Đình làng Việt Nam pdf

44 884 13
Đình làng Việt Nam pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đình làng Việt Nam Nói đến văn hóa cổ-truyền Việt-Nam, người ta không thể không nói đến ngôi Ðình-Làng. Ðình xuất hiện từ ngàn xưa và trước đây đã có mặt tại khắp làng xã Việt-Nam. Có làng có tới ba ngôi Ðình. Ðình do đó là hình ảnh quê-hương, là tượng trưng cho nếp sống đặc-thù của xã-hội Việt-Nam: một xã hội được tổ chức gồm những đơn vị hành chánh gần như tự trị nằm trong một quốc-gia. Ðó là những làng xã tự cai trị, khu xử với nhau theo luật lệ riêng, phong tục tập quán riêng biệt. Ðình cũng tiêu biểu cho nét độc đáo của kiến-trúc và điêu- khắc Việt-Nam; dân làng thường tự hào, hãnh diện khi có một ngôi Ðình nguy nga, cổ kính, chạm trổ công phu, hoặc khi Ðình đã được chọn đúng ở nơi đắc địa, hướng Ðình đẹp khiến cho dân làng học hành phát đạt, làm ăn thịnh vượng v. v Ðình cũng là nơi thờ phụng thành hoàng, đấng linh thần chủ tọa cho cuộc sống cộng-đồng và phù trợ cho dân làng được an cư lạc nghiệp, tránh được tật dịch, hung khí, tai họa. Ðây cũng là trung tâm văn hóa, nơi tổ chức những cuộc vui chung vào dịp hội hè, đình đám cho cả làng, nên bóng nữ: '' Qua Ðình ghé nón trông Ðình, Ðình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu! '' Nguyên lai Trước khi xét đến nguyên lai và tiến trình lịch-sử của ngôi Ðình, ta cũng nên nêu lên mấy câu hỏi: - Những dân tộc nào có Ðình? Ðình của họ khác nhau như thế nào? - Tại sao những ngôi Ðình cổ ở nước ta như Ðình Bảng, Ðình Chu Quyến, lại có kiểu kiến trúc rất xa lạ với kiến trúc của Ðình Trung-Hoa? - Tại sao tòa nhà cộng đồng ( Ðình Làng ), cùng ngôi đền miếu thờ thành hoàng lại gọi là Ðình? - Ðình nước ta có giống hay khác nhau giữa các địa phương? Và theo thời gian có những biến chuyển gì? Trước đây có những học giả của trường Viễn Ðông Bác Cổ như : Gouloubew Bezacier suy đoán rằng '' Nguồn gốc Ðình Việt-Nam là các nhà sàn của nền văn hóa Ðông-Sơn, được khắc trên mặt trống đồng. Những nhà sàn này có thể coi như không khác chi '' những nhà Làng '' mà các sắc dân thuộc nhóm Indonesia và Mã-Lai đến hội họp hay mở các phiên tòa phong tục. Bezacier và học giả Nguyễn văn Huyên lại cũng đã từng so sánh Ðình Việt-Nam với các nhà rông của các đồng bào thiểu số như Katu và Mnông trên cao-nguyên. Nhà tụ bạ là căn nhà công cộng của mọi làng Mường, cũng có chức năng tương tự, không cho phụ nữ đến, nhưng nam nữ thanh niên lại có thể đến đây tình tự. Ngoài ra ở Lào cũng có nhà Bana '' công dân '' để mỗi tháng họp việc làng. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải khảo sát từ ngữ '' Ðình '' xuất phát từ Trung-Hoa để hiểu rõ thêm về Ðình Việt-Nam. Ðình Trung-Hoa Từ ngữ Ðình:  Theo ngữ nguyên trong Trung Văn Ðại Tự Ðiển, Ðình là nơi người ta dừng lại tụ tập.  Theo sách Thuyết Văn, Ðình là chổ cư dân tới yên ổn.  Theo học giả Nhân Sư Cổ, Ðình là quán cho hành khách dừng bước nghỉ ngơi.  Theo Hán Thư, thời Tần Hán, cứ mười dặm ( lý ) có một Ðình, mười Ðình có một làng. Mỗi Ðình có một đình trưởng. Hán Cao Tổ đã từng làm đình trưởng trên bờ sông Tứ tỉnh Sơn-Ðông. Trong ngôn ngữ có:  Ðình hạ: dừng lại nơi trạm. Chức quan đời Tấn  Ðình thượng: ở trên Ðình  Ðình trung: ở giữa Ðình  Ðình trưởng: chức quan nhỏ ở một địa phương, có nhiệm vụ giữ an ninh trong mười dặm.  Ðình tạ: nhà mát  Ðình vũ: lâu đài  Ðời Tống, Ðình còn có nghĩa là công bình, chính đáng, là nơi xử án ( tụng đình ). Công dụng khởi đầu: Ngày xưa ở Trung-Hoa cũng như ở Việt-Nam cùng các nước Á-Ðông, cách vận tải còn thô sơ, muốn đi từ nơi này sang nơi khác, trước hết người ta đi bộ, rồi đi cáng, đi võng, đi kiệu do mấy người khiêng hoặc đi ngựa, đi xe do một người đẩy. Cách vận chuyển đã phiền phức, khó nhọc, đường xá lại gập gềnh khó đi. Trong xứ đầy núi rừng hiểm trở nên cuộc hành trình nào cũng mất gấp mười gấp trăm lần thì giờ so với ngày nay và người ta thường phải ngủ đỗ lại dọc đường. Dọc đường trời tối mà không gặp thôn cư, làng mạc nào thì dù là thiên tử cũng vẫn bị dãi tuyết dầm sương. Do đó vua sai lập ở bên các con đường chính ( gọi là quan lộ hay đường cái quan ), những cái quán trú chân, phòng khi vua quan đi tuần du, giữa đường trời tối. Việc lập quán dọc đường đó có định lệ hẳn hoi. Cứ năm dặm gọi là đoản đình, lập một quán nhỏ; mười dặm gọi là trường đình, lập một quán to. Các quán ( Ðình ) này hầu hết đều kiến thiết chắc chắn, tường gạch, mái ngói và làm theo một kiểu giống nhau. Kiểu này do vua quan bắt phải làm theo hình vuông, nóc có bốn mái. Làm xong, các Ðình đó nếu cứ bỏ hoang ở dọc đường, không tông nom, quét tước và sửa chửa, giữ gìn thì chẳng mấy chốc sẽ thành nơi trú ẩn của giặc cướp, nơi hẹn hò của rêu cỏ, bẩn thỉu và là cái mồi của thời tiết và thời gian. Vì thế, người ta phải đặt ra một chức, chọn giao cho một người dân sở tại để trông nom. Chức ấy gọi là đình trưởng. Tuy phận sự của viên đình trưởng cốt yếu là ở sự trông nom giữ gìn ngôi đình, song cũng thường rất là vất vả, bận rộn. Khi có vua, quan, quí khách đến nghỉ ngơi, lưu trú tại Ðình thì đình truởng phải tổ chức canh phòng để ngăn ngừa trộm cướp, phải mua sắm thức ăn, thức uống, dầu đèn Tóm lại phải phục dịch như có quí khách đến nhà mình vậy. Ðể đến bù vào công đó, các viên đình trưởng được hưởng những quyền lợi như có quyền sai phái và trừng giới dân đinh thuộc Ðình mình tức là trong vòng mười dặm, được quyền cày ruộng công hay được lương bổng và được vinh ăn v.v Chức đình trưởng cũng tương tự như chức xã chánh, xã trưởng hay lý trưởng ở ta và như chức bảo chánh ( tức lý trưởng ) ở Tàu trước đây. Vì lý trưởng hay bảo chánh chỉ là danh hiệu đình trưởng cải ra mà thôi. Bãy giờ trong văn chương người ta thường gọi bóng lý trưởng là thập lý hầu, từc nghĩa là được hầu trong mười dặm, cũng là vì xưa, đình trưởng có quyền hành trong vòng mười dặm. Ðình Việt-Nam Lịch sử: Nước ta nắng nhiều, mưa lớn nên dịch đình được tạo ra để đem lại tiện nghi trên đường bộ kể từ thời Hán. Tới khi độc lập, các triều đại Việt-Nam vẫn cứ tạo dựng những đình trạm như vậy. Trạm ở đây có thể hiểu là đình trạm, còn danh từ trạm về sau này là chỉ những công quán dựng trên những đường lộ cách quảng nhau khá đều và sử dụng vào những công việc của nhà nước như chuyển công văn. Ðến năm 1044, vua Lý Thái-Tông cho dựng một công quán ở vào địa phận làng Cự-Linh, huyện Gia-Lâm ngày nay, gọi là trạm hay đình Hoài-Viễn, dành làm nơi tiếp đón sứ thần các nước nghỉ ngơi ở bên kia sông, trước khi sang Thăng-Long bệ kiến nhà vua. Ròi cũng năm đó nhà vua cho đặt trấn Vọng-Quốc và bảy trạm ( dịch đình ) nữa, đặt tên là Tuyên- Hóa, Vĩnh-Thông, Thanh-Bình, Huy-Ðức, Bảo-Ninh, Cảm- Hóa, An-Dân, nay đều thuộc địa hạt tỉnh Thái-Nguyên. Theo sử liệu ( Cương-Mục, Tiêu-Án Việt-Sử ), thì khi xưa ở nhiều địa phương, có những ngôi nhà công cộng, quét vôi trắng, để cho người đi đường vào nghỉ ngơi, gọi là dịch đình. Các cáo thị sau khi được tuyên đọc, đều được dán ở Ðình. Tháng 8 năm 1231, vua Trần Thái-Tông đã hạ lệnh cho các dịch đình đắp vẽ tượng Phật để thờ. Cũng vào thời kỳ này, sau khi bày mưu cướp ngôi nhà Lý, Trần Thủ Ðộ đã làm mọi cách để kiểm soát nhân dân trong nước và để dân chúng quên nhà Lý, không phản đối nhà Trần. Năm 1242, chia nước làm 12 lộ ( tỉnh ). Mỗi lộ chia ra làm nhiều xã. Ðứng đầu mỗi lộ là chánh, phó an phủ sứ ( hai chức này đặt ra từ triều Lý ), dưới có các chức đại tư xã, bổ các quan từ ngũ phẩm trở lên và tiểu tư xã bổ các quan từ ngũ phẩm trở xuống ( Ðại tư xã và Tiểu tư xã sau này đổi làm tri phủ và tri huyện ). Còn mỗi xã, bổ xã quan trực tiếp cai trị dân làng gọi là xã chánh và xã giám, tức như lý trưởng và phó lý trưởng trước đây. Trong xã ( làng ) đã có quan do nhà vua bổ về cai trị thì phải có công đường để làm nơi hội họp bàn việc quan, việc làng và dùng làm công quán để vua quan, quí khách dừng chân lưu trú, một thứ dịch đình được thiết lập [...]... đảng là triều đình nhỏ '' Các làng Việt- Nam ngay từ thời Lý, thời Trần đã có hương ước phân minh, xã hội Việt- Nam đã được tổ chức rất sớm cả ngàn năm nay Ðến khi nhà nước không bổ xã quan về cai trị nữa, dân làng tự bầu lấy người đại diện ra làm xã trưởng, để một đằng giao thiệp với quan trên, một đằng gánh vác, giải quyết việc làng cùng với các vị hương chức, các phe giáp, đoàn thể trong làng xã Theo... thứ, tôn ti trật tự được xếp đặt ở chốn đình trung, tại các làng xã Việt- Nam Chỗ ngồi ở đây cũng quý không kém gì chỗ đứng ở sân chầu triều đình; thứ bậc trên dưới rồi đến lễ nghi, tế tự cũng được rập theo khuôn mẫu, kiểu cách của triều đình '' Lễ nghĩa tương tiên thiên hạ đại phong tục, Tôn ti hữu tự hương đảng tiểu triều đình '' ( Câu đối Ðình làng Dy Sử, Mỹ-Hào, Hưng-Yên ) Dịch: '' Lễ nghĩa cùng đứng,... làng biến thành Ðình Làng và dần dần hóa thành một cơ sở văn hóa phức thể, tham dự nhiều phương diện sinh hoạt của xã hội Việt- Nam Xây dựng to tát, vững chải, Ðình thường là ngôi kiến trúc quan trọng nhất và quy tụ hầu hết mọi sinh hoạt chung của làng Ðình có nhiều chức năng Ngoài những chức năng là công quán, nơi chính thức để đón quan chức khi tiếp xúc với dân làng; là dịch đình cho khách bộ hành... bái một phương đình ( đình vuông ), tám mái trùng thiềm để làm cho cảnh Ðình thêm đẹp Những ngôi đình đền: Có những đền thờ danh nhân lịch sử được xây cất nguy nga, gồm nhiều tầng, cổng, lớp sân, tòa ngang dẫy dọc, quy mô dài rộng mà vẫn được gọi là Ðình, mặc dầu chổ ngồi họp không được rộng lắm, chỉ vì vị nhân danh đó được thờ làm thành hoàng làng Ðó là trường hợp các làng: - Ðình làng Yên-Sở, huyện...tại khắp các làng xã, vì vậy dịch đình từ nay trở thành Ðình Làng Trầh Thủ Ðộ cũng khuyên vua nhà Trần nên năng đi tuần thú, vừa để tỏ lòng thân dân, vừa thị uy và tiểu trừ phiến loạn chống tân triều Vừa khi những công quán đình làng được lập nên khắp nơi, thì những nơi đó cũng được tổ chức như những hành cung để tiếp rước... của làng và của nhà nước khi đã tuyên đọc, Ðình còn những chức năng khác:  Ðình là nhà công để hương chức, hàng phe, hàng giáp bàn việc dân ( việc làng ), việc quan ( việc nước )  Ðình là khách sạn cho vua, quan hay cho bộ hành khi có dịp đi ngang qua làng  Ðình là tòa án, nơi dàn xếp những sự tranh chấp hoặc xử kiện của dân làng; là nơi thi hành thưởng phạt, tuyên dương những khen thưởng của làng. .. của dân làng nhiều hay ít tùy thuộc vào hướng Ðình đẹp hay không Dân Việt- Nam xưa tin rằng hướng Ðình ảnh hưởng đến nét đặc thù về nghề nghiệp hoặc tính cách chung của dân làng, vì vậy việc chọn đất, cắm hướng Ðình được xem rất quan trọng Chẳng hạn như trước Ðình phải tụ thủy, nên Ðình thường nhìn ra một khúc sông vòng bọc lại, một ao, hồ hoặc một cánh đồng trũng thấp, có thế thì mới đọng của, làng mới... cần ngả lưng như Ðình là trạm quán thì cũng tiện lợi, khỏi cần giường nằm Có lẽ vì vậy mà cái Ðình làng vẫn tiếp tục truyền thống nhà sàn của người Lạc -Việt và của các dân tộc Ðông -Nam- Á miền nhiệt đới gió mùa Dù sao thì cái Ðình làng với cái sàn cũng là một kiến trúc khác biệt với kiến trúc và cái Ðình làng Trung-Hoa Ðình cổ làm kiểu ( tức bình đồ ) chữ nhất hay chữ nhật nằm Kể từ khi thành hoàng được... địa bàng rộng rãi gần khắp miền Bắc Việt- Nam ( đàng ngoài ), ở một số địa phương còn có những kiểu riêng biệt: Ở Vĩnh-Yên, Ðình Hương-Canh làm nhô ra phía trước một phương đình hai tầng, mái cong trùm thiềm, tạo thành với hậu cung nối vào đại đình ở phía sau thành bình đồ chữ thập Cũng ở Vĩnh-Yên, Ðình Tiên-Hưởng là một kiến trúc quy mô đồ sộ, gồm có tiền tế, đại đình, hậu cung Ba tòa kiến trúc xếp... thể trong làng xã Theo quy lệ này thì mỗi làng trở thành một đơn vị hành chánh gần như tự-trị, một nước nhỏ trong một nước lớn, hay một nước cộng hòa nhỏ trong một nước quân chủ lớn Phép vua lan tỏa ra khắp nước, nhưng khi đụng đến lũy tre xanh của cổng làng, phải ngưng lại để làng xem có thích hợp để đón nhận hay không Vua xa, làng gần nên phép vua thua lệ làng Thể chế Ðình Trung quả là một sáng kiến . Đình làng Việt Nam Nói đến văn hóa cổ-truyền Việt- Nam, người ta không thể không nói đến ngôi Ðình -Làng. Ðình xuất hiện từ ngàn. tại khắp làng xã Việt- Nam. Có làng có tới ba ngôi Ðình. Ðình do đó là hình ảnh quê-hương, là tượng trưng cho nếp sống đặc-thù của xã-hội Việt- Nam: một

Ngày đăng: 10/03/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan