình văn thơ khi ngắm hoa, thưởng nguyệt, hoặc bên những người bạn tâm giao với chén trà, li rượu. Trong bầu không khí ấy, con người gần nhau, hiểu nhau hơn. Tác phẩm văn học là sự sáng tạo, nó mang ý nghĩa lớn về mặt tinh thần, thể hiện những tâm huyết, suy ngẫm của tác giả về một vấn đề nào đó. Khi chuyển tác phẩm của mình đến độc giả thì tác giả nào lại không mong muốn có ngưởi hiểu mình, cảm được những gì mình muốn gởi gấm. Thế nên, cần phải tạo ra giữa giáo viên – người hướng dẫn và học sinh – người cảm thụ một sự thông cảm để dẫn đến sự đồng cảm với tác giả và tác phẩm. Sự đồng cảm ấy chính là cái đích mà môn giảng văn hướng đến. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Lí thuyết là như vậy, nhưng một thực tế không thể phủ nhận là môn học rất quan trọng này nhiêu khi không được học sinh coi trọng và thích thú. Trong mỗi lớp, số em thực sự thích môn văn có thể đếm không hết đầu ngón tay. Vậy nguyên nhân là do đâu? Đúng là thời đại hiện đại thì người học ngày càng thực dụng hơn, học sinh thường chỉ tập trung vào những môn học phù hợp với nhu cầu và định hướng của mình như Toán, Lý, Hóa hay Anh văn. Nhưng không có nghĩa là hoàn cảnh khách quan là tất cả nguyên nhân. Theo ý chủ quan của tôi thì trong vấn đề này, giáo viên là người chịu phần lớn trách nhiệm. Tại sao ư? Thực sự mà nói, không phải giáo viên dạy Ngữ văn nào cũng thích môn này. Họ theo ngành Văn vì một lý do nào đó không phải vì sở thích. Hoặc có người thích đấy nhưng khi đi dạy va vào thực tế: không có thêm thu nhập ngoài lương, học sinh không học, thậm chí coi thường môn học, thế là nản. Mà một khi giáo viên đã nản thì việc dạy không còn thú vị nữa. Hoặc có người thích môn Ngữ văn, thích dạy nó, nhưng trước tình trạng đó, họ bi quan, không tin tưởng vào mục đích, vai trò của môn học và thế là hết ý chí phấn đấu. Tất cả những điều đó dẫn đến giáo viên không muốn hoặc không cố gắng đầu tư công sức vào chuyên môn. Thậm chí còn dẫn đến giáo viên bất cần, dạy chỉ vì nhiệm vụ, dạy cho hết tiết, học sinh nghe hay không, hiểu hay không không quan trọng, chỉ cần tìm biện pháp để nhồi nhét kiến thức, đủ cho học sinh thi đậu, thế là xong. Những biểu hiện, thái độ, hành động ấy của giáo viên ở mức độ cao hay thấp, nặng hay nhẹ đã ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh và tạo thành vòng tròn không lối thoát: giáo viên không nhiệt tình  học sinh không còn hứng thú giáo viên càng nản  Học sinh càng không muốn học  và cứ thế … Vậy, chúng ta, những giáo viên Ngữ văn, phải làm thế nào? Tôi không có tham vọng là những ý kiến này sẽ làm thay đổi hoàn toàn hiện trạng mà chỉ mong góp phần làm giảm đến mức thấp nhất có thể những nguyên nhân chủ quan từ phía giáo viên. Bài viết cũng không đề cập đến những vấn đề quá lớn mà đây chỉ là những suy nghĩ của bản thân cho nên nó mang nhiều tính chủ quan, kính mong thầy cô, đồng nghiệp góp ý để có thể đưa vào ứng dụng thực tế. Môn Ngữ văn trong trường THCS có 3 phân môn: Văn bản, tiếng Việt, Tập làm văn. Phạm vi bài viết này chỉ giới hạn ở phân môn Văn bản. TẠO VÀ DUY TRÌ HỨNG THÚ Ở GIÁO VIÊN Làm thế nào để tự tạo hứng thú trong một giờ dạy văn bản? Chúng ta đều biết rằng ở tất cả các môn, hứng thú dạy của thầy và hứng thú học tập của trò là rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ đến thành công của giờ dạy. Với môn Ngữ văn, điều đó càng không thể thiếu. Khi dạy Văn bản, chúng ta sẽ đưa học sinh vào khung trời mới, giúp tâm hồn các em trở nên phong phú hơn. Các em sẽ hòa mình vào khung trời ấy để tìm hiểu, cảm nhận. Nếu trong bầu không khí học tập căng thẳng , nặng nề thì làm sao có thể mở lòng cảm nhận văn chương được? Thế nên việc làm rất quan trọng của giáo viên là phải tạo được không khí giúp học sinh học tập tốt hơn. Để làm được như vậy, đầu tiên giáo viên phải là người cảm thấy hào hứng để dạy. I. CHUẨN BỊ 1. Đọc tác phẩm Khi soạn giáo án về một tác phẩm văn học, giáo viên hãy khoan đọc sách giáo viên và những tài liệu tham khảo khác, bởi nó sẽ làm ta rối trí. Lật tác phẩm ra đọc, lắng lòng mình lại để sống cùng tác phẩm. Hãy hòa nhập vào không gian, thời gian, số phận, tâm trạng nhân vật, hay cảm xúc của tác giả trong tác phẩm để “cảm” nó. Sau đó, hãy đọc lại lần nữa, lần này thì tỉnh táo hơn, sử dụng lí trí (hay phương pháp phân tích) để xem tác phẩm hay chỗ nào, vì sao hay. Đọc tác phẩm như thế giúp ta thích tác phẩm, khi dạy sẽ không phụ thuộc tài liệu. Ngay cả khi đã dạy lâu năm cũng đừng coi thường bước này. Vì cứ mỗi lần đọc lại là một lần “thấm” hơn và biết đâu sẽ có những cảm nhận mới. Tố Hữu từng nói rằng trong đời ông không biết bao nhiêu lần đọc truyện Kiều nhưng lần nào đọc cũng thấy hay, lần trước thấy hay chỗ này, lần sau lại phát hiện ra chỗ khác. Mỗi thời điểm khác nhau của đời người, của tâm trạng lại phát hiện ra những nét độc đáo khác nhau. Nếu biết nuôi dưỡng thì cảm xúc của ta đối với một tác phẩm luôn luôn mới. 2. Đọc sách tham khảo Sau khi đọc, nghiền ngẫm tác phẩm, hãy đọc sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác để đối chiếu, khẳng định những cảm nhận của mình, điều chỉnh và tìm cách diễn đạt tốt nhất. Đọc càng nhiều sách càng tốt vì giáo viên không phải chỉ biết những gì mình chuẩn bị dạy cho học sinh mà phải là người “biết 10 dạy 1”. Các tài liệu tham khảo khác nhau sẽ có những cách hiểu khác nhau về chi tiết, tác phẩm, thậm chí có khi trái ngược nhau. Ví dụ như đánh giá về thơ Huy Cận trước Cách mạng Tháng tám có người cho rằng nó u sầu, yếm thế và tiêu cực; có người lại cho rằng nó chứa đựng một cách kín đáo tấm lòng yêu nước thiết tha. Đứng trước những trường hợp ấy, giáo viên phải giữ vững lập trường của mình, sau khi đã xác định đâu là cách lý giải đúng hãy đi sâu bổ sung cho cách hiểu ấy. Và khi dạy cho học sinh nên mở rộng thêm nhưng không cần nêu ra quá nhiều cách lý giải khác nhau làm rối trí các em, như vậy chỉ phản tác dụng. 3. Xác định mục đích và yêu cầu của bài: Xác định phạm vi kiến thức và trọng tâm cần cung cấp cũng như những yêu cầu khác về giáo dục, rèn luyện, tìm sự liên hệ kiến thức giữa bài này và những bài trước đóđể có thể tích hợp và hoàn thiện kiến thức cho các em. Cố gắng nắm vững chúng để khi giảng không đi sai hướng vá cũng không quá bận tâm về điều này. 4. Soạn giáo án Tinh, gọn, đầy đủ, dự kiến trước một vài tình huống phát sinh để giải quyết. Đó là những điều cần có của một giáo án. Với cách dạy học mới, giáo viên là người hướng dẫn để học sinh tự tìm đến kiến thức. Yêu cầu này buộc giáo viên càng phải khổ công hơn trong việc soạn giáo án mà nhất là chuẩn bị hệ thống câu hỏi. Trong từng hoạt động của tiết học, giáo viên cần có những câu hỏi tăng dần về độ khó, dẫn dắt các em từng bước tiếp cận, tìm hiểu, khắc sâu và vận dụng kiến thức. Hệ thống câu hỏi cũng nhắm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp cho tất cả học sinh đều tham gia xây dựng bài học. Câu hỏi tốt sẽ tạo cho các em hứng thú khám phá bài học. Trong quá trình soạn bài, giáo viên cũng tìm những vấn đề quan trọng, mấu chốt, khó, có vấn đề để ra câu hỏi thảo luận cho học sinh. Câu hỏi thảo luận là câu cần huy động suy nghĩ của nhiều học sinh, có tác dụng khắc sâu kiến thức. Giáo viên cũng cần lường trước một số tình huống có thể xảy ra để có phương án điều chỉnh cho hợp lý. 5. Chuẩn bị đồ dùng dạy học Giáo viên có thể chuẩn bị những bài hát, ngâm, kể chuyện, phim, hình ảnh liên quan đến bài học. Tính toán nên trình chiếu, đưa hình ảnh, mở bài hát… lúc nào trong tiết học cho hiệu quả nhất. Học sinh chắc chắn sẽ thích thú khi có những hình ảnh minh họa cho tiết học. 6. Chuẩn bị tâm thế Tạm quên đi những lo lắng, bực dọc hàng ngày để bước vào lớp với một tâm trạng thoải mái nhất, có như vậy giáo viên mới tự tạo hứng thú cho mình. Đôi khi những vấn đề của cuộc sống chi phối nhiều đến tâm lý của giáo viên, vào lớp rồi mà còn lo chuyện khác nữa thì tâm trí đâu mà giảng bài nữa? Hãy nghĩ đến học sinh, đến cái hay, cái đẹp của tác phẩm để lấy lại cảm hứng của mình. Có một thầy giáo dạy đại học của tôi, khi được hỏi thế nào là người dạy tốt. Thầy nói rằng đó phải là người đóng kịch giỏi. Mới nghe như vậy, chúng tôi rất bất mãn, thì ra là thầy lên lớp đã không sống thật với mình. Nhưng sau này nghĩ lại, tôi thấy thầy nói có phần nào đúng. Chẳng lẽ đem những bực bội hàng ngày kia vào lớp và trút lên học sinh hay sao, điều đó thật bất công. Các em đang chờ thầy cô với khuôn mặt vui vẻ cũng như ta đang chờ những cặp mắt tròn xoe lắng nghe và một biểu hiện hiểu bài, muốn tìm tòi ở học sinh vậy. Như thế có là đòi hỏi quá nhiều hay không? Biết sao được, chúng là giáo viên mà! II. LÊN LỚP Nếu việc chuẩn bị đã xong, tâm trạng đã thoãi mái thì khi vào lớp hãy “cười như kẻ sẵn lòng tin” (Tố Hữ), tạo không khí nhẹ nhàng cho lớp học. Dĩ nhiên không phải bao giờ mọi sự cũng như ý muốn. Có những lúc vào lớp, giáo viên rất bực mình vì một học sinh nào đó không chuẩn bị bài, không tập trung, làm việc riêng…Những nguyên nhân ấy ít nhiều sẽ làm mất hứng thú của giáo viên. Để hạn chế tối thiểu những điều này, hãy đặt ra cho học sinh những quy định. Những quy định này được phổ biến và thống nhất ngay từ đầu năm. Ví dụ như không học bài, không soạn bài, không mang vở, sách, nói chuyện, làm việc riêng… sẽ phải chịu một mức phạt nào đó. Khi học sinh vi phạm, giáo viên chỉ việc xử lý đúng theo quy định. Vài lần, học sinh sẽ tự giác thực hiện và giáo viên cũng không cảm thấy nặng nề mỗi lần xử phạt học sinh. Khi giảng bài, giáo viên đừng quá lệ thuộc vào giáo án. Vì như vậy sẽ làm hạn chế khả năng diễn đạt của mình. Đã nắm chắc được mục đích, yêu cầu, trọng tâm cũng như bố cục của bài và lượng kiến thức cần thiết rồi thì hãy hòa nhập vào tác phẩm cùng học sinh, hướng tới cái hay, đẹp của tác phẩm. Trong qua trình triển khai tiết học nếu có những tình huống phát sinh làm giáo viên không bằng lòng, nếu bỏ qua được thì bỏ qua, hoặc nhắc nhở ở cấp độ vừa phải, cố gắng giảng bài bình thường, mọi việc khác gác lại để xử lí sau vì nếu chúng ta quá chú ý đến những vấn đề ấy sẽ vừa làm mất thời gian vừa ảnh hưởng đến không khí tiết học, làm mất hứng thú của cả thầy lẫn trò. Nghĩ đến tác phẩm, duy trì sự hứng thú của mình càng cao càng tốt, có như vậy, bài giảng của giáo viên mới có hồn, mới thu hút được học sinh. Nếu giáo viên nhiệt tình, lại có cách điều khiển tiết học tốt, buộc tất cả học sinh phải chú ý, phải suy nghĩ thì những vấn đề nhỏ nhặt sẽ không có cơ hội xuất hiện. Đối với giáo viên, việc duy trì hứng thú là quan trọng và cần thiết, đòi hỏi ở giáo viên một ý thức trách nhiệm lớn lao với nghề nghiệp, với môn học và một tinh thần nhiệt tình, hết lòng vì học sinh. TẠO VÀ DUY TRÌ HỨNG THÚ Ở HỌC SINH Như đã nói ở trên, việc tạo không khí cảm thụ văn học cho lớp học là điều vô cùng quan trọng, đó chính là tiền đề cho sự thành công của một giờ Văn bản, làm được điều này cũng chứng tỏ được năng lực và nghệ thuật của giáo viên. I. VÀO BÀI Giáo viên nên tìm cách dẫn vào bài thích hợp cho từng bài và hấp dẫn với học sinh. Có thể kể một câu chuyện ngắn, đọc vài câu thơ liên quan, hoặc từ thực tế dẫn vào tác phẩm, hoặc đặt câu hỏi… Vào bài như thế nào để kích thích tính tò mò của học sinh, làm trỗi dậy ý muốn được tìm hiểu tác phẩm, buộc học sinh phải chú ý trong suốt giờ học để tìm đáp án cho mình. II. ĐỌC TÁC PHẨM Nếu như đối với giáo viên đây là khâu quan trọng để cảm nhận tác phẩm và tạo hứng thú cho mình thì với học sinh cũng vậy. Học sinh thường sẽ không đọc hoặc đọc không kỹ tác phẩm ở nhà dù rằng có soạn bài đi chăng nữa. Chính vì thế, giáo viên cần dành một khoảng thời gian thích hợp trong giờ học cho việc này. Giáo viên nên đọc mẫu một lần (với những bài ngắn), một đoạn (với những bài dài) một cách diễn cảm, cố gắng thể hiện được càng nhiều cảm xúc mà tác giả muốn thể hiện càng tốt. Sau đó, hướng dẫn cho học sinh đọc, điều chỉnh khi các em đọc sai và cũng không quên khen khi một em đọc tốt. Như khi đọc Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: lúc thì giận dữ, sôi sục; lúc thì lo lắng; lúc thì sảng khoái hùng hồn… Việc đọc có thể được thực hiện một cách sáng tạo: ca dao, thơ thì ngâm, truyện cổ tích, truyện cười thì kể, kịch thì phân vai… Đọc đúng đã phần nào giúp học sinh hiểu bài, đồng thời các em sẽ thấy thích thú với tác phẩm. Các tác phẩm được trích trong trường học có khi chỉ là một đoạn của một tác phẩm, một tác phẩm trong số nhiều sáng tác tiêu biểu của một tác giả. Giáo viên khuyến khích học sinh nên tìm đọc tác phẩm hoàn chỉnh hoặc các tác phẩm khác của cùng một tác giả để các em có sự liên hệ, đối chiếu, mở rộng và nhất là nâng cao ý thức đọc sách cho các em. III. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Học sinh sẽ thích học hơn khi chính mình là người tìm ra kiến thức chứ không phải bị áp đặt. Với việc đổi mới phương pháp hiện nay, học sinh đóng vai trò là trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn. Lý thuyết chung là như vậy nhưng đối với môn Ngữ văn, việc thực hiện lại không hề đơn giản. Học sinh có nhiều trình độ khác nhau, nếu không khéo léo trong việc tổ chức giáo viên chắc chắn sẽ bị “cháy giáo án”. Giáo viên nên triển khai bài học theo những câu hỏi mình đã chuẩn bị, chú trọng đến tất cả học sinh trong lớp, khuyến khích sự tìm tòi, những phát hiện dù nhỏ. Giáo viên nên tạo không khí dân chủ trong lớp học, không cần quá cứng nhắc, có thể tạo cơ hội để các em được tranh luận với nhau và tranh luận với giáo viên. IV. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ngoài việc cung cấp kiến thức, một yêu cầu để giảng dạy có hiệu quả là khắc sâu kiến thức. Hoạt động ngoại khóa chính là giải pháp mang lại hiệu quả đặc biệt. Ngoại khóa có thể được thực hiện trong phạm vi lớp học, hoặc mở rộng hơn trong khối lớp hoặc cả cấp học. Với phạm vi lớp học, ngoại khóa có thể được tổ chức trong những giờ ôn tập, thực hành… Để thực hiện một hoạt động dù nhỏ, giáo viên cũng phải có sự chuẩn bị công phu. Giáo viên phải xác định mục đích của ngoại khóa, phạm vi kiến thức, hình thức hoạt động… Giáo viên cần báo trước cho học sinh chuẩn bị, có thể chọn một số em tham gia vào quá trình chuẩn bị, hướng dẫn để các em tự tổ chức, có thi đua giữa các cá nhân, các tổ. Một số cách củng cố, khắc sâu kiến thức khác như cho học sinh vẽ tranh về tác phẩm, đóng vai để kể lại tác phẩm, ngâm thơ, hát, hoặc chuyển thơ thành nhạc…Học sinh đôi khi có những sáng tạo đủ sức làm cho chúng ta ngạc nhiên, khâm phục. Chính vì thế, giáo viên cần quan tâm hơn đến các hoạt động này nhằm tạo hứng thú học tập cho các em. KẾT LUẬN Bản thân người viết thực ra cũng đang trong quá trình tìm tòi, không dám nói rằng đây là những kinh nghiệm mà chỉ là những suy nghĩ đang được kiểm chứng bằng thực tế. Tôi đi dạy đã được 8 năm. Năm đầu với nhiều nhiệt huyết nhưng khi vào lớp mới thấy mọi việc không như mình nghĩ. Có những học sinh lớp 6, 7 đọc chưa thông, viết chưa thạo, làm sao nói đến chuyện cảm thụ, diễn đạt? Có học sinh học tốt lại thờ ơ với môn Ngữ văn, thậm chí xem học Văn là một cực hình, vả lại, các em thấy không có lợi ích gì khi phân tích những tác phẩm văn học mà hình như nó không liên quan gì đến mình. Có em không hiểu học Văn để làm gì. Trước những thắc mắc như thế, tôi giải thích với các em rằng học Văn là để làm người, để hiểu người, gần người hơn. Học Văn, tâm hồn con người sẽ nhạy cảm hơn, biết thông cảm, chia sẻ, môn Ngữ văn còn giúp cho chúng ta biết cách diễn đạt những suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Hiệu quả của nó có thể không nhìn thấy rõ ràng như môn Toán hay các môn tự nhiên khác, lợi ích nó mang lại tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Giải thích như thế nhưng tôi không tin rằng các em hoàn toàn hài lòng. Từ đó, tôi luôn cố gắng đầu tư cho chuyên môn, đồng thời áp dụng những suy nghĩ trên đây để tạo và duy trì hứng thú dạy của bản thân, hứng thú học tập của học sinh trong từng tiết dạy, đưa môn Ngữ văn gần với thực tế hơn qua, giúp học sinh yêu thích môn học hơn. Và cứ thế, đến nay tôi cảm nhận rằng các em bước vào giờ học của mình không đến nỗi nặng nề, thậm chí có phần trông đợi. Đó cũng là nguồn động viên để tôi duy trì hứng thú dạy học của mình. . không có lợi ích gì khi phân tích những tác phẩm văn học mà hình như nó không liên quan gì đến mình. Có em không hiểu học Văn để làm gì. Trước những thắc mắc như thế, tôi giải thích với các. việc dạy không còn thú vị nữa. Hoặc có người thích môn Ngữ văn, thích dạy nó, nhưng trước tình trạng đó, họ bi quan, không tin tưởng vào mục ích, vai trò của môn học và thế là hết ý chí phấn. lần này thì tỉnh táo hơn, sử dụng lí trí (hay phương pháp phân tích) để xem tác phẩm hay chỗ nào, vì sao hay. Đọc tác phẩm như thế giúp ta thích tác phẩm, khi dạy sẽ không phụ thuộc tài liệu.

Ngày đăng: 08/05/2015, 13:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan