1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI DỰ THI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM VÀ CÔNG ĐOÀN QUẢNG TRỊ

23 963 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 672 KB

Nội dung

Quá trình hình thành và ra đời của tổ chức Công đoàn ViệtNam gắn liền với tên tuổi và cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái QuốcChủ tịch Hồ Chí Minh-lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công

Trang 1

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC TỈNH QUẢNG TRỊ

CÔNG ĐOÀNG TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ

Trang 2

PHẦN I

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

CÂU 1   : Đồng chí hãy cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Do ai sáng lập ?

Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu

nước, rời Việt Nam Người đến Pháp, Anh Những năm

tháng hoạt động trong phong trào công nhân và Công

đoàn Quốc tế, Người đã nghiên cứu hình thức tổ chức

Công đoàn ở các nước Tư bản, Thuộc địa và nửa thuộc

địa Từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn, đặt cơ sở lý luận

và hình thức tổ chức cho Công đoàn Việt Nam

Tại Quảng Châu Người mở lớp đào tạo Cán bộ

( 1924-1927 đào tạo được 75 hội viên) trong các bài

giảng của Người sau này được tập hợp trong Tác phẩm

"Đường Kách Mệnh”(Xuất bản 1927), Người đã viết về

tổ chức Công hội : "Tổ chức Công hội trước là để cho

công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để

nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới "( Trích Nâng cao nhận thức trong thời kì hội nhập kinh tế- tr 26)

Từ năm 1925 đến 1928, nhiều Công hội bí mật đã hình thành do sự hoạt độngmạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Đặc biệt từ năm 1928, khi kỳ

bộ Bắc kỳ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương thực hiện "Vô sản

hoá" thì phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam ngày càng sôi nổi,(

1926-1927 có 27 cuộc đấu tranh ; 1928-1929 có 40 cuộc đấu tranh ngoài mục đích kinh

tế, bước đầu đòi mục đích chính trị, đòi thành lập nghiệp đoàn, đã có sự liên kếtgiữa các nhà máy, xí nghiệp ) sự phát triển của phong trào công nhân thúc đẩy sựphát triển của tổ chức Công hội lên một bước mới cả về hình thức lẫn nội dunghoạt động.Công nhân Việt Nam đang tiến tới thành lập chính đảng cách mạng và

tổ chức quần chúng rộng lớn của giai cấp công nhân

.Năm 1929 là thời điểm phong trào công nhân và hoạt động công hội ở nước ta

phát triển sôi nổi nhất, đặc biệt là ở miền Bắc Các cuộc đấu tranh của công nhân

nổ ra liên tục ở nhiều xí nghiệp, có sự phối hợp chặt

chẽ và thống nhất hành động giữa các cuộc đấu tranh

ở xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một địa

phương và giữa địa phương này với địa phương khác

trong toàn xứ ( Trong các dịp kỉ niệm ngày Quốc tế

lao động(1/5/1929) và Cách mạng tháng Mười Nga

(7/11/1929) công nhân nhiều nơi đã tổ chức mít tinh,

treo cờ đỏ, rãi truyền đơn tuyên truyền cách mạng

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân

Trang 3

và tổ chức Công hội đòi hỏi phải có một tổ chức Mác-xít, một Đảng thực sự Cáchmạng của giai cấp công nhân có khả năng tập hợp, lãnh đạo công nhân đấu tranhgiành độc lập tự do.

Tháng 3/1929 những hội viên tích cực nhất của HVNCMTN Bắc Kì đã nhómhọp tại số nhà số 5D phố Hàm Long ( Hà Nội ) quyết định thành lập chi bộ Cộngsản đầu tiên gồm 7 người : Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Trịnh Đình Cửu, Trầnvăn Cung, Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính và Nguyễn Tuân Tiếp đến,

ngày 17/6/1929,tại số nhà 312 phố Khâm Thiên( Hà Nội ) Đông Dương cộng sảnĐảng ra đời Đông Dương Cộng sản Đảng giao cho đồng chí Nguyễn Đức Cảnh,

ủy viên lâm thời phụ trách công tác công vận của Đảng triệu tập Đại hội thành lập

Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ vào ngày 28/7/1929 tại nhà số 15, phố Hàng Nón, Hà Nội Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Tổng Công hội đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Uỷ viên Ban Chấp hành lâm thời Đảng Công sản Đông Dương đứng đầu.( Trích Đại cương lịch sử Việt Nam tập II tr 143) Tham dự Đại hội có

các đại biểu các Tổng Công hội Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ ĐôngTriều, Mạo Khê Đại hội cũng đã thông qua chương trình, Điều lệ của Công hội

đỏ Việt Nam và quyết định cho xuất bản tờ Lao động (số đầu ra ngày 14/8/1929 dochính Nguyễn Đức Cảnh và Trần Học Hải phụ trách) Ban Chấp hành lâm thời còn

có các đồng chí Trần Hồng Vân, Trần Văn Các, Nguyễn Huy Thảo và đặc biệt cóđồng chí Trần Văn Lan (tức Giáp Cóc), một công nhân ưu tú của phong trào côngnhân Nhà máy sợi Nam Định…

Đại hội V Công đoàn Việt Nam (tháng 11 năm 1983) đã quyết định lấy ngày28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ làm ngày truyền thống củaCông đoàn Việt Nam Quá trình hình thành và ra đời của tổ chức Công đoàn ViệtNam gắn liền với tên tuổi và cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc(Chủ tịch Hồ Chí Minh)-lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam

Có thể nói, sự kiện thành lập Tổng Công hội đỏ miền Bắc Việt Nam là một mốc

son chói lọi và có ý nghĩa hết sức to lớn trong lịch sử phong trào công nhân vàCông đoàn Việt Nam Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thểCách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí, nguyệnvọng của đông đảo công nhân lao động Nó vừa là kết quả tất yếu của sự trưởngthành về chất lượng phong trào công nhân nước ta, vừa là thắng lợi của đường lốicông vận của Nguyễn Ái Quốc và Đông DươngCộng sản Đảng cũng như củaphong trào yêu nước nói chung từ sau tháng 6-1925 Đồng thời cũng đáp ứng nhucầu bức thiết về mô hình tổ chức của phong trào công nhân Việt Nam và đánh dấu

sự hoà nhập của phong trào công nhân nước ta với phong trào Cộng sản và côngnhân quốc tế Chính vì ý nghĩa đó, theo đề nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt

Nam, Bộ chính trị TW Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định lấy ngày 28/7/1929 là

ngày truyền thống của Công đoàn Việt Nam.

CÂU 2: Đồng chí hãy cho biết từ khi thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam

đã trải qua mấy kỳ Đại hội? Mục tiêu, ý nghĩa của các kỳ Đại hội?

Từ ngày thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua 10 kỳ Đại hội, 

mỗi Đại hội gắn với một thời kỳ lịch sử , ghi nhận sự đóng góp xứng đáng của gia

Trang 4

cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam đối với đất nước.

Đại hội I:01/1/1950- 15/1/1950 tại Thái Nguyên

Đại hội II: 23/2/1961 - 27/2/1961 tại Hà Nội

Đại hội III: 11/2/1974 - 14/2/1974 tại Hà Nội

Đại hội IV: 8/5/1978 - 11/5/1978 tại Hà Nội

Đại hội V: 16/11/1983 -18/11/1983 tại Hà Nội

Đại hội VI: 17/10/1988 -20/10/1988 tại Hà Nội

Đại hội VII: 9/11/1993 -12/11/1993 tại Hà Nội

Đại hội VIII: 3/11/1998 -6/11/1998 tại Hà Nội

Đại hội IX: 10/10/2003 -13/10/2003 tại Hà Nội

Đại hội X : 02/11/2008 -05/11/2008 tại Hà Nội

Mục tiêu, ý nghĩa của các kì Đại hội

ĐẬI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THƯ I

Họp từ ngày 1 đến ngày 15/1/1950 tại xã Cao

Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chiến khu

Việt Bắc Tham dự có gần 200 đại biểu của giai cấp

công nhân Việt Nam Đại hội bầu Đồng chí Hoàng

Quốc Việt làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên

làm Tổng Thư ký

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Đại Hội,

trong thư Người nêu rõ “những việc chính mà Đại

- Đi đến tổ chức toàn thể lao động bằng đầu óc cũng

như lao động bằng chân tay.

- Giúp đỡ và lãnh đạo nông dân về mọi mặt.

- Liên lạc mật thiết với công nhân thế giới, trước hết là với công nhân Trung Hoa

và công nhân Pháp.

Trong công việc kháng chiến và kiến quốc, trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ mới, giai cấp công nhân phải là người lãnh đạo”.

Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh đã cụ thể hoá mục tiêu chính trị của Đại hội l:

Mục tiêu: Công đoàn Việt Nam chiến đấu cho độc lập dân chủ và hoà bình

Khẩu hiệu hành động là: “Động viên công nhân viên chức cả nước, nhất là công

nhân ngành Quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi”.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam gồm 21 uỷviên chính thức, 4 dự khuyết, trong đó đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủtịch danh dự; đồng chí Hoàng Quốc Việt, Uỷ viên Thường vụ Ban Chấp hành

Trang 5

Trung ương Đảng làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên được bầu làm Tổngthư ký Ban Thường vụ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam gồm có 5 đồng chí:Trần Danh Tuyên, Nguyễn Hữu Mai, Hoàng Hữu Đôn, Nguyễn Duy Tính và TrầnQuốc Thảo.

Ý nghĩa: Sự kiện Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ Nhất tháng 01/1950

đánh dấu bước trưởng thành to lớn của giai cấp công nhân và Công đoàn ViệtNam Những văn kiện được Đại hội thông qua là sự vận dụng đúng đắn, cụ thể vàsáng tạo đường lối cách mạng của Đảng vào phong trào đấu tranh của giai cấpcông nhân, là điều kiện thuận lợi cho giai cấp công nhân và tổ chức Công đoànhoàn thành những nhiệm vụ mới của cuộc kháng chiến và mở ra một thời kỳ mớicủa công tác Công đoàn ở Việt Nam Đại hội đã giải quyết những vấn đề lớn trongthống nhất nhận thức và hành động, sửa đổi Điều lệ Công đoàn, bầu cử chính thứcBan Chấp hành Đại hội lấy việc thi đua ái quốc làm trọng tâm công tác

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THƯ II

Họp từ ngày 23 đến ngày 27/2/1961 tại

Trường Thương nghiệp, Thủ đô Hà Nội Tham dự

có 752 đại biểu Đại hội đề ra nhiệm vụ trong giai

đoạn này là: “ Đoàn kết, tổ chức giáo dục toàn thể

công nhân viên chức phát huy khí thế làm chủ của

quần chúng, làm cho quần chúng mau chóng nắm

đựơc kỹ thuật tiên tiến để hoàn thành thắng lợi sự

nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, trước

mắt là thi đua hoàn thành thắng lợi toàn diện và

vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đưa miền

Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ

nghĩa xã hội làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu

tranh thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc”

Đại hội lần thứ II Công đoàn Việt Nam đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn lao

động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam, bầu Ban Chấp hành gồm 54 đồng

chí, Đoàn Chủ tịch gồm 19 đồng chí và bầu đồng chí Hoàng Quốc Việt làm Chủtịch Tổng Công đoàn Việt Nam, đồng chí Trần Danh Tuyên được bầu làm TổngThư ký

Mục tiêu : “Động viên cán bộ, công nhân, viên chức thi đua lao động sản xuất,

xây dựng CNXH ở miền Bắc, với tinh thần “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà”.

Ý nghĩa: Lần đầu tiên trong lịch sử, Đại hội Công đoàn Việt Nam họp ở Thủ đô

Hà Nội, trong bầu không khí hoà bình Cũng lần đầu tiên trong lịch sử, Đại hộiCông đoàn Việt Nam có các đoàn đại biểu quốc tế được mời và Chủ tịch Hồ Chí

Minh đến dự Đại hội đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng

Công đoàn Việt Nam Đại hội là cuộc sinh hoạt chính trị quan trọng của giai cấpcông nhân và tổ chức Công đoàn nhằm đưa đường lối của Đảng vào quần chúngcông nhân viên chức Những vấn đề mà Đại hội quyết định là những vấn đề quantrọng đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân ta

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THƯ III

Họp từ ngày 11 đến ngày 14/2/1974 tại Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội.

Về dự có 600 đại biểu thay mặt cho hơn 1 triệu đoàn viên Công đoàn trong cảnước

Trang 6

Nhiệm vụ chung đã được Đại hội xác định là: “ Nâng cao giác ngộ xã hội chủnghĩa, chủ yếu là tư tưởng làm tập thể, ý thức làm chủ xã hội, làm chủ Nhà nước,phát huy vai trò làm chủ tập thể của công nhân, viên chức, động viên phong tràosôi nổi trong công nhân, viên chức thi đua lao động, sản xuất, cần kiệm xây dựngchủ nghĩa xã hội, tham gia quản lý xí nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước,thực hiên ba cuộc cách mạng; thường xuyên nâng cao cảnh giác,sẵn sàng đập tanmọi âm mưu của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, làm tròn nghĩa vụ đối với miền Namruột thịt; ra sức tăng cường đoàn kết chiến đấu và lao động với nhân dân Lào vàCampuchia anh em; tiếp tục phấn đấu cho sự đoàn kết , thống nhất của lao động vàphong trào Công nhân thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, cầmđầu là đế quốc Mỹ, chống bọn Tư bản lũng đoạn, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dânchủ và chủ nghĩa xã hội”

Đại hội đã bầu 72 Uỷ viên chính thức, đồng chí Tôn Đức Thắng Chủ tịch NướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà được bầu làm Chủ tịch danh dự Đồng chí HoàngQuốc Việt được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Đức Thuận được bầu làm PhóChủ tịch kiêm Tổng Thư ký

Mục tiêu : “Động viên sức người, sức của chi viện cho chiến trường, tất cả để

giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”.

Ý nghĩa: Đại hội lần thứ III Công đoàn Việt Nam được tiến hành trong lúc ở

nước ta cũng như ở trên khắp Năm châu đang diễn ra những chuyển biến lớn lao cólợi cho phong trào cách mạng của nhân dân các nước

Đại hội là một sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị của đất nước Đại hộitiêu biểu cho ý chí của hàng triệu người lao động làm chủ tập thể quyết tâm biếnchủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sản xuất và chiến đấu thời kỳ chống Mỹ cưúnước thành phong trào sôi nổi thi đua lao động, sản xuất, cần kiệm xây dựng chủnghĩa xã hội ở miền Bắc; đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ IV

Họp từ ngày 8 đến ngày 11/5/1978 tại Hội trường Ba

Đình, Thủ đô Hà Nội Về dự có 926 đại biểu thay mặt

cho hơn 2 triệu đoàn viên Công đoàn thuộc 39 Liên

hiệp Công đoàn địa phương, 18 Công đoàn ngành

Trung ương trong cả nước

Đại hội đã xác định nhiệm vụ của Công đoàn trong

nhiệm kỳ mới là:

“Bồi dưỡng năng lực và phát huy quyền làm chủ tập

thể xã hội chủ nghĩa của công nhân, viên chức, dấy lên

phong trào cách mạng rộng lớn thực hiện thắng lợi

đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, kết

hợp xây dựng kinh tế quốc phòng, thường xuyên nâng cao tinh thần cách mạng, sẵn sàng làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; thực hiện đồng thời ba cuộc cách mạng; cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng

tư tưởng văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; tích cực hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam; thi đua lao động, sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, thi đua phục vụ nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ

Trang 7

nghĩa nước nhà, trước mắt là hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976- 1980), chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức; ra sức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Công đoàn; cải tiến tổ chức

và phương pháp công tác nâng cao năng lực hoạt động, năng lực tham gia quản lý kinh tế, tham gia vào công việc của Nhà nước và kiểm tra hoạt động của Nhà nước; góp phần tăng cường đoàn kết và thống nhất của phong trào công nhân và của lao động thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới và các thế lực phản động khác, vì quyền lợi của người lao động, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, và chủ nghĩa xã hội”

Đại hội đã bầu BCH mới gồm 155 Uỷ viên Đồng chí Nguyễn Văn Linh UV BộChính trị Trung ương Đảng ( sau này là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ươngĐảng ) được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, đồng chí Nguyễn ĐứcThuận được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký

Mục tiêu :“Động viên giai cấp công nhân và những người lao động khác thi

đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá trong cả nước”.

Ý nghĩa: Đại hội phát huy quyền làm chủ tập thể và ý chí tự lực tự cường của

những người lao động chân tay và lao động trí óc đang hăng say lao động, tiếncông nhằm xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa giàu mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc

Đại hội là hình ảnh đẹp đẽ của đội ngũ giai cấp công nhân thống nhất, của tổchức công đoàn thống nhất, trong nước Việt Nam thống nhất, thành quả của hơnnửa thế kỷ đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân ta

Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu một phong tràocách mạng mới có sức lôi cuốn đông đảo công nhân viên chức và quần chúng nhândân trên khắp mọi miền Tổ quốc hăng hái làm việc, thi đua lao động sản xuất vàcông tác

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ V

Họp từ ngày 16 đến ngày 18/11/1983 tại Hội trường

Ba Đình, Thủ đô Hà Nội Về dự có 949 đại biểu thay mặt

cho gần 4 triệu đoàn viên Công đoàn trong cả nước Đại

hội nhất trí lấy ngày 28/7/1929 ngày thành lập Công hội

đỏ Bắc Kỳ là ngày truyền thống Công đoàn Việt Nam

Đại hội khẳng định: tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chung

của công đoàn  cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà Đại hội

lần thứ Tư  Công đoàn Việt Nam đề ra:

“Bồi dưỡng năng lực và phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của côngnhân, viên chức, dấy lên phong trào cách mạng rộng lớn thực hiện thắng lợi đườnglối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, kết hợp xây dựng kinh tế với quốcphòng, thường xuyên nâng cao tinh thần cách mạng, sẵn sàng làm tròn nghĩa vụbảo vệ Tổ quốc; thực hiện đồng thời ba cuộc cách mạng; cách mạng về quan hệsản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá, trong đó cáchmạng khoa học kỹ thuật là then chốt; tích cực hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hộichủ nghĩa ở miền Bắc và hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam; thi đualao động, sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, thi đua phục vụ nông

Trang 8

nghiệp, chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức; rasức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Công đoàn; cải tiến tổ chức và phương pháp côngtác nâng cao năng lực hoạt động, năng lực tham gia quản lý kinh tế, tham gia vàocông việc của Nhà nước và kiểm tra hoạt động của Nhà nước; góp phần tăngcường đoàn kết và thống nhất của phong trào công nhân và của lao động thế giớitrong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới vàcác thế lực phản động khác, vì quyền lợi của người lao động, vì hoà bình, độc lậpdân tộc, dân chủ, và chủ nghĩa xã hội”

Đại hội V Công đoàn Việt Nam đã sửa đổi bổ sung Điều lệ công đoàn ViệtNam, làm rõ hơn tính chất của công đoàn Việt Nam, mối quan hệ giữa công đoànvới các đoàn thể khác Đồng thời bổ sung nhiệm vụ quốc tế đối với các nước bạnLào, Campuchia Đại hội đã quyết định lấy ngày 28/7/1929 ngày họp Đại hội thànhlập Tổng Công hội đỏ miền Bắc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnĐông Dương làm ngày kỷ niệm thành lập Công đoàn Việt Nam

Đại hội đã bầu BCH gồm 155 Uỷ viên Ban Thư ký gồm 13 uỷ viên Đại hội đãbầu Đồng chí Nguyễn Đức Thuận là Chủ tịch, đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu

là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tháng 2/1987, đồng chí Phạm Thế Duyệtđược bầu làm Chủ tịch, đồng chí Dương Xuân An được bầu làm Tổng Thư ký

Mục tiêu: “Động viên công nhân lao động thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của

Đảng Phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu”.

Ý nghĩa: Đại hội lần thứ V Công đoàn Việt Nam diễn ra trong bối cảnh đất

nước ta đang đứng trước một thời kỳ cách mạng hết sức sôi động Đảng ta, giai cấpcông nhân và nhân dân lao động đang gánh vác một sứ mệnh trọng đại, xây dựngthành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đây làđại hội hành động của công nhân, viên chức cả nước phát huy mạnh mẽ quyền làmchủ tập thể xã hội chủ nghĩa, dấy lên các phong trào cách mạng rộng lớn nhằmthực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế xã hội tổng quát trong những năm 80của thế kỷ XX

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ VI

Họp từ ngày 17 đến ngày 20/10/1988 tại Hội trường Ba

Đình, Thủ đô Hà Nội Về dự có 834 đại biểu thay mặt cho

gần 4 triệu đoàn viên Công đoàn trong cả nước Đại hội đã

xác định khẩu hiểu “Việc làm và đời sống, dân chủ và

công bằng xã hội” là mục tiêu trong hoạt động của Công

đoàn các cấp

Công đoàn phải động viên công nhân, lao động đi đầu

trong việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện thắng lợi đường lối đổi mớicủa Đảng, đồng thời kiên quyết đấu tranh thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, côngbằng xã hội

Đại hội đã đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động

Việt Nam , Công đoàn Tỉnh, Huyện đổi thành Liên đoàn Lao động Các chức danh

Thư ký Công đoàn gọi là Chủ tịch Công đoàn Đại hội VI Công đoàn Việt Nam làđại hội đổi mới của phong trào công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch, các đồng chí Cù ThịHậu, Dương Xuân An được bầu làm Phó Chủ tịch

Trang 9

Mục tiêu : Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì “việc làm, đời sống, dân

chủ và công bằng xã hội”

Ý nghĩa: Đây là đại hội đầu tiên của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn

Việt Nam kể từ khi cả nước bước vào thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội lầnthứ VI của Đảng khởi xướng Đại hội đã diễn ra thật sự dân chủ và công khai theotinh thần đổi mới của Đảng Đại hội đã nêu được ý chí của giai cấp công nhân ViệtNam trước vận hội mới, thời cơ mới của đất nước… Đại hội đã ghi một dấu ấn tốtđẹp trong lịch sử Công đoàn Việt Nam và mở ra một giai đoạn phấn đấu mới, vẻvang của Công đoàn Việt Nam

Đại hội đánh dấu một bước sự đổi mới trong tổ chức và hoạt động của côngđoàn nhằm động viên công nhân lao động cả nước phấn đấu thực hiện đường lốiđổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam Đại hội kêu gọi anh chị em công nhân, laođộng và đoàn viên, cán bộ công đoàn hãy phát huy truyền thống và bản chất cáchmạng triệt để của giai cấp công nhân, biến Nghị quyết Đại hội thành hành độngthiết thực, biến khẩu hiệu việc làm và đời sống, dân chủ và công bằng xã hội thànhsức mạnh vật chất

ĐAỊ HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THƯ VII

Họp từ ngày 9 đến ngày 12/11/1993 tại Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội Về

dự có 610 đại biểu thay mặt cho gần 3 triệu đoàn viên Công đoàn thuộc 53 Liênđoàn lao động địa phương, 23 Công đoàn ngành Trung ương trong cả nước

Năm 1992, Quốc hội khoá VII kỳ họp thứ 11 đã thông qua Hiến pháp nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 10 Hiến pháp 1992 quy định rõ về vaitrò, vị trí của tổ chức Công đoàn Việt Nam

Đại hội đánh giá cao phong trào công nhân, viên chức lao động trong tất cả các cơ

sở sản xuất, kinh doanh, phục vụ an ninh và quốc phòng, các cơ quan quản lý,nghiên cứu khoa học trong các trường học, bệnh viện, các đơn vị hành chính sựnghiệp, đã góp phần xứng đáng vào những thành tựu chung của đất nước, tô thắmthêm truyền thống yêu nước và cách mạng của giai cấp công nhân và tầng lớp trithức Việt Nam

Nghị quyết Đại hội VII Công đoàn Việt Nam khẳng định “Trong bước ngoặt đầythử thách, giai cấp công nhân nước ta đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, vượtqua mọi khó khăn trong bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường, hăng hái đi đầutrong công cuộc đổi mới, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội,củng cố quốc phòng và an ninh của đất nước, giữ vững ổn định về chính trị”

 Đại hội xác định mục tiêu của hoạt động công đoàn trong những năm tới là:

“Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn.

Góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động”.

Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch, các đồng chí Cù ThịHậu, Hoàng Minh Chúc, Nguyễn An Lương, Hoàng Thị Khánh được bầu làm PhóChủ tịch

Mục tiêu : “ Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động”.

Ý nghĩa: Đại hội VII Công đoàn Việt Nam diễn ra trong tình hình đất nước có

nhiều thay đổi lớn Đại hội đặt ra một vấn đề rất cơ bản là xây dựng, phát triển giai

Trang 10

cấp công nhân về số lượng, nhất là nâng cao về chất lượng; nắm vững và cụ thểhóa cương lĩnh, chiến lược kinh tế – xã hội và các Nghị quyết của Đảng, thực hiệntốt hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ VIII

Họp từ ngày 3 đến ngày 6/11/1998 tại Cung Văn

hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội Về

dự có 898 đại biểu thay mặt cho gần 4 triệu đoàn viên

Công đoàn thuộc 61 Liên đoàn lao động địa phương,

18 Công đoàn ngành Trung ương trong cả nước

Nghị quyết Đại hội khẳng định: “Dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam, công cuộc đổi mới tiếp

tục đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó sự đóng

góp xứng đáng của giai cấp công nhân và tổ chức

Công đoàn Việt Nam…Đội ngũ công nhân, viên chức,

lao động đã tỏ rõ hơn bản lĩnh chính trị vững vàng, tin

tưởng và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới do

Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nỗ lực vương lên lao

động và công tác…giữ vai trò quyết định thúc đẩy phát

triển kinh tế- xã hội của đất nước, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng,xứng đánh là giai cấp lãnh đạo cách mạng, lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

Đại hội đã bầu đồng chí Cù Thị Hậu làm Chủ tịch, các đồng chí Nguyễn AnLương, Đặng Ngọc Chiến, Đỗ Đức Ngọ, Nguyễn Đình Thắng được bầu làm Phó

Chủ tịch

Mục tiêu : “Vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì việc làm,

đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chứcCông đoàn vững mạnh”

Ý nghĩa: Đại hội có ý nghĩa rất quan trọng, Đại hội động viên giai cấp công

nhân phát huy truyền thống cách mạng, khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo, đi tiênphong trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đại hội

là cuộc sinh hoạt chính trị quan trọng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoànnhằm biến những nghị quyết lịch sử của Đại hội Đảng thành khẩu hiệu phấn đấuhàng ngày của công nhân, viên chức, lao động Đây là đại hội chuyển tiếp giữa haithế kỷ, chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ 21 Sự thành công của Đại hội tạo raniềm vui mới, niềm tin mới, động lực mới, sức mạnh mới, khí thế mới, góp phầnđưa khẩu hiệu hành động của Đại hội vào cuộc sống, vì sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vănminh Đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, Đại hội mở ra thời kỳmới, đánh dấu bước ngoặt của phong trào Công đoàn Việt Nam trong quá trìnhthực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ IX

Họp từ ngày 10 đến ngày 13/10/2003 tại Cung Văn

hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội Về

dự Đại hội có 900 đại biểu thay mặt cho 4,25 triệu đoàn

Trang 11

viên Công đoàn.

Căn cứ Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, bám sát tình hình thực tiễn của đấtnước, phong trào CNVC-LĐ và các chức năng của công đoàn đã được pháp luậtquy định, trên cơ sở tổng hoạt động, phân tích rõ những kết quả, những khuyếtđiểm, yếu kém, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm của những nhiệm kỳqua, mục tiêu và phương hướng tổng quát của tổ chức công đoàn trong nhiệm kỳ2003-2008 được xác định như sau:

“Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, điđầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạocách mạng trong thời kỳ mới; củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàndân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức các phong trào thi đuayêu nước sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và có hiệu quả trong CNVC-LĐ; tham giaquản lý, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ;đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế;nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công đoàn ; đổi mới nội dung và phương thứchoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhànước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phầnxây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tácquốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, xâydựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN”

Đại hội đã bầu đồng chí Cù Thị Hậu làm Chủ tịch, các đồng chí Đặng NgọcTùng, Nguyễn Hoà Bình, Nguyễn Đình Thắng, Đỗ Đức Ngọ, Đặng Ngọc Chiếnđược bầu làm Phó Chủ tịch Tháng 12/2006, đồng chí Đặng Ngọc Tùng được bầulàm Chủ tịch Tháng 9/2007 các đồng chí Hoàng Ngọc Thanh, Mai Đức Chính,Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng được bầu làm Phó Chủ tịch

Mục tiêu : “Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh,

chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, góp phầntăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước”

Ý nghĩa: Đại hội lần thứ IX Công đoàn Việt Nam là Đại hội của Đoàn kết, Trí

tuệ, Dân chủ, Đổi mới, thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân và cán

bộ, đoàn viên công đoàn cả nước Đại hội diễn ra vào những năm đầu thế kỷ XXI

và thiên niên kỷ mới, giữa lúc chúng ta đang tiến hành tổng kết nửa nhiệm kỳ thựchiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Đại hội quyết định mục tiêu, phương hướnghành động của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2003-2008

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ X

Họp từ ngày 02 đến ngày

05/11/2008 tại Cung Văn hóa Lao

động hữu nghị Việt– Xô, Hà Nội

với gần 1000 đại biểu tham dự

Đồng chí Đặng Ngọc Tùng tái đắc

cử Chủ tịch và các đồng chí

Nguyễn Hòa Bình, Hoàng Ngọc

Thanh, Mai Đức Chính, Nguyễn

Ngày đăng: 07/08/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w