Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
50,32 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN: NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ BỨC TRANH VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC BA NHÓM BA NA, KHƠ ME, KA TU Giảng viên: Nguyễn Văn Hiệu. Nhóm 5: Phạm Thị Nga Vũ Thị Phương Ly Phạm Nguyệt Minh Nguyễn Hà Ngân Nguyễn Thanh Ngà Nguyễn Nhật Minh Hà Nội 2013 MỞ ĐẦU Bài ểu luận giữa kì nhóm 5 Ngôn ngữ - văn hóa các dân tộc thiểu số là một khái niệm rất rộng. Nó vừa có đối tượng là một ngôn ngữ cụ thể, vừa có đối tượng là những vấn đề ngôn ngữ của cả một vùng lãnh thổ. Và liên quan tới vấn đề ngôn ngữ là vấn đề văn hóa. 1. Ngôn ngữ Ngôn ngữ - văn hóa các dân tộc thiểu số là một khái niệm rất rộng. Nó vừa có đối tượng là một ngôn ngữ cụ thể, vừa có đối tượng là những vấn đề ngôn ngữ của cả một vùng lãnh thổ. Và liên quan tới vấn đề ngôn ngữ là vấn đề văn hóa. Nhắc đến ngôn ngữ, người ta có thể dễ dàng hình dung ra nó như một điều hiển nhiên tồn tại trong đời sống của con ngươi và chẳng có lí do gì phải bận tâm tìm hiểu xem “ngôn ngữ là gì”. Tuy nhiên, chính cái “ điều không đáng bận tâm” đó lại là câu một câu hỏi lớn mà cho tới hiện nay vẫn chưa có một câu trả lời nào thực sự chính xác và toàn diện. Ở đây, để là rõ khái niệm về ngôn ngữ, chúng tôi có thể dẫn ra một số quan điểm của một số nhà Ngôn ngữ học như sau: - Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển của tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa- lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác [3] - Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt của con người, nó là công cụ giao tiếp quan trọng nhất, công cụ của tư duy và công cụ để sáng tạo nghệ thuật. - “Ngôn ngữ là những tín hiệu được nói ra, được nghe thấy; tư duy của nhân loại được biểu đạt chủ yếu là nhờ loại kí hiệu này”. “ Chúng ta coi ngôn ngữ là một cơ chế vì lí do những cơ chế tương tự như thế tạo nên văn hóa”. Từ những quan điểm trên đây, chúng ta có thể rút ra những nhận xét khái quát nhất, trả lời cho câu hỏi “ngôn ngữ là gì”. Ngôn ngữ là một loại hệ thống tín 2 2 Bài ểu luận giữa kì nhóm 5 hiệu đặc biệt, là công cụ của giao tiếp, là phương tiện của tư duy và đặc biệt hơn nữa, nó là nhân tố cấu thành văn hóa, lưu giữ và truyền tải văn hóa. 2.Văn hóa - Văn hóa: Cũng như ngôn ngữ, quan điểm thế nào là văn hóa cũng vẫn đang là câu hỏi gây nhiều tranh cãi. E.B. Taylor - nhà Nhân loại học người nước Anh thế kỉ 19 định nghĩa rằng: “văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người nói chung gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên của xã hội”. Theo UNESCO, văn hóa “là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là cội nguồn trực tiếp của sự phát triển”. Có rất nhiều những nhận định cũng như cách hiểu, cách quan niệm khác nhau về văn hóa. Vì vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hóa không phải lúc nào cũng là một điều dễ dàng. Ở trong bài viết này, để tiện cho quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi thống nhất dựa theo định nghĩa về văn hóa đã được UNESCO đưa ra, đó là văn hóa là sản phẩm của con người và là cội nguồn trực tiếp của sự phát triển. - Văn hóa tộc người và văn hóa của tộc người Văn hóa tộc người: văn hóa tộc người là tổng thể các yếu tố về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, các sắc thái tâm lí tình cảm, phong tục, lễ nghi,…khiến người ta phân biệt tộc người này với tộc người khác. Văn hóa tộc người là nên tảng nảy sinh và phát triển của ý thức tộc người. 3 3 Bài ểu luận giữa kì nhóm 5 Một dân tộc bị đồng hóa, tức là bị mất văn hóa riêng thì ý thức của tộc người trước su gì cũng sẽ bị mai một. Văn hóa tộc người trước tiên phải kể đến là ngôn ngữ mẹ đẻ, trang phục, đặc biệt là trang phục nữ, tín ngưỡng, lễ nghi, vốn văn hóa dân gian truyền miệng. Văn hóa của tộc người: văn hóa của tộc người là tổng thể những hiện tượng văn hóa trong diện mạo hiện tại của tộc người đó, không kể các yếu tố văn hóa đó có sắc thái về tộc người hay trung tính về tộc thuộc Theo “ Văn hóa văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam”- Ngô Đức Thịnh- NXB KHXH 2006 3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa Ngôn ngữ và văn hóa - hai phạm trù tuy không bao giờ là một song lại có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau. “Ngôn ngữ là sản phẩm của văn hóa, đồng thời cũng là một hợp phần, thậm chí là hợp phần quan trọng nhất”. Thông qua ngôn ngữ, bức tranh về thế giới của một tộc người sẽ được vẽ lên, và qua đó, ta hiểu rõ hơn về văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng…của tộc người đó. Cũng đồng thời, qua những trải nghiệm văn hóa xã hội dưới cái nhìn của cộng đồng, tộc người cũng sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức nhất định, hiểu biết nhất định về cách mà ngôn ngữ được sử dụng. Bàn về vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng tình rằng, khi nói tới ngôn ngữ, chúng ta không thể không xét tới cái nền văn hóa sản sinh ra nó và ngược lại, chúng ta cũng không thể gạt bỏ đi những yếu tố văn hóa bao trùm lấy cái ngôn ngữ mà chúng ta đang quan tâm. Đỗ Hữu Châu trong bài viết “ tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ tháng 10/2000 cho rằng “ngôn ngữ là công cụ của văn hóa bời vì không có ngôn ngữ, không có 4 4 Bài ểu luận giữa kì nhóm 5 một hoạt động văn hóa nào có thể diễn ra được”, “phương tiện để kí ức hóa các hiểu biết văn hóa là ngôn ngữ”. Hay như Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ học” cũng khẳng định “ ngôn ngữ là nhân tố quan trọng bậc nhất trong số các nhân tố cấu thành nên nền văn hóa dân tộc. Mặt khác, cũng chính ngôn ngữ đóng vai trò như một tấm gương phản ánh nội dung văn hóa, lưu giữu và chuyển tải văn hóa từ người này tới người khác, từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Không có ngôn ngữ, chắc hẳn văn hóa không thể được lưu truyền như vậy; bởi vì lịch sử, nền tảng văn hóa xã hội, quá trình tiến hóa, phương thức canh tác, sản xuất, tín ngưỡng, phong tục tập quán…của mỗi tộc người bao giờ cũng được ghi lại, được phản ánh trong chính ngôn ngữ của tộc người đó”. Có thể nói, nếu thiếu những hiểu biết mang tính văn hóa thì thật khó để có hiểu một cách toàn diện ý nghĩa của những ngôn ngữ truyền tải chúng; và cũng thật khó nếu thiếu ngôn ngữ,thì sẽ chẳng bao giờ chúng ta có thể có được những hiểu biết, những tri thức về văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc. NỘI DUNG Nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa tộc người chưa bao giờ là đề tài có giới hạn. Tuy nhiên cho tới nay, bức tranh về ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc của nước ta nói chung và các dân tộc thuộc nhánh ngôn ngữ Môn- Khơ me nói riêng vẫn đang chỉ là những bộ khung, những nét vẽ hết sức đơn giản. 5 5 Bài ểu luận giữa kì nhóm 5 Ở trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin được phép trình bày những hiểu biết của chúng tôi về ngôn ngữ và những nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc thuộc ba nhóm ngôn ngữ nằm trong nhánh Môn- Khơ me của họ ngôn ngữ Nam Á là Ba Na, Khơ Me và Ka Tu. Thuật ngữ chúng tôi sẽ sử dụng trong bài viết này sẽ là : - Họ ngôn ngữ (family) dùng để chỉ khái niệm “ một họ ngôn ngữ là một tập hợp nhiều ngôn ngữ mà giữa chúng có thể xác lập được những nét chung cho phép giải thích chúng cùng dẫn xuất từ một dạng thức cội nguồn theo những quy luật nhất định” - Trần Trí Dõi - Nhánh ngôn ngữ là một bộ phận của họ ngôn ngữ nhất định bao gồm những ngôn ngữ có những nét giống nhau nhiều hơn những ngôn ngữ thuộc bộ phận khác hay một nhánh khác trong cùng một họ - Nhóm ngôn ngữ là những bộ phận ngôn ngữ mỗi nhánh có sự gần gũi nhau nhiều hơn so với những ngôn ngữ nằm trong nhóm khác của cùng một nhánh. Có thể trong bài viết của chúng tôi bắt gặp những thuật ngữ như “ngữ hệ”, “chi”…của các học giả khác nhau. 1.Bức tranh về ngôn ngữ và văn hóa 1.1 Về ngôn ngữ Số lượng tộc người nói các ngôn ngữ thuộc nhánh Môn- Khơ me bao gồm 21 tộc người, nhiều nhất so với số lượng các tộc người nói các ngôn ngữ thuộc các nhánh khác trong họ ngôn ngữ Nam Á. “Ngôn ngữ của các tộc thuộc nhóm Môn- Khơ me có sự thống nhất và gần gũi bởi khối lượng lớn các từ cơ bản, bởi cấu tạo từ các tiền tố, hậu tố, bởi phương thức cấu tạo từ. Đó là các tộc bản địa ở Việt Nam 6 6 Bài ểu luận giữa kì nhóm 5 và Đông Dương, quen sinh sống ở môi trường cảnh quan đến sườn núi và cao nguyên, canh tác nương rẫy là chính. Làng là tổ chức xã hội mang tính cộng đồng cao. Xưa kia xã hội bị phụ thuộc vào các tộc láng giềng, tín ngưỡng đa thần, văn hóa giữ lại nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy nên mang tính bản địa cao, ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa hay Ấn Độ (trừ Khơ Me)”- (Văn hóa văn hóa tộc người và văn hóa việt nam - Ngô Đức Thịnh). 1.1.1 Nhóm Khơ Me - Ở Việt Nam, nhóm này gồm có 2 ngôn ngữ, là tiếng nói của hai dân tộc là dân tộc Khơ Me ở Nam Bộ và Rơnăm ở huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum với tổng số người nói là 859 526 người (1989). Cả hai ngôn ngữ này vừa có mặt ở nước ta, vừa có mặt ở Lào và Campuchia (Theo Trần Trí Dõi - Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam) - Tuy nhiên, theo sự phân loại do R. Parkin tập hợp (A Guide to Austroasiatic Speaker and their languages, University of Hawaii Press, Honolulu 1991- dẫn theo Trần Trí Dõi) thì nhóm này chỉ có một ngôn ngữ duy nhất là ngôn ngữ Khơ Me, là ngôn ngữ có rất ít phương ngữ. Ở đây chúng tôi sẽ trình bày những đặc điểm về văn hóa và ngôn ngữ của nhóm này dựa theo quan điểm của Trần Trí Dõi, tức là nhóm ngôn ngữ này bao gồm hai ngôn ngữ thành viên là tiếng Khơ Me và Rơ năm. - Về chữ viết, trái với người Khơ Me có hệ thống chữ viết ra đời từ rất sớm ( khoảng thế kỉ III) thì ngôn ngữ của người Rơnăm hiện vẫn chưa có chữ viết - Tình hình sử dụng ngôn ngữ Tiếng Khơ Me: Hầu hết người nông dân Khơ Me sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai, 7 7 Bài ểu luận giữa kì nhóm 5 dùng trong giao tiếp xã hội, đấy là chưa kể ngay trong bản thân ngôn ngữ Khơ Me cũng tiếp thu một số vốn từ Việt vào trong văn hóa của ngôn ngữ mình (Đặng Việt Bích- tìm hiểu văn hóa dân tộc- nhà xuất bản văn hóa thông tin) Tiếng Rơ năm: Điều tra về năng lực ngôn ngữ cho thấy trạng thái song ngữ Rơ năm- Việt và Rơ năm - Giarai diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là trạng thái song ngữ Rơ năm- Việt Ở trong phạm vi làng tiếng Rơ năm có vị trí cao nhất, sau đó là tiếng Việt. Tiếng Giarai, một ngôn ngữ phổ thông vùng hoàn toàn không xuất hiện trong đời sống của người Rơ năm. Tuy nhiên thì ra đến phạm vi xã thì tình hình lại có xu hướng khác, tiếng Giarai được sử dụng nhiều hơn trong các công việc giao dịch hành chính (Theo Phan Lương Hùng- tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Rơ năm ở làng Le - tạp chí ngôn ngữ số 262, tháng 3/2011) 1.1.2 Nhóm Ba Na - Đây là nhóm ngôn ngữ thuộc nhánh Môn- Khơ me có nhiều ngôn ngữ thành phần nhất ở Việt Nam. Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở nước ta thuộc nhóm này thì được chia làm hai tiểu nhóm là tiểu nhóm Bana Bắc và tiểu nhóm Ba na Nam Tiểu nhóm Ba Na Nam gồm năm ngôn ngữ là tiếng Kơ Ho, tiếng Mnông, tiếng Xtiêng, tiếng Mạ và tiếng Chơ Ro. Tiểu nhóm Ba na Bắc gồm sáu ngôn ngữ là tiếng Ba na, tiếng Xơ Đăng, tiếng Hrê, tiếng Gié- Triêng, tiếng Co và tiếng Brâu - Hầu hết các ngôn ngữ này đều không có chữ viết cổ, phần lớn chữ viết hiện có đều được người phương Tây xây dựng trên cơ sở chữ La tinh. 8 8 Bài ểu luận giữa kì nhóm 5 - Việc xác định các thành phần ngôn ngữ cũng như sự phân chia, xác định phương ngữ của mỗi ngôn ngữ trong nhóm cho tới nay vẫn chưa thực sự được nghiên cứu, quan tâm, vẫn là một công việc còn bỏ ngỏ. 1.1.3 Nhóm Ka Tu - Ở về phía Bắc của nhóm ngôn ngữ Ba Na, nhóm Ka Tu ở Việt Nam gồm có ba ngôn ngữ thành viên, đó là ngôn ngữ của các dân tộc Bru- Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu. Số lượng người nói ngôn ngữ thuộc nhóm Ka Tu ở Việt Nam là vào khoảng 103 143 người ( 1989) trong đó tiếng Bru- Vân Kiều là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất - Cũng như nhiều các ngôn ngữ dân tộc thiểu số khác, các ngôn ngữ thuộc nhóm này cũng không có chữ viết cổ, chữ viết hiện nay đều được người phương Tây xây dựng trên hệ chữ La Tinh 1.2 Về văn hóa 1.2.1 Văn hóa của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Khơ me * Điểm chung + Về kiến trúc Nhà truyền thống của cả hai dân tộc này đều là nhà sàn, tuy nhiên hiện nay, phần lớn đã được xây dựng lại theo kiến trúc hiện đại + Phong tục tập quán Chế độ mẫu hệ là điểm chung dễ thấy nhất ở hai dân tộc này, tuy nhiên đối với người Rơ năm, chế độ mẫu hệ đang dần chuyển nhanh sang chế độ phụ quyền * Điểm khác biệt: - Nơi sinh sống, nhà cửa 9 9 Bài ểu luận giữa kì nhóm 5 + Người Rơ năm: hiện nay chỉ sinh sống tại làng Le Rơ- măm tại huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum + Người Khơ Me: phân bố rộng khắp ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ - Phong tục tập quán, tín ngưỡng + Người Rơ năm : Tính chất hôn nhân của họ đang ở giai đoạn tiến lên chế độ phụ hệ. Sau ngày cưới đôi vợ chồng trẻ sống bên nhà vợ 4-5 năm rồi về ở bên nhà chồng hoặc cư trú luân phiên cả hai bên. Việc ly dị rất ít xảy ra. Người chết được đặt ở mặt trước ngôi nhà, đầu hướng vào trong, mặt nhìn nghiêng. Việc chôn cất sẽ được tiến hành vào một hai hôm sau. Các ngôi mộ xếp theo hàng lối sao cho mặt người chết không nhìn hướng vào làng. Một số ít ngôi mộ chôn chung, từ 2 đến 3 người, thường là những người thân trong gia đình. Trong lễ bỏ mả có hai người đeo mặt nạ (một nam, một nữ) đánh trống nhảy múa. Mặt nạ nam có hai sừng trên đầu, mặt nạ nữ có hai chiếc răng nanh. Kết thúc lễ bỏ mả, hai chiếc mặt nạ được treo lại trên nhà mồ. Thờ cúng: Người Rơ Măm quan niệm "vạn vật hữu linh", cả linh hồn con người sau khi chết cũng là lực lượng siêu nhiên đầy quyền lực và bí ẩn. Ðó là những đối tượng mà họ thờ cúng để cầu mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một trong những lực lượng siêu nhiên được người dân thờ cúng nhiều nhất là thần lúa. Họ cúng thần lúa vào ngày bắt đầu trỉa giống, khi lúa lên đòng, trước ngày tuốt lúa để cầu mong một mùa rẫy bội thu + Người Khơ me Thờ cúng: Tục hỏa thiêu đã có từ lâu. Sau khi thiêu, tro được giữ trong tháp "Pì chét đẩy", xây cạnh ngôi chính điện trong chùa. 10 10 [...]... giữa ngôn ngữ và văn hóa 4 NỘI DUNG 6 1 Bức tranh về ngôn ngữ và văn hóa 7 1.1 Về ngôn ngữ 7 1.1.1 Nhóm Khơ Me 7 1.1.2 Nhóm Ba Na 8 1.1.3 Nhóm Ka Tu .9 1.2 Về văn hóa 9 1.2.1 Văn hóa của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Khơ Me 9 1.2.2 Văn hóa của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Ba Na .12 1.2.3 Văn hóa của các dân tộc thuộc nhóm. .. ngôn ngữ Ka Tu .15 2 Tình hình nghiên cứu các ngôn ngữ và văn hóa của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Khơ Me, Ba Na, Ka Tu ở Việt Nam 16 2.1 Những vấn đề đặc điểm ngôn ngữ .16 2.1.1 Các ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Khơ Me 19 2.1.2 Các ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Ba Na 24 2.1.3 Các ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Ka Tu 27 2.2 Những vấn đề về văn hóa 30 2.2.1 Các dân tộc thuộc nhóm. .. như các dân tộc khác, có một ngôn ngữ riêng cùng những nét văn hóa hết sức phong phú, đa dạng Với 21 dân tộc, ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc này đã làm phong phú thêm sự đa dạng bức tranh ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Từ những nhận xét trên đây, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Vấn đề về văn hóa + Văn hóa của các dân tộc. .. hình nghiên cứu các ngôn ngữ và văn hóa của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Khơ Me, Ba Na, Ka Tu ở Việt Nam “Ở nước ta,vấn đề nhạy cảm của ngôn ngữ dân tộc cũng như văn hóa dân tộc bắt nguồn từ mối quan hệ giữa các dân tộc trong tiến trình lịch sử Có thể nói Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ Ở đây có mặt hầu hết các dân tộc thuộc các dòng ngôn ngữ ở ở Đông Nam Á” “Rất nhiều dân tộc ít người sống... tạp chí văn hóa các dân tộc- số 1/2010) - Về đua ghe ngo của đồng bào Khmer (Thế Ngọc tạp chí văn hóa các dân tộc- số 2/2007) 2.2.2 Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Ba Na - Hôn nhân của người Hrê (Phan Quan- tạp chí văn hóa các dân tộc- số 2/2009) - Ăn Tết Kơ Cham của dân tộc Bahnar (Ngọc Anh- tạp chí văn hóa các dân tộc- số 1/2010) - Hơri, một nàn điệu dân ca đặc sắc của người Bahnar (Trịnh Văn Cư-tạp... - Triêng Văn hóa của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Tu - Cư trú : các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Tu cư trú tập trung chủ yếu 1.2.3 là ở các tỉnh Trung Bộ như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam… Dân số của các dân tộc thuộc các nhóm này chỉ dao động trong mức vài chục nghìn người - Kiến trúc: người dân ở nhà sàn, quần tụ thành một làng - Phong tục tập quán: + Người Cơ Tu: Người Cơ Tu ăn Tết vào khoảng... phủ) 1.2.2 Văn hóa của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Ba Na - Các dân tộc thuộc tiểu nhóm Ba Na Nam + Cư trú: số dân của các dân tộc trong tiểu nhóm này không quá lớn, dao động chỉ từ vài chục nghìn tới khoảng hơn một trăm nghìn người (2009) Các dân tộc trong tiểu nhóm Ba Na Nam cư trú chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ + Kiến trúc: Nhà truyền thống của các dân tộc hầu hết là nhà sàn, tuy nhiên... Hôn nhân của người Vân Kiều 29 29 Bài tiểu luận giữa kì nhóm 5 (Hồ Chư- tạp chí văn hóa các dân tộc) - Văn hóa Sim của người Vân Kiều (Hồ Chư- tạp chí văn hóa các dân tộc- số 3/2008) - Phong tục Tết của người Cơ Tu (Ngọc Hà - tạp chí văn hóa các dân tộc- số 1/2010) - Mặt nạ ma thuật của người Cơ Tu (Nguyễn văn Sơn- tạp chí văn hóa các dân tộc- số 5/2012) - Độc đáo Gơrưna của người Cơ Tu (Nguyễn văn Gia... Văn Cư-tạp chí văn hóa các dân tộc- số 8/2012) - Đấu chiêng- nghệ thuật trong sinh hoạt cộng đồng Chiêng của người Cor ở Quảng Ngãi (Min Đát-tạp chí văn hóa các dân tộc- số 6/2012) - Tín ngưỡng Hồn lúa của người Xơ Đăng ở Kon Tum (Pa Hùng- tạp chí văn hóa các dân tộc- số 5/2012) Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Tu - Múa của người Ta ôi (Trần Nguyễn Khánh Phong- tạp chí văn hóa các dân tộc- số 2/2009)... cho nhóm Katu nói riêng và ngành Môn –Khmer nói chung ở khu vực Người Cơ tu chưa có chữ viết cổ Người Mỹ cũng đã làm một bộ chữ Latinh cho người Cơ Tu 2.1 Những vấn đề về văn hóa Những vấn đề về văn hóa dường như là địa hạt được khai thác nhiều hơn so với mảng ngôn ngữ Có thể kể đến một số bài trong lĩnh vực này về các dân tộc thuộc ba nhóm Ngôn ngữ của nhánh Môn- Khơ me là Ba Na, Khơ- Me, Ka Tu như . HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN: NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ BỨC TRANH VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ CỦA CÁC DÂN TỘC THUỘC BA NHÓM BA NA, KHƠ ME, KA. về ngôn ngữ và văn hóa tộc người chưa bao giờ là đề tài có giới hạn. Tuy nhiên cho tới nay, bức tranh về ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc của nước ta nói chung và các dân tộc thuộc nhánh ngôn. hình nghiên cứu các ngôn ngữ và văn hóa của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Khơ Me, Ba Na, Ka Tu ở Việt Nam. “Ở nước ta,vấn đề nhạy cảm của ngôn ngữ dân tộc cũng như văn hóa dân tộc bắt nguồn