Mồng một Tết cha mồng hai Tết mẹ mồng ba Tết thầy

4 239 2
Mồng một Tết cha mồng hai Tết mẹ mồng ba Tết thầy

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mồng một Tết Cha, mồng hai Tết Mẹ, mồng ba Tết Thầy Nói đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, quả thật có biết bao điều rất giá trị. Với những điều ấy, phải nói chỉ có thời gian mới làm sáng lên được giá trị cao quý, giá trị nhân văn của tinh hoa văn hóa dân tộc được chắt lọc suốt chiều dài lịch sử. Đến với mùa xuân, nhân dân ta cũng có truyền thống văn hóa thật đong đầy ý nghĩa. Tinh thần ấy là nét tinh hoa hàng đầu để duy trì tình người, duy trì cuộc sống của nhân loại. Tinh thần cao quý đó thể hiện qua câu tục ngữ: "Mồng một tết cha Mồng ba tết thầy". Mỗi dịp xuân về, dân tộc ta có tục lệ viếng thăm cha mẹ, tổ thầy. Điều đó nhằm thể hiện tinh thần Tôn sư trọng đạo, nhớ ơn thầy dạy dỗ, ơn cha mẹ sanh thành dưỡng dục. Phải nói rằng, câu tục ngữ trên, mới đọc qua, chúng ta tưởng như đơn giản, xem đó chỉ là hành động viếng thăm thầy, cha mẹ đôi phút trong ba ngày tết. Nếu nghĩ như thế thì có gì là giá trị. Chúng ta hãy cùng tỉnh tâm suy ngẫm vài phút, sẽ thấy và cảm nhận được ý nghĩa thâm thúy về câu nói ấy, một ý nghĩa được đúc kết từ ngàn xưa về đạo đức làm người trong xã hội. Nói đến ân nghĩa thầy tổ, cha mẹ thì quả thật rất sâu xa, khó nghĩ bàn. Và có lẽ trong chúng ta dù ít hay nhiều thì không ai mà không thấu hiểu về ân đức ấy. Ở đây, trong mùa xuân Mậu Tý nầy, chúng ta chỉ xin mượn vài câu nói của người xưa, cùng nhắc lại cho nhau nghe về ân nghĩa sâu nặng đó của những bậc làm thầy, làm cha mẹ đã từng giáo dưỡng chúng ta nên người. Nói đến Thầy, người xưa đã từng dạy: Học để có được chữ "nhân", học để làm người, học để hiểu cuộc đời mà đối nhân xử thế, nên mới nói: "Nhân bất học bất tri lý" là vậy. Nhưng hành động học đó từ đâu mà có, phải chăng là từ công lao của người Thầy?. Thật rõ ràng như vậy: Muốn sang thì bắt cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy Câu nói ấy đã nói lên toàn bộ giá trị cao quý về người thầy. Cụm từ "công cha, nghĩa mẹ" có lẽ cũng quá quen thuộc đối với chúng ta: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Núi Thái Sơn, đó là một ngọn núi cao nhất đã đi vào huyền thoại của người Trung Hoa. Bởi vì họ thấy rằng người cha có thể sẵn sàng nhận chịu mọi khổ cực nhằm mục đích mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời của mỗi đứa con. Nỗi vất vả, cực nhọc của người làm cha được ví như núi "Thái Sơn". Núi "Thái Sơn" là biểu tượng cho sự trường tồn muôn thuở về sự nhọc nhằn của phận làm cha. Đó là sự vĩnh hằng, vĩ đại về công sức của người cha đối với con. Còn hình ảnh nước trong nguồn thì quả là không thể nghĩ bàn. Bởi nước trong nguồn thì bất tận, cứ chảy mãi, chảy mãi, đem nguồn nước mát dịu để nuôi lớn đời người, xoa dịu đi cơn nóng bỏng, khô héo mà trên đường đời chúng ta vấp phải. Chính dòng nước trong nguồn đã tiếp cho ta sức sống để vươn lên, để thành nhân chi mỹ, rạng danh với đời. Hầu như mỗi con người khi sinh ra và lớn lên, ai cũng đều trải qua bổn phận làm con, làm học trò. Nhờ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, sự dạy dỗ của người thầy mà chúng ta mới được nên người hữu dụng. Nghĩ đến những ân đức cao vời đó, dù rằng mùa xuân vui chơi nhộn nhịp, rộn ràng, mùa xuân mang đến cho con người niềm vui tột đỉnh, đem đến cho con người sự nghĩ ngơi thoải mái sau những tháng ngày dài làm việc mệt nhọc. Nhưng trong sự vui chơi đó, ông cha ta đã không quên nhắc nhở con cháu phải biết nhớ đến cội nguồn, nhớ đến những bậc đã cho ta có được hôm nay, để được có diễm phúc vui cùng mùa xuân. "Mồng một tết cha Mồng ba tết thầy". Vậy chúng ta phải tết thầy bằng cách nào đây cho xứng với công lao to lớn của người đã đổ bao công sức dạy dỗ. Theo truyền thống của cha ông ta ngày xưa, tết thầy rất đơn giản, không cầu kỳ. Có thể chỉ là cặp bánh chưng xanh, với ý nghĩa tượng trưng cho trời đất và sự sống; với ít trầu để tượng trưng cho chất men và sắc màu của cuộc đời giàu ân nghĩa. Trò đến tết thầy cũng là dịp nhân đầu năm, đem cả tấc lòng thành chúc thầy được trường thọ để có thể tiếp tục sự nghiệp trồng người. Còn tết cha mẹ thì sao? Có thể tùy theo điều kiện của từng người con. Có những người vì hoàn cảnh phải đi định cư phương xa, có thể chỉ gởi về cha mẹ chút quà mọn để vui trong ba ngày tết. Còn đối với những người ở gần, có thể cùng về mừng tết cha mẹ, dâng lên cha mẹ một vài vật phẩm nào đó mà người con thấy cha mẹ có thể sử dụng được. Nói chung, dù tết thầy hay tết cha mẹ, thì những hình thức bên ngoài ấy không quan trọng lắm, mà điều kiện trên hết là ở tấm lòng. Tấm lòng nhớ ơn của ta đối với thầy tổ như thế nào, tấm lòng hiếu kính của ta đối với cha mẹ ra sao. Và tấm lòng ấy thể hiện có ý nghĩa nhất qua chính cuộc đời của ta. Bởi đối với những bậc làm thầy, không có niềm vui nào bằng khi thấy học trò, thấy đệ tử giỏi giang, thành công tốt đẹp trên đường học vấn, được thành tài, thành người hữu dụng, để rồi đem kiến thức ấy truyền lại cho đời sau. Còn đối với những bậc làm cha mẹ, thì niềm vui lớn nhất là thấy con nên người, thấy con được an vui, hạnh phúc. Cho nên có thể nói, món quà lớn nhất của ta trong ngày tết dâng đến thầy tổ, cha mẹ chính là sự hoàn thiện, thành tựu của chính bản thân mình. Mỗi con người tồn tại trên cõi đời nầy, tất cả đều phải chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, quy luật xã hội. Nhưng khi chúng ta trở thành người hữu ích hoặc may mắn rồi thì đừng quên đi công ơn sanh thành, giáo dưỡng. Đó là nhân tố đạo đức tạo nên giá trị của một con người. Những ngày xuân đi tết thầy tổ, cha mẹ, chúng ta hãy mở rộng cõi lòng ra để có thể cảm nhận được đạo lý cao cả về "Công cha - nghĩa mẹ - ơn thầy" bằng chính sự trải nghiệm của riêng mình: Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Cơm cha áo mẹ chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao. (Ca dao) Thật vậy, cơm cha, áo mẹ và chữ thầy là chất dinh dưỡng quan trọng nhất đã nuôi lớn đời ta ngay từ thưở mới tượng hình cho đến ngày trưởng thành và có thể là trọn cả cuộc đời. Một chuổi thời gian dài đăng đẳng, nhưng tình thương của những bậc làm thầy, làm cha mẹ nào có vơi cạn theo năm tháng. Nên kể từ hôm nay, từ mùa xuân nầy, chúng ta phải thể hiện ra sao để khỏi phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, tổ thầy, để xứng với cơm cha, áo mẹ, chữ thầy. chúc hiếu . " ;Mồng một tết cha Mồng ba tết thầy& quot;. Mỗi dịp xuân về, dân tộc ta có tục lệ viếng thăm cha mẹ, tổ thầy. Điều đó nhằm thể hiện tinh thần Tôn sư trọng đạo, nhớ ơn thầy dạy dỗ, ơn cha mẹ. Mồng một Tết Cha, mồng hai Tết Mẹ, mồng ba Tết Thầy Nói đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, quả thật có biết bao điều rất giá trị. Với những điều ấy,. chỉ gởi về cha mẹ chút quà mọn để vui trong ba ngày tết. Còn đối với những người ở gần, có thể cùng về mừng tết cha mẹ, dâng lên cha mẹ một vài vật phẩm nào đó mà người con thấy cha mẹ có thể

Ngày đăng: 08/05/2015, 01:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan