1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

huấn luyện viên 100m cần biết_ tích luỹ chuyên môn TD

5 533 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Huấn luyện viên nội dung 100m cần biết

Nội dung

Huấn luyện viên nội dung 100m cần biết Lâu nay trong các sách chuyên môn viết về kỹ thuật chạy lao sau xuất phát khi chạy 100m, các tác giả đều thống nhất rằng người chạy phải dùng sức tích cực, mau chóng đạt được tốc độ tối đa của mình để sớm chuyển sang giai đoạn chạy giữa quãng với tốc độ cao đã đạt và cố gắng duy trì tốc độ đó cho tới khi về đích. Điều đó cũng gặp trong các sách của các tác giả nước ngoài:Trong cuốn “Chạy cự ly ngắn” của V.Philin (Liên Xô cũ) bằng tiếng Việt, do Nhà xuất bản Thể thao- Hà Nội phát hành năm 1977 đã có 1 bảng cho biết kết quả kiểm tra các VĐV chạy 100m xuất sắc của Liên Xô ở năm 1960 và 1961: Đạt độ dài bước hợp lý (ổn định để chuyển sang chạy với kỹ thuật chạy giữa quãng) từ bước thứ 13 đến bước thứ 15. Kết thúc giai đoạn chạy lao ở mét thứ 21 đến 23,66m; tức là sau khi mới chạy 3,7s – 3,9s . Trong sách “Chạy cự ly ngắn” (bản tiếng Nga, 1978) V.V. Pêtrôpski cũng khẳng định “ Càng rút ngắn đoạn tăng tốc độ, thành tích càng cao”…. Trong tài liệu lý thuyết huấn luyện dùng trong đào tạo huấn luyện viên của Liên đoàn điền kinh nghiệp dư thế giới “Introductio to Coaching Theory”, được xuất bản năm 1991, người ta cũng đưa ra 1 sơ đồ diễn biến tốc độ theo thời gian của VĐV chạy ngắn, trong đó VĐV đạt tốc độ tối đa của mình sau 4s (kể từ khi xuất phát). Như vậy vẫn theo lý thuyết cũ “phải bắt tốc độ cao sớm!”. Phải chăng chỗ dựa của lý thuyết nêu trên là do người ta tin máy móc rằng, theo cách đó, người chạy sẽ đạt thành tích cao hơn do đoạn của cự ly người chạy đã chạy với tốc độ cao dài hơn. VĐV A sẽ có thành tích chạy 100m tốt hơn VĐV B do anh ta chạy với tốc độ cao (giai đoạn chạy giữa quãng và về đích) trên đoạn dài tới 70m còn VĐV B vì kéo dài thời gian và khoảng cách nên đoạn chạy với tốc độ cao chỉ còn 40m, do vậy có thể xuy ra rằng thành tích chạy 100m của B phải kém nếu so với thành tích của VĐV A. Tuy nhiên, trong sách giáo khoa “Điền kinh” của Liên Xô cũ xuất bản từ năm 1989 đã có chút thay đổi khi viết về giai đoạn chạy lao sau xuất phát như sau: “… Chạy lao sau xuất phát khoảng 25 – 30m thì chuyển sang chạy giữa quãng (sau 13 – 15 bước chạy), khi đã đạt 90 – 95% tốc độ tối đa. Cần lưu ý rằng , ở các VĐV cao cấp sau 50- 60m mới đạt được tốc độ tối đa, nhưng trẻ em từ 10 đến 12 tuổi thì chỉ sau 25 – 30m. Các VĐV không phân biệt trình độ và tuổi tác có phát triển tốc độ khi chạy lao sau xuất phát như sau: sau 1s đầu – đạt 55% tốc độ tối đa. Sau 2s đầu – đạt 76% tốc độ tối đa. Sau 3s đầu – đạt 91% tốc độ tối đa. Sau 4s đầu – đạt 95% tốc độ tối đa và sau 5s đầu – đạt 99% tốc độ tối đa (L.Zđanốp- 1970). Như vậy độ dài đoạn chạy lao sau xuất phát ít nhiều cũng đã được kéo dài hơn trước. Phải chăng việc sớm phải đạt tốc độ tối đa đã làm cho VĐVsớm cạn kiệt sức lực, không thể duy trì tốc độ đó khi chạy đoạn đường còn lại?. Trong số 6 “Thông tin KHKT TDTT” năm 1994 của Viện Khoa học TDTT, chúng tôi đã giới thiệu bài của Li Cheng Zhi có tên “Tại sao có sự thua kém ở các VĐV chạy cự ly ngắn Trung Quốc”. Trong bài viết này, tác giả Trung Quốc đã so sánh nhiều mặt khác nhau giữa thành tích trung bình của 6 VĐV giành vị trí cao nhất tại Đại hội thể thao toàn Trung Quốc và thành tích trung bình của 6 VĐV hàng đầu tại Đại hội Ôlympic lần thứ 24 tại Seoul năm 1988. (Trung bình thành tích chạy 100m của 6 VĐV Trung Quốc là 10,45s trong khi con số đó của 6 VĐV Ôlympic chỉ là 10,02s. Trung bình, các VĐV Trung Quốc về đích chậm hơn 0,43s (tương đương với một đoạn 4 – 5m) so với các VĐV Ôlympic. Ngoài việc làm rõ các yếu kém của VĐV, tác giả cũng cho thấy ở đoạn 30-40m của cự ly, các VĐV Trung Quốc đã đạt được tốc độ tối đa của mình, trong khi đó các VĐV Ôlympic vần trong qúa trình tăng tốc độ và họ chỉ đạt tốc độ tối đa của mình ở đoạn 50 – 60m của cự ly. Sự thua kém nhiều nhất về tốc độ của các VĐV Trung Quốc thể hiện rõ khi chạy ở đoạn từ 40 đến 60m của cự ly, kém nhất ở đoạn 50m –60m. Trong sách huấn luyện điền kinh cao cấp của Trung Quốc xuất bản năm 2001, những kết quả nghiên cứ từ thực tiễn đã được đưa vào sách giáo khoa này: “… cho dù có trình độ, tuổi tác và giới tính khác nhau, nhưng đều không có sự chênh lệch lớn giữa các VĐV; trong 5 – 6s đầu (sau xuất phát) họ đều có thể đạt được 96 – 98% tốc độ cao nhất của mình. Tuy nhiên, VĐV có trình độ khác nhau thì có sự khác nhau về khoảng cách đạt đến tốc độ tối đa. Những VĐV xuất sắc đạt được tốc độ tối đa trong khoảng 60 – 70m (có đẳn cấp độ thế giới là khoảng 80m). Những VĐV bình thường hoặc người mới tập thì khoảng cách đó là 30 – 40m, sau đó tốc độ dần dần hạ xuống. Về mặt tốc độ, khoảng từ giây thứ 3 đến giây thứ 4 là có thể đạt được 92 – 95% tốc độ tối đa của mình. Nguyên nhân của sự gia tăng tốc độ này chủ yếu là sau khi xuất phát, tần suất bước chạy tăng nhanh, sức bật cũng tăng mạnh. Có thể phân ra 2 giai đoạn của quá trình tăng tốc, đó là quá trình tăng tốc ban đầu và quá trình đạt đến tốc độ nhất định. Quá trình tăng tốc ban đầu được tính đến trong khoảng dưới 30m đầu. Nó có 2 đặc điểm sau: thân người ngả nhiều về trước và thân người dần dần nâng lên khi đạt được tốc độ. Quá trình đạt đến tốc độ nhất định được tính từ khoảng 30m sau đó, tổng cộng khoảng từ 60 – 80m. Lúc này, tác dụng của sự kết hợp giữa độ dài bước chạy và tần suất bước chạy đã được phát huy, tốc độ được nâng cao. Đặc điểm của nó là: thứ nhất cơ thể nâng thẳng đứng; thứ 2, khi chân sau đưa ra trước, đầu gối nâng lên sao cho đùi song song với mặt đất. Trong đó VĐV người Mỹ K.Lewis là một điển hình”. Cũng trong sách này còn nêu lên 4 “ Xu hướng phát triển kỹ thuật chạy ngắn hiện đại” đó là: 1) Ngày càng coi trọng động tác, kết cấu điển hình của kỹ thuật chạy ngắn: Kết cấu điển hình đó chủ yếu được biểu hiện ở chỗ kỹ thuật chạy ngày càng phù hợp với nguyên lý của giải phẫu học và sinh cơ học động tác, làm cho kỹ thuật chạy ngắn ngày càng được hoàn thiện và đạt tính hiệu quả hơn. Hình thức kết cấu của nó là động tác nhanh, bước chạy dài, toàn thân tự nhiên, giao động của trọng tâm cơ thể nhỏ, các cử động kết hợp hài hoá, có tiết tấu rõ rệt. 2) Ngày càng coi trọng kỹ thuật lắc người, đánh tay: Chạy ngắn ngày càng coi trọng kỹ thuật lắc người, kết hợp với các động tác nâng gót, nâng đùi. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, thời gian nâng đùi của một VĐV ưu tú chỉ chiếm 22,1% thời gian của một bước chạy, còn thời gian lắc người và các động tác khác chiếm tới 77,9% tỷ lệ của nó là 1 : 3,5. Vì vậy kỹ thuật chạy ngắn hiện đại rất chú trọng kỹ thuật lắc người. Khi huấn luyện phải nghiên cứu kỹ càng những động tác này, đặc biệt là những đặc tính về sinh cơ, lực học và qui luật của nó. (lắc người – động tác xoay người theo trục dọc, giúp tăng độ dài bước- TG) Rút ngắn thời gian nâng đùi và thời gian bay trên không: Gia tăng hoặc giảm bớt tốc độ ban đầu khi nâng cao trọng tâm cơ thể có ý nghĩa quan trọng đối với kỹ thuật gia tăng tốc độ chạy ngắn. Góc bay người và tốc độ ban đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức và tốc độ bước chạy. 4) Kéo dài thời gian và khoảng cách duy trì sự tăng tốc: Nghiên cứu kỹ thuật của VĐV chạy ngắn mấy năm gần đây cho thấy thời gian và khoảng cách duy trì sự tăng tốc của các VĐV chuyên nghiệp đều được gia tăng. ở cự ly 100m giải ĐK quốc tế Tokio năm 1991, khoảng cách tăng tốc của các VĐV lên đến 80m, thời gian duy trì của nó lên đến khoảng từ 8,12s đến 8,32s. (Chính là điều dẫn tới việc phải viết bài này- TG). Cũng để nâng cao hiệu quả huấn luyện và giảng dạy chạy cự ly ngắn, nhân đây xin nhấn mạnh lại: Xét về nguồn năng lượng cung cấp cho cơ hoạt động, khi chạy các cự ly từ 50 – 100m chủ yếu là sử dụng nguồn năng lượng alaktat (còn từ 150m – 300m – nguồn laktat). Khi VĐV tập chạy lắp lại dù ở cự ly nào, thì nguồn năng lượng được huy động không chỉ phụ thuộc vào độ dài của cự ly mà còn phụ thuộc vào cả số lần lắp lại và thời gian nghỉ giữa quãng giữa các lần chạy. Thí dụ cự ly 50m thuộc cự ly dùng nguồn năng lượng alaktat. Nhưng nếu VĐV chạy 10 x 50m với tốc độ tối đa và nghỉ giữa 2 lần chạy là chạy nhẹ nhàng thì bài tập đó cũng phát triển năng lực laktat.Với các cự ly 150m đến 300m thì dù tập theo chế độ nào cũng vẫn là biện pháp huấn luyện năng lực laktat.Như vậy chạy các cự ly từ 50m đến 100mvới tốc độ tối đa chỉ thành các biện pháp huấn luyện alaktat khi không chạy lắp lại hoặc lắp lại với nghỉ đầy đủ giữa 2 lần chạy. VĐV chạy 100m cũng như các VĐV chạy cự ly ngắn khác cần được huấn luyện để chạy nửa sau của cự ly nhanh hơn so với nửa đầu. Thực tế cho thấy: nếu nửa đầu của cự ly được VĐV chạy với tốc độ tối đa, thì việc chạy như trên chỉ có thể khi cự ly chạy không dài quá 250m. Do vậy, chạy các cự ly từ 50 đến 250m là biện pháp huấn luyện chạy ngắn cơ bản, còn chạy ở cự ly 300m trở lên là các biện pháp phụ thêm. Cũng có thể đã có những huấn luyện viên của Việt Nam đã biết và đã “âm thầm” huấn luyện theo cách nghĩ mới này, nhưng chắc rằng còn có rất nhiều huấn luyện viên chạy ngắn (và nhiều giáo viên dạy chạy cự ly ngắn ở các trường học từ phổ thông đến đại học) còn chưa cập nhật được những thông tin này. Với sự áy náy do chưa kịp thời đặt vấn đề đúng mức trong thông tin cho các huấn luyện viên, trong bổ sung và chỉnh lý sách giáo khoa điền kinh cho các trường chuyên và không chuyên TDTT…, chúng tôi nhấn mạnh những thông tin này, mong muốn các huấn luyện viên, giáo viên, các VĐV và người tập chạy 100m đều biết và sớm áp dụng những điều này. Trong sách huấn luyện điền kinh cao cấp của Trung Quốc xuất bản năm 2001, những kết quả nghiên cứ từ thực tiễn đã được đưa vào sách giáo khoa này: “… cho dù có trình độ, tuổi tác và giới tính khác nhau, nhưng đều không có sự chênh lệch lớn giữa các VĐV; trong 5 – 6s đầu (sau xuất phát) họ đều có thể đạt được 96 – 98% tốc độ cao nhất của mình. Tuy nhiên, VĐV có trình độ khác nhau thì có sự khác nhau về khoảng cách đạt đến tốc độ tối đa. Những VĐV xuất sắc đạt được tốc độ tối đa trong khoảng 60 – 70m (có đẳn cấp độ thế giới là khoảng 80m). Những VĐV bình thường hoặc người mới tập thì khoảng cách đó là 30 – 40m, sau đó tốc độ dần dần hạ xuống. Về mặt tốc độ, khoảng từ giây thứ 3 đến giây thứ 4 là có thể đạt được 92 – 95% tốc độ tối đa của mình. Nguyên nhân của sự gia tăng tốc độ này chủ yếu là sau khi xuất phát, tần suất bước chạy tăng nhanh, sức bật cũng tăng mạnh. Có thể phân ra 2 giai đoạn của quá trình tăng tốc, đó là quá trình tăng tốc ban đầu và quá trình đạt đến tốc độ nhất định. Quá trình tăng tốc ban đầu được tính đến trong khoảng dưới 30m đầu. Nó có 2 đặc điểm sau: thân người ngả nhiều về trước và thân người dần dần nâng lên khi đạt được tốc độ. Quá trình đạt đến tốc độ nhất định được tính từ khoảng 30m sau đó, tổng cộng khoảng từ 60 – 80m. Lúc này, tác dụng của sự kết hợp giữa độ dài bước chạy và tần suất bước chạy đã được phát huy, tốc độ được nâng cao. Đặc điểm của nó là: thứ nhất cơ thể nâng thẳng đứng; thứ 2, khi chân sau đưa ra trước, đầu gối nâng lên sao cho đùi song song với mặt đất. Trong đó VĐV người Mỹ K.Lewis là một điển hình”. Cũng trong sách này còn nêu lên 4 “ Xu hướng phát triển kỹ thuật chạy ngắn hiện đại” đó là: 1) Ngày càng coi trọng động tác, kết cấu điển hình của kỹ thuật chạy ngắn: Kết cấu điển hình đó chủ yếu được biểu hiện ở chỗ kỹ thuật chạy ngày càng phù hợp với nguyên lý của giải phẫu học và sinh cơ học động tác, làm cho kỹ thuật chạy ngắn ngày càng được hoàn thiện và đạt tính hiệu quả hơn. Hình thức kết cấu của nó là động tác nhanh, bước chạy dài, toàn thân tự nhiên, giao động của trọng tâm cơ thể nhỏ, các cử động kết hợp hài hoá, có tiết tấu rõ rệt. 2) Ngày càng coi trọng kỹ thuật lắc người, đánh tay: Chạy ngắn ngày càng coi trọng kỹ thuật lắc người, kết hợp với các động tác nâng gót, nâng đùi. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, thời gian nâng đùi của một VĐV ưu tú chỉ chiếm 22,1% thời gian của một bước chạy, còn thời gian lắc người và các động tác khác chiếm tới 77,9% tỷ lệ của nó là 1 : 3,5. Vì vậy kỹ thuật chạy ngắn hiện đại rất chú trọng kỹ thuật lắc người. Khi huấn luyện phải nghiên cứu kỹ càng những động tác này, đặc biệt là những đặc tính về sinh cơ, lực học và qui luật của nó. (lắc người – động tác xoay người theo trục dọc, giúp tăng độ dài bước- TG) Rút ngắn thời gian nâng đùi và thời gian bay trên không: Gia tăng hoặc giảm bớt tốc độ ban đầu khi nâng cao trọng tâm cơ thể có ý nghĩa quan trọng đối với kỹ thuật gia tăng tốc độ chạy ngắn. Góc bay người và tốc độ ban đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức và tốc độ bước chạy. 4) Kéo dài thời gian và khoảng cách duy trì sự tăng tốc: Nghiên cứu kỹ thuật của VĐV chạy ngắn mấy năm gần đây cho thấy thời gian và khoảng cách duy trì sự tăng tốc của các VĐV chuyên nghiệp đều được gia tăng. ở cự ly 100m giải ĐK quốc tế Tokio năm 1991, khoảng cách tăng tốc của các VĐV lên đến 80m, thời gian duy trì của nó lên đến khoảng từ 8,12s đến 8,32s. (Chính là điều dẫn tới việc phải viết bài này- TG). Cũng để nâng cao hiệu quả huấn luyện và giảng dạy chạy cự ly ngắn, nhân đây xin nhấn mạnh lại: Xét về nguồn năng lượng cung cấp cho cơ hoạt động, khi chạy các cự ly từ 50 – 100m chủ yếu là sử dụng nguồn năng lượng alaktat (còn từ 150m – 300m – nguồn laktat). Khi VĐV tập chạy lắp lại dù ở cự ly nào, thì nguồn năng lượng được huy động không chỉ phụ thuộc vào độ dài của cự ly mà còn phụ thuộc vào cả số lần lắp lại và thời gian nghỉ giữa quãng giữa các lần chạy. Thí dụ cự ly 50m thuộc cự ly dùng nguồn năng lượng alaktat. Nhưng nếu VĐV chạy 10 x 50m với tốc độ tối đa và nghỉ giữa 2 lần chạy là chạy nhẹ nhàng thì bài tập đó cũng phát triển năng lực laktat.Với các cự ly 150m đến 300m thì dù tập theo chế độ nào cũng vẫn là biện pháp huấn luyện năng lực laktat.Như vậy chạy các cự ly từ 50m đến 100mvới tốc độ tối đa chỉ thành các biện pháp huấn luyện alaktat khi không chạy lắp lại hoặc lắp lại với nghỉ đầy đủ giữa 2 lần chạy. VĐV chạy 100m cũng như các VĐV chạy cự ly ngắn khác cần được huấn luyện để chạy nửa sau của cự ly nhanh hơn so với nửa đầu. Thực tế cho thấy: nếu nửa đầu của cự ly được VĐV chạy với tốc độ tối đa, thì việc chạy như trên chỉ có thể khi cự ly chạy không dài quá 250m. Do vậy, chạy các cự ly từ 50 đến 250m là biện pháp huấn luyện chạy ngắn cơ bản, còn chạy ở cự ly 300m trở lên là các biện pháp phụ thêm. Cũng có thể đã có những huấn luyện viên của Việt Nam đã biết và đã “âm thầm” huấn luyện theo cách nghĩ mới này, nhưng chắc rằng còn có rất nhiều huấn luyện viên chạy ngắn (và nhiều giáo viên dạy chạy cự ly ngắn ở các trường học từ phổ thông đến đại học) còn chưa cập nhật được những thông tin này. Với sự áy náy do chưa kịp thời đặt vấn đề đúng mức trong thông tin cho các huấn luyện viên, trong bổ sung và chỉnh lý sách giáo khoa điền kinh cho các trường chuyên và không chuyên TDTT…, chúng tôi nhấn mạnh những thông tin này, mong muốn các huấn luyện viên, giáo viên, các VĐV và người tập chạy 100m đều biết và sớm áp dụng những điều này. . Huấn luyện viên nội dung 100m cần biết Lâu nay trong các sách chuyên môn viết về kỹ thuật chạy lao sau xuất phát khi chạy 100m, các tác giả đều thống nhất rằng người chạy phải dùng sức tích. cho các huấn luyện viên, trong bổ sung và chỉnh lý sách giáo khoa điền kinh cho các trường chuyên và không chuyên TDTT…, chúng tôi nhấn mạnh những thông tin này, mong muốn các huấn luyện viên, . cho các huấn luyện viên, trong bổ sung và chỉnh lý sách giáo khoa điền kinh cho các trường chuyên và không chuyên TDTT…, chúng tôi nhấn mạnh những thông tin này, mong muốn các huấn luyện viên,

Ngày đăng: 07/05/2015, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w