Rèn kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích, khai thác kênh hình, bảng số liệu, giải thích các mối quan hệ địa lí

15 614 2
Rèn kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích, khai thác kênh hình, bảng số liệu, giải thích các mối quan hệ địa lí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT SỐP CỘP Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam TRƯỜNG THCS DỒM CANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Giáo viên : Đỗ Văn Hưng Chuyên ngành: GDCD - Địa. Trường THCS . Dồm Cang Năm học 2010 -2011 PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm. Để nâng cao chất lượng dạy- học trong giai đọan phát triển mới của đất nước, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới chương trình cũng như cả về phương pháp dạy học . Nước ta đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp – mà con người là nhân tố quyết định. Cho nên chúng ta phải lo nguồn lực con người ngay từ bây giờ. Để có nguồn lực con người đáp ứng tốt cho yêu cầu trên thì đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới chương trình cũng như phương pháp dạy học mới. Phương pháp dạy học mới này được hiểu là: Học sinh tự học, tự hiểu, tự rèn kĩ năng nhiều để từ đó có thể phát triển tư duy nhưng phải nhờ vào sự hướng dẫn của giáo viên. Phương pháp dạy học này hiện đang được coi là phương pháp chủ yếu, sử dụng rộng rãi trong các trường học và ở tất cả các môn học . Đối với môn Địa lí ở THCS việc dạy như thế nào để thể hiện đúng sự đổi mới là vấn đề cần thiết đặc biệt đối với những giáo viên đang giảng dạy môn Địa lí 8 hiện hành. Là chương trình mới, là cách dạy mới nhưng đều dựa trên những cái đã có sẵn, cái cũ, chỉ có cái khác đó là học sinh được làm việc nhiều, hoạt động nhiều, rèn kĩ năng, thành thạo để trở thành kĩ xảo trong môn học . Bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong bước đi ban đầu này, vì thế trong các tiết giảng tôi cảm thấy hoạt động của thầy và trò còn chưa đạt hiệu quả cao, học sinh còn chưa biết khai thác kiến thức từ kênh hình mà đặc biệt là các kiến thức cũ thì học sinh miền núi hầu như không thể khai thác được. Nhưng tôi vẫn mạnh dạn chọn Địa lí 8 – Tiết 39 – Bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên trái đất.( phần 1: Khí hậu trên trái đất ) để thể hiện đôi 1 điều suy nghĩ của riêng bản thân mình về hoạt động của mình kết hợp vớp hoạt động của trò trên lớp trong dạy – học một bài lí thuyết Địa lí 8. 2. Mục đích Được giảng dạy bộ môn Địa lí ở tất cả các khối lớp từ năm 2008 cho đến nay, tôi nhận thấy nội dung các bài trong sách giáo khoa mới có phần phong phú, đa dạng và có yêu cầu cao hơn so với sách cũ ( mặc dù cũng còn có những hạn chế nhỏ ở từng mục, từng bài ); do đó, đòi hỏi học sinh phải làm việc với cường độ cao hơn để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo địa lí. Thông qua từng bài học, tiết học giáo viên sẽ là người trực tiếp hướng dẫn các em rèn luyện kĩ năng đó. Đây cũng được coi là một trong các phương pháp dạy học tích cực hiện nay, nhất là đối với bộ môn Địa lí .Qua kinh nghiệm của bản thân đã từng thực hiện cách rèn kĩ năng địa lí này trong nhiều năm tôi nhận thấy rất hiệu quả trong từng giờ dạy-học; và hiệu quả này không dừng lại ở đó mà nó còn có ích rất lớn cho học sinh ứng dụng kĩ năng này vào trong thực tế cuộc sống. Chính vì đề tài mang một ý nghĩa thiết thực như vậy, cho nên tôi đã mạnh dạn mong được trao đổi, được đóng góp ý kiến từ các đồng chí, đồng nghiệp trong ngành nói chung và các đồng chí, đồng nghiệp trong nhóm, tổ Địa nói riêng đặc biệt là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy học sinh vùng núi, vùng sâu vùng sa. Để tôi và các đồng chí sẽ có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm hơn nữa trong dạy- học bộ môn này nâng cao chất lượng hoạt động của thầy và trò trong từng tiết học, học sinh có hứng thú với bộ môn kết quả thi học sinh giỏi ngày càng cao hơn. 3.Kết quả cần đạt Trong 3 năm dạy địa lí theo chương trình mới, tôi thấy áp dụng phương pháp dạy học mới Rèn kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích, khai thác kênh hình, bảng số liệu, giải thích các mối quan hệ địa lí trong dạy – học một bài lí thuyết địa lí thì học sinh sẽ tự học, tự lĩnh hội tri thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên một cách nhanh hơn, tốt hơn, giờ học theo đó mà đạt kết quả tốt; không khí lớp học sôi nổi – vì các em được tự làm việc, tự nghiên cứu, tự độc lập suy nghĩ, tự lĩnh hội tri thức một cách thực sự mà không bị thụ động - Đây là điều mà cả giáo viên và học sinh hiện nay đang hướng tới. 2 4.Phạm vi sáng kiến kinh nghiệm Trong cấu trúc nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lí 8 gồm 2 phần : Phần một : Thiên nhiên, con người ở các châu lục ( tiếp) Gồm 21 bài thuộc 2 chương XI.Châu Á -15 tiết lí thuyết - 3 tiết thực hành XII.Tổng kết địa lí tự nhiên các châu lục - 3 tiết lí thuyết Phần hai: Địa lí Việt Nam (Địa lí tự nhiên ) Gồm -18 tiết lí thuyết - 5 tiết thực hành Phần này không có cấu trúc chương Nhưng do thời gian có hạn nên đề tài này tôi chỉ thực hiện ở hoạt động 1 Khí hậu trên trái đất. Bài 20 Khí hậu và cảnh quan trên trái đất ( tiết 24) thuộc phần một. PHẦN II- NỘI DUNG 1.Cơ sở lí luận Mục tiêu của giáo dục THCS – theo điều 23 luật Giáo dục là “nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT ,hoặc đi vào cuộc sống lao động “. Để phục vụ mục tiêu trên, sách giáo khoa Địa lí 8 được biên soạn theo hướng tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học là biết sử dụng các phương pháp đặc trưng của bộ môn địa lí phù hợp với yêu cầu bài giảng, với trình độ tiếp thu của học sinh, là đổi mới cách đánh giá học sinh, là biết tổ chức hướng dẫn học sinh tự tiếp thu kiến thức tại lớp. Sách giáo khoa Địa lí 8 đề cập đến những sự vật, hiện tượng địa lí đó là: Châu Á; Tổng kết địa lí tự nhiên và điạ lí các châu lục ( tiếp nối kiến thức của địa lí 7 - Thiên nhiên và con người ở các châu lục) và Địa lí Việt Nam ( tự nhiên ).Vì thế, 3 cách rèn cho học sinh có kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích các mối quan hệ địa lí trong việc dạy–học là vô cùng cần thiết và đây được coi là một phương pháp dạy học tích cực. Điều đó được thể hiện rõ nhất ở những điểm sau: - Giáo viên huy động được vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh trong suốt bài giảng để từ đó cung cấp kiến thức mới cho học sinh. - Giáo viên khuyến khích học sinh mạnh dạn phát biểu các nhận xét, cách nhìn nhận và các quan điểm riêng của mình đối với từng sự vật, hiện tượng địa lí để qua đó rèn luyện óc tư duy và phán đoán địa lí cho học sinh để từ đó tạo lập được các mối quan hệ địa lí . - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh sử dụng kiến thức vừa học để giải các bài tập hoặc ứng dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.Trong đó đáng lưu ý là khả năng nhận biết ngay được hiện tượng, sự vật địa lí trên bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, sơ đồ, lát cắt,,rồi trên thực địa của học sinh. Nói tóm lại, để rèn kĩ năng cho học sinh biết phát hiện, tìm hiểu, phân tích,khai thác kênh hình, bảng số liệu, giải thích các mối liên hệ địa lí trong từng phần, mục, bài, chương,…với nhau giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp ( nêu vấn đề, thảo luận, trao đổi nhóm tại lớp, sử dụng nhiều phương tiện (bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ sơ đồ, lát cắt,…để thông qua đó mà vừa cung cấp kiến thức mới cho học sinh lại vừa rèn kỹ năng cho học sinh. 2. Những việc đã làm được và chưa làm được. * Thuận lợi. - Đội ngũ giáo viên trong trường đầy đủ, việc học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp thuận lợi - Bước đầu làm quen với phương pháp giảng dạy mới - Các em học sinh đã được tiếp cận với phương pháp mới. - Chất lượng học sinh có phần nâng cao hơn. * Khó khăn. - Việc trao đổi kinh nghiệm có trao đổi nhưng chưa thường xuyên. - Thiết bị đồ dùng còn thiếu cho công tác giảng dạy. - Học sinh còn chưa nâng cao ý thức học tập lên kết quả còn yếu. * Điều tra khảo sát. 4 - Các em học sinh đa số là con em dân tộc nên ngôn ngữ phổ thông chưa phổ biến, gia đình ở xa trường lớp, điều kiện gia đình còn khó khăn, quản học sinh trong các buổi học buổi tối còn hạn chế. Phong tục tập quan còn lạc hậu nhất là học sinh thuộc dân tộc H Mông Tổng số học sinh toàn khối 8 là 71 học sinh. Kết quả đánh gia sau bài học của năm học 2007-2008 Tổng số. Giỏi. Khá. Trung bình Yếu Kém. 71 0 2 18 29 12 3.Các bước tiến hành Đây là kiểu bài cung cấp lí thuyết- mục tiêu là cung cấp cho học sinh về kiến thức trên cơ sở rèn kĩ năng tìm, phân tích các mối quan hệ địa lí( giáo dục cho học sinh có kĩ năng đúng, chính xác là điều rất quan trọng). Dựa vào mục tiêu đó, giáo viên có những định hướng giảng dạy cho phù hợp và hiệu quả. Bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên trái đất. Hoạt động 1( trọng tâm): Khí hậu trên trái đất. Muốn tạo được kĩ năng nhận biết, phân tích các mối liên hệ địa lí thì yêu cầu học sinh phải tự chuẩn bị bài ở nhà, đồng thời kết hợp dựa trên những đơn vị kiến thức đã được học ở những bài trước, đặc biệt là chương trình lớp 6 và lớp 7( yêu cầu học sinh học đến đâu phải nắm bài, nắm chắc kiến thức đến đấy “ tạo vốn ” ngay từ ban đầu) thì mới có thể làm tốt được kĩ năng này). Mục tiêu của hoạt động này sau bài học, học sinh phải: - Các đới khí hậu và một số kiểu khí hậu. - Giải thích được các câu hỏi lệnh trong sách giáo khoa. 5 Giáo viên treo hình các đới khí hậu ở lớp 6 để học sinh dễ nhận biết vị trí của các đới. GV yêu cầu học sinh so sánh đối chiếu với Hình 20.1 SGK địa lí 8. Đối với lớp chọn giáo viên có thể cho học sinh làm theo bảng SGV hướng dẫn. (?) Xác định mỗi châu lục nằm trong những đới khí hậu nào ? Tên châu lục. Các đới khí hậu. Châu Á. Hàn đới. Đới Ôn hoà, Đới nóng Châu Âu Châu Mĩ Châu Phi Châu Đại Dương Đối với lớp đại trà ( Đặc biệt HS Vùng khó khăn ) (?) Xác định mỗi châu lục nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào. Gợi ý. Kết hợp hình trên bảng Hình 58 địa lí 6 trang 67. với hình 20.1 địa lí 8. 6 GV nhấn mạnh chúng ta đi nghiên cứu 3 đới chính vì đới lạnh và đới ôn hoà nằm ở hai bán cầu. (?) Nêu vị trí giới hạn của ba đới ( Đới nóng, Đới lạnh, Đới ôn hoà.) (Dựa vào lược đồ phóng to lên bảng.) HS . - Đới lạnh ( Hàn đới) 66 0 33' B đến cực Bắc (90 0 B) ở bán cầu Bắc. 66 0 33' N đến cực Nam (90 0 N) ở bán cầu Nam - Đới nóng. ( Nhiệt đới.) 23 0 27' B đến 23 0 27' N - Đới ôn hoà ( Ôn đới ) .) 23 0 27' B đến 66 0 33' B 23 0 27' N đến 66 0 33' N Từ đó giáo viên yêu cầu học sinh đề xuất. (?) Nêu đặc điểm của ba kiểu môi trường ( Nhiệt đới, Ôn đới, Hàn đới.) Thông thường đối với học sinh miền núi thường không trả lời được câu hỏi này. Vì thế giáo viên phải có sự chuẩn bị bằng bảng phụ và câu hỏi gợi ý. Đặc diểm Đới nóng, hay nhiệt đới. (?) Ở đới nóng là nơi nhận được nhiều lượng ánh sáng mặt trời thì nhiệt độ quanh năm ở đây ra sao. HS. Nhiệt độ quanh năm cao (nóng) (?) Ở địa phương chúng ta thì thảm thực vật như thế nào. HS. Thảm thực vật xanh tốt. GV điểu đó chứng tỏ lượng mưa nhiều. GV treo bảng phụ. 7 - Là khu vực quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh nhau ít. - Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Mùa đông nhiệt độ có giảm đi chút ít. - Gió tín phong hoạt đông thường xuyên. - Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm đến 2000mm Các câu hỏi khác có thể tương tự, hoặc giáo viên có thể dùng tranh ảnh để để hỏi về nhiệt độ của học sinh. VD đới lạnh. (?) Có nhiều băng tuyết như thế này thì nhiệt độ ở đây ra sao. HS . Nhiệt độ rất lạnh. (?) Thảm thực vật ở đây như thế nào. HS Thực vật nghèo nàn. GV suy ra lượng mưa thấp. Đặc điểm đới lạnh. Khoảng cách từ vòng cực đến hai cực ở cả hai bán cầu. Góc chiếu sáng của mặt trời nhỏ, thời gian chiếu sáng dao động cũng lớn về số ngày và giờ chiếu sáng. Khí hậu lạnh có băng tuyết hầu như quanh năm. - Gió Đông cực thịnh hành. - Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500mm. Đặc điểm đới Ôn hoà. Khoảng cách từ chí tuyến đến vòng cực ở hai bán cầu. - Là khu vực có góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng của mặt trời trong năm chênh lệch nhau rất nhiều. Nhiệt độ trung bình, Các mùa trong năm rất rõ dệt. - Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới. - Lượng mưa trung bình năm khoảng 500mm đến 1000mm. GV có thể dựa vào kiến thức ở lớp 7. Với câu hỏi giải thích tại sao thủ đô Niu Di Lân lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ của nước ta. (?) Xác đinh vị trí Oen - lin - tơn. GV nên hỏi . 8 (?) Việt Nam nằm chủ yếu trong đới nào thuộc bán cầu nào. Gợi ý đường xích đạo là ranh giới bán cầu Bắc và bán cầu Nam. GV xác định cho HS biết. HS trả lời. - Việt Nam nằm chủ yếu ở đới nóng thuộc bán cầu Bắc. - Oen - lin - tơn nằm chủ yếu ở đới Ôn hoà. Nằm ở bán cầu Nam. GV giải thích . Thủ đô Oen - lin - Tơn của Niu- Di - Lân đón năm mới vào những ngày ấm vì vào tháng 12 tia sáng mặt trời tạo thành góc chiếu lớn với chí tuyến nam, (Bán cầu Nam ngả về phía mặt trời) địa điểm này nhận được nhiều nhiệt nên nóng ấm. Ảnh chứng minh. 9 Việt Nam. Oen - lin - tơn Đối với phân tích biểu đồ cần có sự trợ giúp của giáo viên, và đưa ra bốn dạng biểu đồ.( Nhiệt đới gió mùa, Xích đạo, Cận nhiệt địa trung hải, Ôn đới lục địa.) Biểu đồ A. Nhiệt độ tháng thấp nhất Nhiệt độ tháng Cao nhất. Biên độ nhiệt Tháng khô hạn Tháng mưa nhiều hay mùa mưa. Kết luận . Biểu đồ B. Các tháng có nhiệt độ trung bình trên khoảng bao nhiêu Độ C. Lượng mưa như thế nào. Mưa nhiều vào tháng nào. Kết luận. Biểu đồ C. Nhiệt độ tháng thấp nhất Nhiệt độ tháng Cao nhất. Biên độ nhiệt Mùa mưa. Kết luận thuộc kiểu khí hậu nào. Biểu đồ.D Nhiệt độ tháng thấp nhất Nhiệt độ tháng Cao nhất. Biên độ nhiệt Mùa mưa. Kết luận thuộc kiểu khí hậu nào. GV đưa ra bảng đáp án. Biểu đồ A. Nhiệt độ tháng thấp nhất Nhiệt độ tháng Cao nhất. Biên độ nhiệt Tháng khô hạn Tháng mưa nhiều hay mùa mưa. Kết luận . Tháng Tháng 4 và Biên độ Tháng 1 Từ tháng 5 Nhiệt độ cao 10 [...]... là một vài dẫn chứng cho việc rèn kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích, khai thác kênh hình, bảng số liệu và giải thích các mối quan hệ địa lí trong dạy - học một bài Địa lí 8 theo sách giáo khoa mới đang hiện hành và theo phương pháp mới mà tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy của mình Với số năm công tác chưa nhiều nhưng tôi có may mắn được giảng dạy bộ môn Địa lí 8 ở chương trình mới; tôi... cá nhân tôi trong quá trình vận dụng đổi mới phương pháp Rèn kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí trong dạy - học một bài lí thuyết Địa lí 8 Tôi nhận thấy nếu nếu để học sinh tự nghiên cứu thảo luận thì hiệu quả không được cao vì học sinh không còn nhớ kiến thức cũ, nhìn vào bảng biểu kênh hình không khai thác được thông tin, tiết học không đảm bảo Là bài học khó... giảng dạy tất cả các bài địa lí nói chung và Địa lí 8 nói riêng thì tôi thấy rất hiệu quả, bởi học sinh được rèn kĩ năng nhiều (phát hiện, suy luận, phán đoán, kết luận,…) Đây cũng là mục tiêu quan trọng trong từng bài học của bộ môn địa lí (kể cả lí thuyết cũng như thực hành) Thông qua từng kĩ năng, học sinh xác lập được các mối quan hệ địa lí, học sinh có thể nhớ lại được, củng cố lại, hệ thống kiến... mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các đồng chí, đồng nghiệp để tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt hơn việc dạy một bài Địa lí 8 nói riêng và bộ môn địa lí nói chung ở trung học cơ sở - Cần đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá, thực địa, hoạt động tập huấn trao đổi kinh nghiệm và phương pháp dạy học cho giáo viên địa lý ở các trường THCS một cách thường xuyên Tôi xin trân trọng cảm ơn! Dồm... kiến thức cũ và tích luỹ thêm kiến thức mới Đó là ưu điểm của việc rèn kĩ năng địa lí này cho học sinh Như vậy, đổi mới không có nghĩa là loại trừ cái đã có để bắt đầu hoàn toàn một con đường mới Mà đổi mới trên cơ sở tiếp thu những tiến bộ của cái cũ Mặc dù vậy, việc giảng dạy, rèn kĩ năng này cho học sinh ở trường THCS Dồm Cang huyện Sốp Cộp còn gặp rất nhiều hạn chế, do mặt bằng chất lượng học sinh... giảng dạy bộ môn Địa lí 8 ở chương trình mới; tôi nhận thấy: 13 - Khi đổi mới giờ học không bị áp đặt, học sinh vừa nắm được lí thuyết vừa được rèn kĩ năng, thông qua rèn kĩ năng để nắm kiến thức; chất lượng dạy và học cao hơn. (số lượng học sinh nắm bài tốt đặc biệt là học sinh các lớp đại trà) Kết quả đánh giá cụ thể bằng phiếu trắc nghiệm sau giờ học ở ba lớp thu được kết quả như sau: Năm học Tốt 2007-... học sinh quan sát hình 20.3 SGK địa lí 8 GV đưa ra khái niệm về gió 11 Gió là sự di chuyển ngang của không khí tương đối so với mặt đất từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp Hình 51 địa lí 6 trang 59 ( Học sinh đối chiếu hình 20.3) (?) Trên trái đất có những loại gió chính nào Dựa vào hình 20.3 HS Gồm có gió Tín phong, gió đông cực và gió tây ôn đới (?) Lượng nhiệt trên trái đất có phân bố đồng... khoảng các vĩ độ30- 35 độ của cả hai bán cầu tạo thành khu khí áp cao, từ đó gió thổi về bổ sung cho vùng xích đạo Các luồng khí này thổi đều đặn quanh năm gọi là gió tín phong hay gió mậu dịch, khu áp cao này còn chuyển động về vĩ tuyễn 60 0 của hai bán cầu, nơi có khí áp thấp tạo nên gió Tây ôn đới Cũng tương tự như vậy với gió ở vùng cận cực Do trái đất quay quanh trục từ tây sang đông nên các khối... cực và gió tây ôn đới (?) Lượng nhiệt trên trái đất có phân bố đồng đều với nhau hay không HS Lượng nhiệt phân bố không đồng đều GV đó chính là nguyên nhân làm cho khí áp ở các nơi trên trái đất không giống nhau ( khí áp cao và khí áp thấp.) (?) Như vậy hướng gió thổi không giống nhau GV giải thích Do đới nóng nhận được nhiều lượng nhiệt do ánh sáng mặt trời luôn có góc chiếu sáng lớn, nhiệt độ luôn... nào quanh Biểu đồ thuộc năm 12 300C mưa khí hậu ôn đới nhiều từ tháng lục địa - 100C Biểu đồ D 6 đến tháng 9 Nhiệt độ Nhiệt độ tháng tháng thấp Cao nhất nhất Tháng 1và Tháng tháng Kết luận thuộc kiểu khí nhất Tháng 1 và Tháng 7 gần Gần 400C tháng Mùa mưa 6,7,8 2 khoảng 250C khoảng 50C Biên độ nhiệt Mùa mưa Kết luận thuộc kiểu khí 0 20 C hậu nào Mưa nhiều vào Khí hậu cận mùa mưa đông, nhiệt ít địa vào . dạy địa lí theo chương trình mới, tôi thấy áp dụng phương pháp dạy học mới Rèn kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích, khai thác kênh hình, bảng số liệu, giải thích các mối quan hệ địa lí trong. vài dẫn chứng cho việc rèn kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích, khai thác kênh hình, bảng số liệu và giải thích các mối quan hệ địa lí trong dạy - học một bài Địa lí 8 theo sách giáo khoa. cắt,,rồi trên thực địa của học sinh. Nói tóm lại, để rèn kĩ năng cho học sinh biết phát hiện, tìm hiểu, phân tích ,khai thác kênh hình, bảng số liệu, giải thích các mối liên hệ địa lí trong từng

Ngày đăng: 07/05/2015, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan