Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
289,01 KB
Nội dung
Mục lục: A – Khái niệm ngân sách nhà nước và thâm hụt NSNN 2 I – khái niệm NSNN & thâm hụt NSNN 2 II – Nguyên nhân thâm hụt ngân sách 3 III – Tác động của thâm hụt ngân sách 4 B – Thực trạng thâm hụt NSNN ở Việt Nam 6 I – Số liệu thống kê, đánh giá tình hình thâm hụt NSNN năm 20xx – 2xxx 6 II – So sánh với một số quốc gia khác 7 III – Nguyên nhân của thâm hụt NS ở VN 9 C – Giải pháp cho vấn đề thâm hụt NS ở VN 13 I – Một số giải pháp cụ thế cho vấn đề thâm hụt NS ở VN 13 II – Các vấn đề đặt ra trong xử lý thâm hụt ngân sách ở VN 15 D – Nợ công I – Một số chỉ tiêu để đánh giá nợ công 18 II- Nguyên nhân của nợ công 21 III- Khuôn khổ pháp lí của nợ công tại Việt Nam 25 IV- Thực trạng nợ công tại Việt Nam 33 V-Thực trạng quản lí nợ công tại Việt Nam 37 E – Kết luận 39 Page 1 A – Khái niệm ngân sách nhà nước và thâm hụt NSNN I – khái niệm NSNN & thâm hụt NSNN 1 – Khái niệm NSNN Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa:Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách nhà nước do Quốc hội xem xét và quyết định thông qua tình hình thực hiện ngân sách năm trước, nhiệm vụ thu chi của ngân sách nhà nước năm nay,tình hình bội chi ngân sách nhà nước,các giải pháp bù đắp bội chi ngân sách,các khoản nợ nhà nước đến hạn Về mặt hình thức thì ngân sách nhà nước là một bảng cân đối tổng hợp các khoản thu và chi . Về mặt nội dung kinh tế, NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. 2 – Thâm hụt NSNN Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước. Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước. Phân loại thâm hụt NS - Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho quốc phòng - Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kì kinh tế, nghĩa là mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên. Page 2 Giá trị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ được tính toán như sau: - Ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng tiền trong một giai đoạn nhất định (thường là một quý hoặc một năm). - Ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và thâm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu nếu nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng. - Ngân sách chu kỳ: là chênh lệch giữa ngân sách thực có và ngân sách cơ cấu. Việc phân biệt giữa ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau giữa chính sách ổn định tùy biến và chính sách ổn định tự động. Việc phân biệt hai loại thâm hụt trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng thực sự của chính sách mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kì kinh tế Thâm hụt ngân sách thường xảy ra với các nước đang phát triển do nhu cầu đầu tư xã hội là rất lớn, nhất là đầu tư về phát triển hạ tầng kinh tế xã hôi. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ở Việt Nam, trong một số năm kinh tế tăng trưởng nhanh, thu ngân sách tăng cao song Chính phủ vẫn chấp nhận thâm hụt ngân sách để có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hôi. Đối với các nước phát triển, chi ngân sách được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô, khi kinh tế suy thoái và tổng cầu giảm thì chính phủ thường tăng chi tiêu để kích cầu tiêu dùng, đầu tư và ngược lại khi kinh tế phát triển nóng, chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu, giảm thâm hụt để đưa nền kinh tế trở về mức sản lượng tiềm năng. Đây cũng là lý do làm cho thâm hụt ngân sách không chỉ phổ biến ở các nước đang phát triển mà còn ở các nước phát triển. II – Nguyên nhân thâm hụt ngân sách Một số nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách: + Nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm một số nguyên tắc thu và chi ngân sách. Cụ thể,ở các nước tư bản,một mặt để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân,chính phủ đã tiến hành cải cách hệ thống thuế, theo hướng thu hẹp tỷ lệ thuế trực thu,làm cho tổng số thu của ngân sách nhà nước giảm mạnh. Mặt khác,cùng với việc tăng chi cho các nhu cầu xã hội,xây dựng các công trình công cộng,trợ cấp cho các doanh nghiệp tư nhân,nghiên cứu khoa học,thì chi phí quân sự cũng tăng lên không ngừng,quá sức chịu đựng của ngân sách nhà nước,dẫn đến tình trạng thâm hụt. Page 3 + Ngoài ra,các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng dẫn tới tình trạng thâm hụt. Khi đất nước lâm vào khủng hoảng, GNP thực tế giảm,các khoản thu nhập của chính phủ giảm (thuế doanh thu và thu nhập giảm), mà các khoản chi chuyển nhượng lại tăng. + Một nguyên nhân khác là cơ chế quản lý và điều hành ngân sách còn nhiều hạn chế, thể hiện trên các lĩnh vực: Lập và quyết định dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách, kế toán và quyết toán ngân sách. Cụ thể tại Việt Nam, đặc điểm nổi bật của ngân sách nhà nước thời gian qua là chịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung cao độ.Vì vậy ngân sách nhà nước luôn gặp phải những khó khăn to lớn , trở nên hết sức bị động cả về thu,chi và cân đối. Thu ngân sách nhà nước tăng chậm và không ổn định,nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế không đủ chi cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế,xã hội và cho sản xuất kinh doanh.Chi ngân sách còn lãng phí ,kém hiệu quả, mà nhu cầu chi tiêu của nhà nước thì ngày càng tăng. + Những vấn đề về thiên tai, dịch bệnh, tình hình chính trị bất ổn cũng có thể tác động làm tăng chi ngân sách, qua đó gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước + Ngoài ra,còn có một trường hợp đặc biệt. Thâm hụt ngân sách chịu tác động của hệ thống chính sách cũng như các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ. Chi ngân sách (và thâm hụt ngân sách) là một trong những công cụ chính sách quan trọng của nhà nước nhằm tác động đến sự phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Chính phủ chủ động bội chi- thâm hụt ngân sách trong phạm vi kiểm soát được để đưa nền kinh tế thoát khỏi giai đoạn suy thoái, sự thiếu hụt ngân sách là động lực và khơi mào cho sự phục hồi kinh tế bằng cách chi tiêu ra nhiều hơn. Nhưng cách này có tác động đa chiều đến nền kinh tế của quốc gia, do đó chúng ta phải rất thận trọng trong việc gây ra thiếu hụt và sự thâm hụt ngân sách tạm thời này phải được kiểm soát chặt chẽ trong một giới hạn nhất định. III – Tác động của thâm hụt ngân sách Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thâm hụt. Nhiều nhà kinh tế theo trường phái hiện đại cho rằng ngân sách nhà nước không nhất thiết phải cân bằng, ngân sách cân bằng chỉ là trường hợp ngoại lệ, mà ngân sách nhà nước thường xuyên thặng dư hay thâm hụt. Điều đó hoàn toàn hợp lý trong ngắn hạn, trong một hoặc vài niên độ. Tuy nhiên, về lâu dài, chính phủ các nước luôn mong muốn đạt được trạng thái cân bằng ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc. Page 4 Ảnh hưởng tích cực: Sự thâm hụt ngân sách trong thời gian ngắn có thể sử dụng như một công cụ của chính sách tài khóa để giúp tăng trưởng kinh tế. Ví dụ: khi nền kinh tế đang ở trong giai đoạn suy thoái, chủ động thâm hụt ngân sách có thể kích thích đầu tư phát triển, góp phần đưa đến tăng trưởng. Hoặc, khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, việc tăng chi tiêu chính phủ sẽ kích thích kinh tế phát triển tạo ra việc làm lâu bền cho người lao động, góp phần làm cho doanh thu từ thuế tăng và trợ cấp thất nghiệp giảm. Tuy nhiên việc thâm hụt ngân sách cũng có thể mang đến nhiều tiêu cực: Việc gia tăng thâm hụt NSNN có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt cán cân thương mại. Thâm hụt cao và kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành của chính phủ. Thâm hụt NSNN tác động đến nhiều yếu tố: lạm phát, thất nghiệp và tỷ giá. Thâm hụt NSNN làm nền kinh tế thiếu tiền, do đó có thể phải phát hành tiền. Điều này làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế, dẫn đến đồng tiền mất giá, gây ra lạm phát. Trong trường hợp đi vay, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài luôn cói những điều khoản ràng buộc và một mức lãi suất nhất định nhưng nếu nhà nước chi tiêu không phù hợp thì sẽ không thể tái tạo , quay vòng số tiền đó, nghĩa là sử dụng không hiệu quả dẫn đến tình trạng lạm phát gia tăng ở kỳ sau. Khi lạm phát thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng theo. Khi đó trong nước sẽ hạn chế tiêu dùng, đầu tư, tăng cường tiết kiệm, làm sức sản xuất của quốc gia suy giảm, các doanh nghiệp sẽ hạn chế việc sản xuất làm nhu cầu nhân lực giảm, thất nghiệp sẽ gia tăng. Sức sản xuất của quốc gia giảm cũng gây ra tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Một vấn đề khác trong việc tăng thâm hụt NSNN là việc tỷ giá đồng nội tệ, so với ngoại tệ tăng, chứng tỏ tiền trong nước đang bị mất giá. Việc này sẽ làm giảm đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài và các đầu tư có yếu tố nước ngoài. Tóm lại, thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng tới khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Page 5 B – Thực trạng thâm hụt NSNN ở Việt Nam I – Số liệu và tình trạng thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây Thâm hụt ngân sách là vấn đề được các quốc gia quan tâm hàng đầu dù là quốc gia đang phát triển hay phát triển. Nó luôn là vấn đề đau đầu của chính phủ các nước, Việt Nam ta cũng không ngoại lệ. Tình hình thâm hụt ngân sách luôn được cập nhật qua các năm cũng như các chính sách và giải pháp luôn được đề xuất nhằm cải thiện tình hình một tốt hơn. Đầu tiên ta có thể thấy bảng thống kê tình hình thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm sau: Qua bảng ta có thể thây được rằng giai đoạn từ 2003-2006 thâm hụt ngân sách ở Việt Nam được đánh giá là ở mức cao, và nó vẫn xoay quanh không có nhiều biến động, nhưng thâm hụt diễn ra liên tục, ngày càng nhanh và tăng tỉ trọng so với GDP, đặc biệt từ 2007-2010 thì có sự biến động mạnh ở đây nhưng nhanh chóng đã trở về mức ban đầu. Tuy nhiên đây vẫn là mức cao và đáng lo ngại. Nhưng câu hỏi được đặt ra liệu phải là chính phủ Việt Nam có kiểm soát được thâm hụt ngân sách hay không? Vì so với dữ liệu thu thập từ IMF có sự chênh lệch khá nhiều nhất là năm 2009, nhiều chuyên gia cho rằng con số thực tế còn lớn hơn như thế nhiều, chứng tỏ đây là mức thâm hụt lớn và không bền vững. Cụ thể hơn ta có thể thấy qua bản thống kê tình hình thâm hụt ngân sách nhà nước qua các năm (2000 -2010) Đơn vị Tỷ đồng ( Nguồn từ cổng thông tin điện tử bộ Tài chính) Chi tiêu Năm Tổng thu cân đối NSNN Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước Thâm hụt ngân sách nhà nước Tỷ lệ bội chi so với GDP 2000 90 749 108 961 22 000 4.7% 2001 123 860 148 208 25 597 4.5% Page 6 2002 177 409 197 573 29 936 4.9% 2004 224 776 248 615 34 703 4.85% 2005 283 847 313 479 40 746 4.86% 2006 272 877 321 377 48 500 5% 2007 311 840 368 340 56 500 5% 2008 408 080 474 280 66 200 4.95% 2009 442 340 584 695 115 900 6.9% 2010 528 100 588 210 133 110 5.8% Bảng số liệu cho ta thấy rõ được tình hình thu chi và thâm hụt ngân sách của chính phủ. Ngoài so với GDP thì ta cũng có thể thấy tốc độ tăng của thâm hụt ngân sách là khá cao nằm trong khoảng 17-18%, cụ thể là năm 2006 tăng từ 48 500 tỷ đồng lên tới 56 500 tỷ đồng. Một số ý kiến cho rằng tỉ lệ chi ngoài ngân sách trong mấy năm gần đây đang tăng nhanh 20 -25% một tỷ lệ đáng lo ngại, nó cũng là một phần khiến cho thâm hụt ngân sách. Gia đoạn 2007 -2010 có mức thâm hụt tăng cao là do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng toàn cầu cũng như việc chấp hành luật ngân sách không nghiêm, thất thu, gian lận, nợ đọng thuế còn lớn, kể cả thuế nội địa và thuế xuất khẩu, số lượng thuế chờ xử lí còn tăng khá nhiều. Đặt ra thách thức cho chính phủ quyết, Sau 2010, chính phủ cố gắng cho mức thâm hụt trờ về mức khoảng 5%GDP nhưng đây không phải là con số khả quan, chính phủ cần phải đưa ra giải pháp và cách thức để thức hiệ tốt công việc quản lí ngân sách và đưa ra con số phù hợp II – So sánh với các quốc gia khác So với các nước trên thế giới, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam thuộc dạng cao. Trung bình trong 2 năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt nam thuộc top những nước có thâm hụt cao so với các nước trong khu vực, vào khoảng 6 %GDP/năm, con số này gấp khoảng 6 lần so với con số tương ứng của Indonexia, gấp khoảng 3 lần so với Trung Quốc và gấp khoảng 2 lần so với Thái Lan Page 7 Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (%GDP) Thâm hụt của mỹ qua các năm (số liệu tự thu thập từ WB và http://useconomy.about.com/od/fiscalpolicy/p/deficit.htm) Page 8 US 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Thâm hụt ngân sách $459 billion. $1.413 trillion $1.294 trillion $1.299 trillion $1.087 trillion $680 billion. GDP 13,645,503,2 06,047 13,263,098,686, 392 13,595,644,3 53,592 13,846,778,425 ,918 14,231,574,6 98,643 14,498,623,12 7,933 -3.364% -10.653% -9.518% -9.381% -7.638% -4.69% US 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Thâm hụt ngân sách 128 billion 158 billion 378 billion 413 billion 318 billion 248 billion 161 billion. GDP 11,668,443,322,3 75 11,875,697 ,924,921 12,207,139 ,706,089 12,670,771 ,839,613 13,095,400 ,000,000 13,444,595 ,948,186 13,685,24 3,103,206 -1.097% -1.33% -3.097% -3.259% -2.428% -1.845% -1.18% Từ hai bảng trên ta thấy Cuộc đại khủng hoảng năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ nhưng cũng đã để lại những ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Trước đại khủng hoảng thâm hụt ngân sách ở Mỹ giai đoạn 2003-2007 là 2.3618%GDP nhưng qua giai đoạn 2008-2012 là vào khoảng 8.11 % GDP. Ở đây một phần nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách là do chinh phủ Mỹ đã sử dụng các gói kích cầu và thêm vào đó thu nhập từ thuế của CP Mỹ bị giảm sút.Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ qua và có mức độ ngày càng gia tăng. Cụ thể, thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003 - 2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008 - 2012. III – Nguyên nhân và nhân và ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách NGUYÊN NHÂN THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Thâm hụt NSNN là khi số chi lớn hơn số thu ngân sách. Vì thế nguyên nhân của việc thâm hụt bắt nguồn thì hoạt động thu chi. Sau đây là một số nguyên nhân chính. Page 9 1 – Nhóm nguyên nhân khách quan: a – Tác động của chu kỳ kinh doanh: Ở giai đoạn khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ. b – Do hậu quả của các tác nhân khác gây ra: Xã hội luôn phải đối mặt với những rủi ro thiên tai, dịch bệnh và đôi khi cả những rủi ro do chính con người gây ra như chiến tranh, khủng bố tình trạng dân số gia tăng…mặc dù khi lập dự toán ngan sách các quôc gia đã có những biên pháp dự phòng nhưng đôi khi rủi ro vượt ra ngoài dự đoán để xử lý các tình trạng khản cấp nhắm ổn định các hoạt dộng kinh tế xã hội, nhà nước phải tăng chi và thâm hụt ngân sách sảy ra ngoài mong muốn của nhà nước. 2 – Nhóm nguyên nhân chủ quan: a – Thất thu thuế: Thuế bao gồm nhiều loại thuế khác nhau là nguồn thu chính cho NSNN tuy nhiên do hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, sự quản lý chưa chặt chẽ đã tạo kẽ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế. Bê cạnh đó do nền kinh tế không ổn định có những giai đoạn suy thoái chính phủ buộc phải giảm hay miễn thuế để giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tuy nhiên cũng làm mất đi một khoản thu lớn của NSNN. Trường hợp điển hình nhất là việc Bộ tài chính yêu cầu các cơ quan hải quan cho Vinashin chậm nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT , sau đó khi vụ án Vinashin được vạch trần thì lúc này tập đoàn này đang nợ thuế trên 40 tỷ đồng. Hoạt động tại VN 18 năm, chiếm lĩnh thị phần nước giải khát khá lớn nhưng Công ty Coca-Cola VN (gọi tắt Coca-Cola) chưa năm nào kê khai có lãi. Theo số liệu từ Cục Thuế TP.HCM, số lỗ lũy kế của Coca-Cola từ khi hoạt động vào năm 1994 đến năm 2006 là 2.736 tỉ đồng. Các năm sau đó, số lỗ của công ty này vẫn tiếp tục tăng thêm và đến năm 2008, lỗ lũy kế vượt qua con số 3.000 tỉ đồng, lên 3.066 tỉ đồng và đến năm 2011, số lỗ lũy kế của đơn vị này lên khoảng 3.700 tỉ đồng. Bà Lê Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, xác nhận doanh thu của Coca-Cola qua các năm tăng bình quân từ 20 - 30%, doanh thu vượt mức 1.000 tỉ đồng từ năm 2006 nhưng công ty vẫn khai lỗ triền miên. Số lỗ lũy kế đến năm 2006 đã quá số vốn đầu tư gần 500 tỉ đồng. Đầu năm 2012, cơ quan thuế đã thực hiện thanh tra năm tài chính 2006, đơn vị này đã giảm lỗ 72 tỉ đồng, giảm trừ chuyển lỗ quá thời hiệu 889 tỉ đồng. Số lỗ âm cả vào vốn đầu tư nhưng Coca-Cola vẫn liên tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập đoàn này còn tuyên bố sẽ đầu tư mới 300 triệu USD vào VN trong vòng 3 năm tới, nâng tổng vốn đầu tư của tập đoàn và các đối tác đóng chai tại VN trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 lên 500 triệu USD. Page 10 [...]... tiêu và đầu tư công là điều cần phải làm và có tính khả thi cao nhất bởi thâm hụt ngân sách tăng thì nợ công khó có thể trả được Hai vấn đề quan trọng Việt Nam cần giải quyết nhanh chóng đó là thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại, bởi vì nợ nước ngoài và thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại nếu không giải quyết kịp thời sẽ buộc Chính phủ phải tiếp tục đi vay với lãi suất cao hơn Việt Nam vẫn... ro nằm chính ở các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) .Nợ công của Việt Nam thực chất mới chỉ là nợ Chính phủ.Một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chưa được đưa vào trong các thống kê về nợ công. Theo quan niệm quốc tế, nợ công phải bao gồm cả nợ của DNNN .Ở một số quốc gia, nợ Chính phủ và nợ công gần như đồng nhất vì khu vực DNNN của họ rất nhỏ Ở Việt Nam, nợ của DNNN có quy mô xấp xỉ với nợ của Chính... phát sinh nợ công thì nợ công có ba loại là nợ công từ vốn vay ODA, nợ công từ vốn vay ưu đãi và nợ thương mại thông thường Theo trách nhiệm đối với chủ nợ thì nợ công được phân loại thành nợ công phải trả và nợ công bảo lãnh Nợ công phải trả là các khoản nợ mà Chính phủ, chính quyền địa phương có nghĩa vụ trả nợ Nợ công bảo lãnh là khoản nợ mà Chính phủ có trách nhiệm bảo lãnh cho người vay nợ, nếu... 3: Nguyên nhân của nợ công, các nguy cơ đe dọa tiềm tàng từ nợ công 1/ Nguyên nhân nợ công của Việt Nam Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng nợ công của Việt Nam, song những nguyên nhân cơ bản phải kể đến là: Thứ nhất, do bội chi ngân sách lớn và kéo dài khiến vay nợ trở thành nguồn lực chính để bù đắp vào thâm hụt ngân sách. Đây là nguyên nhân chính khiến tình hình nợ công ngày càng trở thành gánh nặng... nợ đúng hạn Phân loại nợ công Page 21 Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ công, mỗi tiêu chí có một ý nghĩa khác nhau trong việc quản lý và sử dụng nợ công Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vaythì nợ công gồm có hai loại: nợ trong nước và nợ nước ngoài Nợ trong nước là nợ công mà bên cho vay là cá nhân, tổ chức Việt Nam Nợ nước ngoài là nợ công mà bên cho vay là Chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ,... trả được nợ thì Chính phủ sẽ có nghĩa vụ trả nợ Theo cấp quản lý nợ thì nợ công được phân loại thành nợ công của trung ương và nợ công của chính quyền địa phương Nợ công của trung ương là các khoản nợ của Chính phủ, nợ do Chính phủ Page 22 bảo lãnh Nợ công của địa phương là khoản nợ công mà chính quyền địa phương là bên vay nợ và có nghĩa vụ trực tiếp trả nợ Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm... ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam điều này làm cho các nhà làm chính sách phải thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, tăng đầu tư, bội chi ngân sách để kích cầu, phát triển kinh tế CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ: 1 – Tích cực: Thâm hụt ngân sách nhỏ hơn 5% sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - Tăng bội chi ngân sách nhằm chống suy thoái - Thâm hụt ngân sách. .. là một vấn đề đặt ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Thâm hụt ngân sách nhà nước là nguyên nhân gây nên nhiều tác động tiêu cực đến đời sống của người dân và làm mất đi sự cân bằng của nền kinh tế Do đó việc nghiên cứu kỹ về thâm hụt ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết Ngân sách nhà nước là một công cụ điều tiết vĩ mô rất hiệu quả và quan trọng, thông qua đó mà nhà nước thực hiện các chức... dụng nợ công ở Việt Nam Xét về bản chất kinh tế, khi Nhà nước mong muốn hoặc bắt buộc phải chi tiêu vượt quá khả năng thu của mình (khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác) thì phải vay vốn và điều đó làm phát sinh nợ công Như vậy, nợ công là hệ quả của việc Nhà nước tiến hành vay vốn và Nhà nước phải có trách nhiệm hoàn trả Do đó, nghiên cứu về nợ công phải bắt nguồn từ quan niệm về việc Nhà nước. .. khăn hơn cho các doanh nghiệp trong việc trả nợ, khiến nợ công ngày càng gia tăng H12 Cơ cấu công nợ VN năm 2010 Thứ ba, thâm hụt ngân sách đã trở thành căn bệnh kinh niên, đầu tư lại không ngừng mở rộng kéo theo lạm phát và lãi suất cao khiến cho việc hoàn trả nợ công ngày càng trở nên đắt đỏ Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam tăng tương đối cao (6,5% GDP Page 28 năm . nhân và nhân và ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách NGUYÊN NHÂN THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Thâm hụt NSNN là khi số chi lớn hơn số thu ngân sách. Vì thế nguyên nhân của việc thâm hụt. niệm ngân sách nhà nước và thâm hụt NSNN 2 I – khái niệm NSNN & thâm hụt NSNN 2 II – Nguyên nhân thâm hụt ngân sách 3 III – Tác động của thâm hụt ngân sách 4 B – Thực trạng thâm hụt NSNN ở Việt. các nước trên thế giới, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam thuộc dạng cao. Trung bình trong 2 năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt nam thuộc top những nước có thâm hụt cao so với các nước