Đình làng Việt Nam

11 700 2
Đình làng Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM Khi nói đến văn hoá làng - nét văn hoá của nông thôn Việt Nam, chúng ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm nên biểu tượng của làng quê. Đó là những hình ảnh của "cây đa, bến nước, sân đình, bụi tre, vườn cây, ao cá ". Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Đình là của cộng đồng làng xã Việt Nam. Đình là biểu hiện sinh hoạt của người Việt Nam, nơi "cân bằng" phép tắc của cuộc sống cộng đồng, nơi khai diễn những nét tài năng, tư duy của dân làng, nhất là về tín ngưỡng, nơi để thờ thần Thành Hoàng làng, người có công với dân, cứu nước, giữ nước hoặc giúp dân nghề nghiệp sinh sống. Có lẽ, những đình cổ nhất nước ta vẫn là những ngôi đình mang kiến trúc theo hình chữ Nhất như: Đình Tây Đằng Đình Lỗ Hạnh Đình làng thường là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long triều nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu". Phía trước đình làng thường có sân rộng, hồ nước cây xanh tạo cảnh quan Đình làng gồm có 5-7 gian, hoặc có thể có tới 9 gian như ở đình làng Đình Bảng Mặt bằng đình phổ biến là kiểu chữ Nhất hoặc quy mô, phức tạp hơn với những bố cục mặt bằng chữ Đinh, chữ Nhị, chữ Công, chữ Môn (chữ Hán) Đình làng thường phổ biến loại bốn mái, có khi cũng phát triển thêm loại tám mái (kiểu chồng diêm) do những ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa về sau này Không gian cảnh quan, kiến trúc đình làng thường phát triển cả phía sau, phía trước và hai bên, với nhiều hạng mục: hậu cung, ống muỗng (ống muống), tiền tế, các dãy tả vu, hữu vu, tam quan, trụ biểu, hồ nước, thủy đình, Trong bố cục đó, không gian chủ yếu vẫn là tòa đại đình (đại bái), là nơi diễn ra các hoạt động hội họp, ăn khao, khao vọng, phạt vạ của dân làng Đại đình bao giờ cũng là tòa nhà lớn nhất trong quần thể, bề thế, trang trọng. Đại đình ở các đình cổ thường có sàn lát ván, cao từ 60 đến 80cm, chia làm ba cốt cao độ, là sự phân chia thứ bậc cho những người ngồi ở Đại đình Mái cong của đình không giống với bất cứ một mái cong nào của vùng Đông Nam Á, vì góc đao của đình uốn cong và vút cao do một hệ thống cấu trúc đặc biệt có tên gọi riêng là tâu đao lá mái, không do vôi vữa đắp thành. Đình làng không những có giá trị về mặt kiến trúc cao, là kiến túc thuần Việt nhất của dân tộc, mà còn là kho tàng hết sức giá trị về mặt điêu khắc dân gian. Đây là thế giới cho nền nghệ thuật điêu khắc dân gian phát triển mạnh mẽ. Trên các vì kèo, tất cả các đầu bẩy, đầu dư, đố, xà kẻ, ván gió, ván nong (dong) là nơi các nghệ sĩ điêu khắc dân gian chạm khắc các đề tài tái hiện cuộc sống và lao động của con người, cảnh sắc thiên nhiên giàu tính dân gian và phong phú, sinh động Như vậy, điêu khắc trang trí, cùng với kiến trúc đã làm cho đình có những nét riêng trên chiều dài của đất nước Đình làng đã có từ ngàn xưa, gợi nhớ một di tích cổ kính thân tình. Đình làng lại theo ta vào cuộc sống mới và hình ảnh đậm nét về nó không hề phai nhạt trong cuộc sống của người Việt Nam hôm nay TRÒ CHƠI 1 2 XIN CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE 1. Đình làng gồm bao nhiêu gian? A. 3-5 gian B. 4-6 gian C. 5-7 gian . đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Đình là của cộng đồng làng xã Việt Nam. Đình là biểu hiện sinh hoạt của người Việt Nam, nơi "cân bằng" phép tắc. ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM Khi nói đến văn hoá làng - nét văn hoá của nông thôn Việt Nam, chúng ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm nên biểu tượng của làng quê. Đó là những. sống. Có lẽ, những đình cổ nhất nước ta vẫn là những ngôi đình mang kiến trúc theo hình chữ Nhất như: Đình Tây Đằng Đình Lỗ Hạnh Đình làng thường là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những

Ngày đăng: 08/05/2015, 03:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan