1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề khảo sát và đáp án HSG9

2 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 34,5 KB

Nội dung

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LƠP 9 Câu 1: (2đ) a/ Sự khác nhau giữa phép tu từ ẩn dụ và hiện tượng chuyển nghĩa ẩn dụ ? b/ Trong các câu sau đây , từ ngữ in đậm thuộc phép tu từ ẩn dụ hay hiện tượng chuyển nghĩa ẩn dụ : - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Ra đậu dặm xa dò bụng biển - Lá lành đùm lá rách - Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Câu 2: (3đ) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ? Đâu những bình minh cay xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mãnh mặt trời gây găt , Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ? Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ? ( Nhớ rừng- Thế Lữ ) a/ Hãy phân tích tác dụng của các câu hỏi tu từ trong đoạn thơ trên . b/ Viết một đoạn văn gồm 5 câu triển khai câu chủ đề sau : Đoạn 3 của bài thơ Nhớ rừng có thể coi là bộ tranh tứ bình với chủ đề chúa sơn lâm ngự trị giang sơn hùng vĩ của mình . Câu 3: (5đ) Kể lại một giâc mơ , trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày . ĐÁP ÁN Câu1: a/ Sự khác nhau : * Phép tu từ ẩn dụ : - Làm cho câu văn ,thơ có tính hàm súc , tăng giá trị gợi hình , gợi cảm (0,25đ) - - Nghĩa của phép tu từ ẩn dụ chỉ có giá trị lâm thời , không ghi trong từ điển (0,25đ) * Hiện tượng chuyển nghĩa ẩn du : - Nghĩa chuyển AD được tạo ra từ nghĩa gốc, giữa chúng có nét nghĩa giống nhau (0,25đ) - Hiện tượng chuyển nghĩa AD nhằm tạo ra từ nhiều nghĩa, những từ này được ghi nhân trong từ điển (0,25đ) b/ mặt trời, lá lành : thuộc phép tu tứ AD (0,5đ) bụng, mặt : thuộc hiện á rách tượng chuyển nghĩa AD (0,5đ) Câu 2: a/ Tác dụng của câu hỏi tu từ : - Miêu tả nỗi nhớ nhung tiếc nuối của con hổ về cái thời được sống độc lập tự do tại gian sơn hùng vĩ của riêng mình( 0.5đ) - Tâm sự ấy của con hổ cũng chính là tâm sự chung của những người dân mất nước trong những năm đầu của thế kỷ XX (0.5đ) b/ Viết đoạn văn đảm bảo các ý sau: ( 2đ) - Bốn bức, bốn cảnh cảnh nào cũng tráng lệ rực rỡ - Thơ mộng - Rộn rã tưng bừng - Mảnh liệt, dữ dội và bí mật ( Cần có dẫn chứng trong từng ý – có thể cho điểm tới 0.25đ theo thực tế bài viết ) Câu 3: * Yêu cầu: 1. Bài kể chuyện có tính chất sáng tạo đòi hỏi người kể phải biết xây dựng câu chuyện bằng trí tưởng tượng cùng với sự liên tưởng vào thực tế cuộc sống 2. Nhân vật trong mơ có thể là thầy cô, bạn bè, người bà con…Xa cách lâu ngày có thể hiểu là ở xa, đi xa hoặc đã mất… 3. Câu chuyện trong mơ khác với câu chuyện thực ở chỗ các chi tiết vừa thựuc vừa hư…tránh kể một câu chuyện gặp gỡ thông thường. 4. Nội dung ý nghĩa câu chuyện mang tính tích cực: Ca ngợi, yêu thương,nhắc nhở, giáo dục, khoi gợi những điều mới mẻ trong cuộc sống… 5. Chú ý kết hợp ccá yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại và độc thoại một cách hợp lí. * Gợi ý về dàn bài: a. Vì sao người ấy là người em luôn nghĩ đến, kể cả trong giấc mơ b. Hoàn cảnh diễn ra giấc mơ c. Gặp lại người thân trong mơ d. Tỉnh giấc mơ e. Tình cảm tốt đep, luôn nhớ về người thân ấy * Lưu ý: Bài văn tự sự là một sáng tạo nghệ thuật riêng của mỗi học sinh, khi chấm giám khảo cần tôn trọng những sáng tạo đó . ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LƠP 9 Câu 1: (2đ) a/ Sự khác nhau giữa phép tu từ ẩn dụ và hiện tượng chuyển nghĩa ẩn dụ ? b/ Trong các câu sau. luôn nhớ về người thân ấy * Lưu ý: Bài văn tự sự là một sáng tạo nghệ thuật riêng của mỗi học sinh, khi chấm giám khảo cần tôn trọng những sáng tạo đó . trên . b/ Viết một đoạn văn gồm 5 câu triển khai câu chủ đề sau : Đoạn 3 của bài thơ Nhớ rừng có thể coi là bộ tranh tứ bình với chủ đề chúa sơn lâm ngự trị giang sơn hùng vĩ của mình . Câu

Ngày đăng: 08/05/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w